Công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay: Nhìn từ giác độ mâu thuẫn của quá trình phát triển
Qua gần 20 năm đổi mới, nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân Việt
Nhà triết học Hêgen đã khẳng định: Cuộc sống tiến lên thông qua những mâu thuẫn. Thực tiễn phát triển đất nước ta hiện nay một lần nữa khẳng định tính đúngđắn của luận điểm đó.
Qua gần 20 năm đổi mới, nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và tính tíchcực, chủ động, sáng tạo của nhân dân trong việc hiện thực hoá đường lối đó, chúng ta đã đạt dược những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang từng bước được xây dựng. Nền dân chủ XHCNvới Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đã được thiết định trên những đường nét cơ bản. Nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, sự thống nhất trong đa dạng đã hình thành. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức ngày càng được củng cố, thực sự trở thành một động lực quan trọng của đổi mới đất nước.
Nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân với lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại ngày càng đủ mạnh để bảo vệ Tổ quốc và cuộc sống yên lành của nhân dân. Nền ngoại giao độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá với tinh thần Việt Nam sắn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển, không ngừng mở rộng các quan hệ đối ngoại, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế đã phát huy vai trò to lớn của mình trong đổi mới đất nước. Công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã góp phần làm cho Đảng ta ngày càng vững mạnh, đủ sức gánh vác được sứ mệnh lịch sử mà dân tộc ta giao phó. Những thành tựu đó đã làm cho sức mạnh tổng hợp của đất nước được tăng lên nhiều, vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.
Những bài học được rút ra từ 20 năm đổi mới giúp chúng ta hoàn thiện hơn nữa đường lối, chủ trương, chính sách và cách thức triển khai trong tổ chức thực tiễn sẽ góp phần đẩy mạnh hơn sự phát triển của đất nước. Sắp tới, việc tham gia WTO là bước hội nhập kinh tế quốc tế ở tầm cao nhất về cấp đối tác sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho sự phát triển...
Đó là những yếu tố quan trọng để chúng ta tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới nhằm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2010 và cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Song, bên cạnh những thành tựu, tiến bộ đã đạt được sau gần 20 năm đổi mới, vẫn còn những yếu kém, khuyết điểm làm gay gắt những mâu thuẫn của quá trình phát triển.
Nền kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Khó khăn này sẽ tăng lên rất lớn, đặc biệt là đối với doanh nghiệp, khi AFTA có hiệu lực đầy đủ đối với nước ta và nước ta chính thức gia nhập WTO. Nhiều nguồn lực và tiềm năng trong nước để phát triển kinh tế chưa được huy động và sử dụng tốt. Thất thoát, lãng phí trong quản lý kinh tế, đặc biệt trong quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý doanh nghiệp Nhà nước còn rất nghiêm trọng. Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng và cải cách hành chính trong hệ thống chính quyền chưa đạt yêu cầu đề ra. Nhiều nơi còn vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, việc thực hiện luật pháp, kỷ cương không nghiêm. Nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm hoặc chưa giải quyết tốt.
Từ đó, có thể thấy, để đưa công cuộc đổi mới tiếp tục tiến lên, chúng ta phải giải quyết rất nhiều mâu thuẫn phức tạp, trong đó nổi lên những mâu thuẫn sau:
1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng trưởng, phát triển kinh tế với sựbất cập củacơ chế, chính sách khai thác nguồn lực hiện nay.
Để đạt mục tiêu đến năm 2010 thoát khỏi tình trạng một nước kém phát triển, tốc độ phát triển kinh tế thời gian tới phải đạt mức trung bình khoảng 8%/năm(1). Chỉ bằng cơ chế, chính sách như hiện nay, chúng ta khó có thể thực hiện phát triển đột biến về khả năng khai thác những tiềm năng lớn về tài nguyên, lao động trong nước, về khả năng tận dụng những cơ hội quốc tế để gia tăng mạnh và sử dụng tốt các nguồn lực từ bên ngoài. Nền kinh tế hiện vẫn rất dễ bị tổn thương trước tác động không lớn lắm của những biến đổi kinh tế bên ngoài. Khoảng cách về kinh tế giữa nước ta với nhiều nước trong khu vực và thế giới ngày càng mở rộng. Sự tụt hậu trên lĩnh vực này chưa được ngăn chặn.
2. Mâu thuẫn giữa tính ưuviệt của nền kinh tế thị trường đinh hướng XHCNvới những hạn chế trong việc tìm ra quyết sách khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường.
Tính ưu việt của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải được thể hiện ngày càng đậm nét trước hết và chủ yếu ở khả năng bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, trong khi đó, chúng ta chưa tìm được những giải pháp hữu hiệu để giải quyết những hậu quả xã hội do tác động tiêu cực của những mặt trái thuộc kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế gây ra. Nhiều vấn đề xã hội có xu hướng ngày càng gay gắt. Đặc biệt, điều làm cho nhân dân hết sức bất bình, lo lắng là tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu dân, suy thoái về tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của .một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên rất nghiêm trọng. Văn hoá lai căng có xu hướng phát triển. Hiện tượng ma chay, cưới xin, hội hè với nhiều hủ tục được khôi phục ở nhiều nơi. Đạo lý xã hội, gia đình xuống cấp. Tình huống mất ổn định cục bộ có khả năng xảy ra nhiều hơn, mức độ phức tạp của tình hình gia tăng hơn... Chúng ta chưa tìm được những phương hướng ngăn chặn có hiệu quả tình trạng đó.
3. Mâu thuẫn giữa tính tất yếu khách quan phải nâng cao sự đồng thuận xã hội trongđổi đất nước với sự tấn công của các thế lực thù địch trong và ngoàinước nhằm phá hoại khối đạiđoàn kết toàn dân tộc.
Sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân là một điều kiện tất yếu để đưa công cuộc đổi mới tiến lên mạnh mẽ hơn. Nhưng, cùng với những yếu kém của chính chúng ta, thì sự tác động của các thế lực thù địch nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình" đối với nước ta bằng nhiều con đường, nhiều biện pháp và phương tiện, cả trực tiếp lẫn gián tiếp qua một số phần tử cơ hội về chính trị để chống phá trên lĩnh vực tư tưởng -lý luận đã làm cho một bộ phận cán bộ, Đảng viên và nhân dân phân tâm... Chúng ta có phần còn lúng túng, hữu khuynh trong cuộc đấu tranh trên lĩnh vực này.
4. Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao tính tích cực chínhtrị vớilối sống thực dụng trong mộtbộ phận cánbộ, đảng viênvà nhân dân.
Trong khi cuộc sống đòi hỏi phải thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của nhân dân, phát huy đóng góp của nhân dân vào việc hoàn thiện và tổ chức thực hiện đường lối đổi mới, thì tình trạng thờ Ơ chính trị, chỉ lo vun vén cho lợi ích của bản thân và gia đình, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân có chiều hướng gia tăng. Chúng ta chưa tìm được cách để khắc phục tình hình này với hiệu quả cao.
5. Mâu thuẫn giữa yêu cầu đẩy mạnh đổi mới hệ thống chínhtrị với sự thiếu hụt trong những biện pháp mang tínhđột phá trên lĩnh vực này.
Công cuộc đổi mới kinh tế đã phát triển tới mức đòi hỏi phải đẩy mạnh hơnnữa việc đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, sự kết hợp hài hoà hơn nữa giữa các bộ phận cấu thành hệ thống đó, song, chúng ta chưa có những đột phá trên lĩnh vực này. Đã có nhiều nghị quyết, nhiều chủ trương chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nhưng hiệu quả thực tiễn còn thấp. Bộ máy của hệ thống chính trị còn quá cồng kềnh, cơ chế vận hành chưa thật khoa học, tình trạng lẫn lộn chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị còn xuất hiện ở nhiều cấp, nhiều địa phương. Việc thực hiện luật pháp, kỷ cương không nghiêm. Nhiều nơi còn vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Đội ngũ cán bộ, công chức chưa đủ mạnh, phương pháp hoạt động của nhiều cán bộ đảng, đoàn thể còn trong tình trạng viên chức hoá... Sự yếu kém đó, nếu không được khắc phục có hiệu quả, thì một số phương diện của hệ thống chính trị sẽ trở thành lực cản lớn đối với đổi mới trên lĩnh vực kinh tế.
