Năm cánh sao vàng

12:09 CH @ Thứ Sáu - 02 Tháng Chín, 2016

Gần 70 năm đã trôi qua, cờ đỏ sao vàng Cách mạng Tháng Tám mãi còn vẫy gọi. Và ngôi sao năm cánh vẫn còn toả sáng dẫn đường cho dân tộc ta đi về phía trước...

Cánh đầu tiên của ngôi sao này là tự do. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do , thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì".Tự dochính là điều kiện quan trọng nhất để 82 triệu người Việt Nam chủ động tìm kiếm và hiện thực hóa các cơ hội của mình. Không ai có thể làm thay được công việc của 82 triệu người . Trong cuộc cạnh tranh toàn cầu, hàng triệu người sẽ gian nan vất vả, nhưng hàng triệu người sẽ nhanh chóng thành công. Với sự thành công của hàng triệu người, thì cơ hội lại mở ra rộng lớn hơn cho hàng triệu người chưa thành công khác . Trên thực tế, Khoán 10, Luật Doanh nghiệp đã tạo ra sự phát triển kinh tế vượt bậc vì đã mang lại nhiều tự do hơn cho người dân.

Tự do về mặt pháp lý được thể hiện thành các quyền. Bảo đảm các quyền của người dân chính là bản chất sâu xa của nhà nước pháp quyền. Mà nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân là mục tiêu phấn đấu của chúng ta.

Cánh thứ hai của ngôi sao làcông bằng. Nếu tự do thúc đẩy sự phát triển thì công bằng làm cho sự phát triền đó trở nên bền vững.

Bảo đảm công bằng đồng thời bảo đảm động lực cá nhân là một phép cân đối khó khăn. Tuy nhiên, không một sự giàu có nào có thể an toàn trên cái nền nghèo khổ của các cộng đồng dân cư. Về nguyên tắc, nếu kinh tế phát triển, thì cái sự khá hơn phải đến được với rất nhiều người, nếu không muốn nói là phải đến được với tất cả mọi người.

Công bằng không có nghĩa là chia đều của cải, mà là chia đều cơ hội. Ai cũng có quyền trở nên giàu có là một chuyện . Ai cũng có cơ hội để trở nên giàu có lại là chuyện khác. Và ai cũng có năng lực để trở nên giàu có lại là một chuyện khác nữa. Công bằng đòi hỏi chúng ta phải bảo đảm được hai chuyện đầu trong ba chuyện nói trên. Đồng thời, Nhà nước cần ưu tiên đầu tư cho giáo dục và y tế vì đây là những lĩnh vực có thể tác động sâu sắc đến câu chuyện thứ ba. Mà cụ thể là tạo ra được sự công bằng nhiều hơn về năng lực.

Công bằng được thể hiện ở sự bình đẳng của những người dân. Và quan trọng nhất là bình đẳng trước pháp luật và bình đẳng về cơ hội.

Cánh sao thứ ba làđoàn kết. Đoàn kết là sức mạnh. Sức mạnh của 82 triệu người đoàn kết lại là vô cùng to lớn. Với 82 triệu người, chúng ta có thể làm nên sự khác biệt cho đất nước và cho nền kinh tế Bằng các hành vi tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng của mình, người dân có thể tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế. Thật vậy, chỉ cần hàng triệu người dân có ý thức chọn mua hàng Việt Nam có chất lượng và giá cả tương đương với hàng ngoại nhập, thì nền kinh tế của đất nước chắc chắn sẽ đứng vững và vượt qua được khó khăn của cạnh tranh trong quá trình hội nhập.

Cho dù quá khứ đã như thế nào thì tương lai vẫn đang gắn bó chặt chẽ tất cả 82 triệu người dân Việt Nam làm một. "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dần chủ, văn minh" là mục tiêu phấn đấu của tất cả chúng ta.

Cánh sao thứ tư làkhoan dung. Việt Nam có 64 dân tộc với tất cả sự đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ và truyền thống. Việt Nam cũng có tín đồ của nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau với tất cả sự đa dạng của cảm xúc tôn giáo, niềm tin tôn giáo và lễ nghi tôn giáo. Chúng ta rất giống nhau và cũng rất khác nhau.

Nâng niu sự tương đồng và trân trọng sự đa dạng chính là đòi hỏi của khoan dung. Nếu coi thói quen ăn hủ tiếu nêm đường ưu việt hơn thói quen ăn phở nêm dấm, hoặc ngược lại , thì sẽ vô nghĩa biết chừng nào . Trong quá trình mở cửa và hội nhập , nhu cầu hợp tác, làm ăn với người nước ngoài sẽ ngày càng tăng. Những người này còn có nhiều khác biệt hơn nữa về văn hóa, ngôn ngữ và lối sống. Thiếu khoan dung, công cuộc hợp tác sẽ rất khó khăn. Và điều quan trọng là: người nước ngoài sẽ không bao giờ đổi khác mà sự ấm ức có thể làm chúng ta khốn khổ biết.

Cánh sao thứ năm làtrân trọng thiên nhiên. Chúng ta chỉ là một bộ phận của thiên nhiên. Nếu thiên nhiên bị hủy hoại thì một bộ phận của nó cũng sẽ tiêu vong . Mọi tiền bạc, của cải lúc đó đều trở nên vô nghĩa. Nhanh chóng thay đồi lối sống ích kỷ và vô trách nhiệm đối với thiên nhiên là mệnh lệnh của thời đại. Đất nước này, non sông này có thể thỏa mãn nhu cầu của chúng ta, nhưng không thể thoả mãn lòng tham của chúng ta.

Cuối cùng, với hội nhập và toàn cầu hóa, chúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Khó khăn và thử thách của thế giới này là to lớn và chưa từng có trước đây. Tuy nhiên, không gì có thể ngăn cản được dân tộc ta tiến tới phồn vinh và hạnh phúc. Chúng ta tin ở tương lai, chúng ta tin ở ngôi sao vàng năm cánh.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • "Phải tiến nhanh lên mà thôi"

    13/07/2016Nguyễn Khắc MaiBàn về văn minh nước ta, khuyết điểm còn nhiều nhưng không có gì phải lo, chỉ phải tiến nhanh lên mà thôi...”(1). Đó là câu nói mà 100 năm trước được ghi trong Quốc Dân Độc Bản của các sĩ phu yêu nước tiến bộ thời Đông Kinh Nghĩa Thục.
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    15/05/2016Lê Đăng DoanhChúng ta có nhiều đức tính để đón nhận sự thay đổi rất nhanh chóng khi bước vào thiên niên kỷ của sự sáng tạo và đổi mới, nhưng cũng rất rõ ràng là chúng ta cần xây dựng một tương quan lành mạnh giữa truyền thống với hiện đại, trong đó truyền thống phải tạo cơ sở để tiếp nhận cái mới, những tinh hoa của văn minh nhân loại.
  • "Đấu tranh đây là trận cuối cùng"

    26/05/2015Dương Trung QuốcĐó là một điệp khúc trong bài hát cách mạng đã từng cổ vũ nhiều thế hệ những người cộng sản trong sự nghiệp đấu tranh cho những mục tiêu cao cả của mình.
  • Các kịch bản cho năm 2005

    22/07/2005Đặng Hồng QuangNhiều ý kiến lạc quan cho rằng Việt Nam sẽ đủ điều kiện để gia nhập WTO vào năm 2005, nhưng một số ý kiến khác lại cho rằng Việt Nam khó có thể đáp ứng các yêu cầu gia nhập trong thời gian này. Do đó, cần tính đến các kịch bản khác nhau...
  • Những khó khăn khi gia nhập WTO

    22/07/2005Đặng Hồng QuangViệt Nam cần khẳng định quyết tâm tham gia một sân chơi bình đẳng, tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác, đặc biệt là với các đối tác có tiềm năng xung đột cạnh tranh nhưng đồng thời phải thuyết phục để họ hiểu thực trạng kinh tế Việt Nam và có những nhân nhượng thỏa đáng...
  • Toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá

    18/07/2005Dương Thuấn, Mai Văn HaiVăn hoá Việt Nam đang có nguy cơ bị văn hoá nước ngoài lấn át và mất dần đi bản sắc dân tộc! Đã có không ít bài viết cảnh báo về vấn đề này và bày tỏ sự quan ngại đó. Thực tế có đáng lo như vậy hay không? Trước tình hình toàn cầu hoá nhanh chóng như hiện nay, hội nhập là tất yếu, không có con đường nào khác nếu muốn phát triển. Để làm sáng tỏ về vấn đề này, chúng tôi muốn nói đến việc toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá.
  • Sách "Bàn về khế ước xã hội"

    06/07/2005Bàn về khế ước xã hội” cũng đề cập những vấn đề nêu trên nhưng đi theo hướng tư duy hoàn toàn khác: Nếu như Montesquieu muốn khám phá cái “trật tự, cái quy luật trong mớ hỗn độn các luật pháp ở mọi xứ sở và mọi thời đại” thì Rousseau lại cố gắng tìm kiếm trong cái “trật tự dân sự có hay không một số quy tắc cai trị chính đáng, vững chắc, biết đối đãi với con người như con người”;
  • xem toàn bộ

Nội dung khác