Kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ mới

08:09 SA @ Thứ Bảy - 05 Tháng Mười Một, 2005

Nghĩtới Việt Namthời kỳ hậu WTO với hàng loạt kịch bản vàgợi ý, Giáosư Kinh tế David Dapice* trong buổi tọa đàm tại Trường Quản lý nhànước Kennedy (Boston, Hoa kỳ) tháng12/2004 với Đoàn của Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Tôn Nữ Thị Ninh dẫn đầu đã chốt lại rằng:"Việt Nam cầnthúc đẩymức tăng trưởng caohơn nữa và tiếptục đổimới thể chế”? Ông vui lòng chia sẻvới bạn đọc ViệtNam bài viết sau đâyvới tình cảm của một người quan tâmtới ViệtNam. Tạp chí NCLP xin trân trọnggiới thiệu bản dịch1 để bạn đọc tham khảo.

Bản gốc: The situation: Vietnam decides it's future

Dường như ViệtNam đang trong một giai đoạn với những tin tốt lành không ngờ. Đã vài năm nay GDP hàng nămtăng 7%2. Xuất khẩu tăng 70% hàng năm từ năm 2000. FDI cũng tăng và sẽ đạt khoảng 4 tỷ USD năm 2005, hơn 20% so với năm 20043. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ FDI trên đầu người ở ViệtNam ngang với Trung Quốc. Tỷ lệ người nghèo giảm xuống dưới 30% so với 58% năm19934. Thậm chí việc dânsố tăng trở lại 1,5%/năm cũng cho thấy người dânlạc quan hơn vào cuộc sống. Những chỉ số giáo dục như tỷ lệ nhập học đại học được cải thiện, chỉ số ytế như tỷ lệ tử vong giảm. Mặc dù mức lạm phát tăng lên đến gần 10% năm2004, sự ổn định về kinh tế vĩ mô vẫnđược kiểm soát với mức thâm hụt chấp nhận được và tỷ giá hối đoái của đồng Việt so với đồng đô la ở mức ổn định.

Vậy thì còn gì đáng lo ngại nữa? Dường như đất nước nàyđang trên con đường phát triển đúng đắn đấy chứ. Trên nhiều phương diện thì đúng như thế, nhưng trên một vài phương diện thì không. Bài viết nàymuốn đề cập đến một số vấnđề có thể làm các nhàlãnh đạo ViệtNam quan tâm.

Dòng chảy vẫn hay sự hiệu quả?

Mức tăng trưởng 7% là rất tốt, nhưng nó cần được soi xét trong điều kiện dòng vốn bên ngoài vào quá cao. Năm 2004, xuất khẩu dầu thô mang lại gần5 tỷ USD, lượng tiền gửi về qua ngân hàng khoảng 3- 4 tỷ, FDI trên 3-3,5 tỷ, ODA đạt 2tỷ. Nếu tính GDP vào khoảng 40 tỷ, thì dòng vốn từ ngoài vào chiếm khoảng trên 30%, gầnbằng mức đầu tư trong nước; điều đó cho thấy tiền lưu thông ở ngân hàng từ nguồn ngoài dầu thô rất thấp. Khó mà biết được những xi lanh này còn chạy được bao lâu, nhưng thông thường một vài trong số đó sẽ bị hỏng hóc hoặc trục trặc sau ít thời gian nữa. Với thực tế số lượng tiền lưu thông thấp và việc thiếu hệ thống tài chính, nơi có thể hướng các nguồn vốn một cách hiệu quả vào các công ty và dự án đầu tư tốt, thì đây sẽ là một trở ngại đáng kể.

Dấu hiệu rõ ràng nhất về sự thiếu hiệu quả ở tầm vĩ mô là tỷ lệ giữa sản phẩm vốn đầu tư Điều này phân biệt GDP với GDP thực tế. Với mức đầu tư chiếm khoảng 32% GDP từ năm 2000 và mức tăng trưởng 6,7% hàng năm, thì để có một đơn vị tăng trưởng, Việt Nam cần 5 đơn vị vốn trong khi ở Đài Loan hoặc Hàn Quốc vào giai đoạn tăng trưởng nhanh, tỷ lệ đó là 3 hoặc nhỏ hơn. Ví dụ, Đài Loan từ 1963 -1973 tăng trưởng hàng năm 11%, còn mức đầu tư trên GDP là 23%, có nghĩa là chỉ cần 2 đơn vị vốn để đạt một đơn vị tăng trưởng. Vậy, tại sao ViệtNam lại không thể tăng trưởng nhanh hơn?

