Nhu cầu về tri thức: vấn đề lớn ở Việt Nam

09:15 SA @ Thứ Ba - 03 Tháng Giêng, 2006

NHU CẦU HIỆN TẠI VỀ TRI THỨC Ở VN: YẾU

Tôi đặc biệt quan tầm tới hệ thống giáo dục ĐHVN trong nhiều năm qua. Chắc một số bạn cũng đã rõ, 6 tháng vừa rồi, tôi đã phần nào được biết đến nhiều ở VN thông qua bình luận về các chiến lượcxây dựng trường ĐH đẳng cấp quốc tế (thông qua người bạn tốt của tôi, ông Nguyễn Anh Tuấn).

Về bản chất, cải thiện giáo dục ĐH ở VN liên quan tới việc tạo ra nguồn cung cấp kiến thức. Cung cấp các nhà khoa học và kỹ sư là một điều gì đó mà mọi người trong hệ thống đều hiểu. Cần nhiều nỗ lực, thời gian và tiền bạc mới thành lập được một cơ sở nghiên cứu và đào tạo SV ở trình độ cao. Vai trò của nhà nước trong việc thành lập các cơ sở giáo dục và nghiên cứu hiệu quả rất khó khăn. Tuy nhiên, nhìn rộng ra, sẽ thấy thêm một vấn đề khác: Ngay cả khi thành lập thêm nhiều những cơ sở như thế, các nhà khoa học có trình độ sẽ chỉ trở về hoặc ở lại một quốc gia nơi cần tới và trọng dụng trình độ, kiến thức của họ. Khi những nghiên cứu sinh (NCS) VEF học xong, hoàn toàn xác đáng khi xem xét môi trường mà mình sẽ trở về.

Tôi gọi vấn đề này là nhu cầu về tri thức. Thực ra, tôi muốn nói gì khi dùng cụm từ này? Nền kinh tế của một quốc gia tạo ra nhu cầu về người tài và sáng kiến của họ. Việc thị trường thưởng công cho những người tài và người có giáo dục lại tạo ra nhu cầu học tập của mọi người. Đương nhiên, đây là vấn đề con gà và chất lượng trứng. Rõ ràng, người ta không tìm thấy các trườngĐH đẳng cấp quốc tế ở những nơi có nền kinh tế kém phát triển. Còn các nước phát triển lại có ít nhất một vài trường như thế.

Đối với chúng ta, những người theo sát VN, nhu cầu hiện tại về tri thức ở VN còn yếu. GS tại các trường ĐH hàng đầu ở Hà Nội tin rằng SV chủ yếu coi bằng cấp là bàn đạp để có một việc làm trong khu vực kinh tế quốc doanh.

Tình trạng thiếu nhu cầu về tri thức khuếch đại những vấn đề tồn tại bấy lâu trong hệ thống giáo dục ĐHVN. Do có quá ít nhu cầu đối với những nhân tài thực sự và thành tích học tập chẳng quan trọng bằng các mối quan hệ, bằng cấp bị mất giá trị. Tiêu cực ngày càng tràn lan trong nhà trường. Không chỉ có vậy, người sử dụng lao động tại TP.HCM thường phàn nàn, cử nhân ra trường hiện không làm đúng ngành nghềhọ theo học.

GS Malcom Gilis, cựu Chủ tịch ĐH Rice, thành viên của Hội đồng quản trị VEF, là một chuyên gia quốc tế lão luyện về mối quan hệ giữa khoa học và sáng tạo. GS Gillis giải thích với tôi rằng đa số những sáng chế kỹ thuật tiên tiến nhất bắt nguồn từ các ngành khoa học cơ bản.

Tôi đề cập tới điều này vì trong khi xem xét những nghiên cứu sinh (NCS) VEF hiện nay, có một điểm nổi bật: 70% NCS đang nghiên cứu khoa học máy tính và kỹ thuật điện cũng như các lĩnh vực kỹ thuật khác. Rõ ràng, SV đang chọn nghiên cứu những ngành mà trước mắt có nhu cầu. Đây chỉ là quan sát, không phải sự chỉ trích. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa VEF hiện chưa tìm được những người giỏi trong các lĩnh vực vật lý, sinh học và hoá học. Với mục tiêu cải thiện nền khoa học ở VN, đây là một tình thế khó xử đối với VEF và tình thế này không có câu trả lời dễ dàng. Hoàn toàn tự nhiên khi chọn những người giỏi nhất và hoàn toàn tự nhiên khi SV theo học những chuyên ngành nơi có nhiều việc làm tốt.

Tuy nhiên, VN sẽ cần nhiều nhà vật lý học, sinh học và hoá học nếu thiết lập một trường ĐH đẳng cấp quốc tế và trở thành một bộ phận của hệ thống khoa học toàn cầu. VEF có lợi thế hơn so với nhiều nhóm khác trong việc giải quyết điều này và nên xem xét kỹ vấn đề này. Theo quan điểm của riêng tôi, trong ngắn hạn, cách duy nhất để xây dựng năng lực nghiên cứu cao học trình độ cao trong những ngành khoa học này là đầu tư đào tạo các SV khoa học ở nước ngoài.

GS Chung Kim có nói với tôi rằng, ngay cả các NCS khoa học của ĐH quốc gia Seoul cũng gặp khó khăn khi cạnh tranh trong các chương trình khoa học dành cho NCS ở Mỹ do trường thiếu năng lực. Những điểm yếu trong đào tạo các SV khoa học ở VN còn nghiêm trọng hơn và cần được giải quyết, song sẽ không thể giải quyết nhanh. Tạo ra những tiến sĩ khoa học tài giỏi đòi hỏi phải có hệ thống giáo dục khoa học tốt dành cho SV.

TẠO RA NHU CẦU TRI THỨC

Giờ, tôi xin trở lại với thiếu nhu cầu tri thức ở VN hiện nay.

Xin bắt đầu với quan sát: môi trường thúc đẩy nhu cầu sáng tạo hầu như là trách nhiệm của nhà nước vì nó đòi hỏi rất nhiều chính sách phức tạp về những vấn đề đa dạng. Chẳng hạn như giáo dục, tài chính, luật pháp và chăm sóc y tế.

Những người quen thuộc với thành tích phát triển kinh tế gần đây của VN có thể hỏi tại sao nhu cầu lại là một vấn đề. Thử hỏi, có bao nhiêu quốc gia khác đạt được tốc độ tăng trưởng GDP 8% hoặc xuất khẩu trên 20%? Đói nghèo đang giảm khi nhiều doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo Luật Doanh nghiệp được thông qua năm 2000. FDI đang tăngtới mức ngay cả Thái Lan cũng phải lo ngại. Hầu hết, các nước khác sẽ từ bỏ nhiều thứ để có được thành tích kinh tế này.

Cũng có thể vẽ một bức tranh nền kinh tế VN và những triển vọng ngắn hạn của nó. Chắc chắn, sẽ ít màu hồng. Ngay bây giờ, tôi muốn giới thiệu với quý vị một bức tranh như thế và gợi ý rằng những người quan tâm tới nền khoa học VN nên lo lắng vì bức tranh nêu lên những câu hỏi nghiêm túc về việc liệu các NCS đang tu nghiệp ở nước ngoài có tìm được cơ hội để phát huy đầy đủ tài năng của họ ở VN hay không. Nếu những xu hướng hiện nay không thay đổi, tôi sợ là họ sẽ không tìm được.

Tôi biết, một số người sẽ coi nhận định này là quá bi quan. Một người bạn tốt - một quan chức cấp cao VN - từng nói với tôi rằng, nếu là bạn tốt của VN thì phải phê phán VN. Tôi tin có rất ít sự phê bình mang tính xây dựng liên quan tới chính sách và thành tựu kinh tế xã hội của VN, cả ở trong nước lẫn nước ngoài. Trên tinh thần đó, tôi xin trình bày phần phê bình dưới đây.

Một phần thành tựu kinh tế của VN đáng được xem xét kỹ hơn - tỷ lệ tăng trưởng sản lượng công nghiệp. Các nhà kinh tế lưu ý rằng bất kỳ khi nào khu vực tư nhân (hiện đang tăng trưởng nhanh gấp 2 lần khu vực nhà nước) tiến gần tới khu vực nhà nước về giá trị, có sự suy giảm đột ngột và không thể giải thích được về giá trị của khu vực tư nhân. Điều này làm người ta kết luận rằng, đó không chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nếu dùng dữ liệu sản lượng công nghiệp năm 2003 làm cơ sở thì sẽ thấy chưa tới 1/5 tăng trưởng công nghiệp tới từ các doanh nghiệp quốc doanh.

Điều này mô tả rõ ràng rằng khu vực nhà nước không còn đóng ''vai trò dẫn đầu'' trong nền kinh tế VN. Chiếm một phần nhỏ trong tỷ lệ tăng trưởng công nghiệp, tạo việc làm và xuất khẩu nên chỉ khi tiếp tục thu hút được lượng vốn lớn thì khu vực này mới đóng vai trò lớn.

