Công bằng với doanh nhân

04:48 CH @ Thứ Năm - 11 Tháng Mười, 2018

Ai cũng cần có sự công bằng, doanh nhân cũng vậy. Công bằng với doanh nhân trước hết là thái độ công bằng của Nhà nước, của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của các nhà báo và của toàn xã hội khi đánh giá đúng – sai, cái hay và chưa hay. Một việc làm của một doanh nhân có thể được đánh giá khác nhau, nhưng yếu tố cốt lõi nhất, có tính bản chất nhất là doanh nhân đó có làm lợi cho dân, cho nước không? Hành lang pháp lý có lúc quá mênh mông, có lúc lại quá chật hẹp và thường đi sau đòi hỏi của cuộc sống. Trong bối cảnh đó, doanh nhân “va đập” với hành lang pháp lý là chuyện phải xảy ra. Nếu như sự “va đập” đó mà hiệu quả cuối cùng là vì dân vì nước thì doanh nhân phải được phong là anh hùng. Nếu tròn vo, lúc nào “cũng đúng”, nhưng chẳng đóng góp được gì cho xã hội thì cái đúng của doanh nhân chỉ là con số 0.

Công bằng cũng có nghĩa là đánh giá những tiêu cực của giới doanh nhân một cách chính xác. Ngoài đại đa số doanh nhân đi lên bằng trí tuệ, công sức của mình để làm lợi cho đất nước, thì cũng có không ít doanh nhân lợi dụng cơ chế, móc ngoặc với cán bộ các cơ quan công quyền để rút tiền nhà nước, để lừa đảo tài sản của người khác.

Họ coi Nhà nước là cái giếng chung, mạnh ai thì người đó múc thật lực. Họ không coi việc tìm ra nguồn nước, không coi việc làm ra nước để cái giếng nhà mình đầy, giếng của mọi người cũng đầy, mà chỉ muốn chiếm cái giếng chung thành của riêng. Vì lòng tham, họ bất chấp pháp luật, bất chấp đạo lý. Điều đó quả là tệ hại. Nhiều gương xấu doanh nhân ra toà, vào tù đã chứng minh thực trạng đau xót này.

Còn có những doanh nhân không rời Nhà nước được một bước, vì đó là chỗ dựa duy nhất của họ. Nếu rời ra, họ sẽ không làm được điều gì. Họ không cần quan tâm ISO, không cần biết đến AFTA hay WTO... Vì thế mới có một lớp doanh nhân “ký sinh” hiện vẫn đang tồn tại.

Doanh nhân có đẳng cấp cao, có đẳng cấp thấp. Có doanh nhân sáng giá, có doanh nhân chẳng ra gì. Đó là thực tế. Nhưng có thể tự hào rằng, nhìn chung doanh nhân Việt Nam đang đứng lên cùng đất nước, đã góp phần làm rạng danh đất Việt. Không có đội ngũ doanh nhân hùng mạnh, Việt Nam sẽ không vượt lên hội nhập thực thụ. Bởi vậy, rất cần sự đối xử công bằng với doanh nhân. Chúng ta không thể vì sự tệ hại của một số doanh nhân mà đánh giá thấp cả đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Sự rạch ròi trong đánh giá giữa cái xấu và cái tốt, giữa cái yếu kém và vững mạnh rất cần cho đội ngũ doanh nhân Việt Nam tiếp tục bước ra thế giới vốn đầy bão dông như hiện nay.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Luận bàn về Pháp luật

    05/11/2015Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng ứng xử không chỉ thuộc về đạo đức mà còn thuộc về pháp luật. Những nhà triết học ngay từ thời cổ đại, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, đều nói đến vai trò to lớn của pháp luật...
  • Tính chủ quan trong tác động nhân tạo vào đời sống tự nhiên

    22/05/2015Nguyễn Trần BạtTrước đây, hầu hết các chương trình cải cách chủ yếu đặt con người quay xung quanh sự phát triển, tức là lấy phát triển làm trọng tâm. Quan điểm như vậy là hoàn toàn sai lầm. Nó xuất phát từ sai lầm của các chính phủ cho rằng cải cách là công cụ vạn năng, có thể tiến hành đối với tất cả các đối tượng và các mức độ khác nhau để tạo ra sự phát triển mà thực chất chỉ là sự tăng trưởng. Do đó, con người bị uốn nắn theo các chương trình cải cách, trở thành đối tượng bị động...
  • Im lặng và hứa suông hai căn bệnh cần có thuốc đặc trị