Câu trả lời nằm ở cách đầu tư. Đầu tư của Nhà nước chiếm khoảng 50%, tăng dần từgiữa những năm 1990. Nhiều dự án đầu tư công cộng không được cân nhắc kỹ càng, đội giá lên rất nhiều vì tham nhũng. Có nhiều con số đánh giá mức độ mất mát của cát dự ánnày, thường là khoảng 20% và nhiều hơn. Nhiều nguồn vốn vay vẫnchảy về các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém. Thị trường chứng khoán vẫn là một cơ chế bị kiểm soát chặt chẽ có lợi cho các DNNN. Phần lớnngười dân Việt Nam đổ tiền vào nhàđất với giá cả ở các thành phố lớn gần bằng hoặc bằng giá nhà đất ở Nhật Bản.Rất nhiều doanh nghiệp mới đã ra đời kể từ khi Luật Doanh nghiệp 2000 có hiệu lực, nhưng các doanh nghiệp này có tỷ lệ đầu tư trên đầu người rất thấp và ít khi sử dụng tài khoản ngân hàng.

Có nhiều người cố gắng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và lao động ở ViệtNam. Do chỉ có những con số thiếu tin cậy về giá trị thị trường của tổng vốn đã được đầu tư, nêntạm lấy một con số chủ quan nhưng có vẻ hợp lý đánh giá tổng trữ lượng vốn (capital stock) tăng khoảng 10 -11% một năm, lao động 2% một năm. Trong trường hợp này, tăng trưởng đều nhờ tăng đầu vào, chứ không phải nhờ hiệu quả.


* Giáo sưkinh tế, Chương trình ViệtNam, Trường Kennedy về quản lý Nhà nước, Giáo sư Đại học Tufts, Hoa kỳ.

1 Người dịch: Nguyễn Đức Lam, Hiệu định Nguyễn Chí Dũng, nguyên bản xin liên hệ với tác giả. Những chữ trong ngoặc [] là biên dịch, hiệu đính.

2 Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đánh giá mức tăng trưởng này trong các năm 2001 – 2004 là 6,7%.

3 Một vài số tài liệu của tác giả đưa ra khác với con số chính thức ở Việt Nam (BBT).

4Thống kê về xóa đói giảm nghèo gia đoạn 1998 – 2000 và 2002 – 2003. Bộ Lao động TBXH và GTZ, Hà Nội, 2004 tr 42- 43, Định nghĩa nghèo theo chuẩn ViệtNam tính theo định lượng 2100 calo một ngày và một số khoản chi nhu yếu phẩm yếu khác. Xem thêm Ngân hàng thế giới. Báo cáo phát triển của ViệtNam năm2004 với đầu đề “Nghèo đói”. Tỷ lệ nghèo xuống dưới 10% nếu chỉ xét về thực phẩm, lương thực.

Một tương lai khó khăn?

Những thành tựu quá khứ dù ngọt ngào đến đâu cũng không thể dễ dàng nhân lên nếucứ dựa nhiều vào việc tăng đầu vào như hiện nay. Cùng với việc tăng trữ lượng vốn, sẽ khó khăn hơn bao giờ hết trong việc sử dụng vốn ròng (net capital) để tăng đầu ra mà không sử dụng công nghệ mới, một yếu tố nâng cao tính hiệu quả. Khi dân số già đi, lực lượng lao động sẽ giảm nếu số nhân lực mới từ nông thôn không được đào tạo tốt hơn. Vậy tương lai nàođang ở phía trước?

Vấnđề đầu tiên: không chỉ là lúc nào ViệtNam gia nhập WTO, mà gia nhập với những điều kiện nào, và những điều kiện ấy sẽ được tuân thủ ra sao. ở đây có hai cách tiếp cận. Cách thứ nhất cho rằng, điều rất quan trọng là giữ tiến độ cải biến dần dần các Công ty và thể chế ở ViệtNam. Theo quan điểm này, việc hoãn gia nhập hay hơn là gia nhập một cách vội vàng. Nó cũng tạo thời gian phát triển công nghiệp nặng và các ngànhcó hứa hẹn mà không phụ thuộc quá vào công nghiệp nhẹ. Theo kịch bản này, ngânhàng và những dịch vụ khác không phải thay đổi nhiều và nhanh. Quan điểm thứ hai cho rằng, ViệtNam sẽ bị thiệt nhiều hơn nếu không gia nhập trong năm2005. FDI sẽ bị chúng lại, và không chỉ dệt may, mà những sảnphẩm khác cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu ViệtNam vẫn là một trong những nềnkinh tế đứng ngoài tổ chức này. Ngoài ra, với tư cách thành viên WTO, ViệtNam sẽ dễ dàng điều đình hoặc giảm thiểu những toại thuế ngớ ngẩnvà có lẽ trái với các nguyên tắc của WTO như thuế của Mỹ đánh vào tôm ViệtNam, ít nhất ViệtNam cũng sẽ dễ dàng hơn để được công nhận nềnkinh tế "thị trường".Lãnh đạo ViệtNam hy vọng gia nhập WTO trong năm 2005, nhưng cũng có những người hoài nghi khả năng này.

Thậm chí nếu ViệtNam gia nhập WTO trong năm 2005, rất có khả năng vài năm tới nềnkinh tế thế giới sẽ xảy ra những đợt trồi sụt. Có thể đồng đô la Mỹ sẽ tụt giá nhiều và nềnkinh tế Mỹ lâm vào suy thoái, áp lực bảo hộ sẽ tăng lên ở các nước phải đối mặt với đồng đô la siêu rẻ và hàng xuất khẩu của Trung Quốc, tiếp đó là suy thoái ở châu âu và Nhật Bản(mức tăng trưởng gầnđây ở Đức và Nhật Bản chỉ trên 0% một chút).

Trong bối cảnh đó, ViệtNam phải làm gì và sẽ làm được gì? Một khía cạnh tích cực của ViệtNam hiện nay là sự liên kết lỏng lẻo với các nềnkinh tế trên thế giới, và ứng xử linh hoạt trong việc tăng hay giảm sảnlượng đầu ra tuỳ theo thị trường. Có lẽ đây là đặc điểm tối ưu nếu các nềnkinh tế thế giới định kìm các cơn bùng nổ.So với những nước như Trung Quốc có sản lượng xuất khẩu lớn hơn 20 lầnvà liên quan chặt chẽ hơn với kinh !ế thế giới, Việt Nam sẽ dễ dàng hơn trong việc chuyển sang những sảnphẩm mới (chẳng hạnnhư túi, đồ gỗ, phần mềm, thực phẩm hữu cơ chăng?), và từng sản phẩm mới đó sẽ trở thành một phần tất yếu của toàn bộ hoạt động kinh tế một cách dễ dàng hơn so với Trung Quốc.

Khả năng của ViệtNam để trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các dự ánFDI tạo ra giá trị là điều có ýnghĩa đặc biệt để đối phó với những cơn trồi sụt nói trên.

Làm gì để tiếp tục thu hút nhiều FDI hơn? Trước hết, chúng ta thử tính tổng FDI thực tế hiện nay.Một số tổ chức tính cả đất đai và cả phần đóng góp của đối tác trong nước. Những tổ chức khác như IMF chỉ nhìn vào các khoản đến từ nước ngoài. Ngoài ra, hiện nay ViệtNam còn tính cả các khoản tái đầu tư từ lợi nhuậncủa FDI hiện tại vào tổng mức FDI. Một phần lớn trong tái đầu tư lại chỉ là vốn bổ sung vào phần thiếu hụt của FDI trước đây, mà không làm tăng thêm tổng số vốn đầu tư. Có lẽ trong tổng số trên dưới 3 tỷ USD, FDI được thực hiện năm 2004, thì khoảng 2tỷ là cát khoản bổ sung này. Thậm chí mức FDI trên đầu người so sánh ngang với trung Quốc cũng là sự so sánh khập khiễng. Có lẽ nên so sánh với tỉnh Quảng Đông có dân số và nền giáo dục tương tự Việt Nam, nhưng đạt mức FDI khoảng 15 tỷ USD hàng năm và xuất khẩu khoảng 100 tỷ, thay vì so với toàn bộ Trung Quốc.

Vậy thì cái gì có thể thu hút FDI nhiều hơn? Có nhiều ý kiến khác nhau. Những ai theo cách làm của Hàn Quốc thì nghiêng về việc bảo hộ và trợ cấp của nhà nước, nhưng ở ViệtNam ít thấy bằng chứng rằng bảo hộ đã mang lại kết quả tốt cho việc thu hút FDI. Thị trướng trong nước của ViệtNam còn nhỏ, bởi vậy tốt hơn là đi theo con đường của Trung Quốc. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài hướng đến xuất khẩu có thể là sự lựa chọn tốt hơn, vì cả thế giới sẽ là thị trướng tiêu thụ. Nhưng điều gì sẽ thu hút FDI hướng đếnxuất khẩu? Sự an toàn và ổn định chính trị là một yếu tố tuyệt vời. Những dịch vụ như viễn thông và giao thông cần mức giá hợp lý. Hạn chế nạnquan liêu và thúc đẩy quy trình ra quyết định nhanh chóng là điều thiết yếu. Nguồn nhân lực thành thạo công việc, làm việc hăng say, cộng với quy trình thuê và sa thải nhâncông dễ dàng, thuế thu nhập thấp là điều quan trọng. Cần một hành trình khiếu kiện công bằng, lắng nghe từ nhiều phía. Một mạng lưới các cơ sở phụ trợ ở địa phương giúp giảm giá thành và rút ngắn thời gian phản ứng cũng rất cần thiết.

Giá đất và nhân lực rẻ là điều tốt, nhưng không quan trọng bằng tổng chi phí thấp. Những tỉnh nào cho thuê đất thấp và có nhân công rẻ nhưng tư duy và bộ máy quản lý yếu kém thì không thể thu hút các Công ty nước ngoài vốn rất cần sự quyết định nhanhchóng và có thể tin được rằng các vấn đề của họ sẽ không bị trì hoãn, không bị đòi thêm những khoản chi phí phụ, hoặc đốt đầu với sự cứng nhắc. Một hệ thống pháp luật tốt, hệ thống hành chính năng lực và thân thiện là những yếu tố rất quan trọng đối với các nhà đầu tư dài hạn. Nếu không có hệ thống tài chính địa phương cung cấp vốn cho các doanh nghiệp tư nhân, cụm các nhàmáy phụ trợ sẽ rất khó phát triển. Bởi lẽ ngoài việc đáp ứng các nhu cầu phụ trợ, nhà đầu tư nước ngoài thường cảm thấy thoải mái hơn nếu có vài doanh .nghiệp tư nhân địa phương quy mô khác nhau cùng chung những mối quan tâm và chung các sách lược với họ.

Năm 2002, có năm công ty trách nhiệm hữu hạn và bẩy công ty cổ phần tư nhân với số vốn từ 500 tỷ đồng trở lên(khoảng 33 triệu USD). Thật là quá khiêm tốn đối với một đất nước với hơn 80 triệu dân và GDP 40 tỷ USD (có 121 DNNN và 11 Công ty cổ phần nhànước có số vốn như thế). 116 Công ty với số vốn hơn 33 triệu USD có sự tham gia của đầu tư nước ngoài, nhưng chỉ một nửa trong số nàylà 100% vốn nước ngoài. Mà những Công ty 100% vốn nước ngoài nhập công nghệ mới nhiều hơn và có hệ thống quản trị hiệu quả hơn các công ty liên doanh với DNNN.

ViệtNam phải làm gì để cập nhật công nghệ, cải thiện nềnkinh tế? ViệtNam cần phát triển các doanh nghiệp và các ngànhcó tính cạnh tranh. Đừng quá chú trọng sản xuất trong các ngành công nghiệp nặng mà nêntập trung vào năng suất và lợi nhuận. Đầu tư các quỹ của nhànước nênnhằm vào công nghệ và nângcao kỹ năng thay cho máy móc, thiết bị. Mở cửa hệ thống tài chính để các Công ty tư nhâncó thể vay vốn nhiều hơn. Hãy để cho cạnh tranh đóng vai trò lớn hơn, dùng áp lực, yêu cầu của thị trướng để khép bộ máy quản lý doanh nghiệp vào khuôn phép, đừng để thị trướng hoang đã thao túng, nhưng cũng đừng áp đặt định mức sản phẩm, thiết bị, máy móc, công nghệ lên các DNNN. Nếu một DNNN ra đời, nó sẽ có xu hướng lấnát những doanh nghiệp khác trên thị trướng nội địa. Trên các thị trướng xuất khẩu, phần lớn các DNNN sẽ gặp khó khăn trong việc kiếm lợi nhuận, nếu không được cấp hạn ngạch, nguồn vốn vay rẻ, các hợp đồng từ nhànước và miễn phí thuê đất.

Khó thay đổi khi thuận lợi.

Tất cả những điều nói trên có vẻ dễ dàng, nhưng thực ra rất khó thực hiện. Nhiều tỉnh ở địa phương và nhiều Bộ, Ngành ở TW vẫndo những quan chức theo lối tư duy cũ kỹ điều hành. Họ tin rằng, những chính sách hiện tại đang vậnhành tuyệt vời, chúng không kéo lùi phát triển xuống còn một nửahoặc 2/3 mức tiềm năng.Họ vẫncoi khu vực tư nhân là cái gì đó không lành mạnh chứ không phải là đội quân tiên phong của nềnkinh tế quốc gia, nơi đều đặn tạo ra chỗ làm mới mang lại sự ổn định về xã hội. Nếu tình trạng này vẫnở mức nhỏ và trong khả năng kiểm soát thì vẫn còn chấp nhậnđược, nhưng nếu nó trở thành xu thế mạnh hơn, cần coi đó là mối nguy hiểm.

Điều gì sẽ dẫn đến sự thay đổi?Trước hết, việc gia nhập WTO và các tổ chức thương mại khác sẽ gây áp lực lên các doanh nghiệp thiếu hiệu quả, nhất là các DNNN. Nhưng các khoản mất mát khổng lồ từ các dự án đầu tư công, từ đầu cơ nhàđất và các nguồn thu nhập bất chính khác sẽ không bị suy chuyển mấy bởi sự kiện này. Dường như chỉ khi ViệtNam đối mặt với những sự lựa chọn khó khăn trong một bối cảnh khó khăn thì lúc đó mới nổi rõ hơn sự cần thiết phải lựa chọn dứt khoát. Thông thường lúc thuận lợi thì người ta lại đưa ra những sách lược tồi.

Chừng nàoViệt Nam có thể dư dả đôi chút về ngân sách từ các nguồn không phải dầu mỏ và duy trì mức tăng trưởng 7%/năm thì còn có thể đủng đỉnh được, nhưng không thể cứ tiếp tục theo đuổi chiến lược nửa vời mãi, một chiến lược thiếu hiệu quả và còn cho phép quan chức có thẩm quyền những khoảng trống dễ dãi. Cách đi này đạt được mục đích làm hài lòng về kinh tế nhưng lại sa vào thế bão hòa về chính trị. Cách đi này có vẻ không sai đối với những người muốn giữ đà tiến của quốc gia và duy.trì sự ổn định ngắn hạn, nhưng điều này [sự chậm trễ cải cách thể chế] có thể tạo ra thói quen xấu về thể chế, điều sẽ gây khó khăn cho việt Nam trên trường quốc tế, điều mà không phải nhiều người nhận thức được.

Một trong những lĩnh vực có thể sớm cải cách là giáo dục. Đây đang là đề tài nóng và gặp nhiều bất đồng hiện nay. Đang lẩnkhuất một số quyền lợi đặc biệt của số ít người sử dụng hệ thống này [quản lý giáo dục] để hỗ trợ thu nhập riêng. Thậm chí đã có ý kiến trên công luận chỉ trích vấn đề hệ thống này tới mức đề cập tới như một vấn đề an ninh6. Nhiều bậc phụ huynh thấy giá trị gia tăng mà hệ thống giáo dục mang lại rất thấp, cho dù họ đã trả tiền học thêm. Việc dễ dãi cấp bằng và học vị cao cấp cũng không mang lại niềm tin trong khi một số học sinh sinh viên Việt Nam đạt được những thành tích xuất sắc trong các kỳ Olimpic quốc tế về toán, lý thì mặt bằng giáo dục nói chung lại khá thấp. Yêu cầu của công luận gần đây đòi hỏi cải cách cơ bản nền giáo dục là rất đáng đánh giá cao7.Tác động về mặt kinh tế của giáo dục rất lớn, chẳng hạn đào tạo lớp nhânlực cho các công việc tạo giá trị gia tăng. Nhưng sự thay đổi ở đây đòi hỏi sự đổi mới tư duy của toàn bộ cơ chế thể chế và cơ cấu đòn bẩy khuyến khích.

Tuy nhiên, nếu đã đến lúc cải cách, thì phải nghĩ trước hết tới khuôn khổ và bước đi. Cho phép thành lập trướng tư vốn trong nước và nước ngoài để cung cấp chất lượng dịch vụ cao là một cách để thúc ép khu vực Nhà nước thiếu hiệu quả. Bên cạnh vai trò đấu tranh chống quan liêu, thì nhànước cầnthể hiện rõ vai trò trong đánh giá công bằng và chính xác năng lực và sự tiến bộ của sinh viên và thông báo cho phụ huynh. Nghĩ đến việc tách quản lý trướng học khỏi chức năngkhảo thí, kể cả việc trộn lẫnthí sinh của các trường trong các cuộc thi hàng năm cũng có lẽ là những suy nghĩ tốt để chống lại sự gian lận. Việt Nam cần quan ngại nhiều về khoảng cách với Trung Quốc trong giáo dục hơn là trong sản lượng máy móc hay nguyên vật liệu Giáo dục chính là chìa khoá của những thành tựu kinh tế và mang lại nhiều hơn sự công bằng xã hội.

Trong lĩnh vực y tế, sự lantruyền dịch HIV/AIDS đúng là đáng lo ngại. Nhưng hầu hết các chỉ số khác về sức khoẻ và dinh dưỡng đều được cải thiện, vì vậy, áp lực cải cách trong y tế không mạnh như trong giáo dục.

Tham nhũng và sự ổn định

Đảng CSVN gần đây đã tiến hành cuộc chiến chống tham nhũng, nhiều kẻ tham nhũng đã bị trừng trị, một vài trong số đó giữ chức vụ cao ở thành phố Hồ Chí Minh, Petro Việt Nam, Bộ Thương mại. Điều nàycho thấy sự lo ngại trước việc tham nhũng làm giảm niềm tin đối với Đảng và Chính phủ. Khó mà áp đặt các tiêu chuẩn chuyên nghiệp hoặc hạn chế tội phạm theo cách ra lệnh kiểu "nhân danh thiêntử", nếu họ thấy nhiều nguồn tài sản đến từ những việc làm mờ ám. Những ai thu nhập một cách chính đáng thì lo ngại, trong con mắt xã hội liệu họ có bị xếp chung một rọ với kẻ làm giàu nhờ tham nhũng. Mà tâm lý này lại tác động rất lớn đến đầu tư dài hạn hay không.

Nhiều người vẫn chưa nhậnra mối liên quan giữa tham nhũng và nềnkinh tế bị điều chỉnh quá chặt (với hệ thống thuế phức tạp, với nhiều dự án do nhà nước chỉ đạo còn thiếu minh bạch). Chừng nào còn có tình trạng quan chức bị truy tố liên quan tới việc quyết định khoản vay nàocho ai, dự ánnào được cấp kinh phí, hoặc giấy phép nào được cấp, thì không thể loại trừ tham nhũng. Bước tiến lớn trong Luật doanh nghiệp đã giảm chi phí khởi nghiệp xuống rất nhiều bằng cách coi đăng ký kinh doanh là một bước cung cấp thông tin cho chính quyền, chứ không phải bắt doanh nghiệp đi xin xỏ. Nếu thuế má đơn giản hơn, các khoản vay được xem xét kỹ dưới góc độ thương mại, nếu các dự án được coi là một biện pháp xây dựng hạ tầng cơ sở cần thiết với giá cả hợp lý thì tham nhũng sẽ giảm bớt. Nhưng vấnđề ở chỗ là, làm sao thay đổi được hệ thống đòn bẩy khuyến khích để nhà chức trách thấy được việc ra quyết định một cách "đúng đắn"cũng là lợi ích của chính họ.

Con đường phía trước đòi hỏi một loạt mục tiêu mới khiêm tốn nhưng không kém phần kỳ vọng đối với Chính phủ, đó là mục tiêu hỗ trợ năng lực cho cácdoanh nghiệp và tạo ra các dịch vụ công hiệu quả chứ không phải là (nhà nước) trực tiếp làm đủ mọi thứ. Điều đó có thể đòi hỏi phải tăng các khoản trả lương cho công chức đi kèm với sự giám sát chặt chẽ hơn nữa. Pháp quyền, một mặt làm rõ giới hạn của quyền lực, mặt khác cũng minh bạch hóa luật chơi để các thành viên khác trong xã hội thấy rõ. Cần khuyến khích báo chí vạch mặt những giao dịch "cửa sau”?Trừng phạt cũng phải đi từ nhẹ đến nặng, không chỉ hình phạt tù mà những hình phạt tước đi những khoản thu lợi bất chính cũng có hiệu quả răn đe trực tiếp. Mục đích của mọi nỗ lực ở đây là tạo ra một chính phủ có thể đẩy nhanh tiến độ phát triển bằng cách giảm chi phí đầu vào và thu hút các nguồn đầu tư hiệu quả, chứ không phải dùng ảnh hưởng của nhà chức trách để giành các dự án thiếu minh bạch cho một tỉnh thành nàođó. Có thể tham khảo cách của người Nhật trong đối xử với những quan chức chính phủ hoặc quan chức của Đảng đã có cống hiến mẫn cán, thì khi về hưu được nhận vào làm việc ở một số Công ty để có thu nhập cao hơn trong vài năm, đó là một loại đòn bẩy khuyến khích kinh tế hợp lý, rành rọt giữa công và tư để trả công cho sự trung thành và liêm khiết trong thời gian đảm nhiệm chức vụ công.Tóm lại, thiếu một cách tiếp cận có hệ thống đối với tham nhũng, trong đó phải có sự thay đổi mục đích và cách thức phục vụ của quan chức nhà nước, thì cuộc chiến chống tham nhũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Một vài quả táo thối sẽ bị loại bỏ, nhưng đa số còn lại sẽ tiếp tục tồn tại vì được bảo trợ về mặt chính trị. Nếu những kẻ lạm dụng quyền lực vẫn thấy an toàn trước sự truy đuổi của pháp luật thì họ sẽ tiếp tục lộng hành. Điều đó lại sinh ra sự bất ổn định. Một kịch bảnnữa, tạm vay mượn từ Trung Quốc, là dùng áp lực từ bên ngoài (ví dụ các hiệp định thương mại đa phương hoặc WTO) để thúc đẩycác doanh nghiệp độc quyền trong nước, kể cả các địa phương phải cạnh tranh và tăng tính hiệu quả. Dùng áp lực này trong ngắn hạn và trung hạn có thể là một yếu tố quan trọng để cuộc cải cách hiếp tục chuyển động.

Nhưng xét cho cùng thì cải cách vẫn phải chủ yếu diễn ra do áp lực từ trong nước. Cứ sau mỗi thập kỷ Việt Nam lại nhân đôi thu nhập, bởi vậy đang hình thành tầng lớp trung lưu Khá nhiều người trong số họ giàu lên nhờ sự thức thời nhanh chóng trong cảnh tranh tối tranh sáng của nềnkinh tế chuyển đổi, nhưng cũng có nhiều người hơn chọn cho mình một viễn cảnh mà ở đó ai giỏi hơn sẽ tiến xa hơn những người tiến thân nhờ vào sự quan hệ rộng. Đấy chính là nơi mà họ mong muốn gửi gắm con cháu họ. Nếu biến được viễn cảnh này thành sự thật và trở thành đạo lý xã hội thì Đảng xứng đáng giữ được lòng tin và thế hợp pháp hiện tại trong tương lai xa hôm nữa, nếu không được như vậy, những nỗi lo ngại về sự bất ổn định hoàn toàn có lý.

Tóm lại, vào thời kỳ phát triển mới của Việt Nam trong những năm tới phải tính đếnmối mâu thuẫn đặc trưng của giai đoạn này là: mâu thuẫn giữa một bên là những thành tựu nhất thời ở mức độ khiêm tốn so với tiềm năng và một bên là mức độ thành công kém hơn trong đổi mới thể chế. Khi một hay vài nguồn vốn từ bên ngoài bắt đầu chảy chậm lại, những vấn đề hiện naysẽ nổi rõ hơn, và có lẽ trong khó khăn sẽ !ó ra những lựa chọn mới thúc đẩy công cuộc Đổi mới ở tầm cao hơn tạo ra xung lực tăng trưởng mới ngay trong bối cảnh khó khăn. Tuy nhiên, nếu kịch bảndiễn tiến trong bối cảnh kinh tế thế giới không ổn định và các quan chức vẫntheo tư duy cũ, không chịu học những "độc chiêu”để ứng xử trong bối cảnh này, thì có thể Việt Nam sẽ gia nhập nhóm một số nước thành công cải cách trong giai đoạn đầu, nhưng lại đuối sức, trượt ngã do đổi mới thể chế không thích hợp.

“Thời kỳ mới"trong đầu đề bài viết không ngụ ý nhiều đến sự gia nhập WTO, mà là thời kỳ hậu WTO, bởi vì khi các điều kiện bên ngoài tác động thường xuyên và trực tiếp hơn, thậm chí tác động ngược tới sự phát triển trong nước, thì nhu cầu cải cách thể chế càng bức bách, lúc ấy năng lực phản ứng của Đảng và Chính phủ ViệtNam sẽ được kiểm nghiệm rõ ràng hơn. Một vài nămtới sẽ rất thú vị đối với những ai sống tại ViệtNam và những ai quan tâm đến đất nước này.


6 Xem báo cáo tiếng Việt: “một hệ thống giáo dục chất lượng thấp, tại sao ?” của các tác giả Niêm Phước và Minh Hằng, An ninh thế giới số 26, tháng 10/2003, xung quanh câu chuyện về một “Ttrường Đại học ma” có tên là “Trường Đại học quốc tế Châu Á” chủ yếu hợp thức hóa cho việc bán bằng cấp.

7 Đã tăng đáng kể số sinh viên nhập Đại học, từ ít hơn 100.000 trong năm 1992 đến trên 1 triệu trong năm 2002, tuy nhiên đầu vào tăng thì sức ép về chất lượng cũng tăng, bên cạnh số đầu vào, điều quan trọng là cần cải thiện về chất lượng.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phát huy nội lực

    02/04/2015Nguyễn Trần BạtTừ bao đời nay, người Việt ước mơ xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh". Có thời người ta đặt hy vọng ở nguồn tài nguyên rừng vàng biển bạc, chẳng hạn như dầu mỏ phun lên ồ ạt nhiều hơn cả dầu mỏ Trung Đông. Cũng có người mơ tưởng sẽ có những lực lượng ngoại bang mang lại cuộc đổi đời cho dân tộc. Họ vừa thiếu thực tế vừa sai lầm về mặt lý luận. Chỉ có sức mạnh của chúng ta - nội lực Việt Nam - mới giải quyết được những vấn đề của chúng ta, mới là yếu tố quyết định để biến đổi một nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu thành một quốc gia hùng mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
  • Tính trễ của cải cách chính trị

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtTừ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, sân khấu chính trị thế giới có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của thời đại, nhiều chính đảng đã lãnh đạo nhân dân giành được độc lập dân tộc, thay thế chế độ thuộc địa hà khắc bằng những chính thể tiến bộ. Dân chúng thế giới thứ ba đói khổ mơ ước về một cuộc đổi đời vĩ đại, được sống trong một xã hội phồn vinh về vật chất và tươi đẹp về tinh thần, nhưng cho đến nay dường như tất cả vẫn ngoài tầm tay và thực tế vẫn là một thế giới thứ ba nghèo khổ và bất hạnh. Lý do trước hết là thế giới thứ ba bị lạc hướng trong vùng xoáy của Chiến tranh Lạnh, nhưng một nguyên nhân khác, chủ yếu hơn, là do không ý thức được sự cần thiết hoặc không tìm được giải pháp đúng cho đổi mới và cải cách xã hội....
  • "Phát triển bền vững" nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa

    25/09/2014Trần Hữu DũngTừ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước...
  • Nghĩ về “bàn tay vô hình”

    21/10/2005Phan Tránh DưỡngRõ ràng là đã có một "bàn tay vô hình" làm nhiệm vụ điều phối, cung ứng một nguồn thu nhập khác ngoài lương của công chức nên họ mới thể sống được, sống khỏe, sống không phải lo chén cơm manh áo như đại bộ phận người dân đang phải đối mặt...
  • Lý Quang Diệu những thách đố trong quá khứ, hiện tại và tương lai

    13/10/2005Vi Kiều dịchTrong cuộc phỏng vấn - đối thoại với Tạp chí “Global Viewpoint”, Bộ trưởng, Cố vấn Lý Quang Diệu đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến Singapo và các nước Châu Á hiện nay. Chúng tôi xin chọn lựa để trích dịch một số ý kiến của nhà chính khách lão thành này quanh những vấn đề xã hội, giáo dục và tương lai của các nước trong khu vực...
  • Cách mạng và Khoa học

    12/10/2005Cách mạng luôn đi trước và đặt ra nhiều vấn đề cần được tổng kết thành lý luận. Muốn phục vụ kịp thời cho cách mạng, công tác nghiên cứu khoa học cần được đẩy mạnh sao cho thấy được những yêu cầu đặt ra của cách mạng...
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • Những lực cản của nền kinh tế

    28/09/2005Phan Thế HảiTheo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Vậy đâu là lực cản của nền kinh tế, đâu là nguyên nhân gây nên sự trì trệ hiện nay?
  • Tính đồng bộ của các cuộc cải cách

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTừ xưa đến nay, nhân loại đã tiến hành rất nhiều các cuộc cải cách nhưng tựu trung có thể phân thành bốn cuộc cải cách cơ bản: cải cách kinh tế, cải cách chính trị, cải cách văn hóa và cải cách giáo dục. Các cuộc cải cách đi tìm lời giải cho sự phát triển của xã hội và có đối tượng chung là cuộc sống, do đó, chúng có quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, quan sát các cuộc cải cách ở các nước thế giới thứ ba, chúng ta đều thấy chúng không đem lại những kết quả như mong muốn và thế giới thứ ba dường như vẫn bế tắc trong việc tìm ra con đường phát triển của mình.
  • Trò chuyện với giáo sư John Gillespie

    07/09/2005Nguyễn Trần BạtJohn Gillespie là giáo sư thỉnh giảng của Trường Đại học Luật Deakin - một trong những trường đại học luật danh tiếng của Úc và cũng là một trong những trường luật có ảnh hưởng lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ông đã nghiên cứu về Việt Nam từ hàng chục năm qua và có nhiều công trình nghiên cứu về Việt Nam. Tháng 3 năm 2005, trong dịp sang Việt Nam nghiên cứu ông đã có cuộc trò chuyện sau đây với tác giả.
  • Nên hối hả một cách chậm rãi!

    09/08/2005Nguyễn TùngĐúng là Việt Nam cần phải khẩn trương", "hối hả"... vì đã mất quá nhiều thời gian so với không ít quốc gia ở Đông Á. Nhưng đồng thời cũng phải nghiền ngẫm, tính toán, cân nhắc đề chọn được các giải pháp tối ưu và nhất là đề tránh các sai lầm, lãng phí... Có như thế mới nhanh chóng tạo được nền tảng vật chất, kỹ thuật, văn hóa, tinh thần cho một sự phát triển bền vững.
  • Các kịch bản cho năm 2005

    22/07/2005Đặng Hồng QuangNhiều ý kiến lạc quan cho rằng Việt Nam sẽ đủ điều kiện để gia nhập WTO vào năm 2005, nhưng một số ý kiến khác lại cho rằng Việt Nam khó có thể đáp ứng các yêu cầu gia nhập trong thời gian này. Do đó, cần tính đến các kịch bản khác nhau...
  • Những khó khăn khi gia nhập WTO

    22/07/2005Đặng Hồng QuangViệt Nam cần khẳng định quyết tâm tham gia một sân chơi bình đẳng, tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác, đặc biệt là với các đối tác có tiềm năng xung đột cạnh tranh nhưng đồng thời phải thuyết phục để họ hiểu thực trạng kinh tế Việt Nam và có những nhân nhượng thỏa đáng...
  • Học gì từ lộ trình đi đến phồn vinh của người Trung Quốc ?

    21/07/2005Cuộc trò chuyện với TS Harvard Vũ Minh Khương về những kinh nghiệm phát triển của nước bạn ngay trong buổi sáng Chủ tịch nước Trần Đức Lương sang thăm Trung Quốc.
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • "Chúng ta nhất trí với nhau dễ dàng quá!"

    09/07/2005TS Lê Đăng Doanh“Chúng ta nhất trí với nhau nhiều quá và dễ dàng quá!”, giáo Sư Robert Wade nổi tiếng của Đại học Kinh tế London lừng danh đã thốt lên như thế trong phiên bế mạc hội thảo tổng kết 20 năm đổi mới hôm 1/7/2005 vừa qua.
  • Kinh tế là những câu chuyện đơn giản

    04/07/2005Ngô Nhân Dụng, Đặc TrưngCác nhà kinh tế học thường bị coi là một giống người phức tạp, khó hiểu, và không có ý kiến nào chắc chắn. Quý vị có biết câu chuyện "nhà kinh tế một tay" nổi tiếng từ nửa thế kỷ rồi không? Trong tuần báo Economist hồi tháng 11 năm 2003 họ viết một bài với nhan đề đó, "The one-handed economist" với dụng ý chỉ trích một tác giả, ông Paul Krugman, Đại học Harvard, rằng ông là một nhà kinh tế học... chỉ có một tay!
  • xem toàn bộ

Nội dung khác