6. Mâu thuẫn giữa quá trình phát triển dân chủ với tình trạng thiếu giáđỡ vềlý luận và thực tiễn cho quá trìnhđó.
Dân chủ hoá đời sống xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của đổi mới. Nhưng chúng ta chưa tìm được những giải pháp tất nhất để xác lập vững chắc quan điểm khoa học về dân chủ phù hợp với điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền, không đa nguyên về chính trị, không tổ chức quyền lực Nhà nước theo nguyên tắc phân quyền, chưa tìm được những cơ chế và hình thức thực hiện dân chủ thích hợp với truyền thống văn hoá chính trị, với trình độ dân trí, trình độ văn hoá chung của nhân dân. Dân chủ trong Đảng, trong xã hội và ở cơ sở tuy đã được nhấn mạnh trong nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng và các văn bản pháp quy của Nhà nước, nhưng kết quả đạt được trên thực tế còn nhiều hạn chế. Cải cách hành chính tiến hành chậm, thiếu kiên quyết, hiệu quả thấp. Chưa có cơ chế để bảo đảm quyền lực Nhà nước thực sự thuộc về nhân dân, vai trò giám sát thực hiện quyền kiểm tra của nhân dân đối với chính quyền và cán bộ, Đảng viên còn mờ nhạt.
7. Mâu thuẫn giữa tích cực, chủđộng hội nhập kinh tếquốc tế vớikhả nănggiữ vữngđộc lập tự chủ trong hội nhập và khắc phục những tác động tiêu cực của hội nhập.
Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là một nhân tố tất yếu để phát triển, nhưng chúng ta còn thiếu nhất quán và lúng túng, bị động trong việc xử lý mối quan hệ giữa mặt tích cực và tiêu cực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữa độc lập tự chủ về kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, lúng túng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa hội nhập đồng thời nhiều cấp độ hơn, sâu hơn, rộng hơn, đa dạng hơn...với việc giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc.
█8. Mâu thuẫn giữa việc giữ vững và tăng cường vai trò lãnhđạo của Đảngnhân tố quyết định thành công sự nghiệp đổi mới với tình trạng mộtsố mặt của Đảng chưa thật ngang tầm trướcđòi hỏi của tình hình.
Để đổi mới thành công, điều kiện tiên quyết là phải giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng. Điều đó chỉ có được duy trì được với tiền đề: Đảng phải vững vàng về chính trị - tư tưởng, mạnh về tổ chức và cán bộ, trong sạch về đạo đức, lối sống, đứng ở tầm cao về trí tuệ, có phương thức lãnh đạo thực sự khoa học. Yêu cầu đó đặt ra trong tình hình Đảng đang đứng trước sự bất cập không nhỏ trên hầu hết các phương diện đó.
Đảng ta nói chung, hầu hết cán bộ, đảng viên nói riêng kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa đã lựa chọn, kiên định nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên trì đổi mới vì chủ nghĩa xã hội... song, cũng có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, thậm chí cả một bộ phận tổ chức đảng phai nhạt lý tưởng, rơi vào dòng xoáy của thị trường, bệnh tham nhũng chưa có dấu hiệu suy giảm, một bộ phận sa đoạ về đạo đúc, lối sống. Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng chưa đạt yêu cầu đề ra. Những yếu kém này đã và đang làm suy giảm một cách đáng kể mềm tin của một bộ phận nhân dân vào tiền đồ của đổi mới, vào vị trí của Đảng ta. Đó là nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của Đảng, của chế độ.
Sự tiên phong về lý luận là biểu hiện tập trung nhất sự tiên phong của Đảng.Nhưng, ngay trên lĩnh vực quan trọng này cũng có những hẫng hụt không nhỏ. Sự phát triển lý luận chưa đủ cung cấp cơ sở khoa học cho việc tìm ra những lời giải đáp đúng đắn, kịp thời nhằm giải quyết có hiệu quả những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn trên đây đang là một trở ngại lớn cho việc tiếp tục đẩy mạnh quá trình đổi mới ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tuy sau 20 năm đổi mới, nhiều vấn đề lý luận về CNXH và con dường đi lên CNXH ở nước ta đã được làm sáng tỏ hơn, song cũng còn không ít vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Chẳng hạn:
Toàn cầu hoá kinh tế kéo theo toàn cầu hoá trên nhiều lĩnh vực khác. Hội nhập kinh tế đòi hỏi phải hội nhập trên nhiều lĩnh vực khác, kể cả lĩnh vực văn hoá, chính trị. Chẳng hạn, để làm ăn kinh tế với nhau, chúng ta phải điều chỉnh hệ chuẩn pháp luật kinh tế, làm cho nó tương thích với hệ chuẩn kinh tế của nước đối tác mà phần lớn là tư bản chủ nghĩa: Từ giác độ lý luận, độc lập, tự chủ trên các lĩnh vực này được hiểu như thế nào, từ đó, thiết kế thực tiễn ra sao?
Những yếu tố quan trọng nhất quyết định tính chất xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta là gì? Phải chăng, đó là: mục tiêu phát triển vì con người, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Lại có ý kiến cho rằng, tiến bộ và công bằng xã hội là mục tiêu quan trọng nhất, thể hiện tính chất xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta. Phải đảm bảo công bằng xã hội trong tiếp cận các cơ hội và nguồn lực để phát triển, trong phân bổ nguồn lực quốc gia, phân phối kết quả làm ra, thực hiện điều tiết xã hội và phân phối lại.
Có cái gọi là những cơ chế vận hành có tính quy luật, tất yếu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN không, hay chỉ có những cơ chế vận hành có tính quy luật, tất yếu của nền kinh tế thị trường, không tuỳ thuộc vào chế độ xã hội? Nếu có sự phụ thuộc vào tính chất xãhội, thì tính đặc thù của những cơ chế đó ởnước ta là gì?
Nhà nước đóng vai trò như thế nào trong quản lý nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN? Phải chăng, Nhà nước chỉ đóng vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và phát huy các nguồn lực đầu tư phát triển hay còn phải trực tiếp quản lý doanh nghiệp Nhà nước và phần Nhà nước trong các loại doanh nghiệp khác?
Sở hữu và thành phần kinh tế vẫn là vấn đề lớn. Phân định sở hữu như thế nào, 3 hình thức (toàn dân, tập thể, tư nhân) hay 4 hình thức (toàn dân, tập thể, tư nhân, hỗn hợp), thậm chí là 5 hình thức (toàn dân, tập thể, tư nhân, hỗn hợp, sở hữu của nước ngoài đang đầu tư ở nước ta, trong đó có thể có phần thuộc sở hữu Nhà nước của nước ngoài)? Hơn nữa, nên gọi là "sở hữu toàn dân" hay để làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của người sở hữu, nên xác định là "sở hữu Nhà nước"? Có nên phân định thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư bản tư nhân không? Hay nên phân định khu vực kinh tế, hoặc phân định theo quy mô sản xuất - kinh doanh để dễ quản lý Nhà nước như hiện nay bên Nhà nước vẫn phân định? Giải quyết như thế nào yêu cầu xoá bỏ triệt để mọi hình thức phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế với tính tất yếu phải "đỡ đầu” cho một số loại doanh nghiệp thiết yếu cần cho quốc kế dân sinh nhưng hiệu quả kinh tế thấp?
Ngoài vai trò của các nhân tố chính trị, không có vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước thì không giữ vững được định hướng XHCN trong quá trình phát triển kinh tế thị trường. Nhưng, hiểu như thế nào về vai trò "chủ đạo" của kinh tế Nhà nước, khi mà ở khu vực này, rất nhiều doanh nghiệp làm ăn với hiệu quả và sức cạnh tranh thấp? Điều đó không chỉ ở nước ta, mà là hiện tượng tương đối phổ biến ở ngay những nước có nền kinh tế phát triển thuần thục như những nước tư bản phát triển. Đây vẫn tiếp tục là vấn đề trọng đại và bức xúc của đất nước trong nhiệm kỳ Đại hội X, vì nhiều doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã vẫn đang trong tình trạng làm ăn kém hiệu quả, tham nhũng nặng nề và tình trạng mất đoàn kết trong bộ máy quản lý đang là phổ biến.
Hướng phát triển tới là thu hẹp hơn nữa diện doanh nghiệp Nhà nước, tập trung vào một số lĩnh vực mà doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn. Song, trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, nếu doanh nghiệp tư nhân được làmthì phần lớn lại có hiệu quả cao hơn. Vậy, về mặt lý luận, giải quyết vấn đề này như thế nào?
Thực tiễn 20 năm đổi mới cho thấy rằng, kinh tế tư nhân là một động lực khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực tiềm tàng trong xã hội để phát triển kinh tế, tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo, là một động lực rất quan trọng để phát triển nền kinh tế nước ta. Song, giải quyết như thế nào về mối quan hệ, sự tương hợp giữa kinh tế tư nhân là phổ biến với chế độ chính trị XHCN, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân?
Đại hội IX đã xác định mục tiêu: "Đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại". Nhưng, điều chưa rõ là lấy những tiêu chí nào để có thể xếp một nước vào hàng ngũ các nước công nghiệp hay hàng ngũ các nước công nghiệp theo hướng hiện đại, và đến đâu thì có thể coi là cơ bản trở thànhmột nước công nghiệphay một nước công nghiệp theo hướng hiện đại? Nếu không làm rõ vấn đề này, ít nhất là về những tiêu chí chính, thì sẽ không có cơ sở để Đại hội X xác định được mục tiêu cụ thể cho năm 2010 thoát khỏi nước nghèo, kém phát triển, "tạo nền tảng" để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp và bước đi cho các giai đoạn từ 2010 đến 2020.
Để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả cao hơn, vấn đề hàng đầu đặt ra là cần làm rõ hơn những yêu cầu, nội dung của nền kinh tế độc lập, tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là thế nào? Đặc biệt là cần xác định cụ thể hai nhóm vấn đề then chốt liên quan đến phạm vi và mức độ của tính độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế là: những vấn đề gì là những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh cần cương quyết giữ vững, không được phép nhân nhượng trong các quan hệ hợp tác, liên kết kinh tếquốc tế, những vấn đề gì, mặc dù cũng rất quan trọng, nhưng có thể nhân nhượng có mức độ đủ phù hợp với quy định và thông lệ quốc tế để đem lại lợi ích cho đất nước? Hơn nữa, có nên thay khái niệm "nền kinh tế độc lập tự chủ" bằng khái niệm "nền kinh tế tự chủ" không, khi khái niệm "độc lập” thường chỉ dùng theo nghĩa về mặt chính trị.
Để tăng trưởng và phát triển kinh tế, cần tập trung vào những ngành, lĩnh vực, những vùng có điều kiện phát triển thuận lợi, thù lao cao cho người làm ăn có hiệu quả... Nhưng, vì vấn đề xã hội, có khi lại không thể làm như thế. Vậy, giải quyết như thề nào mối quan hệ này để vừa có sự phát triền kinh tế thị trường nhanh, vừa giải quyết tốt vấn đề xã hội? Tổng quát hơn, những điều kiện cơ bản bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển ở nước ta là gì? Xử lý như thê nào mốiquan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phân hoá giàu nghèo trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta?
Việc phân định chức năng, nhiệm vụ, sớm quyền hạn của các cơ quan Nhà nước theo phá cách nào để khỏi chồng chéo? Chẳng hạn theo quy định của Hiến pháp và luật hiện hành, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lậppháp, nhưng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng có quyền ban hành các nghị định độc lập. Trên thực tế các quy định của pháp lệnh và nghị định cùng có hiệu lực thi hành. Cùng với thẩm quyền lập pháp, Quốc hội lại còn có các thẩm quyền khác như thẩm quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước (các công trình lớn, quyết định kế hoạch phát triểnkinh tế xã hội của đất nước...), thẩm quyền liên quan đến tư pháp như quyết định đại xá, bầu Chánh án Toà án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao...Giải quyết như thế nào địa vị phán lý của Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất? Nói cách khác, cẩn làm rõ quan điểm về sự thống nhất quyền lực Nhà nước, đồng thời, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
“Cuộc sống tiến lên thông qua những mâu thuẫn. Những mâu thuẫn sinh động thì muônhình, muôn vẻ, dồi dào hơn nhiều so với điều mà người ta suy nghĩ ban đầu” (Hêgen). Một số mâu thuẫn và vấn đề có tính mâu thuẫn nêu trên không phải là tất cả những mâu thuẫn đang có trong quá trình đổi mới hiện nay ở nước ta. Song, việc điểm danh một cách đại thể như vậy cũng đủ cho chúng ta thấy tính phức tạp của tình hình mà chúng ta đang phải giải quyết.
Việc giải quyết có hiệu quả những mâu thuẫn và những vấn đề có tính mâu thuẫn trên đây là một điều kiện căn bản để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộcđổi mới, sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển.
(l) Hội nghị Trung ương 12 khoá IX (tháng 7/2005) chủ trương giai đoạn 2005 - 2010, GDP bình quân tăng 7,5%- 8%/năm, cố gắng phấn đấu đạt trên 8%/năm.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Con người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu