Tản mạn về sách
Ai, tổ chức nào hoặc điều gì sẽ xui khiến, sẽ tạo ra sự gặp gỡ giữa một tác phẩm và người đọc? Một thư mục, một tờ báo, một bài giới thiệu trên đài truyền hình, một tủ kính trưng bày sách, một lời khuyên của một người bạn? Hoặc rất đơn giản, chỉ là một sự tình cờ thấy được cuốn sách nơi một cửa hàng sách cũ...
Và bây giờ tác giả, tác phẩm và bạn đang gặp gỡ trực diện qua cuốn sách là một vật, được làm bằng giấy và mực, nhưng lại có đầy đủ tính chất của một miếng kính, và để rồi, tuỳ thuộc vào người đọc, miếng kính đó có thể trong vắt như một khuôn cửa kính, hoặc ngược lại có thể có tính chất một tấm gương phản chiếu những sự vật ở trước nó. Đó là hai mặt của số phận một cuốn sách: vừa là một cái cửa sổ mở ra cho người đọc thấy những chân trời mới, những thời đại xưa cũ hoặc mới mẻ, những mảnh đời khác biệt mới lạ, đồng thời cũng là một tấm gương phản chiếu những sinh hoạt, những lo nghĩ cũng như những ý tưởng của người đọc.
Thật vậy, những cuốn sách mà chúng ta đọc đã thực sự xoá bỏ, triệt tiêu khoảng cách giữa chúng ta và quá khứ, cũng như khoảng cách của chúng ta với tương lai. Sách đã cho chúng ta được gặp gỡ với tất cả các thánh nhân, các hiền nhân quân tử, nam cũng như nữ, kể từ khi có sự hiện diện của con ngườitrên mặt đất này đồng thời sách cũng cho chúng ta được tiếp xúc với tất cả mọi tình huống, mọi ngành nghề, mọi định mệnh khắt khe, cao cả. Tóm lại, sách thực sự là một trường đại học miễn phí vĩ đại nhất mà con người ai ai cũng có quyền được tự do lui tới học hỏi.
Trở lại với những ngày tháng chúng ta đang sống, ngay trên đất nước Việt
Phải nói rằng, từ xưa đến nay, chưa bao giờ đất nướcta lại có được nhiều sách như hiện nay. Thực là trên là trời dưới là sách! Vào một cửa hàng sách cỡ lớn, người đọc thật sự phải hoa cả mắt trước số lượng sách được trưng bày. Hơn bao giờ hết. Tất cả mọi thể loại sách đều cực kỳ phong phú, tuyệt vời, hơn nữa là, nếuđem so với mươi mười lăm năm về trước, việc ấn loát của chúng ta ngày nay tiến bộ vượt bậc, sách vở đẹp vô cùng, kích thước không chỉ còn là những cuốn sách cỡ nhỏ độ này khoảng 2 - 3 cm, mà là những cuốn to đùng, có cuốn đày đến 10 - 15 cm...
Tới đây không còn là phần tản mạn, mà là một số đề nghị, để mọi người trong chúng ta cân nhắc, trước khi mua sách cho chúng ta hoặc cho con cháu chúng ta trong lúc này.
Đa số người mua thường cân nhắc kỹ khi mua những sách in ấn quá lớn, quá đồ sộ, lý do đơn giản là những sách đó khó sử dụng vì chúng quá nặng, không thể đọc chúng ở bất cứ nơi nào, hơn nữa, giá tiền chắc chắn không phải là vừa với túi tiền của tất cả mọi người. Đồng thời các loại sách to đùng đó cũng là những sách nói về những vấn đề to lớn, cao siêu, không phải ai cũng có đủ trình độ để sử dụng. Tóm lại, loại sách vĩ đại này không phải là đối tượng của người đọc sách bình thường và bình dân.
Những loại sách cỡ trung bình, không quá lớn cũng không quá nhỏ, giá vào túi tiền, đồng thời cũng dễ vận chuyển và có thể đọc chúng ờ bất cứ nơi đâu được mọi người lựa chọn nhiều hơn. Loại sách kích cớ trung bình này hiện nay là loại sách có số lượng lớn nhất, bao gồm đủ mọi lĩnh vực như văn học, lịch sử, công nghệ thông tin, thơ văn, tiểu thuyết, truyện dịch...
Mới mấy tháng nay ta thấy nở rộ một loại sách học làm người, học làm thương mại, phần lớn là của Mỹ, của Anh. Khi muốn dùng loại sách này thì nên biết chọn lọc, chỉ cái gì hay mà không vi phạm tới đạo đức, tới chữ tín thì hãy nêncho con cháu đọc, còn những mánh khoé, những phong cách quá xa vời với người Vìệt chúng ta thì hãy nên bảo con cháu đừng thèm áp dụng kẻo sau này có ngày...mất gốc.
Sau cùng, người viết xin đề nghị một cách chọn sách hữu hiệu nhất: đó là trước khi bỏ tiền ra mua Hãy chịu khó đọc lấy một, hai trang hoặc xem cách dịch thuật có dễ hiểu, có suôn sẻ không (nếu là sách dịch) hoặc có lưu loát, có hay, có đầy đủ ý nghĩa không (nếu là sách sáng tác) thì hãy mua, vì lúc này thật sự có những cuốn sách khó đọc, khó hiểu lắm đó...
Để kết thúc, người viết xin kể lại một chuyện cười ra nước mắt:
"Một vị Giáo sư về Ngành Y rất khả kính một hôm gọi ngườiviết và nhờ "tiêu thụ” hộ một bộ sách mà ông đã mua với giá gần 300.000 đồng. Ông nói với giọng thiểu não: "ôi, tôi sợ bộ sách này quá, ông làm ơn đẩy nó đì, tôi sẵn sàng chịu thiệt độ 40%, ngay cả 50% cũng được”! Tôi hỏi lý do thì được ông chỉ cho một đoạn như sau: "Khi chàng tới nơi thì cha con M.Đ tiên sinh đã khuất bóng". Sau đó ông giở tiếp vài trang khác và lại chỉ cho tôi xem đoạn dưới đây: "Chàng bỗng thấy cha con M.Đ tiên sinh đang tươi cười trò chuyện với…”. Tóm lại, vì Giáo sư khả kính đã muốn bỏ bộ sách đi vì người dịch đã dùng hai chữ “khuất bóng" để chỉ việc hai cha con M.Đ tiên sinh đã "đi khỏi, đã đi mất hút", chứ trong trường hợp này hai chữ "khuất bóng" không hề có ý nghĩa thông thường và chính xác của chúng là "đã qua đời". Là ngườiyêu thích tiếng Việt, vì Giáo sư khả kính nọ không muốn nhìn thấy bộ sách đã viết tiếng
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường