Thói quen đọc bị nhiều thú vui lấn át
Đọc bài viết của tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái (báo Lao Động số ra ngày 24.5.2005), chúng ta thấy được một phần thực trạng văn hoá đọc hiện nay. Song, dường như cái sự "lạnh lòng" với văn chương ấy không chỉ có ở giới trẻ và cũng không chỉ bó hẹp trong phạm vi các sách văn học. Tôi làm việc ở cơ quan tuyên huấn của một đơn vị có nhiều cán bộ trung - cao cấp. Hầu hết trong số họ đều đang ở độ "chín" của sự nghiệp. Thế nhưng, thái độ "dửng dưng", bàng quan của họ trước kho tri thức của nhân loại đã làm tôi không khỏi ngạc nhiên. Sếp và trợ lý các phòng, ban cơ quan tôi thường đến thư viện mỗi khi cần viết một bản báo cáo, một bài phát biểu - nghĩa là với mục đích tìm tài liệu để "tầm chương trích cú" nhiều hơn là thu nạp kiến thức.
Có thể so sánh sự chểnh mảng trong việc đọc sách của chúng ta hiện nay giống như việc con nhà nghèo mắc phải bệnh... bội thực, mỗi ngày dăm bảy tiếng dán mắt vào tivi, đọc dăm ba tờ nhật báo... nhiều người lầm tưởng như thế là quá đủ... trong khi theo thời gian, họ đã "mất" nhiều hơn, đó là sự rung cảm trước cái hay, cái đẹp của văn chương, là những nguồn tri thức vô giá của nhân loại được cô đọng, đúc rút trong từng trang sách... Có người đổ tại vòng quay chóng mặt của cuộc sống đời thường đã lấy mất đi thời gian đọc sách. Cách lý giải ấy cũng thật hài hước, bởi chúng ta thừa biết có không ít người hằng ngày thường "bận rộn" trên các sân tennis, "vội vàng" phóng như bay vượt cả đèn đỏ chỉ để đến các quán càphê ngồi nhâm nhi hàng giờ đồng hồ... Phải chăng, thói quen đọc sách đã bị rất nhiều thú vui kia lấn át?
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Con người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuProtagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam Sơn