Quả thực, VN là một trong số những quốc gia duy nhất trên thế giới mà trong đó tỷ lệ phần trăm vốn được phân bổ cho khu vực nhà nước đang tăng lên. Điều này có ý nghĩa quan trọng bởi không phải vì thiếu nguồn lực mà khu vực nhà nước suy giảm. Tôi cho rằng tiếp tục nói về ''vai trò dẫn đầu'' đối với khu vực nhà nước là bỏ qua thực tế và làm ảnh hưởng tới tương lai.

6 vấn đề "kinh khủng"

Giờ, chúng ta hãy xem xét một số xu hướng không hỗ trợ một triển vọng xán lạn:

1. Không thể gia nhập WTO trong năm 2005 và chưa chắn đã gia nhập được trong năm 2006.

2. Những lo ngại thực tế liên quan tới việc phân bổ, sử dụng vốn từ một đợt phát hành trái phiếu gần đây

3.Ngày càng tụt hạng trong bảng xếp hạngtham nhũng, cùng với hệ thống luật pháp còn nhiều vấn đề và thậm chí là lộn xộn.

4.Sự phát triển chậm chạp của một hệ thống tài chính lành mạnh.

5. Những thay đổi mang tính thụt lùi đối với luật đầu tư, quay trở lại với phương pháp tiếp cận từng dự án, thay vì đăng ký đơn giản.

6.Những vấn đề liên quan tới cổ phần hoávà đầu tư của nhà nước. Hai vấn đề này cho thấy tiếp tục có sự quan tâm tới việc tạo ra sự công nghiệp hoá dựa vào nhà nước. Điều đó sẽ làm cho khu vực tư nhân hiệu quả hơn thiếu vốn và giới hạn khu vực này chủ yếu ở những doanh nghiệp có quy mô nhỏ với khả năng cạnh tranh hạn chế trong các thị trường quốc tế.

Làm sao mà các kết quả lại tốt đến vậy và các vấn đề lại kinh khủng tới vậy? Về cơ bản, VN đang nằm ở trung tâm của một ''cơn bão hoàn hảo'' gồm những yếu tố kinh tế thuận lợi. Hầu hết những yếu tố này nằm ngoài khả năng kiểm soát của nhà nước. Giá dầu cao, giá các nguyên vật liệu khác cũng tăng mạnh. Sự thay đổi về địa chính trị (chẳng hạn như do lo ngại về Trung Quốc) đã kéo các nhà đầu tư Nhật và Đài Loan tới VN. Viện trợ lên tới hàng tỷ đôla mỗi năm. Lượng kiều hối đạt gần 4 tỷ đôla. Nếu chúng ta cộng ODA, nguồn thu từ dầu mỏ, FDI và kiều hối, chúng ta có tổng cộng trên 15 tỷ đôla hay 30% GDP. Nếu khoản tiết kiệm từ nguồn thu phi dầu mỏ là 10-15%, chúng ta sẽ có nguồn lực trên 40% GDP.

VN thiếu la bàn

Chính phủ VN không thể kiểm soát được cơn bão hoàn hảo này. Tuy nhiên, Chính phủ có thể kiểm soát môi trường chính sách. Tôi cho rằng những vấn đề nêu ra ở trên ngụ ý về chính sách tồi. Nó cho thấy VN thiếu la bàn, nghĩa là những phân tích để thúc đẩy tiến trình chính sách. Xem xét sơ qua về các vấn đề kinh tế hiện nay sẽ làm sáng tỏ tại sao tôi lại nói như thế.

Thứ nhất, hãy xem xét câu chuyện VN nỗ lực gia nhập WTO. Nói thẳng là ở đây, cả 2 bên đều thiếu kỹ năng. Mỹ khăng khăng tiếp tục duy trì hệ thống hạn ngạch dệt maycũ như một điều kiện gia nhập WTO. Điều này hoàn toàn sai. VN chỉ chiếm chưa tới 3% hàng nhập khẩu dệt may vào Mỹ và không phải là mối đe doạ lớn đối với ngành dệt may của Mỹ. Trung Quốc chiếm gần 30% song các nước châu Á khác còn ít hơn nhiều (Ấn Độ dưới 6%) và không nên bị loại trừ. Thế nhưng, VN lại thất bại trong các cuộc đàm phán. Thậm chí, VN còn chưa đưa ra được một đề xuất toàn diện trên bàn đàm phán và đang cố duy trì một hệ thống theo kiểu áp dụng dần dần. Giờ thì chắc chắn rằng con đường gia nhập WTO sẽ khó khăn hơn trong những năm tới.

Thật mỉa mai thay khi nhiều ''điều kiện nhượng bộ'' mà VN chống lại sẽ làm giảm tình trạng độc quyền về dịch vụ và hạ thấp chi phí ở VN, do đó làm cho VN cạnh tranh và xuất khẩu dễ dàng hơn. Người ta có thể cho rằng thất bại trong việc gia nhập WTO và những khó khăn kinh tế phát sinh từ thất bại này cuối cùng có thể trở thành chất xúc tác mạnh cho cải cách. Nếu đúng như vậy thì khoảng thời gian chưa vào được WTO sẽ cản trở các loại đầu tư mà chắc chắn sẽ cần các chuyên gia công nghệ cao. Tóm lại, đó là một cơ hội bị mất - nhượng bộ những quyền lợi đặc biệt và không nhận thức được quyền lợi lâu dài của bản thân.

Thứ hai, gần đây có đợt phát hành trái phiếu quốc tế 750 triệu đôla. Đợt phát hành này rất đắt hàng và một số người đang ca ngợi đây là một dấu hiệu cho thấy VN đang gia nhập vào câu lạc bộ các nước lớn. Có thể đúng như vậy. Song có một câu hỏi: người ta đang chơi trò chơi gì?

Toàn bộ số tiền này được dành để cho tổng công ty đóng tàu quốc doanh Vinashin vay. Công ty đóng tàu tư nhân ABG của Ấn Độ đang xây dựng một xưởng đóng tàu mới, cỡ lớn. Xưởng này sẽ có khả năng đóng những con tàu 120.000 tấn, đóng tám con tàu cùng một lúc. Xưởng đóng tàu hiện đại đó sẽ chi phí chưa tới 100 triệu đôla.

Ngay cả khi chi phí cho một xưởng đóng tàu tương tự ở VN cao hơn 50%, chúng ta có 600 triệu đôla không được giải thích. Tăng cường quyền lợi mà ít quan tâm tới hiệu quả sẽ không tăng thêm sức mạnh cho nền kinh tế VN và cuối cùng sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng những công nhân lành nghề, thậm chí là một số được sử dụng trong dự án này.

Nhân tài hàng đầu không xếp hàng xin việc ở quốc doanh

Vậy VN không thể thành công chỉ bằng cách xây dựng một khu vực xuất khẩu hiệu quả hay sao? Điều đó còn phụ thuộc vào FDI và sự tăng trưởng của các nhà cung cấp có nhiều khả năng hơn. Nói như giới chuyên môn thì VN sẽ phải ''leo lên chiếc dây giá trị gia tăng'', chứ không chỉ là một nguồn lao động rẻ và hiệu quả.

Làm điều đó, cần có môi trường kinh doanh tốt. Tuy nhiên, hạng tham nhũng của Việt Namđã giảm từ năm 1997 tới 2005, theo Tổ chức Minh bạch quốc tế. VN cùng với Indonesia và Philippines gia nhập vào nhóm các nước có tình hình tham nhũng tồi tệ hơn trong khi Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ và Trung Quốc đều được nâng hạng.

Tương tự, thứ hạng của VN về khả năng cạnh tranh tăng trưởng (theo diễn đàn kinh tế thế giới) cũng đáng thất vọng, chỉ tăng lên được một nấc từ năm 2001 tới 2005. Căn cứ vào việc trong suốt thời kỳ đó, nhiều nước châu Phi cũng được đưa vào xếp hạng và Indonesia, Malaysia và Thái Lan đều lên được hai, ba nấc thì rõ ràng VN đang thụt lùi.

Hãy nghĩ về hệ thống pháp luật. Có tin đồn VN đã mất nhiều cơ hội đầu tư ở lĩnh vực công nghệ cao do các nhà đầu tư lo ngại về vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Liệu Intel hay Microsoft sẽ đầu tư nghiêm túc vào một nơi như thế? Điều đó có thể. Song, nếu VN có một thị trường nội địa lớn như Trung Quốc. Đáng tiếc là GDP của VN chỉ bằng 50% của Singapore.

Về môi trường luật pháp u ám thì ít ra các công ty trong nước có thể đối phó được, mặc dù rất khó khăn. Một vấn đề nữa là không thể có tiền để mở rộng. Do các ngân hàng quốc doanh chi phối hệ thống ngân hàng và không muốn cho các công ty tư nhân vay tiền mà không có thế chấp chắc chắn nên các công ty tư nhân hiệu quả ít có cơ hội để mở rộng, ngoại trừ thông qua lợi nhuận giữ lại.

Thị trường trái phiếu và cổ phiếu được sử dụng như một chiếc phanh kìm hãm tốt độ tăng trưởng của khu vực tư nhân, chứ không phải là một cách phân phối vốn hiệu quả. Nếu một khu vực mới mở ra, đó sẽ là những công ty có thể được vay vốn và đây là những công ty nhà nước hoặc những công ty ''tư nhân'' được ưu đãi cao, có mối liên hệ mật thiết mới những người đang nắm quyền.

Loại công ty này chắc chắc không thể cạnh tranh thực sự và cũng không thể bắt đầu đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, hoặc thậm chí vay mượn công nghệ theo một cách sẽ giúp VN tạo ra con đường riêng, hướng tới năng suất cao hơn. Sự tăng trưởng rất nhanh về tín dụng có lẽ cũng không phải là ngoại lệ mà là cho các doanh nghiệp nhà nước vay nhiều hơn.

Như vậy, đối với các ngành sử dụng nhiều tri thức thì điều này chẳng có gì là tích cực về mặt dài hạn. Chỉ mới một nhóm nhỏ các công ty sở hữu 50 triệu đôla tiền vốn hoặc nhiều hơn, người ta sẽ hỏi: các công ty có khả năng cạnh tranh quốc tế ở đâu?

Việc sửa đổi luật Đầu tư gần đây cho thấy gió đang thổi sai hướng. Có lẽ mục đích của luật Đầu tư mới là nhằm cải cách theo hướng một cửa đối với luật hiện có. Tuy nhiên, như một đại biểu Quốc hội đã nói: ''Có cái gọi là một cửa song vẫn còn nhiều cửa''. Mặc dù cómột số thay đổi vào phút cuối song ấn tượng chung là VN mâu thuẫn và không thực sự muốn làm cho môi trường kinh doanh dễ dàng. Điều đó đi ngược lại loại tăng trưởng mà VN cần.

Điều gì đứng đằng sau phần lớn những vấn đề này? Một cách giải thích là nó thể hiện nỗ lực phát triển một khu vực sở hữu nhà nước mới, ngay cả khi kinh nghiệm trong quá khứ không tốt và đòi hỏi của các đối tác thương mại khiến việc làm đó rất tốn kém (về mặt cơ hội xuất khẩu bị mất đi). Tốc độ cổ phần hoá tiếp tục chậm chạp, giá cả cao và sự lựa chọn nghèo nàn trong nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn đều chỉ ra mong muốn ngăn chặn và hạn chế các công ty tư nhân hiệu quả, tạo việc làm và có tiềm năng kỹ thuật tiên tiến.

Do không thua thiệt gì nên Nhà nước đang nỗ lực nâng đỡ các công ty nhà nước. Những công ty này không thể cạnh tranh trong các thị trường mở và không có sáng kiến tốt để sử dụng lực lượng tri thức một cách hiệu quả. Theo hiểu biết của tôi thì những nhân tài hàng đầu được đào tạo ở nước ngoài hiện không xếp hàng xin làm việc cho các doanh nghiệp quốc doanh.

Kết luận

Để kết luận, tôi xin trở lại vấn đề cung và cầu tri thức. VEF đang làm một công việc tuyệt vời nhằm cải thiện cung và các bạn, những nghiên cứu sinh VEF là người hưởng lợi trực tiếp của nỗ lực đó. VEF không đơn độc trong công việc này. Tôi ước tính, các gia đình VN đang chi ít nhất 150 triệu đôla/mỗi năm để cho con em họ theo học ở nước ngoài. Có nguồn cung tri thức mặc dù cần một hệ thống ĐH tốt hơn. Tuy nhiên, tôi cho rằng công việc tạo nhu cầu tri thức mà VN đang làm lại rất tồi.

Tôi đề nghị tất cả chúng ta cần quan tâm nhiều hơn tới các thể chế giáo dục, kinh tế, luật pháp và chính sách. Chúng tôi, và VN, phải phát hiện những điểm yếu liên quan và giải quyết những điểm yếu đó.

Nguồn:VietnamNet
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Tham mưu: Kiến thức và trung thực

    16/06/2017Trần Bạch ĐằngGần đây, trong một số sai sót cả về chính sách lẫn điều hành ở tầm mức ảnh hưởng không hay đến xã hội, dư luận có nhắc một tác nhân - những người tham mưu. Tất nhiên, cách đánh giá nào đó sẽ không thực sự công bằng bởi lẽ cũng có những ý kiến tham mưu - ta hiểu, những ý kiến đóng góp cho người ra quyết định cuối cùng - mang lại hiệu quả không nhỏ, thậm chí rất lớn nữa.
  • Năm cánh sao vàng

    02/09/2016TS. Nguyễn Sĩ DũngGần 70 năm đã trôi qua, cờ đỏ sao vàng Cách mạng Tháng Tám mãi còn vẫy gọi. Và ngôi sao năm cánh vẫn còn toả sáng dẫn đường cho dân tộc ta đi về phía trước...
  • "Phải tiến nhanh lên mà thôi"

    13/07/2016Nguyễn Khắc MaiBàn về văn minh nước ta, khuyết điểm còn nhiều nhưng không có gì phải lo, chỉ phải tiến nhanh lên mà thôi...”(1). Đó là câu nói mà 100 năm trước được ghi trong Quốc Dân Độc Bản của các sĩ phu yêu nước tiến bộ thời Đông Kinh Nghĩa Thục.
  • Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ

    16/05/2016Ngô Tự LậpTrích đăng từ bài “Giáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại” của Ngô Tự Lậpbàn về trí thức và nửa trí thức.
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    15/05/2016Lê Đăng DoanhChúng ta có nhiều đức tính để đón nhận sự thay đổi rất nhanh chóng khi bước vào thiên niên kỷ của sự sáng tạo và đổi mới, nhưng cũng rất rõ ràng là chúng ta cần xây dựng một tương quan lành mạnh giữa truyền thống với hiện đại, trong đó truyền thống phải tạo cơ sở để tiếp nhận cái mới, những tinh hoa của văn minh nhân loại.
  • Tính chủ quan trong tác động nhân tạo vào đời sống tự nhiên

    22/05/2015Nguyễn Trần BạtTrước đây, hầu hết các chương trình cải cách chủ yếu đặt con người quay xung quanh sự phát triển, tức là lấy phát triển làm trọng tâm. Quan điểm như vậy là hoàn toàn sai lầm. Nó xuất phát từ sai lầm của các chính phủ cho rằng cải cách là công cụ vạn năng, có thể tiến hành đối với tất cả các đối tượng và các mức độ khác nhau để tạo ra sự phát triển mà thực chất chỉ là sự tăng trưởng. Do đó, con người bị uốn nắn theo các chương trình cải cách, trở thành đối tượng bị động...
  • Phát huy nội lực

    02/04/2015Nguyễn Trần BạtTừ bao đời nay, người Việt ước mơ xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh". Có thời người ta đặt hy vọng ở nguồn tài nguyên rừng vàng biển bạc, chẳng hạn như dầu mỏ phun lên ồ ạt nhiều hơn cả dầu mỏ Trung Đông. Cũng có người mơ tưởng sẽ có những lực lượng ngoại bang mang lại cuộc đổi đời cho dân tộc. Họ vừa thiếu thực tế vừa sai lầm về mặt lý luận. Chỉ có sức mạnh của chúng ta - nội lực Việt Nam - mới giải quyết được những vấn đề của chúng ta, mới là yếu tố quyết định để biến đổi một nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu thành một quốc gia hùng mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
  • Công chức thiếu động lực và kỹ năng để làm việc tốt ?

    16/10/2014Theo điều tra của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, 43% cán bộ công chức và 33% công dân và doanh nghiệp cho rằng công chức không đủ trình độ và khả năng giải quyết công việc...
  • "Phát triển bền vững" nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa

    25/09/2014Trần Hữu DũngTừ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước...
  • Cuộc giải phóng thứ hai

    01/03/2014Nguyễn Trần Bạt“… Có thể coi cuộc giải phóng con người như là một cuộc cách mạng. Và cuộc cách mạng thứ hai này còn khó khăn hơn nhiều so với cuộc cách mạng lần thứ nhất. Bởi vì trước đây ai cũng trông thấy sự hiện diện của ngoại bang và đó là lý do hiển nhiên để tập hợp lực lượng. Còn giải phóng con người là một bước thay đổi căn bản nhưng vô hình về nhận thức, về tất cả các cấu trúc xã hội. "
  • Nhận diện nền kinh tế tri thức

    10/01/2014Gần đây, kinh tế tri thức được bàn luận sôi nổi khắp nơi. Nhiều người rất hăng hái xem đây là cơ hội nghìn vàng cho đất nước ta nhanh chóng bứt ra khỏi nghèo nàn lạc hậu. Nhưng cũng có ý kiến cảnh báo rằng đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức có thể làm chúng ta xao lãng những vấn đề cấp bách nhất của nền kinh tế đang còn quá thấp kém...
  • Khoa học và thực tiễn

    01/01/2006Phan Hồng Giang (Hội đồng lý luận T.Ư)Thực tiễn phát triển đất nước hôm nay đang tiếp tục đặt ra những câu hỏi bức xúc cho các nhà khoa học, các nhà quản lý: Làm sao thoát khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế? Làm sao không bị thua thiệt khi tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá? Làm sao tăng trưởng kinh tế phải song hành với phát triển văn hoá? Làm sao đẩy lùi được quốc nạn tham nhũng?... Trách nhiệm giải đáp các câu hỏi đó trước hết của các nhà nghiên cứu xã hội và các nhà quản lý...
  • Nhân tài trong thời đại mới

    23/12/2005Chu HảoChưa có thời đại nào chúng ta lại cần có nhiều nhân tài và phải trọng dụng nhân tài như ở thời đại này. Bởi vì chính họ, những nhân tài là những cỗ máy cái quan trọng nhất sản xuất ra tri thức và biển tri thức thành của cải vật chất và tinh thần cho toàn xã hội. Chỉ có họ mới có năng lực vượt trội trong việc sử dụng tri thức cho phát triển...
  • Có chăng nền kinh tế tri thức?

    19/12/2005Đoàn Tiểu LongKinh tế tri thức chỉ là một phần của xã hội tri thức, trong đó mọi người đều có khả năng tiếp cận và sử dụng các tri thức chung của toàn nhân loại để phục vụ cho công việc và cuộc sống của mình...
  • Người trí thức trong nền kinh tế thị trường

    16/12/2005PGS.TS Vũ Duy ThôngTrí tuệ một khi đã trở thành hàng hóa thì cũng sẽ bị điều tiết theo qui luật cung-cầu. Nhiều trí thức trẻ hiện nay đặt mục tiêu hàng đầu là tìm những nơi trả lương cao để làm việc...
  • Cách mạng và Khoa học

    12/10/2005Cách mạng luôn đi trước và đặt ra nhiều vấn đề cần được tổng kết thành lý luận. Muốn phục vụ kịp thời cho cách mạng, công tác nghiên cứu khoa học cần được đẩy mạnh sao cho thấy được những yêu cầu đặt ra của cách mạng...
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    10/10/2005Lê Đăng Doanh"Truyền thống của dân tộc ta đâu chỉ có chiến đấu. Sao không thấy trình diễn các truyền thống sáng tạo văn học nghệ thuật, khoa học, cách tân của ông cha ta?" Đó là một câu hỏi nghiêm túc cần được suy nghĩ và phân tích, khi chúng ta bước vào thiên niên kỷ của tiến bộ khoa học công nghệ và toàn cầu hoá với quy mô và mức độ sâu rộng chưa từng có. Không có dân tộc nào có thể tự cho mình là hoàn hảo trong mọi thời đại để quên mất học tập và tiếp thu cái tốt, cái đẹp của các dân tộc khác...
  • Những lực cản của nền kinh tế

    28/09/2005Phan Thế HảiTheo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Vậy đâu là lực cản của nền kinh tế, đâu là nguyên nhân gây nên sự trì trệ hiện nay?
  • Về phương pháp luận và phạm vi của nó

    26/09/2005Lê Hữu TầngTrong những năm gần đây, ở nước ta, những vấn đề phương pháp và phương pháp luận đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Những cuộc thảo luận về phương pháp và phương pháp luận đang được tiến hành trong anh chị em làm công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học cũng như các khoa học cụ thể chứng tỏ rằng việc nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề ấy đang trở thành một nhu cầu ngày càng bức thiết...
  • Trò chuyện với giáo sư John Gillespie

    07/09/2005Nguyễn Trần BạtJohn Gillespie là giáo sư thỉnh giảng của Trường Đại học Luật Deakin - một trong những trường đại học luật danh tiếng của Úc và cũng là một trong những trường luật có ảnh hưởng lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ông đã nghiên cứu về Việt Nam từ hàng chục năm qua và có nhiều công trình nghiên cứu về Việt Nam. Tháng 3 năm 2005, trong dịp sang Việt Nam nghiên cứu ông đã có cuộc trò chuyện sau đây với tác giả.
  • Thông tin xã hội và vai trò của nó trong quản lý xã hội

    24/08/2005Nguyễn Hữu Đễ (*)Thông tin xã hội có nội dung rất đa dạng và phức tạp. Đối với quản lý xã hội, vai trò quan trọng của nó được thể hiện ở chỗ; Thứ nhất, thông tin xã hội là cơ sở, điều kiện cần thiết để tiến hành quản lý xã hội: thứ hai, tùy theo chất lượng, nó có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm tốc độ phát triển của hệ thống xã hội và cuối cùng, quyết định sự thành công hay thất bại của cả quá trình quản lý xã hội.
  • Những khó khăn khi gia nhập WTO

    22/07/2005Đặng Hồng QuangViệt Nam cần khẳng định quyết tâm tham gia một sân chơi bình đẳng, tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác, đặc biệt là với các đối tác có tiềm năng xung đột cạnh tranh nhưng đồng thời phải thuyết phục để họ hiểu thực trạng kinh tế Việt Nam và có những nhân nhượng thỏa đáng...
  • Đổi mới tư duy

    21/07/2005Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học HarvardXin giới thiệu với quý độc giả bài viết với cách nhìn mới mẻ và toàn diện về đổi mới tư duy của Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học Harvard.
  • Học gì từ lộ trình đi đến phồn vinh của người Trung Quốc ?

    21/07/2005Cuộc trò chuyện với TS Harvard Vũ Minh Khương về những kinh nghiệm phát triển của nước bạn ngay trong buổi sáng Chủ tịch nước Trần Đức Lương sang thăm Trung Quốc.
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • Để Phát Triển Con Người Một Cách Bền Vững

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnPhát triển con người một cách bền vững là mục tiêu của sự phát triển. phát triển con người một cách bền vững là phát triển thường xuyên và liên tục, lâu dài mọi năng lực thể chất, tinh thần trí tuệ, nhân cách con người - phát triển những năng lực bản chất nhất, những năng lực đang ở trong lĩnh vực tiềm năng của con người nhằm làm phong phú thêm và ngày cang nâng cao hơn chất lượng cuộc sống của mỗi người cũng như của cả cộng đồng và qua đó, tạo động lực bền vững cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Để phát triển con người một cách bền vững, cần phải tuân thủ quan điểm phát triển, quan điểm toàn diện và cách tiếp cận đúng. Cách tiếp cận đúng đắn là cách tiếp cận quán triệt quan điểm coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển và xem xét con người trên quan điểm phát triển, quan điểm toàn diện.
  • Tính chất của nghề chuyên môn

    23/08/2005Nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh R.H. Tawney (1880-1962) đưa ra một định nghĩa rất bao quát về một nghề nghiệp khi ông nói: “Nó là một tập thể những con người thực hiện công việc của họ theo những luật lệ đã được thiết lập để củng cố những tiêu chuẩn nào đó vừa nhằm bảo vệ tốt hơn những thành viên của nó vừa để phục vụ công chúng tốt hơn.” ...
  • Văn minh là gì?

    18/07/2005Huy Vũ dịchVăn minh là trật tự xã hội nhằm đẩy mạnh sự sáng tạo văn hoá. Bốn yếu tố chính tạo nên nó: dự trữ kinh tế, tổ chức chính trị, truyền thống đạo lý cùng sự theo đuổi tri thức và nghệ thuật. Nó bắt đầu ở chỗ hỗn loạn và bất an chấm dứt. Khi sự sợ hãi được khuất phục, lòng hiếu kỳ và tính xây dựng được tự do, và con người bước qua khỏi xung lực tự nhiên để tiến tới sự hiểu biết và và tô điểm đời sống.
  • "Chúng ta nhất trí với nhau dễ dàng quá!"

    09/07/2005TS Lê Đăng Doanh“Chúng ta nhất trí với nhau nhiều quá và dễ dàng quá!”, giáo Sư Robert Wade nổi tiếng của Đại học Kinh tế London lừng danh đã thốt lên như thế trong phiên bế mạc hội thảo tổng kết 20 năm đổi mới hôm 1/7/2005 vừa qua.
  • Cải cách giáo dục: Trước thách thức của thế kỷ XXI

    19/04/2005Phạm Khiêm Ích(Edgar Morin) Nhà trường phải giúp cho sinh viên thấm nhuần “một thứ văn hoá về tính phức hợp” (culture de la complexité), tức là nền văn hoá của thế giới ngày mai...
  • Cuộc chiến giành nhân tài ở thế kỷ 21

    10/02/2003Cuộc cạnh tranh giữa các nước trong thế kỷ 21 sẽ là cạnh tranh của sức mạnh tổng hợp quốc gia, mà thực chất diễn ra trong lĩnh vực khoa học công nghệ cao. Điều then chốt của cuộc cạnh tranh này là cạnh tranh về tố chất dân tộc và trình độ nhân tài. Có ưu thế nhân tài sẽ có thể tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước, đứng vững trong cộng đồng thế giới.
  • xem toàn bộ