    14/10/2005Hải YếnHiện nay, khi có việc phải đến chốn công đường, người dân nói chung, các doanh nghiệp nói riêng đang ở vị thế "người đi xin", các công chức, quan chức Nhà nước ở vị thế "kẻ có quyền cho". Những "người chủ" là nhân dân đang bị các "công bộc, đầy tớ" sách nhiễu. Vì vậy, gọi là "cải thiện quan hệ của cơ quan hành chính với dân" là không hoàn toàn đúng...
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • Chuyện cô hàng xóm của tôi

    10/10/2005Hồ Ngọc ĐạiNếu chỉ có một giá trị sử dụng không thôi, thì nó không thể là hàng hoá. Tôi sản xuất hàng hoá là làm ra giá trị sử dụng cho người khác, để thoả mãn nhu cầu của người ấy, rồi buộc người ấy phải “đổi lại" cho tôi cái gì và sự trao đổi ấy phải có một căn cứ vững chắc, độc lập, công bằng, dân chủ, tự do, bình đẳng... đó là giá trị...
  • Những bộ mặt của tham nhũng

    07/10/2005Ngô Tự LậpMặc dù "tham nhũng" là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều và tham nhũng là vấn đề đau đầu của mọi quốc gia, ở mọi thời đại, cho đến nay người ta vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất cho nó. Lý do là tham nhũng được tiếp cận từ nhiều quan điểm khác nhau, từ kinh tế, đạo đức, tôn giáo đến chính trị, xã hội và giai cấp, và các quan điểm này lại mang nặng dấu ấn lịch sử và cá nhân...
  • Dân trí và Dân khí

    03/10/2005GS. Trần Đình HượuHiện nay chứng ta thường nói đến việc nâng cao " dân trí", là một trong những giải pháp cơ bản đế giải quyết những tệ nạn trong xã hội , tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khoảng cách ngày càng xa với các nước... Về mặt chiến lược lâu dài thì dân trí là một trong những khâu quan trọng nhất. Còn trước mắt biện pháp tình thế là gì? Dân trí hay dân khí?
  • Cá và Ao...

    30/09/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngMột nguyên tắc cơ bản của luật dân sự mách bảo cho chúng ta rằng: "Cá vào ao ai là cá của người đó". Theo nguyên tắc này, cây mọc trên đất của ai là cây của người đó; nhà xây trên đất của ai là nhà của người đó. Chuyện của cuộc sống là đơn giản và dễ hiểu như vậy. Tuy nhiên, mọi việc lại có vẻ không hoàn toàn đơn giản và không hoàn toàn dễ hiểu được như vậy trong thực tiễn pháp lý của chúng ta...
  • Những lực cản của nền kinh tế

    28/09/2005Phan Thế HảiTheo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Vậy đâu là lực cản của nền kinh tế, đâu là nguyên nhân gây nên sự trì trệ hiện nay?
  • Thử nhận diện bóc lột

    09/07/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngCâu trả lời mà chúng ta có sẵn là: trả tiền công thấp hơn giá trị mà lao động làm ra là bóc lột. Điều này là hoàn toàn đúng trong một mô hình tĩnh, và trong điều kiện giá trị với giá cả là tương đương nhau. Vấn đề là chúng ta phải áp dụng nó vào thực tế của nền kinh tế thị trường sống động và hiện thực như thế nào?
  • Cải cách tư pháp: Từ những chuyện nhỏ

    09/07/2005Nguyễn Đức LamGần đây chúng ta hay bàn đến cải cách tư pháp, và các ý kiến cũng chưa hẳn thống nhất. Nói chung, đúng là nhiều người gọi những công việc đã và đang được tiến hành sau khi có chỉ thị 08 của Bộ Chính Trị ra đời là “cải cách tư pháp”. Nhưng cũng có người nói đây đã làm gì phải cải cách, mà chỉ là làm những việc từ lâu cần phải làm mà thôi.
  • xem toàn bộ