WTO - Bao nhiêu “nhà” là đủ

08:16 CH @ Thứ Hai - 15 Tháng Năm, 2006

Không còn đường nào khác

Trong thế giới tin học hóa ngày nay, những ngăn cách giữa các quốc gia dần dần trở nênvô hiệu. Sự hội nhập của các nền kinh tế ngày càng mởrộng, dođó sự gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là điều tất yếu, không còn đường nào khác hơn. Nhưng trước khi tiến đến những thỏa thuận với cả tổ chức ấy Việt Nam phải thương thuyết rất gay go với những các cường quốc mà họ phải bảo vệ quyền lợi của các Công ty siêu quốc gia của họ lên trên hết trong khi chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong thương trường tự do. Được cộng đồng thế giới nhận vào WTO là một tháng lợi ngoại giao và điều tự hào quốc gia. Một loạt cơ hội trước mắt sẽ dâng đến cho mọi người Việt Nam làm giàu, với một điều kiện tiên quyết: có khả năng cạnh tranh cao và lành mạnh. Việc nàyđòi hỏi từng nhà quản lý ở từng cơ sở, từng ban ngành trong mọi lĩnh vực kinh tế, phải biết ngườibiết ta và biết nângcao trình độ và khả năng cạnh tranh của mình để không bị thua trên sân nhà mình.

Phân tích SWOT trong mọi tình huống

Hơnlúc nào hết, ở thời điểm 2005, các nhà quản lý cần nắmrõ kỹ thuật phân tích SWOT (S = những thế mạnh của ta, W = những nhược điểm của ta, O = những cơ hội của ta có thể tranh thủ và T = những thách thức cần vượt qua) để chuẩn bị cho đơn vị mình sẵn sàng gia nhập WTO trong thời gian gần đến.

Thí dụ: những cơ sở làm dịch vụ phải biết phântích tại sao các Ngân hàng Thái Lan tại sân bay Bangkok đổi tiền từ ngânphiếu lữ hành (travellers' cheque) chỉ lấy 1% hoa hồng còn Ngân hàng ta tại Tân Sơn Nhấtthì lấy 6% hoa hồng (đắt gấp 6 lần của Thái). Tại sao các khách sạn 3 sao của Thái Lan có thể chỉ lấy 20 USD mỗi người dự Hội nghị bao trọn gói từ ăn 3 bữa, giải lao 2 buổi, phòng họp, máy chiếu và phòng ngủ có điện thoại, TV, máy lạnh và nước nóng, trong khi khách sạn của ta mới tính tiền phòng thì đã hơn 20USD rồi? Tại sao gạo Thái Lan vừa ngon cơm, vừa có mùi thơm lâu bền chỉ bán với giá chưa đến 5.000 đồng/kg trong khi gạo thơm của ta không thơm bằng nhưng bán với giá 6.000 đồng? Hoặc sầu riêng hạt lép Thái Lan chỉ bán giá dưới 14.000 đồng/kg, trong khi ta bán trên 20.000đồng/kg? Phân tích SWOT của các lĩnh vực nêu trên, người ta rút ra hai nhận xét chung nhất: hàm lượng chất xám đưa vào từng hoạt động của ta còn thấp và thiếu hoặc không phối hợp đa ngành (các “nhà” tham gia) để cùng tạo ra sản phẩm sau cùng có tính cạnh tranh nhất.

Liên kết các "nhà" tham gia sản xuất kỹ thuật cao

Trong hai năm qua chúng ta nghe nói nhiều đến việc liên kết “nhà" gồm nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhàkhoa học, và Nhà nước. Có người đề nghị nênthêm một nhà thứ 5: nhà ngân hàng. Thậm chí có người khác muốn thêm nhà báo chí để tuyên truyền nhà ngoại giao để thương thuyết bán sản phẩm, nhà tài trợ để giúp kinh phí ban đầu…

Vậy bao nhiêu“nhà" là đủ?

Trong khoa học quản trị, một sự phát triển bền vững và hiệu quả cao phải quan tâm trước tiên đến lực lượng lao động đông đảo của người dân - chủ yếu là nông dân sao cho phát huy mạnh nhất tiềm năng sản xuất của họ (GDP nông nghiệp). Nhưng lực lượng nông dân tuy mạnh và hùng hậu, vẫn không thể phát triển riêng lẻ được vì không có tay nghề để làm tăng giá trị của sản phẩm. Họ cũng không tiếp xúc với thị trường để tiêu thụ sản phẩm một cách có lợi nhất. Đó là những phần việc mà các nhà doanh nghiệp có nhiều sở trường hơn. Nhưng hai “nhà" này không dễ nào gắn kết nhau một cách thành thật và chặt chẽ vì nếu không có những chính sách khuyến khích và luật pháp phù hợp. Do đó “nhà” thứ 3 chính là Nhà nước đóng vai trò trị vì thiên hạ cho cả xã hội dân sự phát triển không ngừng. Nếu Nhà nước chỉ để cho nông dân tự phát muốn sản xuất gì mặc họ, để cho các nhà doanh nghiệp mạnh ai nấy lo, sinh ra cạnh tranh không lành mạnh thì kinh tế xã hội trong nước khó có thể phát triển nhanh và tiềm năng của các thành phần tham gia khó được phát huy đầy đủ. Vậy thực tế là phải có “ba nhà” kết hợp làm nòng cốt.

Vậy nhà khoa học xuất hiện vào lúc nào và ở đâu?

Ngay từ đầu và ở bên trong mỗi cá nhân của “ba nhà” nồng cốt. Mỗi “nhà” nòng cốt cần phải có trình độ văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật cao nhất trong ngành nghề của mình. Trong thời hội nhập kinh tế thế giới, mỗi “nhà” nòng cốt cần được đào tạo và bồi dưỡng thêm kiến thức và kỹ năng hiện đại nhất để tăng khả năng cạnh tranh của mỗi đơn vị của mình và của đất nước. Nhà tài chính, ngân hàng sẽ phục vụ cho nhà nông và nhà doanh nghiệp theo chính sách và luật lệ Nhà nước ban hành. Và còn nhiều “nhà" khác nữa,thì tuỳ theo kếtquả phân tích SWOT trong mỗi tình huống mà “nhà" nòng cốt sẽ mời vào tham gia.

Cần áp dụng mô hình trị vì thiên hạ hữu hiệu

Tiến trình hội nhập đã đến với nhiều cơ hội kèm theo nhiều thách thức. Để không bị thua trên sân nhà, chúng ta mong muốn mô hình “ba nhà” kết họp tiến công cần được áp dụng trong các khu vực kinh tế quốc gia. Không nên để cho nông dân tự bơi, mạnh ai ấy lo. Không nên để cho cácdoanh nghiệp phát triển theo kiểu tự phát và cạnh tranh lẫn nhau mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Nhà nước sẽ là một nhà điều phối có đủ quyền lực để gắn kết các “nhà" khác trong nền kinh tếđối đầu với các nguy cơ cạnh tranh. Chúng ta cần một hệthống chính sách khuyến khích có khả năng điều phối các mũi tiếncông một cách nhịp nhàng, bổ trợ lẫn nhau thay cho sự triệt tiêu lẫn nhau rất phổ biến hiện nay. Hệthống chính sách khuyến khích này bao gồm các nội dung cơ bảnsau đây:

Một là, xác định mũi nhọn từng vùng đặc thù của lãnh thổ: cần xem lại quy hoạch tổng thể của nước ta và cụ thể cho từng vùng sản xuất, vùng nào có thế mạnh về cây gì, con gì có lợi thế hơn vùng khác hoặc quốc gia khác.

Hai là, đồng thời với xác định lợi thế gì, con gì ở đâu, cần xác định thị trường cho từng sản phẩm mũi nhọn ấy để chuẩn bị xúc tiến thương mại.

Ba là, tổ chức tập hợp nông dân trong từng vùng sản xuất đã xác định trên đây thành từng “Cụm liên kết sản xuất theo nông nghiệp kỹ thuật cao” (NNKTC) tạo ra những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng trong Nhà nước và quốc tế. Chính sách về kinh tế và hợp tác tuy dã ban hành lâu rồi nhưng sự thực hiện vẫn chưa có kết quả khả quan vì sự do dự của nhiều địa phương, phần lớn các hợp tác xã đã hình thành vẫn còn hoạt động riêng lẻ, tự bơi trong mọi mặt hoạt động, kể cả việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Chúng ta cần có những nông dân thành viên của các HTX hoặc các cụm liên kết sản xuất NNKTC có kiến thức và tay nghề cao nhất. Do đó Nhà nước sẽ tổ chức đào tạo (chuyển giao kỹ thuật) nông dân một cách cụ thể những kiến thức và kỹ năng cao nhất cần thiết để sản xuất loại nông sản của HTX hoặc cụm liên kết sản xuất.

Bốn là, tập hợp khoa học kỹ thuật gồm các Bộ, Ngành chuyên môn, Trường Đại học hoặc Trung tâm, Viện nghiên cứu gần nhất vùng của HTX hoặc cụm liên kết để nghiên cứu và ứng dụng

(1) quy trình kỹ thuật (về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) thích hợp nhất để sản xuất nguyên liệu tốt nhất cho doanh nghiệp liên kết chế biến ra sản phẩm có thương hiệu được người tiêu dùng ưa thích,

(2) kỹ thuật chế biếm bao bì đóng gói tốt nhất cho sản phẩm,

(3) tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm mà mỗi nông dân thành viên cần phải nghiêm khắc theo đúng.

Năm là, đào tạo tay nghề và kiến thức cho nông dân thành viên trong từng cụm liên tkết hoặc từng cụm liên kết hoặc HTX. Những kỹ thuật đã được lực lượng khoa học nghiên cứu và xác định trên đây sẽ được chuyển giao đầy đủ cho nông dân qua mạng lưới khuyến nông từ tỉnh xuống HTX cụm liên kết sản xuất,

Sáu là, tập hợp các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gồm Ngân hàng, Công ty hóa chất nông nghiệp, Công ty bảo quản, chế biến bao bì, phân phối cho mạng lưới đại lý trong nước và xuất khẩu hàng có thương hiệu sang Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ…

Chính sách kinh tế hợp tác khi được tổ chức thành HTX hoặc cụm liên kết sản xuất NNKTC như trình bày đại thể trên đây sẽ có tác dụng quyết định đến tính cạnh tranh của cả ba khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của ta. Vai trò điều phối của Nhà nước sẽ quyết định sự thành bại của sự liên kết của 6 nội dung trên đây.

Trước thách thức của hội nhập, nhất là trong khu vực nông nghiệp chúng ta cần mạnh dạn chọn những hướng đi tắt có thể nhanh hơn và vững chắc hơn. Quan trọng nhất là chúng ta cần chấm dứt cách làm manh mún, cục bộ, đơn ngành, trái lại cần phải có sự cộng tác và điều phối đa ngành trong HTX hoặc cụm liên kết sản xuất NNKTC mới có thể phát triển nông thôn toàn diện và giúp nông dân phồn thịnh.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tư duy địa kinh tế - địa chính trị

    23/05/2016Nguyễn Trần BạtGần 30 năm trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, khoảng thời gian đủ dài để một đất nước phát triển tới tầm cao mới về chất, nhưng Việt Nam vẫn không thể phát triển, trái lại vẫn mắc kẹt trong những tình thế kinh tế - chính trị bất lợi. Nguyên nhân của tình trạng này có phần rất lớn thuộc về trách nhiệm của công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh tế...
  • Tinh thần mở, tri thức mở

    31/01/2016TS. Ngô Quang Hưng (Giảng viên ĐH New York)Tinh thần mở chính là sự chuyển dịch mẫu hình của khoa học và công nghệ thế giới trong hơn 30 năm bùng nổ CNTT vừa qua. Tự do tí toáy đang dần san phẳng bao nhiêu rào cản. biên giới địa - chính trị, kinh tế, văn hóa tri thức… tạo nên một "thế giới phẳng"...
  • Muốn vươn lên, chúng ta phải vượt qua đại dương trí tuệ

    29/12/2010Lê HùngĐã từng cố vấn kinh tế cho nhiều lãnh đạo cao cấp (như cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh) nên không ngoa khi ví ông như “cuốn từ điển sống” về kinh tế Việt Nam trong 20 năm đổi mới...
  • Ðổi mới, một quá trình cách mạng

    02/12/2010Mở đầu cho chuyên mục “Nhìn lại 20 năm đổi mới”, khởi đăng trên báo Nhân Dân từ ngày hôm nay, 30-9, bài viết của ông Hà Đăng tập trung vào trả lời các câu hỏi Ðổi mới là gì, nhằm mục tiêu gì, do ai làm, và bao giờ thì xong...
  • Toàn cầu hóa, được và mất

    09/05/2006GS. Văn Như CươngToàn cầu hóa về bản chất là sự mở rộng thị trường ra ngoài biên giới quốc gia, một mong muốn hiển nhiên của những quốc gia có nền kinh tế mạnh hơn, sản xuất được nhiều hàng hóa hơn so với các nước khác. Quy luật muôn đời vẫn là: có thị trướng rộng lớn hơn, có nhiều khách hàng hơn thì lợi nhuận càng cao hơn.
  • Thế giới phẳng hay không?

    06/04/2006Nguyễn Vạn PhúSau thành công với cuốn Chiếc Lexus và cây ôliu, Thomas Friedman lại vẫn là tác giả viết về đề tài “toàn cầu hóa” thành công hơn cả khi tung ra cuốn Thế giới là phẳng vào tháng tư năm ngoái và đến cuối năm bán được trên 1,1 triệu cuốn. Tuy nhiên, giới học giả nghiên cứu và giới phê bình, điểm sách lại không ngớt chê bai đủ điều về cuốn sách này. Vì sao có chuyện lạ thế?
  • Tồn tại và phát triển

    05/04/2006Hồ Ngọc ĐạiChính trị là gì? Cách nói của Tôn Trung Sơn có lẽ dễ hiểu hơn cả: “Về ý nghĩa của hai chữ “chính trị”, nói giản đơn thì “chính” là việc của dân chúng, “trị” là quản lý, quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính trị...
  • “Thế giới phẳng” và Việt Nam chúng ta

    31/03/2006Nguyễn Trung“Thế giới phẳng” của Thomas L. Friedman giống cái bánh mỳ nóng mới ra lò, người mua háo hức như đã từng háo hức với “Chiếc xe Lexus và cây ô-liu” cũng của ông ta cách đây dăm năm. “Phẳng” với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”...
  • Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

    30/03/2006Dương Trung QuốcChúng tôi xin lấy đầu đề bài báo trên đây của nhà sử học Dương Trung Quốc làm diễn đàn để bạn đọc tham gia phân tích, mổ xẻ tranh luận nhằm nhận chân giá trị của dân tộc và kiến nghị các giải pháp chấn hưng dân khí, góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển của đất nước...
  • Toàn cầu hóa và vận hội của Việt Nam

    28/03/2006Vũ Thành Tự AnhToàn cầu hóa không phải là một hiện tượng gì mới lạ trong lịch sử phát triển của loài người, có mới đi chăng nữa chỉ là ở chỗ làn sóng toàn cầu hóa thời nay xảy ra với tốc độ cao hơn, cường độ mạnh hơn, và phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều so với trước đây mà. Và dân tộc ta đã có ý thức chủ động hòa mình vào làn sóng ấy...
  • Năng lực tư duy toàn cầu

    23/03/2006TS Nguyễn Sĩ Dũng (thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng)Trong một đất nước đang xây dựng hòa bình và chủ động hội nhập, thì việc nâng cao sức chiến đấu không biết sẽ cần thiết và hữu ích đến đâu, nhưng việc nâng cao năng lực lãnh đạo đúng là một đòi hỏi hết sức cấp bách...
  • Học cách tư duy mới trong một thế giới thay đổi

    17/03/2006Lê Đăng DoanhTrở về sau chuyến công tác dài ngày ở Thượng Hải, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã có bài nói chuyện tại Câu lạc bộ Doanh nghiệp VN. Bàn về kinh doanh trong thời kỳ mới, ông nhấn mạnh rằng đã đến lúc doanh nghiệp VN cần học cách tư duy mới trong một thế giới đang thay đổi quá nhanh chóng...
  • Những yếu kém cần phải thay đổi trong hệ thống

    12/02/2006Nguyễn Trung"Tha hóa và bất cập trong hệ thống chính trị và quản lý nhà nước có nguyên nhân nằm trong hệ thống, khắc phục những yếu kém này nhất thiết phải khắc phục những yếu kém của hệ thống".
  • Sống trong thế giới hôm nay

    28/01/2006Nguyên NgọcThomas Friedman, tác giả cuốn sách Chiếc Lexus và cây ô-liu, hiểu ra rằng, khác với thời Christopho Colombo, trái đất ngày nay không còn tròn nữa. Từ tròn chuyển sang phẳng là đặc điểm lớn nhất của thời đại ngày nay, và cái đó người ta gọi là toàn cầu hóa...
  • Bài toán hội nhập

    16/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngKhoảng thời gian từ nay đến lúc nước ta chính thức gia nhập WTO và hội nhập thật sự vào nền kinh tế thế giới còn lại không nhiều. Những cơ hội và thách thức to lớn đang chờ ở phía trước. Vấn đề đặt ra là phải tận dụng được những cơ hội và hóa giải được những thách thức nói trên. Và đây là bài toán không ai có thể giải thay được cho chính chúng ta...
  • Cái giá của việc "lỡ tàu" WTO

    25/12/2005Việt LâmChúng ta không vào WTO bằng mọi giá nhưng cái giá ở đó là gì không thấy ai nói đến. Và cũng chưa ai trả lời xác đáng câu hỏi: VN phải trả giá như thế nào nếu tiếp tục chậm chân...
  • Người trí thức trong nền kinh tế thị trường

    16/12/2005PGS.TS Vũ Duy ThôngTrí tuệ một khi đã trở thành hàng hóa thì cũng sẽ bị điều tiết theo qui luật cung-cầu. Nhiều trí thức trẻ hiện nay đặt mục tiêu hàng đầu là tìm những nơi trả lương cao để làm việc...
  • Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo

    09/12/2005GS. Tương Lai...bằng sự trải nghiệm và bản lĩnh của mình, Hồ Chí Minh thấy được mặt trái của tấm Huân chương mà rất nhiều người khác không thấy được. Nhờ thấu hiểu như vậy nên Người biết phải hành động như thế nào để đạt được mục đích. Người phải khôn khéo chống chọi với nhiều áp lực nặng nề để thực hiện mục đích đó.
  • Kinh tế học và chính sách kinh tế

    11/11/2005Lê Văn CườngTrong bất kỳ một quốc gia nào, mọi công dân, từ những nhà lãnh đạo đến người dân bình thường, đều mong muốn kinh tế học phục vụ tốt để phát triển kinh tế cho nước mình. Đó là một đòi hỏi chính đáng. Là một người lãnh đạo, theo tôi cần phải nhận thức được những hạn chế sau đây của kinh tế học...e
  • Kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ mới

    05/11/2005GS Kinh tế David DapiceNghĩ tới Việt Nam thời kỳ hậu WTO với hàng loạt kịch bản và gợi ý, Giáo sư Kinh tế David Dapice đã chốt lại rằng:"Việt Nam cần thúc đẩy mức tăng trưởng cao hơn nữa và tiếp tục đổi mới thể chế”...
  • xem toàn bộ