Tác động và những thách thức khi vào WTO

06:11 CH @ Chủ Nhật - 24 Tháng Chín, 2006

Là một tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh, WTO gồm 148 quốc gia, chiếm 85% tổng thương mại hàng hoá và chừng 90% thương mại dịch vụ toàn cầu. Hội nhậpkinh tế quốc tế và gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua...

Tháng 01/1995 tổ chức này đã nhận đơn và thành lập Ban công tác Việt Nam gồm thành viên của 38 quốc gia và các vùng lãnh thổ. Trên 10 năm kiên trì đàm phán, tại kỳ họp đa phương lần thứ 11, thành viên của Ban công tác đều ủng hộ để Việt Nam sớm gia nhập tổ chức thương mại toàn cầu. Hội nhậpkinh tế quốc tế và gia nhập WTO mang lại cho nước ta nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua.

1. Cam kết WTO với cải cách thể chế

Những quy định về WTO đã được coi như công ước đa phương của 1 Bộ luật hành chính quốc tế. Từ cam kết không phân biệt đối xử dựa trên nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT), thể hiện trong khuôn khổ những hiệp định về thương mại và dịch vụ (GATS), các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs), quyền sở trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPs), biện pháp khắc phục thương mại (trade reme-dies), cấp phép nhập khẩu (IL), ràng buộc thuế quan, định giá hải quan (CVA) và các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) đã có ảnh hưởng tích cực đối với nhiều nền kinh tế.

Trong xu thế toàn cầu hoá, khi là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam có những thuận lợi cơ bản để thâm nhập, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh công nghiệp hoá và tăng cường năng lực của nền kinh tế. Những cơ hội mới trong phát triển kinh tế xã hội chỉ có được khi hệ thống luật pháp phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh để mọi loại hình doanh nghiệp được đối xử công bằng trong các hoạt động thị trường. Muốn đón nhận thời cơ, tận dụng điêu kiện thoát khỏi tình trạng bị nước lớn gây sức ép, Việt Nam phải sớm hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế thị trường, cải cách hành chính và doanh nghiệp cho tương đồng với những thể chế toàn cầu. Thời gian gia nhập WTO càng gần thì các kế hoạch hành động càng phải thiết thực, cụ thể và rất khẩn trương. Đây chính là tác đóng mạnh mẽ của WTO đến hoạt động mở cửa thị trường và cải cách chính sách, thể chế luật pháp. Hệ thống chính sách minh bạch, ổn định và dễ dự đoán, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động SXKD, là cơ sở quan trọng để thu hút đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực cần mở mang

2. Những tác động kinh tế

Được nhìn nhận trong thực hiện những cam kết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các ngành kinh tế, trong thu hút đầu tư nước ngoài và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Về đầu tư xây dựngtiềm lực

Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại là vấn đề có ý nghĩa to lớn. Thực hiện nghĩa vụ của hiệp định TRIMs sẽ xoá bỏ rào cản đối với đầu tư nước ngoài (FDI), tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia vào các ngành công nghiệp, chế biến nông sản và nhất là dịch vụ có lợi thế. Việc điều chỉnh chính sách nhằm xoá bỏ yêu cầu cân đối thương mại và cân đối ngoại tệ cũng là điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành hàng có lợi thế xuất khẩu.

Khi gia nhập WTO, hiệp định TRIPs , một cơ chế hữu hiệu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, có tác dụng kích thích mạnh mẽ việc đầu tư chuyển giao công nghệ và đưa công nghệ cao vào các ngành kinh tế. Thực hiện nghiêm chỉnh những cam kết TRIPs, tôn trọng quyền SHTT cũng là giải pháp khuyến khích sáng tạo, khích lệ doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào hoạt động R&D, đặc biệt là ở những ngành hàng đòi hỏi hàm lượng trí tuệ cao, mang lại lợi kinh tế ích lớn. Làn sóng đầu tư nước ngoài nếu được gia tăng sẽ là động lực tích cực để tăng trưởng sản xuất công nghiệp, tăng cường nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh các hoạt động R & D, góp phần quan trọng vào nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và những sản phẩm ngành hàng.

Nước ta mở rộng thị trường khi đại bộ phận các tổ chức sản xuất kinh doanh là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu nguồn lực đầu tư trình độ nhân lực thấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, nhiều lĩnh vực công nghệ đang còn lạc hậu. Sức ép lớn đối với các doanh nghiệp trong nước khi vào WTO là sự cạnh tranh gay gắt. Cạnh tranh thị trường nội địa càng trở nên gay gắt hơn khi các rào cản thương mại bị cắt giảm, những doanh nghiệp nhỏ, khả năng cạnh tranh yếu kém có nguy cơ phá sản hoặc giảm hiệu quả kinh doanh. Với tiềm lực hạn chế, doanh nghiệp Việt Nam đang ở thế yếu trong những tranhchấp thương mại quốc tế, thu hút được đầu tư nước ngoài vào phát triển những ngành có lợi thế phát triển, đòi hỏi trình độ công nghệ cao sẽ là một hướng thúc đẩy nhanh những ngành hàng có lợi thế xuất khẩu để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu.

Từ thực tiễn ở nhiều quốc gia,trong thu hút đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp FDI thường mở mang những ngành nghề mới, thực hiện chuyển giao công nghệ và kỹ năng sản xuất kinh doanh cho lao động của nước sở tại nhằm thu được lợi nhuận cao. Mở mang phát triển những ngành nghề mới áp dụng công nghệ hiện đại đòi hỏi lao động có trình độ kỹ thuật cao, buộc lực lượng lao động trẻ phải tự học hỏi vươn lên để có việc làm. Đây cũng chính là là cơ hội để nâng cao trình độ nguồn nhân lựcnước ta khi vào WTO.

Tác động trong ngành nông nghiệp

Được hưởng ưu đãi của 148 nước thành viên, mặt hàng nông sản nhiệt đới có thế mạnh của nước ta không bị phân biệt đối xử, có nhiều cơ hội để thâm nhập vào thị trường toàn cầu, đặc biệt ở những nước phát triển có nhu cầu cao. Ngoài những sản phẩm có ưu thế đặc thù, cây trồng vụ đông là một thế mạnh khi các nước ôn đới đang mùa đông băng giá cần nhiều, nông sản thực phẩm sạch có khả năng mở rộng cũng là một hướng có nhiều triển vọng xuất khẩu lâu dài... Khi gia nhập WTO, ngành nông nghiệp nước ta có thuận lợi hơn trong các tranh chấp, với cam kết không phân biệt đối xử, hàng nông sản xuất khẩu giá rẻ nước ta sẽ có cơ hội thâm nhập vào nhiều thị trường. Thêm vào đó, ảnh hưởng trong các chương trình nghị sự và quyền đàm phán đa biên của nước thành viên WTO cũng là những thuận lợi để tối đa hoá các lợi ích trong các vòng đàm phán thương mại.

Từ chính sách và thể chế phù hợp với thông lệ quốc tế, nông nghiệp nước nhà sẽ có sức thu hút nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Ngoài ra, khi vào WTO, Việt Nam còn được tham gia nhiều hơn vào những chương trình hợp tác khoa học công nghệ, thu hút đầu tư đổi mới công nghệ, mở mang ngành nghề nông thôn, hiện đại hoá công nghiệp chế biến....sẽ tác động lớn đến chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế-xã hội nông thôn. Với hướng phát triển này, theo ước tính của ngành Lao động TBXH, nếu xuất khẩu nông nghiệp, thuỷ sản và lâm nghiệp tăng được 31% , 62% và 7% thì việc làmcho lao động nông nghiệp có thể tăng thêm được 85 vạn.

Tác động tổng thể đối với ngành công nghiệp

Có thể nói, khả năng cạnh tranh tổng thể của ngành công nghiệp nước ta còn ở thế yếu do năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp và trình độ khoa học công nghệ, khả năng quản lý còn nhiều hạn chế.

