Bàn về cái đọc của thanh niên

06:23 CH @ Thứ Ba - 01 Tháng Tám, 2006

Gunter Grass, nhà văn đoạt giải thưởng Nobel văn chương năm 2004 với tác phẩm nổi tiếng Cái trống thiếc rất có lý khi cho rằng không gì có thể thay thế văn hóa đọc. Ấy vậy mà ở nước ta, cái "không gì có thể thay thế" đó đang trở thành mối bận tâm của các nhà văn hóa cũng như những ai hay ngẫm nghĩ về văn hóa. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin được lạm bàn về một phạm vi nhỏ của văn hóa đọc: vấn đề cái đọc của thanh niên. Có thể có người sẽ hỏi: Cái đọc của thanh niên ư? Có gì đáng bàn bạc thêm đâu. Cần quan tâm là thiếu nhi đọc cái gì kia! Bởi lẽ trao đi đổi lại mãi mà hiện nay chưa ai trả lời thật rốt ráo câu hỏi liệu trẻ em có phải là những ngưới lớn, nhỏ tuổi không, viết cho thiếu nhi khác với viết cho người lớn chỗ nào, và mới đây khi bàn về vấn đề thiếu nhi đọc cái gì, người ta còn tính toán sao cho có sự cân đối giữa truyện tranh với truyện chữ.. Hoặc nếu muốn nhiễu sự sao chẳng đặt vấn đề cái đọc dành cho người cao tuổi? Người già có bao nhiêu thị hiếu riêng về cái đọc đấy chứ... Vậy cái đọc cho thanh niên còn đề cập làm gì nữa?

Thật ra xung quanh câu chuyện cái đọc cho thanh niên còn không ít điều khiến ta phải băn khoăn. Nếu có thời giờ đi dạo các hiệu sách, chúng ta sẽ dễ dàng cảm nhận rằng thanh niên ngày nay có nhiều sách học mà ít sách đọc. Nhan nhản những giáo trình ngoại ngữ, tin học, kỹ thuật... Sách dạy ứng xử, dạy yêu đương... Độc giả thanh niên rất cần đọc, đọc kỹ các loại sách học này. Không thế họ sẽ không đủ hành trang tri thức để đi đến cùng với thiên niên kỷ mới. Ông cha ta xưa từng nói: "Không thầy đố mày làm nên" - thầy ờ đây có thể hiểu là những người dạy trực tiếp mà cũng có thể hiểu là những người dạy gián tiếp - tức sách học. Nhiều năm nay, do công tác xuất bản không ngừng được đổi mới và do tiếp thị nhanh nhạy, ngành phát hành sách đã đáp ứng tương đối đầy đủ và kịp thời nhu cầu sách học khá đa dạng của thanh niên.

Có điều thanh niên tìm đến sách, đọc sách không chỉ để học, không chỉ với tư cách học trò mà họ còn muốn đóng vai tri âm, lắng nghe người viết sách bộc lộ, giãi bày, thậm chí muốn đối thoại bình đẳng cùng tác giả. Đây cũng là học, nhưng là học bạn, mà theo tư duy của ông cha xưa thì "học thầy không tầy học bạn" - ở đây có thể hiểu là những người bạn trực tiếp mà cũng có thể hiểu là những người bạn gián tiếp - tức là sách đọc. Nói thanh niên đang rất cần cái đọc, đang thiếu cái đọc, chính là nói tới các tác phẩm văn chương viết về thanh niên và viết cho thanh niên đọc.

Tâm lý thanh niên thời nay có phần khác so với thanh niên thời trước. Nhìn chung thanh niên ngày nay có trình độ cảm thụ nghệ thuật tinh tế mẫn cảm hơn, bởi họ là sản phẩm của một nền giáo dục phát triển trong điều kiện hòa bình và trong không khí đổi mới của đất nước. Giờ đây, không ít trong số họ đã có đủ khả năng khám phá chất văn chương từ bản thân văn chương, cũng như có đủ nhận thức để hiểu rằng văn chương không gì khác là sự nỗ lực khám phá chất người từ bản thân con người.

Và dẫu dè dặt đến đâu, vẫn có thể khẳng định nhu cầu về sách đọc và việc đọc sách của thanh niên ngày nay - với đặc thù về thi hiếu thẩm mỹ - thị hiếu nghệ thuật như vừa trình bày - chưa được đáp ứng đúng mức. Công bằng mà nói thì lứa tuổi mới lớn đã bắt đầu được chăm chút hơn. Ngày càng có nhiều cuốn sách có chất lượng nghệ thuật cao, nội dung phù hợp với tính chất của lứa tuổi này.

Thanh niên ngày nay sống giữa kỷ nguyên thông tin mà lại mang mặc cảm có phần thiệt thòi hơn thế hệ cha anh họ. Chẳng hạn, trong cuộc sống, không phải họ chưa từng ngưỡng mộ những con người tài đức vẹn toàn, đang lao động quên mình vì sự giàu mạnh của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân, song hầu như họ chưa hề bắt gặp những hình ảnh đáng yêu ấy trong thế giới nghệ thuật. Có thể nói điều bất cập lớn nhất của sách dành cho thanh niên hiện nay là sự thiếu vắng hình tượng anh hùng có chiều sâu tư tướng, có tầm cao triết lý, có số phận cá nhân mang tính thẩm mỹ và có sức mạnh nghệ thuật khả dĩ hấp dẫn độc giả thanh niên đương thời.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Một cách tiếp thị sách thiếu cân đối, chỉ thiên về kinh doanh mặt hàng sách học. Một sự đánh giá không chính xác của người viết đối với thị hiếu thẩm mỹ - thị hiếu nghệ thuật của thanh niên, chỉ thấy và khai thác phần thị hiếu không lành mạnh. Rồi sự áp đảo của văn hóa nghe - nhìn đối với văn hóa đọc trong bản thân độc giả .trẻ tuổi. Còn có thể kể thêm nhiều lý do khác nữa, trong đó có lý do thuộc về chỗ đọc. Ở phương Tây, khi một cuốn tiểu thuyết được in ra thì ngoài khổ sách thông thường còn có một khổ sách nhỏ hơn, gọn gàng hơn để bỏ túi. Bỏ vừa trong túi là để phục vụ nhu cầu đọc sách tranh thủ của phần đông độc giả: đọc lúc chờ xe buýt, đọc khi ngồi hàng giờ trên máy bay và còn có thể đọc ở nhiều nơi chốn khác.

Có nhiều chỗ đọc như vậy nhưng họ vẫn rất coi trọng chỗ đọc - thu viện. Đi thăm nước Mỹ về, nhà thờ Vũ Quần Phương đã mô tả một trong những chỗ đọc - thư viện nổi tiếng của giáo dục đại học Hoa Kỳ như sau: "Thư viện Trường San Diego ngự trong một tòa nhà dáng lạ, như cây nấm khổng lồ. Ngay tiền sảnh, một tấm ảnh lớn choán cả bức tường: Mặt biển và bầu trời. Biển mênh mông và trời cũng mênh mông. Bóng người bé tí phía dưới, vươn hai tay lên trời và đang lao người về phía biển. Một biểu tượng khát vọng trí tuệ của con người trước mênh mông kiến thức nhân loại. Bức tường đối diện vẽ bốn cây bút sắt bút chì dựng đứng, vươn từ nền nhà lên tới trần cao". Người Việt Nam mình vốn không có thói quen đọc sách kiểu tranh thủ như người phương Tây, nếu buộc phải tranh thủ thì chủ yếu là chúng ta đọc báo. Cho nên ở nước ta, chỗ đọc - thư viện chính là "mặt tiền" của văn hóa đọc Địa phương nào có được một chỗ đọc - thư viện hiện đại và tầm cỡ như thư viện Trường San Diego, có được một chỗ đọc - thư viện mà khi đến đó khách phương xa sẽ có dịp tận mắt chứng kiến sự ham mê và trân trọng tri thức của người dân - thì thật đáng tự hào về văn hóa. Tất nhiên đi liền với cái chỗ đọc - thư viện để đời ấy, chúng ta còn phải ra sức làm một việc khó hơn nhiều là nâng cao văn hóa đọc nói chung, văn hóa đọc sách nói riêng sao cho đông đảo nhân dân - nhất là thế hệ thanh niên - không bao giờ cảm thấy xa lạ với sự uyên bác và với văn chương.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tản mạn về chuyện đọc

    17/10/2019Hà Văn ThịnhTuyệt nhiên không có bất kỳ sinh viên nào hỏi thầy cô cách thức đọc cuốn sách đó. Hình như việc đọc là chuyện đương nhiên của những người biết chữ. Nhưng nếu như biết chữ rồi mà không biết đọc thì học chữ để làm gì?
  • Đọc sách là hưởng thụ văn hoá

    26/06/2016Vũ QuỳnhTrước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất...
  • Văn hóa đọc trên mạng: Vàng thau lẫn lộn

    20/07/2014Tường Vân - Yên NgọcVăn hóa đọc có lúc tưởng như đã nhường bước cho các loại văn hóa nghe nhìn trong thời buổi công nghệ điện tử nghe nhìn phát triển đến tốc độ chóng mặt. Việc xuất hiện hình thức sách đọc trên mạng cũng là điều tất yếu...
  • Làm gì để xây dựng và phát triển văn hoá đọc trong điều kiện mới?

    29/07/2007Thành DuyKhái niệm văn hóa đọc mà chúng ta quen dùng chưa được nghiên cứu cụ thể, chưa có sự đầu tư nghiêm túc về nghiên cứu lẫn thực tiễn. Các nhà quản lý cần phải đưa ra được một sự định hình tương đối chuẩn xác về khái niệm này, cùng với đó là đưa ra những quy định, những phong trào đọc sách rộng rãi trong công chúng...
  • Việc làm có ý nghĩa quan trọng với thế hệ trẻ

    03/06/2006Vũ Đình Khôi ([email protected])Trước tiên, tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến GS Chu Hảo về việc thành lập NXB Tri Thức. Thật tình, thế hệ trẻ chúng tôi bị thiếu thốn về các tri thức kinh điển của thế giới vì nhiều lý do khách quan và chủ quan. Nhưng theo tôi chủ yếu là chủ quan...
  • Nghe - Nhìn từ Sách

    23/04/2006Lê MỹMò mẫm qua hàng chục (đếm được đến con số cả trăm) nhà sách, quầy sách lớn bé ở thủ đô Hà Nội, những gì chúng tôi thu nhận được từ sách...
  • Người trẻ: Lười đọc hay không biết chọn sách?

    07/01/2006Nguyễn HàTố Tâm, giá 2.000 đồng/cuốn; Lão Tử, 6.000 đồng/cuốn... Những cuốn sách rất có giá trị được “đại hạ giá” vẫn không được các bạn trẻ ngó ngàng...
  • Đọc sách là một phương tiện bồi dưỡng trí nhớ và tư duy

    05/01/2006Phan Tất Đắc dịchĐọc sách một cách tự lực và có nghiền ngẫm kỹ chẳng những cho phép ta tiếp thu được tư tưởng của tác giả mà còn giúp ta đối chiếu tư tưởng đó với tư tưởng của các tác giả khác về vấn đề đó, và ta sẽ đi tới một phán đoán riêng của mình về những điều đọc được...
  • Qua "Mãi mãi tuổi hai mươi" và "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" – nghĩ về văn hóa đọc

    07/09/2005Nguyễn HoàTheo tác giả Nguyễn Hòa, nếu coi Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thùy Trâm là hiện tượng cho thấy văn hóa đọc hình như chưa xuống cấp, thì phải chăng muốn lý giải vì sao người đọc thờ ơ với văn chương, trước hết phải đi tìm nguyên nhân từ người viết...
  • Công nghệ thay đổi cách xem tin của độc giả Internet

    27/07/2005P.K. (theo AP)J.D. Lasica trước đây hay truy cập từ 20 đến 30 website để đọc tin. Hiện nay, số địa chỉ mà anh tìm đến chỉ còn 3 nhưng lượng tin tức mà biên tập viên của tờ The Sacramento Bee này “tiêu thụ” lại tăng lên nhiều lần.
  • Xin lỗi, nếu 8X chúng tôi không đọc!

    09/07/2005Theo HHT2Trong suốt thời gian qua, nhiều tờ báo không ngừng rung chuông báo động: văn hóa đọc của giới trẻ ngày càng xuống cấp. Nhưng thế nào là văn hoá đọc của người trẻ?
  • Phải tập thói quen đọc ngay từ nhỏ

    05/07/2005Con tôi năm nay lên lớp 9, thế nhưng chỉ thấy cháu suốt ngày ôm mấy quyển truyện tranh Đôrêmôn hay Bảy viên ngọc rồng. Nó cứ đọc như bị hút hồn, đọc cả ngày cả đêm, đến nỗi có lúc tôi phải doạ đem hết truyện ra đốt. Còn thì chẳng khi nào thấy nó ôm lấy sách mà đọc cả. Tôi cũng nghĩ, thôi thì tự giác là chính, có nhắc nhở nó mà nó không nghe, đọc lén thì mình cũng không quản được. Cái chính là cháu nó phải hiểu được tầm quan trọng của thói quen đọc sách.
  • Phải ham đọc rồi sẽ "biết đọc"

    05/07/2005TS Phạm Văn Tình (Viện Ngôn ngữ học Việt Nam)Không ai mới đọc sách mà đã cảm hết cái hay, cái đẹp của sách. Phải đọc nhiều, đọc lâu mới có thể hình thành cho mình một "phông" tri thức và một gu thẩm mỹ thích hợp. Đọc sách cũng như ẩm thực vậy. Muốn trở thành một người sành ăn phải thích ăn và biết ăn đúng lúc, đúng cách.
  • Đọc là để vịn tựa và hy vọng

    05/07/2005Nhà văn Trần Thị TrườngChúng tôi đã thử mở cuộc "điều tra" nhỏ ở một trường THPT với 50 học sinh (HS) và 50 phụ huynh (PH). Câu hỏi đưa ra là bạn biết gì về Einstein và Cervantes thì thấy, hầu hết các vị PH và HS đều biết Einstein là một nhà khoa học.
  • Thời của sách học làm người

    05/07/2005Nhật LệTheo thống kê mới nhất của Nhà xuất bản Trẻ (TPHCM), hiện nay, tủ sách học làm người đang là bộ sách best-seller, dẫn đầu về doanh số và tốc độ tái bản. Một dự báo mới về văn hóa đọc - và có thể là một hiện tượng đáng được các nhà phê bình lưu tâm, suy ngẫm.
  • Sách Việt Nam và con đường hội nhập

    05/07/2005Hội sách TP.HCM lần 3 đang diễn ra tưng bừng tại TP.HCM. Đi hội và tự hỏi, chừng nào sách Việt hội nhập thị trường quốc tế? Có thể nói thị trường sách năm nay đang khởi động, hứa hẹn nhiều đổi mới. Trong đó vấn đề hội nhập là nỗi ưu tư của nhiều đơn vị xuất bản, phát hành sách cả tư nhân lẫn quốc doanh.
  • Văn hoá đọc trong thời đại thông tin

    13/01/2004TS. Phạm Văn TìnhSách vẫn là một kho tàng tri thức không thể thiếu được trong cuộc sống, mặc dù thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các phương tiện nghe - nhìn và mạng Internet đã làm giảm phần nào sự hứng thú đọc sách như trước. Bài viết của Tiến sĩ Phạm Văn Tình thêm một lần lý giải về vấn đề này...
  • Đồng hành với sách

    14/12/2003Nguyễn Văn Phước, người gắn cuộc đời mình với thương hiệu sách First News. Nói nhanh, dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, anh đi lại thoăn thoắt không ngừng trong văn phòng lằm việc. Điện thoại di động, rồi điện thoại bàn réo liên tục Anh không chỉ làm công việc của một giám đốc mà còn “xăn tay áo” cùng làm với mọi người. Anh cho rằng, một ngày khởi đầu với những điều mới mẻ, mơ ước cũng từ đó bước ra đời
  • xem toàn bộ

Nội dung khác