Biển không bình lặng
Trong quá trình hội nhập, không phải ai khác chính nông dân, ngư dân là những người đi tiên phong trong việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh VN ra nước ngoài thông qua sản phẩm mà họ làm ra. Những hạt gạo, những con tôm, con cá có mặt trên nhiều quốc gia tiên tiến mang xuất xứ VN, đậm vị mồ hôi của những nông dân, ngư dân tảo tần. Nhưng họ có thực sự được quan tâm đúng mức? ở đây phải nói đến vai trò của các cơ quan chuyên trách, hữu quan trong việc đã, đang và sẽ hỗ trợ, nâng cao năng lực không chỉ ngành hải sản mà của toàn nền kinh tế như thế nào trong tiến trình ra "biển lớn"- hội nhập . Nhất là khi VN chuẩn bị gia nhập WTO bởi trong tiến trình hội nhập, muốn thành công không thể thiếu thông tin, kỹ năng, kiến thức...
Cơn bão Chanchu đã qua nhưng cơn bão tự vấn mình của chúng ta mới bắt đầu. Mặc dù Nhà nước đã đầu tư cho công tác điều tra nghiên cứu lĩnh vực khí tượng - thuỷ văn nhưng công tác dự báo biển vẫn chưa được coi trọng. Khả năng của Trung tâm khí tượng thuỷ văn cũng chỉ dự báo được trong vòng 24 h. Toàn bộ quá trình dự báo về cơn bão số 1 được coi là hoàn toàn đúng theo quy định của Chính phủ về báo bão, áp thấp, thiên tai cho thấy quy trình này không còn phù hợp bởi hiện nay các hoạt động kinh tế, quốc phòng, dân sinh của nước ta đã mở rộng phạm vi ra biển xa hơn gấp 3 lần đất liền. Qua thông tin mà các nhà chuyên môn, những người có trách nhiệm cung cấp cho báo chí, chúng ta chưa có được những đảm bảo khoa học và cơ chế triển khai phối hợp giữa các cơ quan bộ phận liên quan trong quá trình xây dựng và chuyển phát thông tin cảnh báo đối với ngư dân trên biển. Những thông tin dự báo khí tượng thuỷ văn, hải văn trên các phương tiện thông tin của VN còn quá lạc hậu và không chỉ thiếu thông tin, việc trang bị những kỹ năng cho người đi biển còn rất hạn chế. Trong đó có việc cung cấp kiến thức sử dụng thiết bị an toàn hàng hải.
Một câu hỏi giá như lại được đặt ra, giá như những ngư dân có ý thức hơn trong việc sử dụng thiết bị cứu hộ thì có lẽ thiệt hại về người chưa hẳn đã lớn như vậy. Nhưng trên thực tế, ngư dân đi biển chưa được trải qua các khoá đào tạo bài bản để ứng phó với các tình huống tương tự mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Những dự án đóng tàu đánh bắt xa bờ, phục vụ khai thác tài nguyên biển đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế là cần thiết nhưng cũng cần xem lại phương thức đầu tư bởi với những dự án đóng tàu từ 100 - 200 CV không thể đảm bảo an toàn cho ngư dân, đặc biệt là trong bối cảnh thời tiết có những diễn biến rất phức tạp trong thời gian gần đây và cả trong những năm tới.
Bây giờ mới là đầu mùa bão, không thể biết biển còn nổi cơn thịnh nộ bao nhiêu lần nữa. Sau Chanchu, biển đã lặng còn trong lòng ngư dân vẫn bộn bề hoang mang. Nhưng họ cũng không thể không ra biển, bởi đó là cái nghiệp mưu sinh gắn với cuộc đời họ. Câu hỏi lớn vẫn còn đau đáu làm sao để có thể giảm thiểu tổn thất cho những người đi biển? Để cho dù có xa cách đất liền họ vẫn vững tin. Những tổn thất đau thương từ cơn bão Chanchu còn là bài học chung khi Việt Nam hoà cùng "biển lớn" mà biển thì chẳng bao giờ bình lặng.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt