Vấn đề chưa khép lại
Ngày 19/01/2006, Banchủ nhiệm Đề tài"Nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp duy trì và phát triển nhu cầu văn hóa đọc của người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" thuộc Hội đồngkhoa học Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương tổchức buổi Tọa đàmkhoa họcThực trạng văn hóa đọc của người Việt Nam hiện nay. Đây là vấn đềcó ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với việc định hướng phát triển của ngành xuất bản, phát hành, thư viện, cũng như việc xây dựng nước ta thành một xã hội đọc sách, một xã hội học tập. Mặc dùthời gian không nhiều nhưng các ý kiến, tham luận tập trung xới xáo nhiều điều mới mẻ và thủ vi xoay quanh vấn đề: Mộtsố khái niệmcơ bản, thực trạng văn hóa đọc hiện nay nguyên nhân và giải pháp.
Văn hóa đọc là gì?
PGS,TS Đinh Xuân Dũng khẳng định, thế nào là nhu cầuđọc, văn hóađọc, xã hội đọc...đến nay vẫn là một ẩn số cần giải đáp. Đây là vấn đề lý luận gắn với thực tiễn mà các nhà khoa học nên quan tâm trước tiên.
Ths Chu Văn Khánh đưa ra quan niệm, văn hóa đọclà một loại hình hoạt động văn hóa, bởi lẽ:
1) Đọc sách là tiêu thụ và quảng bá những giá trị văn hóa.
2) Các giá trị từ sách báo mà người đọc tiếp nhận, đã được thực thao và làm nền tảng để tiếp tục sáng tạo nênnhững giá trị mới.
3) Vì vậy, có thể xem văn hóa đọc là một chỉ số văn hóa của một cộng đồng, một xã hội. Ths Bùi Văn Vượng coi thuật ngữ văn hóa đọclà đọc sách có văn hóa, hay xây dựng một xã hội đọc sách, trong khi TS Lê Văn Viết quan niệm đọc đến một mức độ, trình độ nhất định nào đó thì mới được coi là văn hóa đọc.
Nước ta chưa phải là xã hội đọc sách
Bước đầu nhận định về thực trạng văn hóa đọc nước ta hiện nay qua các số liệu điều tra xã hội học, TS Nguyễn An Tiêm cho biết: Nhu cầu đọc sách của người Việt Nam xuất hiện hai con ngườiđọc nhiều và thường xuyên là 30,05%, nhưng số người hoàn toàn không đọc tỷ lệ cũng cao nhất thế giới 6,2%, số người thỉnh thoảng đọc là 44%. Mô hình đọc sách của Việt
Thật lý thú, nếu xét thực trạng văn hóa đọc từ số lượng phát hành sách như ý kiến của bà Dương Thu Hè đã nêu thì văn hóa đọc không hề bị giảm sút. Thị trườngsách nhìn chung là phong phú, đa dạng nhưng sách có chất lượng thì không nhiều.
Văn hóa đọc suy giảm do văn hóa nghe nhìn và Internet?
Một trong những nguyên nhân làm văn hóa đọc bị suy giảm là do sự phát triển ồ ạt của các loại văn hóa nghe nhìn. Nhiều người không đọc sách mà dành thời gian rỗi cho các trò chơi game, online và xem tivi...
Theo TS Phạm Văn Tình, không chỉ riêng Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới, vấn đề văn hóa đọc đang có những chuyển biến mạnh mẽ trước sự phát triển của công nghệ thông tin hiện đại. Kết quả thăm dò của hãng American online với câu hỏi Nếu là nhân vật Rôbinsơn trên hoang đảo thì bạn cần cái gì?68% trả lời là cần máy vi tính nối mạng, 23% cần máy điện thoại, 9% còn lại cần tivi và radio, không ai cần sách cả. Theo điều tra của CNNvà USA Todaythì 56% thanh niên Mỹ mắc "bệnh nghiền" lnternet. Ở Châu Á, riêng Hàn Quốc có 30 triệu người thường xuyên sử dụng lnternet, chiếm 2/3 dân số, thanh thiếu niên thì chiếm 97%. Xu hướng thanh thiếu niên không thích đọc sách in trên giấy, nếu đọc thì họ tìm trên mạng. Ở Mỹ lượng độc giả đọc báo điện tử cao gấp từ 1,5 đến 4 lần đọc báo in trên giấy. Chẳng hạn, tờ Newyork timecó 12,8 triệu người đọc trên mạng và có 5 triệu người đọc trên giấy. Tờ Washington Postcó 7,8 triệu người đọc trên mạng và 1,8 triệu người đọc trên giấy. Ngay cả bộ Từ điểnbách khoa toànthư của Anh cũng vậy, người ta có xu hướng mua đĩa CD nhiều hơnmua bản giấy vì tính tiện dụng của nó.
Còn nhiều nguyên nhân khác
Các đại biểu đều thống nhất rằng, độc giả không mặn mà với việc đọc sách còn do các nguyên nhân sau:
Chất lượng và chủng loại sách chưa đáp ứng nhu cầu bạn đọc. Bên cạnh đó, giá sách vẫn cao hơn mức thu nhập bình quân của người dân.
Việc tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sách chưa hiệu quả. Công tác phê bình sách không thường xuyên và còn chung chung đại khái, đọc chẳng hiểu là khen hay chê nênkhông giúp độc giả định hướng được việc đọc.
Hoạt động của ngành thư viện công cộng nước ta đang tồn tại những điều bất cập, bất hợp lý nênhiệu quả kém. Đó là ngân sách được cấp quá ít, cơ sở vật chất nghèo nàn, cơ chế chính sách và mô hình tổ chức thư viện cấp huyện, cấp cơ sở chưa phù hợp. Đội ngũ cán bộ thư viện vừa thiếu vừa yếu, việc ứng dụng khoa học trong thư viện chưa cao.
Lê Văn Viết và Trần Diễn gặp nhau trong ý tưởng đi tìm nguyên nhân của thực trạng văn hóa đọc kém phát triển từ truyền thống. Hai ông ngờ rằng, phải chăng Việt Nam chưa có truyền thống đọc sách?
Một số ý kiến khác xem chương trình giáo dục của nước ta hiện nay không khuyến khích được khả năng đọc sách của học trò, vừa tiêu tốn quá nhiều thời gian.
Những giải pháp khắc phục
Những người tham dự Tọa đàm công tác tại các thư viện lớn ở Hà Nội đưa ra một số kiến nghị rất đáng lưu ý như cần xây dựng một phong trào đọc sách trong toàn dân, như trong những năm 1960, 1970 chúng ta đã làm .Và hệ thống thư viện công cộng trực tiếp thực hiện là hiệu quả nhất. Nhà nước nênđầu tư ngân sách thỏa đáng tạo nguồn lực cho các thư viện. Để tôn vinh văn hóa đọc nênchăng cần quy định Ngày đọc sáchhay Tuần đọcsách như nhiều nướcđã làm. Ngành xuất bản cũng nên chú trọng nâng cao chất lượng ấn phẩm. Bên cạnh đó, việc làm sách phải luôn luôn đổi mới, không theo lối mòn. Đặc biệt, nênchú trọng đến đối tượng bạn đọc là thanh niên, sinh viên, học sinh - một lực lượng đông đảo trong xã hội. Bên cạnh đó, việc giới thiệu sách phải có định hướng...
Nhà văn Vũ Đảm cho rằng cần hình thành và rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ em ngay từ trong gia đình và nênlập ra một phố sách để tôn vinh, quảng bá cho văn hóa đọc.
Ngoài ra còn có các ý kiến khác về sự phối hợp một cách thiết thực, có hiệu quả giữa các cơ quan Nhà nước,ngành xuất bản, phát hành và các phương tiện thông tin đại chúng và điều không thể thiếu là một cơ chế thích hợp.
Vấn đề chưa khép lại
Kết thúc buổi tọa đàm, PGS,TS Đinh Xuân Dũng tổng kết những vấn đề đã bàn thảo và đề nghị các nhà khoa học tiếp tục cộng tác nghiên cứu ông khẳng định, những điều xới lêntrong buổi sinh hoạt khoa học này chưa phải đã kết thúc, mà ngược lại, mới chỉ bắt đầu được mở ra và chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng trong một tương lai không xa sẽ có Ngày đọc sách Việt Nam.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường