Đổi mới kinh tế cho ai?

07:31 CH @ Thứ Năm - 22 Tháng Sáu, 2006
Jomo Kwame Sundaram (trợ lý Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc) với tư cách là một nhà kinh tế phát triển, một người bạn của Đông Nam Á, tôi đã rất quan tâm theo dõi tiến trình công cuộc đổi mới ở VN trong những năm qua. Và tôi thật sự tin rằng những bài học của VN trong tái thiết và phục hưng mạnh mẽ nền kinh tế đã vươn xa ngoài biên giới VN và vươn ra cả bên ngoài khu vực Đông Á.

VN đã có mức độ thành công lớn trong việc cải thiện vị trí trong bảng xếp hạng thu nhập đầu người trên cơ sở tăng trưởng nhanh và bền vững. Nhưng cũng cần lưu ý một thực tế là VN bắt đầu từ một xuất phát điểm thấp.

Là một nền kinh tế nhỏ, có được các thị trường trên thế giới là điều quan trọng để duy trì một tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu cao. Việc gia nhập WTO sẽ hướng VN được tiếp cận theo đúng qui chuẩn vào thị trường các nước chiếm tới 97% thương mại toàn cầu.

Nhưng nó cũng sẽ mở cửa thị trường nội địa cho sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu, buộc các công ty hoạt động trong khu vực xuất khẩu phi truyền thống phải tăng tốc quá trình học hỏi và nâng cấp công nghệ.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể hỗ trợ cố gắng đó, tuy vậy chỉ riêng FDI thì không đủ. VN sẽ cần phải củng cố các chiến lược quốc gia để phát triển khả năng công nghệ trong nước, bao gồm cả việc chú trọng cải thiện chất lượng giáo dục cao học, khuyến khích thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng để các công ty trong nước hội nhập với dây chuyền sản xuất quốc tế.

Tiêu đề bài trình bày của tôi bắt đầu bằng một câu hỏi: “Đổi mới kinh tế cho ai?”. Tôi chắc quí vị đã biết rõ câu trả lời. Cải cách kinh tế cần cho tất cả mọi người. VN đã có những bước tiến lớn trong xây dựng nền kinh tế, xã hội và những thể chế dân chủ trong công cuộc đổi mới.

Nhưng tới đây, VN sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, một số thách thức đã được chuẩn bị kỹ nhưng một số khác sẽ gây ra những bất ngờ.

Thông điệp quan trọng nhất mà tôi muốn chuyển tới quí vị hôm nay là đối phó với những thách thức sẽ trở nên dễ dàng hơn khi mọi cơ hội được tận dụng để thúc đẩy ý thức mạnh mẽ về tình đoàn kết của nhân dân VN.

Toàn cầu hóa có thể giống như một chiếc ôtô mới đẹp đẽ. Nó bóng lộn, hào nhoáng và rất hấp dẫn. Điều khiển bằng tri thức, kỹ năng và sự cẩn trọng, nó sẽ rất hữu dụng đưa chủ nhân tới đích muốn đến. Nhưng vào tay lái ẩu, nó có thể rất nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Vận hành nó cần sự chín chắn, thực tế và nhiều kỹ năng.

Dựa trên những thành tích đã đạt được của VN, tôi tuyệt đối tin rằng VN sẽ là một tay lái cừ khôi trong những năm tới đây. Lời khuyên duy nhất của tôi: hãy bảo đảm rằng không một người nào bị bỏ lại phía sau.

Nguồn:Thanh Niên
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tư duy địa kinh tế - địa chính trị

    23/05/2016Nguyễn Trần BạtGần 30 năm trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, khoảng thời gian đủ dài để một đất nước phát triển tới tầm cao mới về chất, nhưng Việt Nam vẫn không thể phát triển, trái lại vẫn mắc kẹt trong những tình thế kinh tế - chính trị bất lợi. Nguyên nhân của tình trạng này có phần rất lớn thuộc về trách nhiệm của công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh tế...
  • Giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện tốt việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta

    17/06/2006Nguyễn Tấn HùngVấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là vấn đề vô cùng phức tạp, đòi hỏi không chỉ cần nắm vững mối quan hệ qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, mà còn cần phải nhận thức và giải quyết tốt những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa chúng...
  • Những "nút cổ chai" của nền kinh tế

    17/01/2006Ngọc MinhNhững "nút cổ chai" của nền kinh tế nói chung và từng ngành, từng lĩnh vực nói riêng có khá nhiều, nhưng ở đây có thể khái quát thành mấy vấn đề lớn (thể chế kinh tế, chi phí dịch vụ, cơ sở hạ tầng)...
  • Người trí thức trong nền kinh tế thị trường

    16/12/2005PGS.TS Vũ Duy ThôngTrí tuệ một khi đã trở thành hàng hóa thì cũng sẽ bị điều tiết theo qui luật cung-cầu. Nhiều trí thức trẻ hiện nay đặt mục tiêu hàng đầu là tìm những nơi trả lương cao để làm việc...
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...
  • Kinh tế học và chính sách kinh tế

    11/11/2005Lê Văn CườngTrong bất kỳ một quốc gia nào, mọi công dân, từ những nhà lãnh đạo đến người dân bình thường, đều mong muốn kinh tế học phục vụ tốt để phát triển kinh tế cho nước mình. Đó là một đòi hỏi chính đáng. Là một người lãnh đạo, theo tôi cần phải nhận thức được những hạn chế sau đây của kinh tế học...e
  • Kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ mới

    05/11/2005GS Kinh tế David DapiceNghĩ tới Việt Nam thời kỳ hậu WTO với hàng loạt kịch bản và gợi ý, Giáo sư Kinh tế David Dapice đã chốt lại rằng:"Việt Nam cần thúc đẩy mức tăng trưởng cao hơn nữa và tiếp tục đổi mới thể chế”...
  • Những lực cản của nền kinh tế

    28/09/2005Phan Thế HảiTheo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Vậy đâu là lực cản của nền kinh tế, đâu là nguyên nhân gây nên sự trì trệ hiện nay?
  • Mô hình Kornai về các hệ thống kinh tế

    07/07/2005Tác phẩm Hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chính trị kinh tế học phê phán và Con đường dẫn đến kinh tế thị trườngcủa Kornai János, nhà kinh tế học người Hung, giáo sư Harvard (Mỹ), đều do Nguyễn Quang A dịch, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, vừa ra mắt đã lập tức được coi là những cuốn sách quan trọng nhất năm 2002 ở Việt Nam. Để bạn đọc có thể dễ dàng tiếp cận với hơn 1000 trang sách ấy, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của dịch giả Nguyễn Quang A sau đây.
  • Kinh tế là những câu chuyện đơn giản

    04/07/2005Ngô Nhân Dụng, Đặc TrưngCác nhà kinh tế học thường bị coi là một giống người phức tạp, khó hiểu, và không có ý kiến nào chắc chắn. Quý vị có biết câu chuyện "nhà kinh tế một tay" nổi tiếng từ nửa thế kỷ rồi không? Trong tuần báo Economist hồi tháng 11 năm 2003 họ viết một bài với nhan đề đó, "The one-handed economist" với dụng ý chỉ trích một tác giả, ông Paul Krugman, Đại học Harvard, rằng ông là một nhà kinh tế học... chỉ có một tay!
  • xem toàn bộ