Để chiến thắng khi Việt Nam vào WTO

07:24 SA @ Thứ Năm - 22 Tháng Sáu, 2006

Là một nhà đầu tư và một người bạn của Việt Nam, đã nghiên cứu sâu về Việt Nam đồng thời tiếp xúc với môi trường kinh doanh quốc tế, tôi mong muốn được chia sẻ một vài lời khuyên mà tôi hi vọng sẽ giúp doanh nhân trong nước có thể thành công trong một thế giới mới đầy những cạnh tranh khốc liệt...

Trước hết tôi muốn nhấn mạnh rằng nền tảng cơ bản cho sự phát triển của quốc gia và của tổ chức là ở sự phát triển con người. Với đà phát triển kinh tế nhanh chóng của VN, việc phát triển vốn nhân lực cần được quan tâm một cách đích đáng nhất để đảm bảo tài sản này phát triển song song và tiếp tục đóng góp cho sự phát triển chung của VN.

Trong lĩnh vực phát triển con người có nhiều lĩnh vực khác nhau, tôi muốn thu hút sự chú ý của các bạn đến điều gọi là “9 chỉ số” cần lấy làm nền tảng cơ bản và nhanh chóng lĩnh hội. (Tự thân) từ “chỉ số” (này) đòi hỏi những biện pháp đo lường thích hợp trong những lĩnh vực quan trọng này, sao cho các chỉ số đó được xác định chính xác, để rồi được phát triển, rồi lại được lượng giá, được sử dụng tiếp cho các bước cải tiến liên tục tiếp theo.

Chỉ số thông minh (IQ, Intelligence Quotient)

IQ là chỉ số thông dụng nhất trong các loại chỉ số. Kiến thức kỹ thuật cơ bản và kỹ năng cơ bản của dân chúng cần được nâng lên theo một tốc độ nhanh hơn cả quá trình cạnh tranh. Công việc này liên quan đến những lĩnh vực học tập chuyên biệt bao gồm những môn cơ sở của chỉ số thông minh như ngôn ngữ, toán và khoa học.

Chỉ số cảm xúc (EQ, Emotional Quotient)

EQ đã được công nhận là một công cụ quan trọng trong việc dự đoán khả năng thành đạt. Một người có EQ tốt là người nắm rõ các cảm xúc của mình và của người khác, có lòng cảm thông, kiểm soát được cảm xúc, biết phân lập ra các cảm xúc tốt, chí thú với công việc, có những kỹ năng giao tiếp xã hội. Từ đó mới có thể thúc đẩy tinh thần làm việc tập thể và thiết lập được những mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau tốt để công việc có hiệu quả.

Chỉ số giá trị (VQ, Values Quotient)

Các giá trị từng cá nhân và giá trị cốt lõi của từng tổ chức, nếu được những người cùng làm việc đồng tình tôn trọng, sẽ tạo điều kiện cho những thành công lớn và bền vững. Điều quan trọng không chỉ là làm tốt các công việc bạn phải làm, mà bạn còn phải làm những điều tốt với tinh thần đạo đức, chính trực so với những giá trị mà các cá nhân và tổ chức cho là quan trọng. Bạn cần xác định, cổ vũ, phát triển và tạo chỗ đứng vững chắc cho những giá trị đúng đắn để có thể đạt đến một chỉ số giá trị cao hơn.

Chỉ số tài chính (FQ, Financial Quotient)

Bạn cần học cách tư duy về tài chính một cách thông minh và tạo thói quen đúng đắn để quản lý tài sản hiệu quả. Những yếu tố của FQ bao gồm những phương pháp đúng đắn để tăng tối đa thu nhập, tạo nhiều nguồn thu khác nhau, giảm chi phí, kỷ luật trong (thu chi) tài chính, tiết kiệm, vòng quay tiền mặt hợp lý và quản lý đầu tư.

Chỉ số thị trường (MQ, Market Quotient)

MQ chính là hiểu biết chi ly về thị trường và môi trường cạnh tranh. Làm chủ được MQ là rất quan trọng, vì mục tiêu chính của doanh nghiệp là tạo được khách hàng. Nếu phát triển được năng lực này, các bạn sẽ có thể xác định, thỏa mãn và thậm chí định hình trước các nhu cầu, ý muốn và sở thích của khách hàng tốt hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. Các bạn sẽ hưởng nhiều lợi ích từ khả năng này.

Chỉ số sáng tạo (CQ, Creativity Quotient)

CQ là học hỏi để tìm ra những phương cách mới tốt hơn để làm việc và gặt hái kết quả. Tinh thần sáng tạo là một tiền đề cần thiết cho đổi mới. CQ phục vụ cho những cải thiện và cách tân liên tục, có thể tạo ra và tăng thêm giá trị cho sản phẩm, cho dịch vụ, cho ngay chính công việc bạn đang làm. CQ đã được xác định rõ là một nguồn lực vĩ đại cho lợi thế cạnh tranh trên toàn cầu.

Chỉ số sức khỏe (HQ, Health Quotient)

HQ là một điều kiện cần thiết quan trọng khác nếu muốn hiệu quả được bền vững. Khi áp lực ngày càng tăng trong công việc, HQ cần được chú trọng để có thể duy trì được năng lực làm việc tốt.

Chỉ số lãnh đạo (LQ, Leadership Quotient)

Tất cả mọi tổ chức đều cần có LQ để đạt thành quả cao. Năng lực lãnh đạo là nhân tố quan trọng cho sự hài lòng của nhân viên và cho sự thành công của tổ chức. Với LQ cao, mọi người trong tổ chức có được nguồn cảm hứng và hạnh phúc trong công việc; họ sẽ phấn đấu một cách tự nguyện chứ không do ép buộc. Họ sẽ ủng hộ người lãnh đạo đúng đắn để đạt được những mục tiêu mong muốn.

Chỉ số thành công (SQ, Success Quotient)

Quan trọng hơn hết, SQ vượt cao hơn mỗi chỉ số đã nêu ở chỗ SQ tạo cho người sở hữu nó những năng lực khiến cá nhân trở nên xuất sắc, dẫn đến hiệu quả kéo theo là sự phát triển tám chỉ số kia một cách nhanh chóng. Nói tóm lại, SQ bao gồm một số nguyên tắc thành công và một số năng lực giúp con người có thể từ điểm xuất phát của mình đến được vị trí mong muốn trong khoảng thời gian ngắn hơn.

Nắm vững được SQ cũng giống như nắm được mã số của ổ khóa. Cho dù thuộc quốc tịch, tôn giáo, màu da hay giới tính nào, những người học được những năng lực để thành công sẽ là những người sớm mở khóa được cánh cửa đến với thành công thực tế.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nghệ thuật sống hay sống nghệ thuật?

    14/12/2017Thảo HươngTrong cuộc sống hàng ngày, việc cư xử với nhau sao cho khéo léo, tế nhị là rất cần thiết. Tuy nhiên, có những người lại “cư xử” quá khéo léo , đến mức trở thành “nghệ thuật”.
  • 14 bí quyết để luôn chiến thắng trong các cuộc tranh luận

    21/11/2017Trong giao tiếp đôi khi không tránh khỏi những cuộc tranh luận, thường là do cái tôi của mọi người quá lớn và hậu quả của các cuộc tranh luận này là làm mất thời gian, thậm chí còn làm sứt mẻ tình cảm. Tuy nhiên đôi lúc các cuộc tranh luận cũng đem lại lợi ích, chẳng hạn tăng cường khả năng thăng tiến hoặc sự phát triển về mặt tinh thần cá nhân bạn...
  • Bàn về chuyện tự học

    15/11/2016Trước hết, cần phải nói rằng, tự học là một chuyện vạn bất đắc dĩ, vì ai cũng biết câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”. Một câu hoàn toàn đúng, đúng hơn là người ta tưởng rất nhiều.
  • Những mặt yếu của tuổi trẻ Việt Nam

    19/08/2015Bình HươngTuổi trẻ việt Nam có rất nhiều mặt mạnh. Nhiều nhà Xã hội học nước ngoài đến nghiên cứu ở Việt Nam đều có những khẳng định tốt đẹp về Tuổi trẻ Việt Nam. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ mong muốn khái quát lại những nhận xét về mặt yếu của thanh niên ta, của đa số những cán bộ đoàn qua các kỳ Đại hội, họp hành...
  • Chân dung người học suốt đời

    14/04/2014Học tập suốt đời trước hết là vấn đề của mỗi cá nhân vì mục tiêu cuối cùng của các chính sách hay chương trình hành động giáo dục dù ở cấp độ quốc gia hay toàn cầu là giúp cho mỗi cá nhân đạt được những kiến thức, kỹ năng và thái độ mới để đối phó với những thay đổi nhanh chóng của hoàn cảnh xã hội...
  • Nói với thế hệ trẻ

    03/10/2013Tốt nghiệp đại học mới chỉ là cơ sở để mở đầu cuộc đời của người cán bộ nghiên cứu. Có bằng tiến sĩ cũng là bắt đầu con đường nghiên cứu khoa học. Hãy ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ: “Học để làm việc, làm người, làm cách mạng. Học để phục vụ nhân dân”...
  • Con tàu Việt sẽ ra khơi!

    16/05/2006Trần Chí HiểnHãy khởi động hết những gì tốt đẹp nhất trong tâm hồn ngàn đời của dân tộc Việt. Hãy xốc lại đội ngũ ở tất cả các vị trí. Hãy khởi động hết mọi năng lượng tươi trẻ, mới mẻ mà bây giờ đã có và đang mạnh mẽ nảy nở trong xã hội chúng ta. Đó là nguồn năng lượng vĩ đại để con tàu Việt Nam vượt trùng khơi, đến những bến bờ thành công cho cả đất nước, và cho mỗi con người Việt...
  • Bill Gates gửi e-mail "truyền lửa" cho nhân viên

    23/01/2006Nhật VyChủ tịch Bill Gates vừa viết một e-mail tới những cán bộ Microsoft, nêu lên những mục tiêu và thách thức mà người khổng lồ phần mềm sắp phải đối mặt.
  • Đại học để... làm gì?

    18/12/2005Nhà văn Nguyên NgọcCâu hỏi nghe có thể thật vớ vẩn. Còn để làm gì nữa, ai mà chẳng biết: để đào tạo ra những người có đủ kiến thức, năng lực đáp ứng những yêu cầu ở một cấp nào đó, mà ta thường gọi là cấp cao, của xã hội (đại học hiểu theo nghĩa bao gồm cả cái mà ở ta thường gọi là “trên đại học”). Đúng rồi. Nhưng có phải chỉ có chừng ấy?
  • Khoa học hoá cách suy nghĩ, làm việc, học tập

    13/07/2005Tác giả Đào Văn TiếnCuốn sách do nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản năm 1982 với lời tựa của tác giả: "Tặng các bạn thanh niên, niềm hy vọng của đất nước". Mở đầu là lời nói của Vladimia Cuocganop: ".... Nếu thanh niên không quan tâm tới khoa học, xã hội sẽ nhanh chóng suy thoái về văn hóa và vật chất..."
  • Bảy thói quen của người thành đạt

    11/11/2003Bùi Quang MinhĐây là cuốn sách kỳ diệu có thể biến đổi cuộc đời mỗi chúng ta, giúp mỗi người đi từ làm chủ bản thân vươn lên hợp tác thành công trong công việc và cuộc sống. Cuốn sách “7 thói quen của người thành đạt” của Stephen R. Covey là một cuốn sách đã nổi tiếng từ hàng chục năm nay trên khắp thế giới. Trong cuốn sách, Stephen Covey muốn giới thiệu một phương pháp, kết hợp toàn diện và thực tiễn để giải quyết các vấn đề về tính cách con người và sự nghiệp...
  • Học những gì và học thế nào?

    06/07/2005Trần Trọng Gia VinhMột doanh nhân trẻ, chủ một doanh nghiệp tư nhân có tinh thần cầu tiến. Và mặc cho áp lực công việc hằng ngày, anh vẫn thu xếp để tham gia vào một chương trình đại học tại chức vào buổi tối. Tuy nhiên, anh luôn cómột câu hỏi: “Liệu sẽ ứng dụng những cái gì học được vào công việc quản lý như thế nào?”. Câu hỏi đó từ hơn hai năm qua vẫn chưa có lời giải đáp.
  • Những sai lầm khi xây dựng nghề nghiệp

    17/06/2005Donald Asher, tác giả quyển sách "Để có việc làm với một số chuyên môn chính", đã phác thảo ra một số sai lầm thường gặp cần phải tránh trong bước đường xây dựng nghề nghiệp của chúng ta...
  • Sáu bước giúp bạn hợp tác thành công

    27/01/2004Hợp tác với đồng nghiệp trong một dự án chung của công ty không còn xa lạ với những người đi làm hiện nay. Nếu tiến trình thực hiện có những phát sinh mới, bạn sẽ ứng phó thế nào? Sáu bước sau đây có thể giúp bạn hợp tác thuận lợi và thành công.
  • Năng lực tư duy sáng tạo trong thời đại ngày nay

    15/02/2003Nguyễn Thanh Huyền, Pháp B – K35F...trong thời đại ngày nay, khi nhận thức của con người đã đạt đến một trình độ cao hơn, thì năng lực tư duy không còn giữ nguyên nghĩa mà đã trở thành năng lực tư duy sáng tạo. Bởi lẽ, người ta không chỉ tư duy để có những khái niệm về thế giới, mà còn sáng tạo nhằm thay đổi thế giới làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Với sinh viên nói riêng, năng lực tư duy sáng tạo đã trở thành một trong những điều kiện cần thiết để đem lại cho họ một công việc hứa hẹn khi ra trường hay xa hơn nữa là một chỗ đứng vững chắc trong xã hội và trên thế giới.
  • xem toàn bộ