Nam trở thành thành viên của WTO, hầu như mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nước ta đều bi chi phối bởi những ràng buộc đã ký với WTO. Do đó, tâm trạng của các doanh nghiệp hiện nay cũng giống như những vận động viên tham gia thi đấu quốc tế mà chưa biết luật thi đấu như thế nào, do đó không thể nói được đâu là lợi thế cụ thể cả."/>Nam trở thành thành viên của WTO, hầu như mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nước ta đều bi chi phối bởi những ràng buộc đã ký với WTO. Do đó, tâm trạng của các doanh nghiệp hiện nay cũng giống như những vận động viên tham gia thi đấu quốc tế mà chưa biết luật thi đấu như thế nào, do đó không thể nói được đâu là lợi thế cụ thể cả."/>

Cần một cách làm ăn mới

10:49 SA @ Thứ Ba - 28 Tháng Mười Một, 2006

Tham gia tổ chức cộng đồng quốc tế luôn là công việc đối ngoại hàng đầu của mọi quốc gia. Nó tạo điều kiện để mối quốc gia vận dụng được sức mạnh tổng hợp cửa toàn thế giới, sức mạnh kinh tế, khoa học kỹ thuật của các nước tiên tiến cũng như khả năng hỗ trợ ưu thế riêng biệt của nước này cho nước khác. Tuy nhiên, không có thành quả nào không bỏ ra công sức mà có thể đạt được, không có cái lợi nàn mà không phải trả giá, vấn đề là phải tinh tường chọn lựa lợi thế thời gian, lợi thế không gian (các điều kiện tham gia), cân nhắc cái trước mắt và cái lâu dài trên cơ sớ thực tế của từng nước để quyết định cái giá phải trả đến đâu và trả như thể nào.

Cuộc đàm phán gia nhập WTO của nước ta đã kéo dài trên 10 năm. Sự kiên trì theo đuổi đàm phán của lãnh đạo nhà nước ta đã chứng tỏ Việt Nam rất cẩn trọng trong việc gia nhập tổ chức thương mại toàn cầu.

Ngày 26/10/2006 vừa qua, điều chúng ta chờ đợi rồi cũng đến: Chủ tịch Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam Eirik Glenne đã gõ búa thông qua toàn bộ gói hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam, kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng. Theo lịch trình, ngày 7/ 11tới đây, WTO sẽ triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng tại Geneva để kết nạp Việt Nam thành thành viên chính thức của WTO. Sau đó, Quốc hội Việt Nam sẽ phải phê chuẩn nghi định như gia nhập và thông báo cho WTO. Đúng 30 ngày sau khi làm xong các thủ tục này, Việt Nam sẽ chính thức thành thành viên của WTO.

Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, hầu như mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nước ta đều bị chi phối bởi những ràng buộc đã ký với WTO. Do đó, tâm trạng của các doanh nghiệp hiện nay cũng giống như những vận động viên tham gia thi đấu quốc tế mà chưa biết luật thi đấu như thế nào, do đó không thể nói được đâu là lợi thế cụ thể cả. Có lẽ tốt nhất là chuẩn bị chịu đòn năm ba hiệp đấu để mò mẫm luật thi đấu, chuẩn bị chấp nhận sự thất bại của một số vận động viên rồi rút kinh nghiệm để có được cái kiến thức "tri kỷ tri bỉ” mà các nhà binh pháp xưa thường nói, hòng giành thắng lợi về sau.

Tham gia vào WTO tới đây, tuy chưa có những văn bản cụ thể đã ký kết để so sánh, đối chiếu với thực trạng kinh tế của đất nước, nhưng qua kinh nghiệm của các nước đã đi trước, có thể nhận dạng vấn đề này theo cách sau.

Tất cả sản phẩm trên thị trường nước ta hiện nay có thể chia thành hai loại:

Loại sản xuất trong nước được chi phối bởi các chính sách trong nước, trong đó có sản phẩm bán tại thi trường nội địa, có sản phẩm xuất khẩu, do đó có những chính sách ưu đãi hay hạn chế khác nhau (bằng thuế, bằng vay vốn tín dung, bằng quyền sử dụng tài nguyên...). Ví dụ, để đảm bảo ưu thế hay sự độc quyền cho sản phẩm nào đó, Nhà nước có thể cấm hay hạn chế nhập khẩu các sản phẩm cùng loại của nước ngoài (biện pháp hành chính) hay đánh thuế hàng nhập thật cao (biện pháp kinh tế).

Loại sản phẩm được nhập từ nước ngoài đã thỏa mãn nhu cầu trong nước mà không cạnh tranh với hàng nội địa thì được hưởng chính sách nhập khẩu thuận lợi. Nhưng nếu mặt hàng nào tranh giành thị trường với hàng nội địa làm ảnh hưởng đến sản xuất trong nước thì hàng rào thuế quan sẽ được sử dụng để điều tiết, ngăn chặn. Điều này được nhiều nước trên thế giới vận dụng.

Nhưng khi đã tham gia vào WTO, một nguyên tắc cơ bản phải được chấp hành là các chính sách, luật lệ vận hành nền kinh tế phải phù hợp với những gì mà Nhà nước đã ký kết và mọi sản phẩm, mọi doanh nghiệp đều được hưởng luật lệ, quy chế một cách bình đẳng như nhau. Rào cản thuế quan sẽ từng bước được dỡ bỏ, trong khi đó sản phẩm do doanh nghiệp trong nước làm ra không còn hưởng chế độ bao cấp hay ưu đãi của Nhà nước. Như vậy cục diện sẽ là:

Các doanh nghiệp trong nước khi không còn được bảo hộ, ưu đãi của Nhà nước nếu không tự mình vươn lên được thì sẽ bị phá sản vì mất thị trường, kể cả những doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài nếu trông chờ vào hàng rào thuế quan cứu rỗi.

Cơ cấu đầu tư nước ngoài sẽ thay đổi. Do đầu tư sản xuất ra các sản phẩm được hưởng lợi từ thuế quan không còn, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển sang kinh doanh hàng nhập, tham gia vào hệ thống kinh doanh - dịch vụ trực tiếp trên thị trường nước ta. Đồng thời sẽ có một số lượng mới doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư sản xuất các mặt hàng mà họ có thị trường rộng lớn trên thế giới. Một số doanh nghiệp nước ngoài cũng tham gia vào thị trường thương mại dịch vu nước ta ở mọi linh vực và ở mọi nơi họ nhận thấy có thể khai thác được. Như vậy, một phong cách kinh doanh mới, một cuộc cạnh tranh giành thị trường, giành giật khách hàng căng thẳng hơn ắt sẽ diễn ra.

Đối với các sản phẩm xưa nay vốn không dựa vào cơ chế bao cấp và nhưng ưu đãi về thuế, tín dụng...sẽ ít bị ảnh hưởng, thậm chí nhà sản xuất còn hưởng lợi vì họ tiếp cận được với nhiều nguồn vốn mới. Những ngành hàng xuất khẩu, ngành hàng có xuất xứ từ thế mạnh của cá nhân, gia đình, địa phương, nói chung là của Việt Nam, chẳng hạn các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, vì những rào cản về thuế của các nước trong WTO đã được dỡ bỏ nên sẽ có dịp mở rộng thị trường lớn gấp nhiều lần hiện nay.

Người tiêu dùng là người hưởng lợi nhiều nhất. Họ có một thị trường mua sắmphong phú với các nguồn cung cấp khác nhau, giá rẻ hơn, chất lượng cũng cao hơn, được chăm sóc, phục vụ tốt hơn. Những Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng sẽ ra đời nhiều hơn để giữ gìn quyền lợi cho họ.

Những điều trình bày ở trên chi là một mảng nội dung nhỏ về sự hội nhập, nhưng là mảng dễ thấy nhất, vì nó tác động trực tiếp nhất, rộng rãi nhất tới nền kinh tế cũng như cuộc sống của chúng ta. Những tác động trực tiếp từ khi tham gia vào WTO sẽ tạo nên một áp lực lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ nội địa và các doanh nghiệp ngành thương mại dịch vụ. Tất nhiên, luật lệ Nhà nước cũng ngày càng gắn bó với cuộc sống xã hội, bộ máy Nhà nước ngày càng tinh gọn và lớn mạnh theo. Áp lực này cũng kích thích tư duy sáng tạo của từng cá nhân, buộc mỗi người phải thích nghi với một trạng thái xã hội mới có sức cạnh tranh, vươn lên bằng sức của chính mình để phát triển trong môi trường luật pháp thông suốt, có luật chơi công bằng cho mọi người. Tính dân chủ trong đời sống xã hội vì thế càng được nâng cao.

Ở thời đại mà nền kinh tếtri thức đang hình thành và sẽ là chủ đạo cho hướng phát triển kinh tế toàn cầu, thời đại mà khoảng cách không gian và thời gian không những bị sức mạnh khoa học kỹ thuật khắc phục, mà các nhà kinh doanh cũng có thểvận dụng được đê tạo sức mạnh riêng biệt thì việc tạo ra lợi thế của quốc gia trong cạnh tranh thương mại toàn cầu là hết sức quan trọng. ThomasL.Friedman đã nêu trong cuốn “Thế giới phẳng” rằng thế mạnh của một quốc gia phải được đánh giá theo một chuẩn mới. Điều này nói lên rằng thế giới đang bắt đầu bước vào một tăng hội nhập mới vượt qua ranh giới hành chính quốc gia, vượt qua ý thức hệ chính trị. Kết quả này nhờ vào giới khoa học kỹ thuật cung cấp công cụ và giới doanh nghiệp là người nhạy bén khai thác, ứng dụng vào thực tế.

Như vậy, khi nói đến lợi thế quốc gia, phải xét nó ở một tầm mức cụ thể, lĩnh vực cụ thể thì mới có những đáp án hữu dụng. Trong thời đại ngày nay, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên quốc gia ngày càng kém quan trọng, vì nó chỉ có giá trị ở những nền kinh tế kém phát triển, chỉ giúp cho dân chúng giảm bớt đói khổ, còn muốn phát triển và vươn lên ngang tầm với các nước công nghiệp hóa thì phải dựa vào lực lượng chất xám của quốc gia và cần một thể chế phù hợp với sự phát triển nền kinh tế thị trường, một đội ngũ lãnh đạo có khả năng và có trách nhiệm với nhân dân. Đây là thước đo xuyên suốt của thế kỷ XX vừa qua, đồng thời cũng là điều kiện tiên quyết cho các nước muốn có sự phát triển trong thế kỷ XXI này.

Để có thể phát huy lợi thế so sánh của nước ta trong quá trình hội nhập, điều kiện tiên quyết như nêu ở trên rất cần được chuẩn bị với tốc độ càng nhanh càng tốt. Nhưng yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ, có quan hệ chiến lược tốt với các nước trong khu vực, các nước hùng mạnh là đáng kể, nhưng thể chế, bộ máylãnh đạo nhà nước chưa được đối mới, chưa ngang bằng trình độ thế giới thì cũng không thể tạo được bao nhiêu lợi thế khi hội nhập. Có thể lấy mô hình Mexico để rút kinh nghiệm vì sau khi vào WTO, Mexico gặp nhiều khó khăn hơn trước (trái ngược với TrungQuốc). Đối với các doanh nghiệp thì lợi thế tăng lên hay bị mất đi hoàn toàn lệ thuộc vào bản chất kinh doanh của từng doanh nghiệp và khả năng chuẩn bị thích nghi với môi trường mới như thế nào. Chắc chắn sẽ có doanh nghiệp vươn lên và cũng có nhưng doanh nghiệp bị đào thải, nhưng đó là thử thách cần thiết để xã hội ta, nền kinh tế ta vươn lên vững vàng hơn.

Trong khi chờ đợi thời điểm bắt đầu áp dụng các điều kiện ràng buộc của WTO là người am tường nhất về điều kiện hội nhập, lãnh đạo Nhà nước nên nhanh chóng thông báo, hướng dẫn cho các doanh nghiệp để họ có sự chuẩn bị kịp thời. Hơn bao giờ hết, cần nhanh chóng xóa bó những quy định bao cấp, chấm dứt các đặc quyền, đặc lợi cho những doanh nghiệp kinh không hiệu quả, nhất là diện doanh nghiệp Nhà nước. Có như vậy, các doanh nghiệp mới tập trung phát huy thế mạnh, đồng thời khắc phục những yếukém của chính mình mà vươn lên trước khi các đối thủ nước ngoài nhập cuộc đạo luật chơi mới. Điều này cúng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có thêm được ưu thế về thời gian và không gian trên thị trường. Thêm nữa, thiết nghĩ nên sớm loại bỏ những doanh nghiệp xem ra không có khả năng tồn tại khi nước ta vào WTO, từ đó sắp xếp lại, hình thành những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thật sự, tạo ra hệ thống doanh nghiệp Việt Nam khỏe khoắn, lành mạnh hơn để hội nhập vàn nền kinh tế toàn cầu chủ động và mạnh mẽ hơn.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tự do - Tự lập - Tự trọng là những giá trị làm người số một

    12/11/2014Tự do - Tự lập - Tự trọng là những đại lượng hết sức quan trọng để hình thành giá trị của con người. Có những con người nếu mà đầu tư cho nó một chút thì giá của nó cao gấp mười lần so với giá tự nhiên, người ta gọi đó là lăng-xê. Rất nhiều người được lăng-xê, trông xa thì lấp lánh nhưng đến gần thì thấy rất thất vọng...
  • Công bằng với doanh nhân

    11/10/2018Tô PhánAi cũng cần có sự công bằng, doanh nhân cũng vậy. Công bằng với doanh nhân trước hết là thái độ công bằng của Nhà nước, của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của các nhà báo và của toàn xã hội khi đánh giá đúng – sai, cái hay và chưa hay. ..
  • Cảm hứng của sự phát triển

    27/09/2016Minh Châu thực hiệnTham gia vào cuộc đua toàn cầu mà ở đó không hề có sự ưu tiên, ưu đãi nào, WTO mở ra cánh cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, và rộng hơn nữa, với các thể chế phát triển của thế giới. Có một chuyên gia đã từng cho rằng từ “chợ” nhà ra “chợ” WTO, doanh nghiệp, doanh nhân phải làm rất nhiều...
  • Năm cánh sao vàng

    02/09/2016TS. Nguyễn Sĩ DũngGần 70 năm đã trôi qua, cờ đỏ sao vàng Cách mạng Tháng Tám mãi còn vẫy gọi. Và ngôi sao năm cánh vẫn còn toả sáng dẫn đường cho dân tộc ta đi về phía trước...
  • Văn hóa Việt thời… WTO: Trước tiên, hãy xã hội hóa cái đầu!

    23/06/2016Lan NgọcThế nhưng để “bơi ra biển lớn” hay đặt chân vào “thế giới phẳng”, ta cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Và một trong những thách thức đó là xu hướng “nhất thể hóa” và “toàn cầu hóa” văn hóa… Văn hóa và hội nhập dường như đang trở thành một trong những chủ đề thời sự “nóng hổi” khi cả dân tộc “bơi ra biển lớn"...
  • Toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa

    21/01/2015Đinh Quang TổnToàn cầu hóa là một xu thế không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia. Chủ động để hội nhập là một thái độ tích cực, khôn ngoan. Chủ động hội nhập là khẳng định đường hướng có chiến lược, có chiến thuật, có kế hoạch cho tùng bước đi. Chủ động hội nhập sẽ khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có nhiều lợi ích nhất...
  • Từ lề đường bước vào xa lộ

    29/12/2014Phạm Duy NghĩaNăm 1474 Viện dân biểu của thành phố tự trị Venedig ban hành một đạo luật đầu tiên về quyền sáng chế, cho phép người phát minh độc quyền sử dụng sáng chế đó trong vòng 10 năm kể từ ngày được cấp bản quyền. Kể từ đó các đạo luật bảo hộ sáng chế nối tiếp nhau ra đời và lan rộng ra nhiều lĩnh vực, ngày nay mọi tri thức có giá trị thương mại đều dễ dàng được bảo hộ, chúng dễ dàng biến thành tư bản sinh lời....
  • Có những thứ quan trọng hơn tiền

    08/08/2014Điều gì khiến một người có mức lương gần 4 triệu USD mỗi năm từ bỏ công việc để nhận mức lương mới thấp hơn 20 lần? “Phụng sự đất nước”. Đó là câu trả lời của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson với sinh viên ở Hà Nội.
  • Toàn Cầu Hoá như một xu thế văn hoá

    02/04/2014Nguyễn Trần Bạt,Toàn cầu hoá về kinh tế đã và vẫn đang là đề tài sôi nổi và nóng bỏng trên thế giới. Những cuộc họp của WTO luôn luôn kéo theo những cuộc biểu tình chống đối. Nhưng bất chấp tất cả những thứ đó, toàn cầu hoá đang tác động mạnh mẽ không chỉ đến các chính sách quốc gia mà còn len lỏi vào tận ngõ ngách đời sống toàn nhân loại...
  • Hàn Bá Du & danh giá thời nay!

    23/11/2006Cát KhuêPhận làm con phải biết ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ để sau này phụng dưỡng lại cho các cụ khi tuổi già, sức yếu. NgườiViệt mình có câu: “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”. Đó cũng là nét văn hóa tốt đẹp không chỉ của các dân tộc ChâuÁ như chúng ta mà còn là cảu tất cả mọi con người. Cha mẹ thực ra cũng chỉ là những con người bình thường với những lỗi lầm, những toan tính đời thường...
  • Giữ vững để tăng đà phát triển

    21/11/2006TS. Nguyễn Quang AQuá trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập đó đang có đà mạnh mẽ. Giữ, duy trì, tăng cường cái đà lành mạnh này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Khi một quá trình đã lấy được đà theo một hướng nào đó thì cái đà ấy sẽ giúp khắc phục những cản trở và giữ cho quá trình đi tiếp theo hướng đó...
  • Lãnh đủ nếu cứ rập khuôn

    15/11/2006Ngày7/11, lễ kết nạp Việt Nam ra nhập WTO đã được tiến hành tại Geneve (Thụy Sĩ). Tiếp cận sự kiện này dưới góc độ sửhọc, ĐBQH Dương TrungQuốc đã có cuộc trao đổi...
  • Chấp nhận ra biển lớn

    09/11/2006Thanh ThảoRa biển thì phải chịu sóng gió điều đó là dĩ nhiên! Nhưng nhiều khi, ngay trên "cạn" vẫn không tránh được những cam go, thậm chí cạm bẫy. Làm doanh nhân là khó, làm doanh nhân Việt Nam còn khổ hơn bội phần. Trong bối cảnh hội nhập nhưng còn thiếu những hành lang pháp lý rõ ràng minh bạch như ở ta, doanh nhân Việt Nam cho tới giờ này vẫn "tự trang bị" cho mình và "tự bươn chải" là chính...
  • Những thách thức của toàn cầu hóa

    27/10/2006Nguyễn Trọng ChuẩnToàn cầu hoá được nói đến ở đây trước hết và chủ yếu là toàn cầu hoá kinh tế. "Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh", vừa tạo ra những cơ hội cho sự phát triển...
  • “Lệch chuẩn” trong giáo dục

    24/10/2006Ngụy Hữu TâmGiáo dục chính là quá trình xã hội hoá, tạo điều kiện cho mỗi thành viên tiếp cận xã hội đó. Tuy những năm đầu cách mạng, ngành giáo dục của chúng ta đã có một số kết quả đáng kể, nhưng sau đó có sự hụt hẫng. Để minh chứng cho yếu kém của ngành giáo dục nước ta, tôi xin cung cấp thêm cho bạn đọc một thông tin nữa...
  • Chậm vào WTO: Cái giá phải trả

    24/10/2006Trần Trọng ThứcTrong một cuộc trả lời báo chỉ mới đây, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nói rằng Việt Nam không vào WTO với bất cứ giá nào, đồng thời khẳng định chúng ta không lấy mốc thời điểm diễn ra phiên họp APEC mà chấp nhận những cam kết hay đòi hỏi vô lý.
  • Đi tìm chân dung nhà lãnh đạo hiện đại

    01/01/1900Phạm NguyễnNhững ngày này, các thuật ngữ "thế giới phẳng", "toàn cầu hóa", "hội nhập", "WTO"... xuất hiệnvới mật độ chưa từng có trên báo chí và trong cả những cuộc thường đàm. Điều ấy cho thấy rằng trong tình hình hiện nay, những vấn đề trên đang là mối quan hàng đầu, thương trực củagiới kinh doanh trong nước. Một lần nữa, buổi hội thảo" CEO trong thế giới phẳng" lại thổi bùng lên mối quan tâm này. Ở đây, vấn đề được khubiệt trong vai trò lãnh đạo doanh nghiệp...
  • Tác động và những thách thức khi vào WTO

    24/09/2006Lê Thành ÝLà một tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh, WTO gồm 148 quốc gia, chiếm 85% tổng thương mại hàng hoá và chừng 90% thương mại dịch vụ toàn cầu. Hội nhậpkinh tế quốc tế và gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn, thách thức...
  • Đóng - mở và kết nối

    29/08/2006Nguyễn Xuân HiếuNhà Nguyễn, ngànhDu lịch, trailàng, cơ quan chức năng, ông thủ trưởng nọ, nhà hàngxóm kia, VNPT...cho hay cáisự đóng, mở và kếtnối từ xưa chí nay,từ trên xuống dưới,từ tư tưởng đến lờinói vàhàng động đánglo lắm...
  • Chủ động và nhạy bén hơn khi cơ hội đến

    03/08/2006Ngô ĐồngĐáng lẽ từ lâu các doanh nghiệp Việt Nam sớm ý thức một điều rằng: Dù có hội nhập WTO hay không thì cạnh tranh toàn cầu cũng ảnh hưởng và tác động tới các doanh nghiệp, chứ không phải là vấn đề mở cửa nhanh hay chậm. Mở cửa để bình đẳng với nhau trong cùng một sân chơi, song để chiếm ưu thế trong sân chơi đó phải có sự chuẩn bị và nhạy bén với cơ hội...
  • Lời hứa thương hiệu và WTO

    30/07/2006Đoàn Đình HoàngKhi có ai đó yêu cầu bạn mô tả về thương hiệu của công ty mình, chắc hẳn không ít lần bạn sẽ chỉ vào logo, bảng hiệu, trụ sở công ty hay lãnh đạo doanh nghiệp... Đúng, đó là những yếu tố quan trọng phải có của một thương hiệu nhưng chắc chắn đó không phải là thương hiệu
  • WTO được & mất

    08/07/2006Cao TrangChúng ta đã nỗ lực rất lớn để đi đến một thỏa thuận trong đối tượng công bằng đáp ứng lợi ích lâu dài cho cả Việt Nam và Mỹ. TrungQuốc đã mất 14 năm đàm phán mới chính thức trở thành hội viên của WTO, Việt Nam cũng mất gần một... con giáp để được ghi tên vào danh sách "vàng". Liệu đây có phải là một bài toán quá khó cho nền kinh tếViệt Nam?
  • Đổi mới kinh tế cho ai?

    22/06/2006Cẩm Hà ghiJomo Kwame Sundaram (trợ lý Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc) với tư cách là một nhà kinh tế phát triển, một người bạn của Đông Nam Á, tôi đã rất quan tâm theo dõi tiến trình công cuộc đổi mới ở VN trong những năm qua. Và tôi thật sự tin rằng những bài học của VN trong tái thiết và phục hưng mạnh mẽ nền kinh tế đã vươn xa ngoài biên giới VN và vươn ra cả bên ngoài khu vực Đông Á...
  • Để chiến thắng khi Việt Nam vào WTO

    22/06/2006TS Peter Chee (Phương Thảo dịch)Là một nhà đầu tư và một người bạn của Việt Nam, đã nghiên cứu sâu về Việt Nam đồng thời tiếp xúc với môi trường kinh doanh quốc tế, tôi mong muốn được chia sẻ một vài lời khuyên mà tôi hi vọng sẽ giúp doanh nhân trong nước có thể thành công trong một thế giới mới đầy những cạnh tranh khốc liệt...
  • Người đàn ông gồ ghề trong "thế giới phẳng"

    19/06/2006Lưu Quang ĐịnhThế giới phẳng là tên cuốn sách thứ 13 trong tủ sách SOS2 mà TS.Nguyễn Quang A vừa dịch xong, sắp xuất bản. Tác giả sách là Thomas Friedman, một nhà báo nổi tiếng của tờ New York Times. Sách nói về toàn cầu hoá và công nghệ thông tin, về cuộc tấn công của "bầy thú điện tử" - những tập đoàn đa quốc gia - cùng cơ hội và thách thức của mỗi con người, doanh nghiệp, quốc gia trước cuộc tấn công đó...
  • Lại bàn về WTO

    14/06/2006Vũ Khoan, Phó thủ tướng Chính phủGần đây, dư luận nước ta lại nóng lên xung quanh việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều đó cũng dễ hiểu vì với việc kết thúc đàm phán song phương và tuần trước vừa ký thỏa thuận về việc này với Hoa Kỳ - đối tác cuối cùng trong số 28 đối tác yêu cầu đàm phán - khả năng Việt Nam gia nhập WTO không còn xa và nền kinh tế nước ta sắp hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới...
  • Biển không bình lặng

    13/06/2006Nam PhanTrong quá trình hội nhập, không phải ai khác chính nông dân, ngư dân là những người đi tiên phong trong việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh VN ra nước ngoài thông qua sản phẩm mà họ làm ra. Những hạt gạo, những con tôm, con cá có mặt trên nhiều quốc gia tiên tiến mang xuất xứ VN, đậm vị mồ hôi của những nông dân, ngư dân tảo tần. Nhưng họ có thực sự được quan tâm đúng mức?
  • Gia nhập WTO, doanh nhân quyết tâm xung trận

    12/06/2006TS. Lê Đăng DoanhChúng ta đang học được rất nhiều khi phân tích thất bại chứ học được rất ít từ những lời tụng ca. Cuộc chiến đấu này không có chỗ cho những người được nuông chiều, quen được ưu đãi, quen được bảo hộ hay kiếm lợi bằng những mối quan hệ bất chính, sống trong những nhà kính được che chắn, không chịu được gió bão...
  • Ra biển phải cưỡi sóng

    07/06/2006Nguyễn TrungNgày nay toàn cầu hóa kinh tế thế giới đã đạt tới nấc thang phát triển: Cả thế giới thách thức một người, một người có khả năng coi cả thế giới là đối tượng lao động của mình...
  • Gia nhập WTO, cần tránh một cơn bão Chanchu

    31/05/2006TS. Lê Đăng Doanh9g sáng chủ nhật 28-5-2006 tại phòng phát sóng trực tiếp của Đài Tiếng nói VN (Hà Nội), ba diễn giả tham gia diễn đàn về chủ đề “Gia nhập WTO và các doanh nghiệp vừa và nhỏ VN” đã nói về cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ VN khi gia nhập WTO.
  • Đã sẵn sàng ra “biển” WTO?

    23/05/2006Nguyễn Ngọc BíchKhông bao lâu nữa chúng ta sẽ gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiện nay hoạt động kinh tế của chúng ta giống như mình đang ở trên sông, vào WTO chúng ta ra biển. Chúng ta đã sẵn sàng chưa?
  • Ra biển, phải bắt đầu từ bờ

    16/05/2006Hà Văn ThịnhVòng đàm phán thứ 12 Việt - Mỹ là vòng đàm phán cuối cùng để bước vào "con tàu" WTO mà Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của "thuỷ thủ đoàn" thương mại thế giới. Có thể nói, "duyên nợ" Việt - Mỹ luôn kịch tính đến phút chót...
  • WTO - Bao nhiêu “nhà” là đủ

    15/05/2006GS. Võ Tòng XuânMột loạt cơ hội trước mắt sẽ dâng đến cho mọi người Việt Nam làm giàu, với một điều kiện tiên quyết: có khả năng cạnh tranh cao và lành mạnh. Việc này đòi hỏi từng nhà quản lý ở từng cơ sở, từng ban ngành trong mọi lĩnh vực kinh tế, phải biết người biết ta và biết nâng cao trình độ và khả năng cạnh tranh của mình để không bị thua trên sân nhà mình...
  • Học cách tư duy mới trong một thế giới thay đổi

    17/03/2006Lê Đăng DoanhTrở về sau chuyến công tác dài ngày ở Thượng Hải, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã có bài nói chuyện tại Câu lạc bộ Doanh nghiệp VN. Bàn về kinh doanh trong thời kỳ mới, ông nhấn mạnh rằng đã đến lúc doanh nghiệp VN cần học cách tư duy mới trong một thế giới đang thay đổi quá nhanh chóng...
  • Tản mạn về doanh nghiệp Việt Nam

    27/01/2006TS. Lê Đăng DoanhTrong thế giới ngày nay, khi hiệu quả về thời gian trở thành thước đo rất quan trọng thì doanh nghiệp và cả xã hội phải có những thay đổi cơ bản...
  • Bài toán hội nhập

    16/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngKhoảng thời gian từ nay đến lúc nước ta chính thức gia nhập WTO và hội nhập thật sự vào nền kinh tế thế giới còn lại không nhiều. Những cơ hội và thách thức to lớn đang chờ ở phía trước. Vấn đề đặt ra là phải tận dụng được những cơ hội và hóa giải được những thách thức nói trên. Và đây là bài toán không ai có thể giải thay được cho chính chúng ta...
  • Nhu cầu về tri thức: vấn đề lớn ở Việt Nam

    03/01/2006Biên dịch: Minh Sơn"Nếu là bạn tốt của VN thì phải phê phán VN. Tôi tin có rất ít sự phê bình mang tính xây dựng liên quan tới chính sách và thành tựu kinh tế xã hội của VN, cả ở trong nước lẫn nước ngoài", Trên tinh thần đó, ông Thomas Vallely, Giám đốc chương trình Việt Nam của ĐH Harvard đã "xin trình bày bài phê bình dưới đây" tại phiên thảo luận có nội dung "Giáo dục ĐH Việt Nam: Nguồn lực và cơ hội" trong khuôn khổ hội nghị khoa học của các nghiên cứu sinh VN tại Mỹ...
  • Công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay: Nhìn từ giác độ mâu thuẫn của quá trình phát triển

    01/01/2006GS. TS. Phạm Ngọc QuangQua gần 20 năm đổi mới, nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Song, để đưa công cuộc đổi mới tiếp tục tiến lên, chúng ta phải giải quyết rất nhiều mâu thuẫn phức tạp mà trong bài viết này mới điểm danh đại thể 8 mâu thuẫn...
  • Cái giá của việc "lỡ tàu" WTO

    25/12/2005Việt LâmChúng ta không vào WTO bằng mọi giá nhưng cái giá ở đó là gì không thấy ai nói đến. Và cũng chưa ai trả lời xác đáng câu hỏi: VN phải trả giá như thế nào nếu tiếp tục chậm chân...
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...
  • Kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ mới

    05/11/2005GS Kinh tế David DapiceNghĩ tới Việt Nam thời kỳ hậu WTO với hàng loạt kịch bản và gợi ý, Giáo sư Kinh tế David Dapice đã chốt lại rằng:"Việt Nam cần thúc đẩy mức tăng trưởng cao hơn nữa và tiếp tục đổi mới thể chế”...
  • Singapore thu hút hiền tài

    22/10/2005Nguyễn Minh VũChưa bao giờ cạnh tranh thu hút nhân tài lại gay gắt như hiện nay, trong đó Singapore được nhìn nhận là nước có sách lược thu hút nhân tài nước ngoài bài bản nhất. Việt Nam cũng không thể không nghĩ đến vấn đề “lưu thông chất xám”.
  • Sách là thức ăn không thể thiếu của trí tuệ

    24/08/2005Hiền ChươngĐó là lời mở đầu của Tiến Sỹ Nguyễn Tiến Dũng – Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội với tạp chí Sách & Đời sống xung quanh đề tài sách và cuộc sống hôm nay...
  • Các kịch bản cho năm 2005

    22/07/2005Đặng Hồng QuangNhiều ý kiến lạc quan cho rằng Việt Nam sẽ đủ điều kiện để gia nhập WTO vào năm 2005, nhưng một số ý kiến khác lại cho rằng Việt Nam khó có thể đáp ứng các yêu cầu gia nhập trong thời gian này. Do đó, cần tính đến các kịch bản khác nhau...
  • Những khó khăn khi gia nhập WTO

    22/07/2005Đặng Hồng QuangViệt Nam cần khẳng định quyết tâm tham gia một sân chơi bình đẳng, tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác, đặc biệt là với các đối tác có tiềm năng xung đột cạnh tranh nhưng đồng thời phải thuyết phục để họ hiểu thực trạng kinh tế Việt Nam và có những nhân nhượng thỏa đáng...
  • xem toàn bộ