Chấp nhận ra biển lớn

07:11 CH @ Thứ Năm - 09 Tháng Mười Một, 2006

Ngày "Doanh nhân Việt Nam" năm nay là Thứ sáu, ngày 13, người Tây là họ "ngại" lắm.Nhưng với chúng ta, may mắn đã mỉm cười: Đó là ngày kết thúc 11năm ròng rã đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO.

Ra biển thì phải chịu sóng gió điều đó là dĩ nhiên! Nhưng nhiều khi, ngay trên "cạn" vẫn không tránh được những cam go, thậm chí cạm bẫy. Làm doanh nhân là khó, làm doanh nhân Việt Nam còn khổ hơn bội phần. Trong bối cảnh hội nhập nhưng còn thiếu những hành lang pháp lý rõ ràng minh bạch như ở ta, doanh nhân Việt Nam cho tới giờ này vẫn "tự trang bị" cho mình và "tự bươn chải" là chính. Cái mà họ phải đối mặt hàng ngày lại chính là những rào cản công khai của những thủ tục "hành là chính", và những nhũng nhiễu nửa ngấm ngầm, nửa công khai từ những "quan tham" và "lại nhũng". Chưa kể, họ còn phải đối mặt về đạo đức với những "kẽ hở của pháp luật" luôn thiết tha mời gọi. Đã có 100 doanh nhân được tôn vinh là "doanh nhân tiêu biểu 2006" trong ngày này, một con số dù sao cũng rất tượng trưng và sự bình chọn cũng chỉ đến từ một cơ quan duy nhất là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Còn hàng vạn doanh nhân Việt Nam khác nữa, những người “ồn ào và lặnglẽ" có phần nào giống những con sóng trong thơ XuânQuỳnh "Sóng không hiểu nổimình - Sóng tìm ratận biển". Chỉ có khác, là doanh nhân thì luôn biết mình muốn gì, luôn phải tìm cách để tự hiểu mình, cả mặt mạnh mặt yếu và "hiểu người - cũng là hiểu thị trường, thương trường, hiểu thế giới bây giờ và cả trong tương lai. Dù là doanh nhân thì mục đích "kiếm tiền, kiếm càng nhiều tiền càng tốt” phải được đặt lên hàng đầu. Ai nói khác chỉ là dối trá. Nhưng là doanh nhân, lại là doanh nhân Việt Nam thì như ông bà Trịnh Văn Bô đã làm, khi đất nước cần, dân tộc cần, sẵn sàng hiến dâng của cải của mình vì sự nghiệp chính nghĩa quốc gia. Nhưng khi đất nước đã độc lập, thống nhất lại kiên quyết đòi bằng được sự công bằng, bình đẳng. Với doanh nhân, nếu không đòi cho ra sự công bằng và bình đẳng trong kinh doanh và cuộc sống, thì kể cả mục tiêu “kiếm tiền" cũng khó thành hiện thực một cách đàng hoàng, sạch sẽ. Bởi đã có những "doanh nhân" làm "kinh tế" bằng cách chấp nhận rửa tiền cho bọn tham nhũng hay làm "sân sau” cho nhang quan chức tha hóa để có được những hợp đồng béo bở không qua những cuộc đấu thầu ngay thẳng. Người ta hay gọi doanh nhân là những "chiến sĩ trong thời bình" - tên gọi nghe hấp dẫn dù chưa hẳn chính xác. Dĩ nhiên, đã là "chiến sĩ, chiến binh" thì nhiều khi không tránh khỏi "từ chết tới bị thương" trên "thương trường như chiến trường". Những rủi ro, thậm chí nguy hiểm trong kinh doanh là "chuyện thường ngày". Nhưng cũng có nhũng "thương binh doanh nhân" hay "liệt sĩ doanh nhân" tự "sát thương" mình, trước khi bị "địch" bắn hạ. Thương trường khác với chiến trường ởchỗ đó. Nhiều khi bị “sát thương" chỉ vì kém hiểu biết chỉ vì nóng vội hay chậm chân, chỉ vì thấy "người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào" để đến nỗi "tiền mất tát mang". Tôi từng có những người bạn tự coi mình là những "doanh nhân" trong thời kỳ bao cấp "ngăn sông cấm chợ". Tôi cho là thời đó, khi hoàn toàn không có kinh tế thị trường, thì chưa thể gọi họ là doanh nhân. Nhưng có những người đã khá lên từ ngày đó. Chỉ có điều, khi đất nước chuyển đổi mạnh me sang nền kinh tế thị trường, những "doanh nhân thành đạt" trong thời kỳ bao cấp lại đưa nguyên những “kinh nghiệm" làm ăn trong thời kỳ tranh tối tranh sáng đó áp dụng cho cách làm ăn ở thời này. Họ thất bại thê thảm là đương nhiên.Và nếu là những "doanh nhân quốc doanh" thì sự thất bại của họ lại đương nhiên kéo theo sự phản ánh của những doanh nghiệp Nhà nước (hay vừa được cổ phần hóa một cách vội vã) mà họ đứng đầu. Dù thế giới này cho tới bây giờ vẫn chưa phẳng nhưng kinh tế thị trường với những quy luật toàn cầu của nó là không thể đảo ngược. Mọi cung cách làm ăn duy ý chí, áp đặt chủ quan, thiếu hiểu biết cả người và ta đều dẫn tới thất bại.

Chọn “ra biển lớn” trong ngày “Thứ sáu, 13” này là đã mặc nhiên chọn khó khăn, chấp nhận rủi ro và thách thức. Đã có doanh nhân bị “bắt làm tù binh” như ông Bửu Huy ngay tại “Thủ đô EU”. Và đó chưa phải là “tù binh cuối cùng” trong “cuộc đấu tranh này”. Nhưng để “xây ngày mới” thì phải biết “đoàn kết lại” đúng như lời kêu gọi tha thiết của bài hát “Quốc tế ca”. Và “LInternationale” phải chăng chính là “Toàn cầu hóa” bây giờ? Chúc các doanh nhân Việt Nam thành công khi sự “ra biển lớn”.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trạng thái bình thường của doanh nhân

    13/10/2016Nguyễn Trần BạtCho đến nay chúng ta vẫn chưa có một đội ngũ doanh nhân theo đúng nghĩa, nhưng dư luận xã hội mong muốn xây dựng đội ngũ doanh nhân với hai phẩm chất cơ bản là Tâm và Tài, thậm chí còn cho rằng sự kết hợp giữa Tâm và Tài đã tạo ra một bản sắc riêng cho doanh nhân Việt Nam...
  • Doanh nhân mới kết quả và thách thức

    01/01/1900Lê Đăng DoanhCùng với quá trình đổi mới, một đội ngũ đông đảo những doanh nhân mới, những Giám đốc, Chủ tịch HĐQT của các doanh nghiệp tư nhân mới được thành lập đã hình thành và phát triển nhanh chóng. Nếu chỉ tính những doanh nghiệp đã đăng ký hợp pháp theo Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân từ l990 - l999 là 45.005 và 14.400 doanh nghiệp được thành lập trong năm 2000 thì số doanh nhân đã tăng lên đáng kể.
  • Biển không bình lặng

    13/06/2006Nam PhanTrong quá trình hội nhập, không phải ai khác chính nông dân, ngư dân là những người đi tiên phong trong việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh VN ra nước ngoài thông qua sản phẩm mà họ làm ra. Những hạt gạo, những con tôm, con cá có mặt trên nhiều quốc gia tiên tiến mang xuất xứ VN, đậm vị mồ hôi của những nông dân, ngư dân tảo tần. Nhưng họ có thực sự được quan tâm đúng mức?
  • Gia nhập WTO, doanh nhân quyết tâm xung trận

    12/06/2006TS. Lê Đăng DoanhChúng ta đang học được rất nhiều khi phân tích thất bại chứ học được rất ít từ những lời tụng ca. Cuộc chiến đấu này không có chỗ cho những người được nuông chiều, quen được ưu đãi, quen được bảo hộ hay kiếm lợi bằng những mối quan hệ bất chính, sống trong những nhà kính được che chắn, không chịu được gió bão...
  • Ra biển phải cưỡi sóng

    07/06/2006Nguyễn TrungNgày nay toàn cầu hóa kinh tế thế giới đã đạt tới nấc thang phát triển: Cả thế giới thách thức một người, một người có khả năng coi cả thế giới là đối tượng lao động của mình...
  • Phải “ra biển” như thế nào?

    06/06/2006Nguyễn MỹĐó là câu hỏi chúng tôi đặt ra giữa tang thương của cơn bão số 1 (khiến 18 tàu bị chìm và mất tích, 246 ngư dân bị chết, trong đó chỉ tìm thấy 20 thi thể). Trả lời cho câu hỏi này trước tiên là của ngành thủy sản. Bởi chỉ có họ mới nắm được các "công dân” của ngành mình đang hoạt động ở đâu, trên những phương tiện như thế nào, và cần đầu tư, hỗ trợ những gì...
  • Vươn ra biển lớn thế nào?

    24/05/2006Thanh ThảoKhông phải chỉ đóng tàu to, trang bị máy mạnh là chúng ta đã có "đôi hia bảy dặm" thần kỳ đủ sức chinh phục biển cả. Đúng như trưởng ban chỉ huy PCLB T.Ư Lê Huy Ngọ đã công nhận: "Có thuyền to máy mạnh nhưng nếu chúng ta không trang bị phương tiện thông tin, không nâng cao hiểu biết của chủ phương tiện, của thuyền trưởng thì dù chúng ta có dự báo, cảnh báo cũng vẫn không có kết quả tốt được"...
  • Đã sẵn sàng ra “biển” WTO?

    23/05/2006Nguyễn Ngọc BíchKhông bao lâu nữa chúng ta sẽ gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiện nay hoạt động kinh tế của chúng ta giống như mình đang ở trên sông, vào WTO chúng ta ra biển. Chúng ta đã sẵn sàng chưa?
  • Ra biển, phải bắt đầu từ bờ

    16/05/2006Hà Văn ThịnhVòng đàm phán thứ 12 Việt - Mỹ là vòng đàm phán cuối cùng để bước vào "con tàu" WTO mà Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của "thuỷ thủ đoàn" thương mại thế giới. Có thể nói, "duyên nợ" Việt - Mỹ luôn kịch tính đến phút chót...
  • Đạo đức doanh nhân Việt Nam hiện nay

    05/01/2006PGS.TS Phạm Duy ĐứcTrong bài viết này chúng tôi không đề cập vấn đề đạo đức Doanh nhân là gì? Nội dung đạo đức Doanh nhân gồm những phẩm chất nào? Các vấn đề đó đã được trình bày trong giáo trình của khoa học Quản trị kinh doanh. Ở đây, chúng tôi xin nêu một số vấn đề cơ bản về đạo đức Doanh nhân Việt Nam đặt ra hiện nay...
  • Bàn về “văn hóa doanh nhân”

    03/01/2006Dương Trung QuốcNói đến “Văn hóa doanh nhân” hay “Văn hóa doanh nghiệp” chúng ta rất dễ sa vào một xu thế đang thời thượng là dường như toàn xã hội đang đi tìm cái căn cước văn hoá của mình. Đã có văn hoá ẩm thực, văn hoá làng xã, văn hoá đô thị... nay lại có văn hóa doanh nhân...
  • xem toàn bộ