Ngành công nghiệp có một số mặt hàng có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vục và thế giới song tỷ trọng nhỏ, chủ yếu dựa vào lợi thế tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động rẻ. Với chính sách thúc đẩy tự do hoá thương mại, việc bảo hộ sản xuất trong nước bằng thuế quan chỉ thực hiện được trong những hoàn cảnh nhất định và ngày càng giảm, khả năng Nhà nước bảo hộ cho ngành công nghiệp trước sức ép cạnh tranh ngày càng hạn hẹp, ngành công nghiệp nước nhà đang phải chấp nhận một cuộc chơi không cân sức, phải có những nỗ lực tối đa mới không bị biến thành thị trường tiêu thụ của các nước còng nghiệp phát triển khi vào WTO.

Trong ngành địch vụ

Gia nhập WTO, dịch vụ sẽ là khu vực có độ mở cao. Đón nhận dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài, FDI sẽ đến cùng với công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nhà đầu tư , xu hướng này cũng tạo nhiều thuận lợi để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng phát triển các ngành dịch vụ. Sự tăng trưởng các ngành dịch vụ, đến lượt mình lại tạo điều kiện để tăng sức hấp dẫn và nâng cao khả năng cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn FDI. Các nguồn đầu tư được phân phối lạitheo hướng hiệu quả cho phép phát triển nhanh những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh, đi theo hướng này, nước ta có thể mở rộng một số dịch vụ du lịch và xuất khẩn lao động. Khi vào WTO, thị trường mở rộng, người tiêu dùng trong nước được tiếp cận với những dịch vụ đa ngành với giá thấp và chất lượng tết sẽ là cơ hội để giảm chi phí sản xuất và quan trọng là nâng cao được sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam.

Hạn chế và những thách thức

Nước ta mở cửa thị trường trong điều kiện nền kinh tế chưa đủ sức cạnh tranh, trong khi các doanh nghiệp không ngang sức với Công ty nước ngoài, việc thực hiện yêu cầu tự do hoá dịch vụ, cải cách tài chính, ngân hàng, việc tôn trọng nghiêm ngặt những rào cản về sở hữu trí tuệ, chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, trợ cấp sản xuất xuất khẩu và tiếp cận thị trường hàng hoá công nghiệp ...đang đặt ra cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách và doanh nghiệp phải tìm lời giải cho nhiều bài toán khó.

Thách thứclớn nhất đối với công việc quản lý, hoạch định chính sáchlà trong thời gian ngắn, phải sửa đổi và xây dựng được cơ chế và hệ thống chính sách đồng bộ phù hợp với các quy định của WTO. Cùng với nội dung này, thực hiện cam kết thương mại toàn cầu, nguồn thu ngân sách sẽ giảm đáng kể trong giai đoạn đầu nhưng phải xử lý thâm hụt cán cân thanh toán, giải quyết việc làm, nâng cao trình độ cho người lao và cải cách doanh nghiệp là những công việc đòi hỏi có nguồn vốn lớn, trình độ kỹ thuật và năng lực con người rất cao.

Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, những nỗ lực của lãnh đạo Nhà nước để đẩy nhanh tiến độ xây dựng và ban hành pháp luật đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Với việc thông qua hầu hết những bộ luật cần thiết trong năm 2005, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước đầu tiên xây dựng khá hoàn chỉnh hệ thống pháp luật trước khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn còn nhiều tồn tại do thiếu tính cụ thể và đồng bộ, thường giới hạn ở những chế định mang tính nguyên tắc, tính minh bạch và ổn định còn hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả và hiệu lực thực thi.

Ở tầm doanh nghiệp

Đại bộ phận doanh nghiệp nước ta nhỏ về quy mô, ít vốn, dàn trải và còn trồng chéo về quản lý, năng suất lao động không cao, trình độ công nghệ và năng lực kỹ thuật thấp đang là rào cản lớn nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh. Do hiểu biết thị trường hạn chế, doanh nghiệp trong nước chưa sẵn sàng tận dụng cơ hội tiếp cận thị trường, thường vấp phải những tranh chấp thương mại quốc tế và ở thế yếu.

Cùng với xu thế toàn cầu, cạnh tranh thị trường nội địa sẽ gia tăng mạnh khi gỡ bỏ các hàng rào thương mại. Dưới tác động giảm thuế và mở cửa thị trường, những doanh nghiệp năng lực cạnh tranh kém có nguy cơ giảm lợi nhuận, thiếu việc làm, hoặc phá sản có thể dẫn tới những gánh nặng xã hội sau này.

Để làm rõ thêm những khó khăn thách thức đặt ra, dưới đây, bài viết đề cập tới một số vấn đề có thể nảy sinh từ những cam kết có liên quan và trong một số ngành kinh tế.

Hạn chếtừ những hiệp định liên quan đến đầu tư và sở hữutrí tuệ.

Thực hiện cam kết của hiệp định TRIMs,nhìn chung sẽ tạo thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn trong duy trì mục tiêu khuyến khích sử dụng nguồn lực trong nước (tỷ lệ nội địa hoá), tăng cường xuất khẩu (tỷ lệ xuất khẩu) và thúc đẩy phát triển một số ngành công nghiệp, đây cũng là vấn đề nhạy cảm ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đã được vạch ra.

Quyền sở sở hữu trí tuệ trong hiệp định TRIPsnhằm bảo vệ quyền lợi của những chủ sở hữu tạo ra sáng chế, phát minh có xu hướng bất lợi cho các nước đang phát triển. Bảo vệ SHTT ngày nay, chủ yếu sẽ là bảo vệ lợi ích của các nước phát triển. Theo cam kết TRIPs, bất cứ ở đâu, người sử dụng phát minh, sáng chế đều phải trả tiền. Trên thực tế hầu hết phát minh sáng chế thế giới đều thuộc quyền sở hữu của những nước phát triển và theo ước tính, 85% chi phí R&D thực hiện trong năm 2005 là của các nước công nghiệp phát triển. Trong tầm ngắn và trung hạn, ở các nước đang phát triển, việc tiếp cận công nghệ gặp nhiều khó khăn có thể dẫn đến giá sản phẩm gia tăng và việc làm trong một số khu vực giảm. Đây cũng là thách thức không nhỏ khi vào WTO.

Thách thức đối với các ngành kinh tế

Trong ngành nông nghiệp

Nước ta còn là một nước với 67% lao động xã hội sống bằng nghề nông, nông nghiệp tạo ra khoảng 25% GDP và khoảng 1/3 kimngạch xuất khẩu. Thách thức lớn nhất của nông nghiệp khi vào WTO là khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản và doanh nghiệp chế biến nông sản phải cạnh tranh khốc liệt với hàng ngoại nhập có chất lượng cao.

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ, buộc nông dân phải mua giống, vật tư, tư liệu sản xuất với giá cao có thể làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Trong khi những nước giàu gây sức ép với nước nghèo mở cửa thị trường thì họ vẫn tiếp tục duy trì trợ cấp và những rào cản đối với thị trườngnông sản nước mình (hàng năm nước Mỹ trợ cấp đến 10 tỷ USD cho việc trồng ngô, còn EU giành trên 840 triệu EUR cho củ cải đường....), điều này khiến nông nghiệp nước ta khó sử dụng được biện pháp tự vệ đặc biệt đối với nông sản nhập khẩu.

Đối với sản xuất công nghiệp

Những hiệp định liên quan đã đặt công nghiệp ôtô Việt Nam, một trong những ngành quan trọng, trước nhiều thách thức. Với cam kết xoá bỏ yêu cầu nội địa hoá khi vào WTO, dường như nước ta không còn cơ hội để tiếp tục thực thi chương trình nội địa hoá lĩnh vực công nghiệp này.

Chế biến sữa là ngành sử dụng nguyên liệu thô của chăn nuôi bò sữa. Quy định hiện hành của nước ta yêu cầu các nhà đầu tư phải gắn chế biến sữa với phát triển đàn bò sữa để cấp giấy phép đầu tư. Do nguồn nguyên liệu cung cấp trong nước hạn chế (khoảng 10% nhu cầu), nhập khẩu nguyên liệu sữa bột từ nước ngoài có xu hướng gia tăng. Thực hiện cam kết TRIMs, các doanh nghiệp chủ động quyết định nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến, điều này càng làm gia tăng nhập khẩu sữa, tạo những khó khăn mới trong thực hiện chương trình phát triển bò sữa ở nước ta.

Công nghiệp dược phẩm là lĩnh vực ảnh hưởng nhiều đến đời sống xã hội. Liên quan tới việc tiếp cận dược phẩm là bằng phát minh sáng chế (patents), nhãn mác hàng hoá và những bí mật kinh doanh, trong đó quy đính về Patents có vai trò quan trọng nhất. Thực hiện cam kết TRIPs có thuận lợi cho hoạt động đầu tư, nhưng cũng gây nhiều sức ép. Những quy định liên quan đến phát minh, sáng chế dẫn đến làm gia tăng giá thuốc, gánh nặng của người nghèo lại càng thêm nặng vì khả năng tiếp cận thuốc của họ vốn đã thấp lại càng khó khăn hơn khi ngân sách y tế nước nhà hạn hẹp.

Lĩnh vực dịch vụ

Ngành dịch vụ nước ta phát triển chưa cao, mới chiếm 40% GDP (bình quân chung thế giới là 68%). Phần lớn các doanh nghiệp dịch vụ khoa học, nghiên cứu thị trường, tiếp thị, kế toán, thiết kế mẫu mã...mới được hình thành, khả năng cạnh tranh thấp đang có nguy cơ bị các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh ngay khi mở cửa thị trường. Do việc xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài khi vào WTO, cơ cấu thị phán tiền tệ sẽ có nhiều thay đổi, việc hìnhthành chính sách tiền tệ quốc gia sẽ chịu tác động chi phối của những thay đổi kinh tế xã hội toàn cầu, biến động tỷ giá và hành vi của giới đầu tư quốc tế sẽ làm tăng các hoạt động giao dịch vốn và gia tăng rủi ro trong các hệ thống Ngân hàng.

Về những ảnh hưởng xã hội

Ở nhiều nước đang phát triển, khi vào WTO, tiền lương của lao động lành nghề đã gia tăng nhanh cùng với nguy cơ mất việc làmvà mức độ cải thiện thấp của lao động không có kỹ năng. Tự do hoá thương mại toàn cầu có tác động mạnh đến thu nhập của người lao động và có thể làm trầm trọng thêm khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư.

Sự khác biệt trong thu nhập của lao động nước ta còn có thể cao hơn khi giá cả lao động trên thị trường nội địa và ở nước ngoài có khoảng cách xa. Việc cắt giảm trợ cấp các mặt hàng nông sản vàđỡ bỏ hàng rào thuế quan sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nông dân. Do năng suất lao động và trình độ kỹ thuật có nhiều cách biệt trong sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, thực hiện cam kết WTO, khoảng cách thu nhập của lao động công nghiệp và nông nghiệp sẽ ngày càng lớn. Nông nghiệp và nông dân là đại diện lớn nhất của khu vực nông thôn, còn thành thị đang là khu vực mở mang nhanh công nghiệp và dịch vụ, thực trạng này, khiến chênh lệch giàu nghèo của khu vực thành thì và nông thôn là một thực tế khách quan, nếu không xử lý tốt có thể dẫn tới những quan hệ thiếu bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội và tầng lớp nghèo ở nông thôn có thể là người chịu nhiều thua thiệt.

Thay cho lời kết

Trong một hội thảo gần đây, ông Lương Văn Tự, trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế thương mại quốc tế cho biết Việt Nam đã được công nhận là nước ổn định về chính trị, xã hội và là một trong những nước an toàn trong khu vực. Điều rõ ràng là đất nước có lợi thế về lao động vị trí địa lý và tài nguyên để tạo hàng hoá xuất khẩu đi các thị trường, môitrường đầu tư ở Việt Nam đã được cải thiện tết hơn do hệ thống luật pháp phù hợp với các quy định của WTO, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài được đối xử bình đẳng... Trong bối cảnh đó, khi trở thành thành viên chính thức của WTO, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có nhiều hứa hẹn để phát triển đất nước và đóng góp vào sự phát triển chung của khu vực và thế giới.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lời hứa thương hiệu và WTO

    30/07/2006Đoàn Đình HoàngKhi có ai đó yêu cầu bạn mô tả về thương hiệu của công ty mình, chắc hẳn không ít lần bạn sẽ chỉ vào logo, bảng hiệu, trụ sở công ty hay lãnh đạo doanh nghiệp... Đúng, đó là những yếu tố quan trọng phải có của một thương hiệu nhưng chắc chắn đó không phải là thương hiệu
  • WTO được & mất

    08/07/2006Cao TrangChúng ta đã nỗ lực rất lớn để đi đến một thỏa thuận trong đối tượng công bằng đáp ứng lợi ích lâu dài cho cả Việt Nam và Mỹ. TrungQuốc đã mất 14 năm đàm phán mới chính thức trở thành hội viên của WTO, Việt Nam cũng mất gần một... con giáp để được ghi tên vào danh sách "vàng". Liệu đây có phải là một bài toán quá khó cho nền kinh tếViệt Nam?
  • Để chiến thắng khi Việt Nam vào WTO

    22/06/2006TS Peter Chee (Phương Thảo dịch)Là một nhà đầu tư và một người bạn của Việt Nam, đã nghiên cứu sâu về Việt Nam đồng thời tiếp xúc với môi trường kinh doanh quốc tế, tôi mong muốn được chia sẻ một vài lời khuyên mà tôi hi vọng sẽ giúp doanh nhân trong nước có thể thành công trong một thế giới mới đầy những cạnh tranh khốc liệt...
  • Lại bàn về WTO

    14/06/2006Vũ Khoan, Phó thủ tướng Chính phủGần đây, dư luận nước ta lại nóng lên xung quanh việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều đó cũng dễ hiểu vì với việc kết thúc đàm phán song phương và tuần trước vừa ký thỏa thuận về việc này với Hoa Kỳ - đối tác cuối cùng trong số 28 đối tác yêu cầu đàm phán - khả năng Việt Nam gia nhập WTO không còn xa và nền kinh tế nước ta sắp hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới...
  • Gia nhập WTO, doanh nhân quyết tâm xung trận

    12/06/2006TS. Lê Đăng DoanhChúng ta đang học được rất nhiều khi phân tích thất bại chứ học được rất ít từ những lời tụng ca. Cuộc chiến đấu này không có chỗ cho những người được nuông chiều, quen được ưu đãi, quen được bảo hộ hay kiếm lợi bằng những mối quan hệ bất chính, sống trong những nhà kính được che chắn, không chịu được gió bão...
  • Gia nhập WTO, cần tránh một cơn bão Chanchu

    31/05/2006TS. Lê Đăng Doanh9g sáng chủ nhật 28-5-2006 tại phòng phát sóng trực tiếp của Đài Tiếng nói VN (Hà Nội), ba diễn giả tham gia diễn đàn về chủ đề “Gia nhập WTO và các doanh nghiệp vừa và nhỏ VN” đã nói về cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ VN khi gia nhập WTO.
  • Đã sẵn sàng ra “biển” WTO?

    23/05/2006Nguyễn Ngọc BíchKhông bao lâu nữa chúng ta sẽ gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiện nay hoạt động kinh tế của chúng ta giống như mình đang ở trên sông, vào WTO chúng ta ra biển. Chúng ta đã sẵn sàng chưa?
  • WTO - Bao nhiêu “nhà” là đủ

    15/05/2006GS. Võ Tòng XuânMột loạt cơ hội trước mắt sẽ dâng đến cho mọi người Việt Nam làm giàu, với một điều kiện tiên quyết: có khả năng cạnh tranh cao và lành mạnh. Việc này đòi hỏi từng nhà quản lý ở từng cơ sở, từng ban ngành trong mọi lĩnh vực kinh tế, phải biết người biết ta và biết nâng cao trình độ và khả năng cạnh tranh của mình để không bị thua trên sân nhà mình...
  • Cái giá của việc "lỡ tàu" WTO

    25/12/2005Việt LâmChúng ta không vào WTO bằng mọi giá nhưng cái giá ở đó là gì không thấy ai nói đến. Và cũng chưa ai trả lời xác đáng câu hỏi: VN phải trả giá như thế nào nếu tiếp tục chậm chân...
  • Những khó khăn khi gia nhập WTO

    22/07/2005Đặng Hồng QuangViệt Nam cần khẳng định quyết tâm tham gia một sân chơi bình đẳng, tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác, đặc biệt là với các đối tác có tiềm năng xung đột cạnh tranh nhưng đồng thời phải thuyết phục để họ hiểu thực trạng kinh tế Việt Nam và có những nhân nhượng thỏa đáng...
  • xem toàn bộ