Dù chỉ là một dấu phẩy
Trên báo Nhân dân ngày 14-3-1962, Bác Hồ viết bài "Làm thế nào cho lạc thêm vui".
Hơn một tháng sau, đọc lại bài viết của mình, Bác phát hiện trong bài ấy thiếu một dấu phẩy (,) cần phải có, và Người đã viết bài xin lỗi nhân dân vì sự sơ suất đó.(1)
Một ông Chủ tịch nước đã không ngần ngại xin lỗi bàn dân thiên hạ chỉ vì một thiếu sót nhỏ trong việc viết sách.
Viết sách và đọc sách là việc nhân loại đã làm hơn sáu ngàn năm nay. Không biết có bao nhiêu tỷ tỷ người đã, đang và sẽ còn làm công việc này? Nhưng chuyện một nguyên thủ quốc gia đứng ra xin lỗi đồng bào của mình chỉ vì viết thiếu một dấu phẩy, thì có lẽ không nhiều.
Sách là một nửa chữ Văn Hiến - đó là những kinh nghiệm tốt đẹp mà "con người đã tìm ra qua bao nhiêu mồ hôi và nước mắt, có khi nhuốm đầy máu". (2)
Nhưng nửa còn lại, chính là "bậc thang tiến bộ của nhân loại" nói như cách nói của một người có tên là Cay đắng - văn hào Macxim Gorky.
Cái nửa còn lại ấy không phải là bàn tiệc đặt sẵn trên bàn, ai muốn dùng đều có thể tự tiện dùng được. Nếu đọc sách một cách cẩu thả, tùy tiện, thì không những không lợi lộc gì, mà có khi còn tai hại.
Người xưa đã từng nói: Nếu đọc sách mà tin hoàn toàn vào sách thì thà không đọc sách còn hơn.
Đọc lại chính bài viết của mình chỉ sau hơn một tháng mà Bác Hồ đã phát hiện ra chỗ cần phải sửa lại. Vậy thì, khi những cuốn sách của những người ở phương trời xa lạ, viết về những vấn đề xa lạ, có khi đã hàng mấy ngàn năm trôi qua... làm sao có thể làm khuôn mẫu cho ta nhất nhất noi theo được...
Năm 1924, Oxip Mandelstam, một nhà báo Xô viết gốc Do Thái, mới chỉ tiếp xúc với Nguyễn Ái Quốc có mấy tiếng đồng hồ, đã phát hiện ra ở người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi này cách đọc sách là phải "soi xem đằng sau những con chữ có nghĩa gì?"
*
* *
Gần đây, một người phụ nữ Mỹ, bà Lady Borton đã phát hiện trong Tuyên ngôn độc lập mà Hồ Chí Minh đọc trên quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945 có một từ không phải là "dịch" từ Tuyên ngôn độc lậpcủa Mỹ.
Trong bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ có câu "Tất cả đàn ông (men) sinh ra đều bình đẳng". Nhưng Hồ Chí Minh lại viết: "Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng".
Bà Lady Borton tác giả "Tiếp theo nỗi buồn" nói: "Chỉ cần thay đổi một từ, Hồ Chí Minh đã tham gia vào sự nghiệp giải phóng nửa nhân loại".
Viết sách, nhiều khi chỉ vì một chữ thôi, cũng phải đổi bằng sinh mệnh không chỉ của một đời người, mà của cả dòng họ.
Đọc sách, có khi bỏ sót hoặc hiểu sai chỉ một chữ thôi cũng dẫn đến sự mất mát, thua thiệt khôn lường;
Nhưng nếu đọc bằng "chính tâm", thì lại có thể hiểu cái nghĩa "ở ngoài con chữ".
Sách (nửa thứ nhất của Văn Hiến) là sự đúc kết kinh nghiệm của quá khứ.
Đọc sách (nửa thứ hai của Văn Hiến) là để giúp cho tương lai phát triển.
Bởi vậy, đọc sách không nhất nhất học theo sách, mà chỉ dựa vào sự "gợi ý" của sách để giải quyết những đòi hỏi đang đặt ra trong cuộc sống.
Một dấu phẩy trong một bài báo, một quyển sách không phải là chuyện lớn. Nhưng người viết vì dấu phẩy ấy để cho nhân dân hiểu sai; và người đọc vì dấu phẩy ấy tiếp tục làm sai, thì đó là một tội lỗi.
Bởi vậy, việc Bác Hồ xin lỗi nhân dân vì mình đã viết thiếu một dấu phẩy, không phải là chuyện "bếp núc của văn chương", mà là đạo lý của việc "làm người".
Sinh thời, Bác Hồ đã nói lời tâm huyết: "Sống ở đời, suy cho cùng, điều quan trọng nhất là làm người".
Việc tốt dù nhỏ cũng nên làm; việc chưa đúng (dù chỉ là một dấu phẩy cần phải có mà để thiếu) cũng nên tranh - đó chính là sự thể hiện cụ thể của đạo lý làm người.
(1) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, NXB Chính trị Quốc gia, tr. 547-548. Bài báo bác viết với bút hiệu T.L có một sai sót nhỏ. Bác đính chính lại như sau: “Xin lỗi - Trong Báo Nhân Dân (14-3-1962), dưới đầu đề “Làm thế nào cho lạc thêm vui” đúng ra là 1 tấn lạc đổi được 1,5 tấn (1 tấn rưỡi) gang. Vì để sót một dấu phẩy (,) mà viết sai thành 15 (mười lăm) tấn gang. Đó là một thái độ không nghiêm túc, cẩn thận, T.L. xin thật thà tự phê bình và xin lỗi các bạn đọc” (Sđd, tập 10, tr.548).
(2) Ghec xen
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh