Đọc sách

12:27 CH @ Thứ Sáu - 17 Tháng Mười, 2014

Thời nay, hằng ngày hằng giờ sách xuất hiện rất nhiều, rất đẹp. Lắm cuốn sách in trang trọng bắt mắt. Trong thế giới kỹ thuật và doanh thương sôi động, thực dụng này, vẫn còn nhiều người ham mê, chịu khó đọc sách, học từ sách.

Vừa qua, tôi có dịp ghé vào một hiệu sách lớn ở Thượng Hải suốt một buổi. Thật ngạc nhiên khi thấy một người khuyết tật ăn mặc bình dị ngồi tra cứu, ghi chép ở gian sách khoa học nhiều giờ liền. Ở ta, khá nhiều sinh viên cũng mê mải đọc “cọp” ở các cửa hàng sách. Bây giờ chẳng mấy ai còn nghĩ đọc sách là niềm thanh cao duy nhất nữa (Vạn ban giai hạ phẩm - Duy hữu độc thư cao). Và cũng chưa quên lời nhắc nhở trong thơ cụ Nguyễn Trãi: “Đọc sách thì thông đòi nghĩa sách”. Âu đó cũng là động viên hậu sinh cố gắng, thiết nghĩ thêm rằng đọc chưa thông hiểu thì dần dà nghĩ tiếp, đọc lại. Vả lại, gặp cuốn sách mình chưa thích hoặc không thích cũng là chuyện thường. Cũng chẳng vội bực bội, phản ứng “đao to búa lớn” làm gì.

Lại nghĩ nữa, đọc sách để “vỡ” nghĩa sách đã đành, đọc sách còn để vui. Tổng biên tập một tờ báo ở phương Nam khi ra cuốn ký sự đã gởi cho tôi với lời đề tặng “để đọc cho vui”. Đại thi hào Nguyễn Du không phải không có ý khi kết thúc kiệt tác của mình bằng câu “Mua vui cũng được một vài trống canh”. Dù truyện Kiều có đau xót thế nào chăng nữa thì cũng “mua vui” được cho những tâm hồn đồng điệu, những tấm lòng đa cảm.

Đọc sách vừa là nghệ thuật thời gian, vừa là nghệ thuật không gian. Có thể vừa đọc vừa ngưng, tạm gấp cuốn sách lại mà ngẫm nghĩ, nhớ tưởng. Có thể đọc sách hầu như bất kỳ ở đâu: Ở thư phòng, trong thư viện, trên xe buýt, giữa nơi đợi mua vé tàu đông nghẹt người hoặc tại góc công viên thanh vắng... Cho dù có rất nhiều trang web cho vô số thông tin, người ta vẫn đọc sách. Văn hóa đọc không bao giờ mai một. Thật cũng tiếc cho ai ham coi tivi mà mất thói quen đọc sách và cũng thật tiếc cho con trẻ vùi đầu vào truyện tranh, nhất là những cuốn nguệch ngoạc cả về lời văn lẫn hình vẽ mà lơi nếp đọc sách chữ.

Tôi cũng như bạn, phải chăng chúng ta đã từng thú vị khi dán mắt vào cuốn sách hay, bổ ích, hấp dẫn. Trí và lòng ta rộng mở... Chẳng thế mà Gorki đọc sách say mê đến nỗi quên cả lễ hội trước mặt. Đọc sách đúng là một niềm vui lớn của đời người. Có được sách hay, sách quý như có được bạn tốt, người đẹp gắn bó bên mình.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?

    09/07/2005Phan ĐăngTrong độ tuổi tiểu học, nhu cầu đọc của trẻ em là rất lớn. Văn hóa đọc, vì thế ảnh hưởng sâu đậm tới quá trình “nhận biết thế giới” và hình thành nhân cách của trẻ.
  • Tản mạn về chuyện đọc

    17/10/2019Hà Văn ThịnhTuyệt nhiên không có bất kỳ sinh viên nào hỏi thầy cô cách thức đọc cuốn sách đó. Hình như việc đọc là chuyện đương nhiên của những người biết chữ. Nhưng nếu như biết chữ rồi mà không biết đọc thì học chữ để làm gì?
  • Tại sao trên báo chí lại thưa vắng các bài điểm sách?

    13/01/2018Vương Trí NhànMột mặt trong tâm thức của nhiều người, văn chương là một cái gì ghê lắm, danh giá để đời, tên tuổi đi vào lịch sử. Mặt khác thông tin trên mặt báo về văn học lại nghèo nàn nhạt nhẽo. "Kính nhi viễn chi", người ta lảng tránh. Trong sự thông tin kém cỏi như vậy, riêng phần đọc sách vì không màu mỡ riêu cua câu khách được tí nào, nên càng bị ghẻ lạnh.
  • Đọc sách là hưởng thụ văn hoá

    26/06/2016Vũ QuỳnhTrước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất...
  • Cách đọc sách hiệu quả

    27/05/2016Là sinh viên bậc đại học và cao học, đôi khi bạn cảm thấy có quá nhiều tài liệu và sách giáo khoa phải đọc trong khi quỹ thời gian thì eo hẹp. Sự tiến bộ trong học tập của bạn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng “tiêu thụ” hết số tài liệu này. Sau đây là một số gợi ý hữu ích giúp bạn nâng cao kỹ năng đọc bài của mình, nhanh và hiệu quả...
  • Nỗi xấu hổ của sách

    03/04/2016N.Q.DDịch ẩu, dịch "trộm", dịch lấy được, in lấy được đang là một "đại nạn" trong ngành xuất bản sách. Đại nạn này hiện đã phát triển đến mức nhiều độc giả xem sách xong phải xấu hổ. Đơn giản là họ bị lừa...
  • Văn hóa đọc

    16/03/2014Đặng Huy GiangSách được đọc thường xuyên hơn, có thị phần bán ra ổn định hơn, có lẽ là sách giải trí và sách công cụ. Và độc giả của máng sách này thường là những người trẻ tuổi. Mảng sách này rất thực tế, không có giá trị văn hoá, văn chương, chỉ có giá trị thư giãn đầu óc hoặc cung cấp kiến thức dưới dạng bách khoa thư...
  • Kinh nghiệm đọc

    13/02/2014Phần này sẽ bao gồm hai mảng nhỏ: đọc thế nào và đọc gì. Những gì tôi viết ở đây là dựa trên kinh nghiệm cá nhân cộng với quan sát một số người thân cận xung quanh. Bài viết này không nhằm đề cập tới đọc và viết riêng trong học tập hay riêng cho các bạn đi học nước ngoài mà là một vài ý kiến của tôi đối với đọc sách nói chung.
  • Đọc sách thời bận rộn

    20/06/2006Lam ĐiềnNhà báo Công Khanh có thói quen đọc sách mọi nơi mọi lúc. Với anh, đọc sách khi đang ngồi xe đò, khi đang chờ tàu ở sân ga, thậm chí đọc khi ngồi sau người bạn trên xe máy trong một hành trình dài... cũng là điều bình thường...
  • Việc làm có ý nghĩa quan trọng với thế hệ trẻ

    03/06/2006Vũ Đình Khôi ([email protected])Trước tiên, tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến GS Chu Hảo về việc thành lập NXB Tri Thức. Thật tình, thế hệ trẻ chúng tôi bị thiếu thốn về các tri thức kinh điển của thế giới vì nhiều lý do khách quan và chủ quan. Nhưng theo tôi chủ yếu là chủ quan...
  • Nghe - Nhìn từ Sách

    23/04/2006Lê MỹMò mẫm qua hàng chục (đếm được đến con số cả trăm) nhà sách, quầy sách lớn bé ở thủ đô Hà Nội, những gì chúng tôi thu nhận được từ sách...
  • Người trẻ: Lười đọc hay không biết chọn sách?

    07/01/2006Nguyễn HàTố Tâm, giá 2.000 đồng/cuốn; Lão Tử, 6.000 đồng/cuốn... Những cuốn sách rất có giá trị được “đại hạ giá” vẫn không được các bạn trẻ ngó ngàng...
  • Đọc sách là một phương tiện bồi dưỡng trí nhớ và tư duy

    05/01/2006Phan Tất Đắc dịchĐọc sách một cách tự lực và có nghiền ngẫm kỹ chẳng những cho phép ta tiếp thu được tư tưởng của tác giả mà còn giúp ta đối chiếu tư tưởng đó với tư tưởng của các tác giả khác về vấn đề đó, và ta sẽ đi tới một phán đoán riêng của mình về những điều đọc được...
  • Tạo thói quen đọc sách cho trẻ

    16/07/2005Lê NgânĐọc sách là một việc làm có mối liên quan mật thiết đến sự phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy những trẻ có thói quen đọc sách sẽ rèn luyện nhiều kỹ năng. Các bậc cha mẹ nên là người làm gương trước và nếu có thể, nên tạo thói quen kể chuyện vào buổi tối cho trẻ. Dưới đây có vài gợi ý trong việc tạo thói quen đọc sách cho trẻ
  • Sẽ sai lầm nếu bỏ thói quen đọc sách

    05/07/2005Bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần - Vụ trưởng Vụ Thư việnSau 8 ngày mở diễn đàn, Lao Động đã nhận được nhiều ý kiến tâm huyết bày tỏ sự quan tâm, bức xúc... trước việc thói quen đọc sách đang bị mai một. Trong số báo này, Lao Động xin giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần (ảnh) - Vụ trưởng Vụ Thư viện - Bộ Văn hoá - Thông tin để khép lại diễn đàn này.
  • Thói quen đọc bị nhiều thú vui lấn át

    05/07/2005Bùi Vũ Minh, Hải PhòngĐọc bài viết của tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái (báo Lao Động số ra ngày 24.5.2005), chúng ta thấy được một phần thực trạng văn hoá đọc hiện nay. Song, dường như cái sự "lạnh lòng" với văn chương ấy không chỉ có ở giới trẻ và cũng không chỉ bó hẹp trong phạm vi các sách văn học.
  • Chúng ta ít có những tác phẩm hay

    05/07/2005Trần Sơn (27 Bà Triệu, Hà Nội)Văn học hay cũng như các môn nghệ thuật khác, ngoài nội dung tư tưởng còn phải có tính hấp dẫn. Thiếu tính hấp dẫn rất khó chinh phục được người đọc. Nếu chúng ta có những tác phẩm hấp dẫn, trong sáng, lành mạnh thì không khó gì không có người đọc.
  • Phải ham đọc rồi sẽ "biết đọc"

    05/07/2005TS Phạm Văn Tình (Viện Ngôn ngữ học Việt Nam)Không ai mới đọc sách mà đã cảm hết cái hay, cái đẹp của sách. Phải đọc nhiều, đọc lâu mới có thể hình thành cho mình một "phông" tri thức và một gu thẩm mỹ thích hợp. Đọc sách cũng như ẩm thực vậy. Muốn trở thành một người sành ăn phải thích ăn và biết ăn đúng lúc, đúng cách.
  • Đọc là để vịn tựa và hy vọng

    05/07/2005Nhà văn Trần Thị TrườngChúng tôi đã thử mở cuộc "điều tra" nhỏ ở một trường THPT với 50 học sinh (HS) và 50 phụ huynh (PH). Câu hỏi đưa ra là bạn biết gì về Einstein và Cervantes thì thấy, hầu hết các vị PH và HS đều biết Einstein là một nhà khoa học.
  • Đọc sách

    05/07/2005Thời hoa niên đọc quá nhiều những là tác phẩm lớn rồi, bây giờ tiêu hoá khối tri thức ấy dần dần. Bây giờ đọc sách cho con mới biết thế nào là chuyện cổ tích, chuyện thế giới loài vật. Tự dưng thấy tâm hồn mình hình như cũng có trong hơn...
  • Văn hoá đọc

    15/01/2004Một đất nước có nền kinh tế - xã hội phát triển cũng đồng nghĩa với sự phát triển của văn hoá đọc...
  • Văn hoá đọc hôm nay

    13/01/2004Dương Phương VinhTheo khảo sát của nhà phê bình trẻ Nguyễn Thanh Sơn, "15 năm trước đây, người đọc VN có thể tranh luận ngang ngửa với người đọc Nga về các tác giả cổ điển, cận đại và hiện đại Nga; kiến thức của anh ta có thể ngang bằng với một học sinh trung học Pháp và chắc chắn hơn đứt một sinh viên đại học Mỹ nếu tranh luận về văn học Mỹ đầu thế kỉ. Ngày nay, đại đa số người đọc không có một hình dung nào hết về văn học thế giới đương đại"...
  • Bao giờ sách là vàng?

    12/11/2003Ánh NgọcNói đến sách, người ta được gợi ngay đến cảm giác về sản phẩm thiêng liêng của trí tuệ, về "túi khôn" của cả loài người. "Sách quý như vàng", câu thành ngữ này thể hiện phần nào sự trân trọng của con người dành cho sách. Nhưng có mấy ai biết nâng niu giá trị của từng bụi vàng làm nên một kho tàng tri thức quý báu?
  • Làm giàu tri thức của bạn

    29/06/2003Nguyễn Quang ChiểuSinh viên không dễ có ngay thu hoạch của mình nếu chỉ bằng lòng với “cua” tài liệu mình có, hoặc những gì các giáo sư giảng, mà càng cần phải suy nghĩ, so sánh, suy xét xa hơn để tìm ra thực chất vấn đề cần nghiên cứu. Chính vì lẽ đó, điều trước hết phải biết cách đọc sách có hệ thống...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác