“Lệch chuẩn” trong giáo dục

06:12 CH @ Thứ Ba - 24 Tháng Mười, 2006

Giáo dục chính là quá trình xã hội hoá, tạo điều kiện cho mỗi thành viên tiếp cận xã hội đó.

Tuy những năm đầu cách mạng, ngành giáo dục của chúng ta đã có một số kết quả đáng kể, nhưng sau đó có sự hụt hẫng. Để minh chứng cho yếu kém của ngành giáo dục nước ta, tôi xin cung cấp thêm cho bạn đọc một thông tin nữa.

Những năm trước đây, CHLB Đức vốn có quan hệ rất tốt với nước ta về giáo dục, nên cũng như Pháp là nước nhận khá nhiều lưu học sinh của chúng ta vì ghi nhận dân tộc chúng ta nói chung hiếu học. CHLB Đức vốn tiếp thu truyền thống của CHDC Đức trước đây, đã dễ dàng nhận và nhận nhiều lưu học sinh chúng ta, và nhờ truyền thống chăm chỉ của chúng ta nên cũng có phần nào châm chước cho kiến thức phổ thông của lưu học sinh. Bởi vậy, nên nói chung, CHLB Đức chấp nhận văn bằng phổ thông trung học của chúng ta, chỉ "khuyến khích các em đang học hay đã học hết năm thứ nhất hệ Đại học". Thế nhưng gần đây do chất lượng học sinh chúng ta quá yếu nên từ khuyến nghị này, CHLB Đức đã chuyển thành điều kiện bắt buộc, tức là chỉ nhận các em học hết năm thứ nhất và có kết quả tốt mới được thi vào học . Vậy nên nói theo ngôn ngữ "dân dã ở WTO” (xin bạn đọc hiểu là theo tiêu chuẩn quốc tế), thì trình độ Đại học của Việt Nam mới chỉ bằng PTTH ở nước ngoài. Bởi lẽ trí thức chúng ta ai cũng hiểu rằng, sự khác biệt về trình độ (xin lỗi bạn đọc, tôi không nói tới "bằng cấp”, vì ở Việt Nam ta bằng cấp lại cũng có thể hiểu là "đẳng cấp”) giữa Đại học và Trung học. Và nếu một Sinh viên khi đã là học sinh giỏi của năm thứ nhất là năm khó nhất vì nó chuyển hẳn về lề lối tư duy, thì cũng coi như có bằng Đại học, hay nói nhẹ hơn là là đã đi được nửa chặng đường hay gần tương xứng với Đại học rồi. Mà các nước, phần lớn các trường Đại học không có thi tuyển, trừ các trường danh tiếng, thì bản thân cái học phí cao "ngất trời”, cũng đã làm run tay run chân không chỉ sinh viên mà trước hết là bố mẹ chúng. Có lẽ đó không chỉ là một tin buồn cho bố mẹ các em, mà những người có trách nhiệm ở Bộ Giáo dục & Đào tạo của ta chẳng những không phấn khởi gì mà chắc chắn phải tự vấn mình một lần nữa.

Thế thì giải thích thế nào về việc Việt Nam vẫn xếp cao ở các cuộc thi quốc tế về học sinh giỏi? Lý do duy nhất là các nước lấy học sinh giỏi ở các trường đi thi chứ không có "lò luyện thi" như ở ta, đó là thước đo chính xác cho nền giáo dục của họ, còn ở ta đó là thước ảo. Nếu lại nói theo ngôn ngữ “dân dã ở WTO" thì bạn mang ra thị (à quên, "đấu”) trường gà "thịt", còn chúng ta mang ra gà "nòi". Âu cũng là Chuyện dễ hiểu, bởi vì chúng ta đã quá lâu nay vẫn chạy theo những hình bóng ở đâu đâu, chúng ta đã sống "lệch chuẩn" biết bao năm nay, và khi hội nhập thì chúng ta phải trả giá. Nhưng cũng còn là may, vì cuối cùng thì chúng ta cũng đã bừng tỉnh sau giấc mơ dài của cô bé bán diêm trong đêm lễ Noel...

Như vậy thì việc đi tìm căn nguyên đích thực cho những căn bệnh mà tôi cho là "trầm kha" là tất yếu, vì chỉ có vậy ngành giáo dục mới có thể vươn lên được. Trong số báo vừa qua, tôi đã tìm cách mổ xẻ căn bệnh đó. Tôi đã nêu hai bệnh hay hai nguyên nhân chính là mục đích học tập sai và căn bệnh nguy hiểm chạy theo bằng cấp chứ không đi vào thực chất của trình độ học vấn. Tôi cho rằng hai bệnh này khó sửa và cần thời gian lâu dài.

Tuy nhiên đặt vấn đề bằng cấp cũng còn là nhẹ, thực ra ở nước ta nhiều nơi nhiều chỗ thậm chí người ta đùng người mà cũng chẳng hề hỏi đến văn bằng hay trình độ chuyên môn nữa kia.

Để làm rõ vấn đề, tôi xin nêu hai hiện tượng.

Hiện tượng thứ nhất là các em lưu học sinh chúng ta sau khi học xong ở ngoài nước công tác nữa. Không thể nói các em có mục đích học sai hay chạy theo bằng cấp vì bằng cấp nước ngoài là nghiêm chỉnh, không thể mua bán được. Cũng có nhiều nguyên nhân để các em muốn về: lương thấp, điều kiện tiến bộ về nghề nghiệp không được như ở nước ngoài. Nhưng có lẽ là nhiều em có muốn về cũng không về được, vì hầu như các cơ quan không có biên chế và nếu có biên chế thì tuy cơ chế được gọi là tuyển chọn cho có vẻ rất nghiêm ngặt, nhưng mấy khi các em đã lọt vào được dù có văn bằng nước ngoài, vì làm sao mà các em có thể "chọi" được với "con ông cháu cha".

Hiện tượng thứ hai là hai vụ án động trời Lã Thị Kim Oanh (LTKO) và Mai Thanh Hải.

Ở trường hợp LTKO, liệu đã có báo nào theo dõi xem vị Giám đốc Công ty Tiếp thị này tốt nghiệp Đại học nào (và cả quá trình học tập và trình độ ra sao) mà có thể dễ dàng điều hành được cả các vị Thứ trưởng, trong đó có cả một vị thậm chí là Giáo sư? Và các vị Giám đốc các Ngân hàng kia trình độ thế nào mà để cho LTKO qua mặt dễ dàng để vay hàng chục tỷ đồng như vậy, liệu đây có phải chỉ là bài toán tham nhũng (đức) hay là cả vấn đề năng lực (tài) thì các trường mà các vị đó cầm bằng tốt nghiệp cũng sẽ có vấn đề, hay là cả hai?

Còn trường hợp Mai Thanh Hải, bây giờ các nhà báo xét đến trình độ học vấn của y thì mới "cháy nhà ra mặt chuột". Hải vốn dĩ là kẻ ăn chơi, thậm chí nghiện ngập, học thế chứ học bao nhiêu năm nữa cũng làm sao mà tốt nghiệp Đại học Ngoại thương được, thậm chí đến cái bằng "tại chức" hay "hệ mở" vốn không được nể trọng gì lắm mà y cũng không có. Thế mà y đường hoàng là cán bộ của một Vụ chẳng hề kém cạnh gì là Vụ Xuất nhập khẩu của một Bộ hết sức quyền lực là Bộ Thương mại. Bởi lẽ y có quyền ban phát công ăn việc làm cho nhiều Công ty (báo chưa nêu rõ bao nhiêu), mà số báo Tiền Phong vừa qua mới chỉ nêu hai Công ty "điển hình về khai vênh" giữa số công nhân "thực" với số công nhân "ma" là Công ty TNHH VIT Gamlent với 1.858 (so với 4.000) và Công ty Việt Pacific Clothing với 1.770 (so với 2.500). Như vậy là y đã quyết định công ăn việc làm đối với cả 6.500 người (trên danh nghĩa, còn trên thực tế bét ra cũng đã là 3.628 người) chứ ít đâu. Một người cán bộ quyền hành như vậy mà đến cái bằng Đại học cũng chẳng có, thậm chí ăn chơi nghiện hút. Thế thì Bộ Thương mại lý giải như thế nào về chính sách cán bộ của mình.

Và tất cả những người đang đi học, những người đang được đào tạo sẽ nghĩ gì về tương lai của họ, nếu không muốn nói là toàn thể xã hội chúng ta phải nghĩ gì về vấn dùng người như hiện tượng kể trên.

Cách đùng người như vậy thì chắc chắn sẽ không chỉ ảnh hưởng đến ngành giáo dục mà sẽ tác hại đến toàn xã hội.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để có những người bay: Thầy dạy bay và bầu trời bay

    16/06/2019Nguyễn Đức LamKhông có lẽ năm này qua năm khác ta cho ra trường đời những "chú gà công nghiệp" mãi sao? Đâu rồi những chú chim ưng dũng cảm, kiêu hãnh, tung cánh vào bầu trời khoáng đạt, bao la? Làm thế nào để có những chú chim ưng biết bay và dám bay?
  • So sánh giáo dục Đại học Việt - Mỹ

    17/12/2017TS. Vũ Quang ViệtBài viết tóm tắt những khác biệt cơ bản giữa giáo dục đào tạo cấp cử nhân (BA) ở Mỹ và ở Việt Nam hiện nay. Những nét cơ bản này dựa vào so sánh chương trình học kinh tế ở VN và chương trình học khoa học cơ bản, xã hội hoặc nhân văn (trong đó có kinh tế, toán, vật lý, hoá học, văn chương, tâm lý học…)
  • "Lãng phí kép"

    28/10/2014Đan TâmTổ chức, quản lý chi tiêu ở ngành giáo dục đang rất bất hợp lý. Vì vậy, mối quan tâm của người dân đối với hiệu quả đầu tư cho giáo dục - đào tạo là rất chính đáng và có cơ sở. Một số chuyên gia và khoa học đầu ngành đã từng viết rằng: Bộ Giáo dục - Đào tạo bỏ ra 1 tỉ USD Mỹ để đấu thầu các dự án biên soạn lại sách giáo khoa...
  • Tại sao giáo dục Việt Nam khủng hoảng và đâu là lối thoát?

    19/02/2013Nguyễn Đình ĐăngNguyên nhân dẫn đến tấn bi kịch hiện nay của giáo dục Việt Nam nằm ở đâu? Phải chăng gốc rễ của vấn đề nằm ở hai điểm chính: Thứ nhất là truyền thống học để làm quan của người Việt và thứ hai là thái độ không tôn trọng (nếu không nói là coi rẻ) cá nhân con người trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là thái độ chưa thực sự tin tưởng trí thức...
  • Giáo dục, sản phẩm bị động hay tác giả chủ động?

    16/09/2006Nguyên NgọcNhân ý kiến về bệnh thành tích trong giáo dục do ông Bộ trưởng mới của Bộ nêu ra, nguyên nhân của nó, cách chữa trị, tôi muốn đề nghị ta thử thảo luận cho đến nơi đến chốn chuyện này xem sao. Có thể sẽ vỡ ra được một lẽ phải lớn nào ở đây chăng?
  • Giáo dục và bệnh thành tích

    19/07/2006Huỳnh Bửu SơnThành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước.
  • Trăm năm… nghìn năm…

    04/07/2006Phạm ToànCho tôi một điểm tựa, tôi sẽ bẩy được cả trái đất”. Thời Khai sáng, một nhà bác học tuyên bố “Cho tôi giáo dục, tôi sẽ bẩy được cả trái đất”. Không nhại ai hết, từng có một nhà bác học thời đương đại đã nói “Cho tôi học sinh lớp một của cả nước, tôi sẽ dạy lại cách tư duy cho cả một dân tộc”...
  • Làm sao “lớn” được với một nền giáo dục yếu kém?

    17/06/2006Phan Thanh (Khánh Hòa)Nước Việt Nam ta chỉ có thể lớn lên được với một nền giáo dục đúng nghĩa bắt đầu từ tình yêu đất nước, ý thức công dân, đề cao lòng chính trực, căm ghét sự dối trá. Nền giáo dục ấy không có gì quá tốn kém, quá khó khăn đến nỗi phải tốn hàng ngàn tỉ đồng để liên tục thay đổi chương trình, làm mỏi mệt biết bao thế hệ con người...
  • Một quốc nạn còn đáng lo ngại gấp bội tệ nạn tham nhũng

    03/06/2006Nguyễn Viết Hùng (TP.HCM)Đó chính là hiện trạng giáo dục. Có ở đâu mà người dân phải kêu lên trên báo chí: "Con tôi khổ quá, ông Bộ trưởng Giáo dục ơi!"? Có bao giờ lại đổ đốn lắm bằng cấp "tưởng rằng đồ thật, hóa đồ chơi" đến như bây giờ? (1)
  • Việt Nam không thể đứng ngoài!

    20/05/2006Giáo dục ÐH Việt Nam cần đào tạo Cử nhân theo xu hướng hội nhập với thế giới
    Là Giáo sư trưởng bộ môn Cơ học phá hủy (Khoa Kỹ thuật Hàng không - Không gian) của ĐH Liège (Bỉ), đi thỉnh giảng ở nhiều nước trên thế giới và hiện đang là Chủ nhiệm chương trình hợp tác đào tạo Cao học Việt - Bỉ tại ĐH Bách Khoa Hà Nội và ĐH Bách Khoa TP. HCM....
  • Phải dạy làm người

    24/02/2006Mai Chí ThọSinh thời, khi xem chương trình của chín lớp tiểu học và trung học cơ sở, Bác Hồ đã phát biểu: “Sao dạy làm người ít quá”.
  • Làm thế nào để giáo dục thực sự là quốc sách

    13/02/2006Hà Văn Thịnh (Đại học khoa học Huế)Nếu giáo dục không gây nên tất cả mọi lỗi lầm thì ít nhất, cũng đã và đang gián tiếp một cách lâu dài, tạo nên nhiều yếu tố tiềm tàng để không đủ sức nhìn thấy và, ngăn chặn những lỗi lầm ấy...
  • Giáo dục với tăng thiện giảm ác

    04/01/2006TS. Nguyễn Chu PhácCái ác của con người đang tăng lên đáng lo ngại, hàng ngày biết bao nhiêu chuyện "giết người" với nhiều cách khác nhau: có loại bằng dao, bằng súng đổ máu, có loại đang được gọi với cái tên tham nhũng, móc tiền của Nhà nước, của nhân dân một cách tàn bạo, có loại bằng mưu mô thâm độc...
  • Mười vấn đề lớn của giáo dục

    21/11/2005Nguyên NgọcMột xê-mi-na độc lập về cải cách giáo dục, do giáo sư Hoàng Tụy đề xướng và chủ trì, được nhiều nhà khoa học và văn hoá trong ngoài nước tham gia thảo luận về các nội dung: Đánh giá thực trạng giáo dục, nêu những vấn đề giáo dục lớn hiện nay cần giải quyết và đề xuất các phương hướng chính chấn hưng giáo dục...
  • Bản “thành tích”... đạt chuẩn quốc gia

    12/10/2005Hoàng Trí Dũng - N. Bình - Phạm KiềuTheo báo cáo của Sở GD-ĐT Cà Mau hiện tỉnh đã có 76/89 xã, phường, thị trấn và 4/9 huyện, thành phố đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở... Oái oăm thay, các con số báo cáo này được xây dựng dựa trên sự gian lận của những cán bộ quản lý ngành giáo dục và giáo viên nhiều trường...
  • xem toàn bộ