Từ lề đường bước vào xa lộ
Năm 1474 Viện dân biểu của thành phố tự trị Venedig ban hành một đạo luật đầu tiên về quyền sáng chế, cho phép người phát minh độc quyền sử dụng sáng chế đó trong vòng 10 năm kể từ ngày được cấp bản quyền. Kể từ đó các đạo luật bảo hộ sáng chế nối tiếp nhau ra đời và lan rộng ra nhiều lĩnh vực, ngày nay mọi tri thức có giá trị thương mại đều dễ dàng được bảo hộ, chúng dễ dàng biến thành tư bản sinh lời. Bộ luật Dân sự 1995, Luật Thương mại 1997, Bộ luật Hình sự 1999 và vô số Nghị định, Thông tư đã hướng dẫn thi hành đủ loại quyền tài sản trí tuệ, từ tác quyền của giới văn nghệ, cho tới độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thậm chí bí mật thương mại cũng được bảo hộ đầy đủ ở Việt Nam.
Văn bản luật thì thật nhiều, vậy mà buồn thay, trong khi Hàn Quốc, Singapore, Dài Loan.. đều đã nối đuôi Nhật Bản để biến thành những cường quốc công nghệ, người Việt Nam vẫn chỉ đứng bên lề đường mà nhìn công nghệ vụt đi nhanh. Học hàm, học vị được cấp phát ngày càng nhiều, song công trình công bố trên các ấn phẩm quốc tế, sáng chế và sở hữu trí tuệ của người trong nước trên trường quốc tế thật hiếm hoi. Đôi khi luật sở hữu trí tuệ của nước ta trên thực tế bảo hộ cho tài sản cho ngoại bang là chính, cứ khoảng 1200 văn bằng cấp sáng chế cấp cho người nước ngoài thì mới có 30 văn bằng cấp cho người trong nước. Việt tộc, một dân tộc ưu việt theo cách chiết tự chữ Bách Việt của Kim Định, không thể còn vô cảm trước những nguy cơ ngày càng lộ rõ khi bước vào ngôi làng toàn cầu. Nếu chỉ trông cậy vào dầu thô, hàng dệt, đánh bắt thủy sản, và nhặt nhạnh từng đồng bạc nhọc nhằn từ nông sản, xuất khẩu lao động giản đơn, cho đến bao giờ người nước ta mới có thể làm chủ cuộc chơi toàn cầu và biến đồng bào của thời thế thành sức ép canh tân. Đuổi theo và vượt là kế sách mà các nước đồng văn đã bắt đầu làm từ thời Nguyễn Trường Tộ soạn Tế cấp bát điều sau nhiều năm tìm những con đường mới, có lẽ nước ta nên nhìn láng giềng mà học cách phát triển kỹ nghệ.
Để pháp luật góp phần khuyến khích và bảo hộ sở hữu trí tuệ một cách tốt hơn trong thời mở cửa, theo thiền ý của tôi, ba vấn đề sau đây cần được quan tâm:
Thứ nhất, khi Minh Trị và quần thần làm lễ canh tân, họ đi vào thế giới bằng cách mở cửa trái tim và trí óc của dân tộc Nhật. Bàn đàm phán cho Việt Nam gia nhập WTO có lẽ không chi diễn ra ở Genêve, mà gay go hơn sự diễn ra ở Hà Nội. Tri thức và kỹ nghệ của Phương Tây chỉ mang lại sức mạnh cho người Nhật, nếu chúng được đón nhận thành tâm. Tiếp nhận luật lệ WTO và chuyển hóa các yêu cầu của chúng thành luật việt Nam thì dễ, song làm cho thứ luật trên giấy đó tương thích với ý thức hệ, với văn hóa và lối sống của người trong nước mọi khó khăn hơn. Văn bản luật không cần nhiều và tinh vi phức tạp, điều quan trọng là tinh thần pháp luật phải rõ ràng. Suy cho cùng, bảo vệ sở hữu trí tuệ là tôn trọng quyền tài sản tư nhân, giảm thiều can thiệp của Nhà nước vào tự do định đoạt quyền tư hữu này. Chỉ khi minh định chủ đích đó, pháp luật mới đỡ chồng chéo, sự can thiệp tùy tiện của công quyền mới giảm, và người dân mới có niềm tin học cách sử dụng pháp luật để bảo vệ tài sản tư của mình.
Thứ hai, thời Napolécon cho soạn những bộ luật đồ sộ đã qua. Thế giới biến đổi qúa mau lẹ, bởi thế người ta thường ban hành các đạo luật ngắn gọn, phản ứng tức thì với một đổi thay. Thay vì tô vẽ thêm cho Bộ luật Dân sự hay Luật Thương mại như các bản soạn luật đang làm hiện nay, người làm luật nước ta nên ban hành nhiều đạo luật chuyên biệt nhỏ về phát minh, nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng, phần mềm máy tính, thiết kế mạch tích hợp và những thứ tương tự. Việc tổng hợp các đạo luật nhỏ đó thành những tuyển tập và phân chia chúng theo các tệp cho dân chúng dễ sử dụng là công việc của các nhà xuất bản, chứ không phải của nhà làm luật.
Thứ ba, thiếu luật không nghiêm trọng bàng thiếu thiết chế thực thi, đặc biệt là thiều những tòa án biết cách bảo vệ tài sản tư của người dân. Khi hàng nhái tràn lan thì việc đầu tư cho thương hiệu trở nên xa xỉ, khi mẫu giày dép, quần áo mau chóng bị sao chép, thì sức sáng tạo của người tạo mẫu suy giảm. Công lý chỉ có thể đạt được, nếu tòa án đề cao sở hữu tư nhân và nghiêm trị hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ. Ngoài gia tăng hình phạt, cần tịch thu mọi nguồn thu của doanh nghiệp vi phạm nhằm tiêu diệt mọi phương tiện thu lợi bất chính. Trong bất cứ đạo luật nào, nếu thấy nguy cơ sở hữu tự bị đe dọa, đều có thể quy định tội danh và hình phạt để trấn áp. Thêm nữa, cần thành lập các tòa chuyên môn cho các việc liên quan tới vi phạm sở hữu trí tuệ, chí ít là đối với những tranh chấp về tác quyền, độc quyền phát minh hoặc nhãn hiệu thương mại. Thẩm phán chuyên xử những vụ việc kiểu này, ngoài kiến thức pháp luật, cần có những tri thức nghiệp vụ nhất định về từng loại sở hữu trí tuệ . Chỉ khi đó tài sản tư hy vọng mới được bảo đảm một cách hiệu quả, người ta mới dám đầu tư cho nghiên cứu, thử nghiệm và sáng tạo vì hy vọng những cố gắng đó sẽ được đền bù tương xứng bằng lợi ích trong tương lai.
Từ vài năm nay dường như rầm rộ nổi lên những nghiên cứu về toàn cầu hóa. Người ta sốt sáng để xuất ban hành mới hoặc sửa đồi vô số văn bản pháp luật. Đó là một cách nhìn phổ biến. Song đôi khi người ta lại mong pháp luật cần thưa thớt hơn, cốt sao cởi trói cho doanh nhân, cởi trói cho người lãnh đạo các ngành và địa phương, để cho hệ có co hội năng động cạnh tranh với các nước láng giềng. Điều mơ ước ấy có thể cũng đúng cho pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn