Học cách tư duy mới trong một thế giới thay đổi

01:06 CH @ Thứ Sáu - 17 Tháng Ba, 2006

Trở về sau chuyến công tác dài ngày ở Thượng Hải, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã có bài nói chuyện tại Câu lạc bộ Doanh nghiệp VN. Bàn về kinh doanh trong thời kỳ mới, ông nhấn mạnh rằng đã đến lúc doanh nghiệp VN cần học cách tư duy mới trong một thế giới đang thay đổi quá nhanh chóng...

Học cách tồn tại bên cạnh những người khổng lồ

Ba đối thủ và là đối tác lớn Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc được ASEAN "mời" hợp tác trong chương trình ASEAN +3 đã có những phản ứng khác nhau và dĩ nhiên kết quả đạt được cũng khác nhau. Trong lúc Nhật và Hàn Quốc còn chậm chân, Trung Quốc nhanh chóng trở thành bạn hàng số một của khu vực Đông Nam Á.

Năm nay, Trung Quốc sẽ có dự trữ ngoại tệ đạt 1.000 tỉ đô la Mỹ. Đã đến lúc người Trung Quốc mang tiền ra nước ngoài đầu tư. Cuộc mở cửa trên nhiều mặt đã đem lại cho Trung Quốc nguồn thu ấy. Ngày nay, trong số 20 triệu dân của thành phố Thượng Hải, có 400.000 doanh nhân Đài Loan và 300.000 doanh nhân Hàn Quốc. Trong một chuyến thăm Mỹ, một hạ nghị sĩ Mỹ tặng tôi một chiếc phù hiệu có hình quốc huy Mỹ và rỉ tai rằng "hàng Trung Quốc làm đấy". Ngày nay, một nhà máy ở Nam Ninh đang cung cấp 70% lượng cravat cho toàn thế giới, từ "thượng vàng" đến "hạ cám", có cả Pierre Cardin và Louis Vuitton nữa. Mười chín ngành kinh tế ở Trung Quốc từng được dự báo là sẽ sụp đổ sau khi vào WTO bây giờ đều sống khỏe cả, chính vì họ có sự chuẩn bị rất tốt.

Trong bối cảnh ấy, doanh nghiệp VN cần làm gì để tồn tại trước một người láng giềng có nhiều điểm chung, nhưng sản xuất mọi thứ đều giỏi hơn và sản phẩm cạnh tranh hơn? Câu trả lời là phải dùng chính triết lý của họ để tồn tại. Binh pháp Tôn Tử dạy "không cần đánh mà vẫn thắng". Trong trường hợp này, không có cách nào khác, doanh nghiệp VN cần phải tranh thủ thị trường, chủ động đi vào thị trường ngách. Hàng dệt may cạnh tranh trực diện với Trung Quốc thì rất khó, nhưng hàng dệt may Trung Quốc cho người Hồi giáo lại không thích hợp, thì đó chính là cơ hội. Làm những sản phẩm Trung Quốc chưa làm hay làm chưa tốt thì vẫn phát triển được.

Mà không phải Trung Quốc không có điểm yếu, họ phát triển quá nóng nên lo chuyện năng lượng, đi đâu cũng lo ký hợp tác về dầu mỏ, nhất là với mấy nước châu Phi. Trong khi đó, với ta, du lịch Hội An giờ đây tiếng lành đồn xa khắp thế giới rồi. Tôi đọc được quảng cáo về Hội An của một công ty du lịch thế này: "Hội An rất đẹp, sạch sẽ và an toàn. Điều thú vị nữa là may đo quần áo chỉ trong vòng 24 tiếng. Một cặp vợ chồng có thể đặt may hai bộ quần áo theo ý muốn, mà tiền công chỉ 4 đô la Mỹ thôi, quá rẻ". Tôi đọc cũng thấy giật mình vì bao giờ hàng dệt may thông thường có được giá đó. Lại nói chuyện dệt may, cũng đừng nghĩ rằng Trung Quốc kinh khủng quá, vì dệt may là một thị trường đặc biệt chưa có giới hạn. Còn những mặt hàng thực phẩm thì lại khác. Bài học cà phê vẫn nóng hổi đấy, rằng chạy theo khối lượng chưa hẳn đã là hay. Tôi đọc tin VN vượt Ấn Độ về sản xuất hạt tiêu đen mà lo, lo vì bài học cà phê sẽ lặp lại. Tôm cá cũng vậy, không tính cách chế biến thì một ngày kia sản lượng tăng cao cũng sẽ vô cùng khó. Quyết định là ở thị trường chứ không phải là sản xuất.

Thông tin sẽ quyết định

Quyết định là thị trường chứ không phải là sản xuất, vậy nên thông tin sẽ trở nên vô cùng quan trọng trong thời kỳ mới. Ngày nay, khái niệm chuỗi giá trị (value chain) được nói đến nhiều, bởi không một nơi nào có thể sản xuất tốt từ đầu đến cuối một sản phẩm. Thái Lan muốn sản xuất ô tô nhưng họ hiểu rằng không thể làm được ngay, vậy nên họ chọn con đường kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực phụ tùng ô tô, giờ đây đã có tiền đề để làm công nghiệp ô tô. VN thì thích làm ra được chiếc ô tô mang nhãn hiệu VN trước. Hơn bao giờ hết, cần có một tầm nhìn toàn cầu.

Hồi Thủ tướng Phan Văn Khải sang Nam Phi, điều khiến ông ngạc nhiên nhất là ở sân bay đã có những người VN mặc comlê, áo dài ra đứng đón. Thì ra đó là những doanh nhân VN đã sang thị trường này để tìm cơ hội làm ăn. "Thế các anh chị kinh doanh gì?", Thủ tướng hỏi. Đáp: "Chúng tôi mua gỗ nguyên liệu và làm nhiều thứ khác". "Thế có ai chỉ đường không? Có bộ, ngành nào hướng dẫn không?". "Thưa, không. Chúng tôi tự tìm lấy thông tin trên mạng". Sự năng động tìm kiếm thông tin là điều cốt yếu trong kinh doanh hiện nay.

Hơn bao giờ hết, việc nắm bắt được thông tin quyết định phần lớn sự thành bại. Vụ SITC vừa rồi có phải là chúng ta bị lừa không? Đúng là bị lừa và vấn đề cũng là ở chỗ bất đối xứng về thông tin, họ biết về mình mà mình không biết về họ.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tinh thần mở, tri thức mở

    31/01/2016TS. Ngô Quang Hưng (Giảng viên ĐH New York)Tinh thần mở chính là sự chuyển dịch mẫu hình của khoa học và công nghệ thế giới trong hơn 30 năm bùng nổ CNTT vừa qua. Tự do tí toáy đang dần san phẳng bao nhiêu rào cản. biên giới địa - chính trị, kinh tế, văn hóa tri thức… tạo nên một "thế giới phẳng"...
  • Phát huy nội lực

    02/04/2015Nguyễn Trần BạtTừ bao đời nay, người Việt ước mơ xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh". Có thời người ta đặt hy vọng ở nguồn tài nguyên rừng vàng biển bạc, chẳng hạn như dầu mỏ phun lên ồ ạt nhiều hơn cả dầu mỏ Trung Đông. Cũng có người mơ tưởng sẽ có những lực lượng ngoại bang mang lại cuộc đổi đời cho dân tộc. Họ vừa thiếu thực tế vừa sai lầm về mặt lý luận. Chỉ có sức mạnh của chúng ta - nội lực Việt Nam - mới giải quyết được những vấn đề của chúng ta, mới là yếu tố quyết định để biến đổi một nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu thành một quốc gia hùng mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Sự lẽo đẽo của tư duy

    09/01/2011TS. Nguyễn Sĩ DũngMột triết gia đã từng khẳng định: “Mọi thứ dẫn con người đến hành động đều phải đi qua cái đầu của anh ta”. Nghĩa là anh ta phải nhận thức được vấn đề trước khi phản ứng lại với nó. Nhận thức đi trước là một điềm lành, là điều kiện thuận lợi để phản ứng mạch lạc, hiệu quả đối với các thách thức của cuộc sống...
  • Muốn vươn lên, chúng ta phải vượt qua đại dương trí tuệ

    29/12/2010Lê HùngĐã từng cố vấn kinh tế cho nhiều lãnh đạo cao cấp (như cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh) nên không ngoa khi ví ông như “cuốn từ điển sống” về kinh tế Việt Nam trong 20 năm đổi mới...
  • Vài cảm nhận về thời đại

    09/11/2010Giang AnhNhững đặc trưng lớn của thời đại này là gì? Dòng chảy của lịch sử sẽ đi về đâu và vị trí của trí thức trẻ Việt Nam trong dòng chảy chung ấy thế nào?
  • Toàn cầu hoá: Cuối cùng đó là một trái đất phẳng

    05/02/2006Thomas L. Friedman, “It’s a Flat World, After All”, The New York TimesNăm 1492, Christopher Columbus vượt biển tới Ấn Độ, đi về hướng Tây. Ông trở về quê hương và tuyên bố: “Trái đất tròn”. 512 năm sau, tôi cũng bay tới Ấn Độ bằng máy bay hãng Lufthansa. Tôi đi về hướng đông. Trở về nhà tôi thì thầm với vợ mình: “Trái đất phẳng”...
  • Sống trong thế giới hôm nay

    28/01/2006Nguyên NgọcThomas Friedman, tác giả cuốn sách Chiếc Lexus và cây ô-liu, hiểu ra rằng, khác với thời Christopho Colombo, trái đất ngày nay không còn tròn nữa. Từ tròn chuyển sang phẳng là đặc điểm lớn nhất của thời đại ngày nay, và cái đó người ta gọi là toàn cầu hóa...
  • Trò truyện thời hội nhập

    27/01/2006Trần Đăng Khoa ghiCâu chuyện chúng tôi là chuyện về thời hội nhập. Một vấn đề lớn, mang tính toàn cầu. Bởi thế không thể nói qua quýt trong mấy vốc chữ...
  • Những "nút cổ chai" của nền kinh tế

    17/01/2006Ngọc MinhNhững "nút cổ chai" của nền kinh tế nói chung và từng ngành, từng lĩnh vực nói riêng có khá nhiều, nhưng ở đây có thể khái quát thành mấy vấn đề lớn (thể chế kinh tế, chi phí dịch vụ, cơ sở hạ tầng)...
  • Bài toán hội nhập

    16/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngKhoảng thời gian từ nay đến lúc nước ta chính thức gia nhập WTO và hội nhập thật sự vào nền kinh tế thế giới còn lại không nhiều. Những cơ hội và thách thức to lớn đang chờ ở phía trước. Vấn đề đặt ra là phải tận dụng được những cơ hội và hóa giải được những thách thức nói trên. Và đây là bài toán không ai có thể giải thay được cho chính chúng ta...
  • Tôn vinh hơn nữa doanh nghiệp và doanh nhân

    21/10/2005Ngọc MinhTrong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, doanh nghiệp không ra doanh nghiệp, doanh nhân không ra doanh nhân. Doanh nghiệp hoạt động theo sự chỉ định, doanh nhân chỉ là người thừa hành, hoạt động không vì lợi nhuận, lỗ lãi do Nhà nước lo, tiêu dùng do Nhà nước phân phối định lượng. Kết quả Nhà nước phải đi vay để nuôi doanh nghiệp, chứ không phải doanh nghiệp nuôi Nhà nước - một quy trình ngược, quy trình phi kinh tế...
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • Cần có đôi mắt mới

    05/09/2005Tương LaiKỷ niệm 30 năm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, ôn lại những chiến công lịch sử chói lọi là điều tuyệt đối cần hành trình đã đi qua, những giá trị cũ và những kinh nghiệm đã sống”. Thế nhưng, điều còn quan trọng hơn là nhìn lại xem, với chặng đường 30 năm ấy, chúng ta đã làm được gì xứng đáng với đỉnh cao chói lọi của chiến công của ngày 30/4/1975 lịch sử...
  • Đổi mới tư duy

    21/07/2005Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học HarvardXin giới thiệu với quý độc giả bài viết với cách nhìn mới mẻ và toàn diện về đổi mới tư duy của Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học Harvard.
  • Năng lực tư duy sáng tạo trong thời đại ngày nay

    15/02/2003Nguyễn Thanh Huyền, Pháp B – K35F...trong thời đại ngày nay, khi nhận thức của con người đã đạt đến một trình độ cao hơn, thì năng lực tư duy không còn giữ nguyên nghĩa mà đã trở thành năng lực tư duy sáng tạo. Bởi lẽ, người ta không chỉ tư duy để có những khái niệm về thế giới, mà còn sáng tạo nhằm thay đổi thế giới làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Với sinh viên nói riêng, năng lực tư duy sáng tạo đã trở thành một trong những điều kiện cần thiết để đem lại cho họ một công việc hứa hẹn khi ra trường hay xa hơn nữa là một chỗ đứng vững chắc trong xã hội và trên thế giới.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác