Gia nhập WTO, doanh nhân quyết tâm xung trận
Chúng ta đang học được rất nhiều khi phân tích thất bại chứ học được rất ít từ những lời tụng ca. Cuộc chiến đấu này không có chỗ cho những người được nuông chiều, quen được ưu đãi, quen được bảo hộ hay kiếm lợi bằng những mối quan hệ bất chính, sống trong những nhà kính được che chắn, không chịu được gió bão.
Gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sẽ trở thành hiện thực trong thời gian không xa đối với doanh nhân nước ta. Cơ hội to lớn đang mở ra với các doanh nhân Việt
Điều đầu tiên cằn tự khắng định với chính mình là hạ quyết tâm và dũng khí xung trận để quyết thắng. Chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, từng bước hội nhập, đang ở trong giai đoạn phát triển thấp, doanh nhân nước ta trước phải tự tin, phải biết người, biết mình và sẵn sàng đổi mới trong cuộc chiến đấu này. Doanh nhân phải đối mặt với những đối thủ mới, mạnh hơn, nhiều kinh nghiệm hơn trên thị trường trong nước và thề giới, phải so mình với họ, soi vào họ để biết rõ mặt mạnh, mặt yếu của mình. Và mạnh và yếu không phải vĩnh viễn và không phải ở mọi nơi, có thể họ mạnh ở thành phố mà không mạnh ở nông thôn, có thể họ hơn mình hôm nay nhưng ngày mai mình sẽ vươn lên bằng họ và hơn họ.
Phải theo dõi và phản ứng nhanh nhạy hơn trước những diễn biến của thị trườngvà của các nước, phải nghiên cứu thị hiếu và điều kiện đặc thù của từng quốc gia, quy định pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật về vệ sinh, chất lượng, lao động, đo lường… Hiệu quả về thời gian là một tiêu chuẩn mới rất khắt khe. Không có phần thưởng nào cho người đến sau và không có thị trường cho người đến chậm. Doanh nhân phải đổi mới và thích nghi với đòi hỏi mới. Và cả nước phải chuyển mình, bộ máy nhà nước phải đổi mới để hổ trợ doanh nhân.
Triết lý ởđây là phải coi mỗi thất bại là một cơ hội để học và vươn lên chứ không phải là một thảm họa. Phải có bản lĩnh của sắt thép chứ không như mảnh kính, mỗi một nhát búa nện vào chỉ làm cho chúng ta cứng rắn lên chứ không thể bị tan vỡ như mảnh kính. Và chúng ta học được rất nhiều khi phân tích thất bại chứ học được rất ít từ những lời tụng ca. Và ngay khi bị phá sản cũng không phải là thảm họa, đó là sự "tàn phá sáng tạo". Nhà xưởng, máy móc, người lao động vẫn còn đó, cần có ý tưởng mới, dũng khí mới, tiền vốn để lại làm lại một lần nữa, tốt hơn, có hiệu quả hơn. Cuộc chiến đấu này không có chỗ cho những người được nuông chiều, quen được ưu đãi, quen được bảo hộ hay kiếm lợi bằng những mối quan hệ bất chính, sống trong những nhà kính được che chắn, không chịu được gió bão. Doanh nhân hãy coi việc đi vào nơi gió bão như đi vào cõi bình yên vì thương trường tất yếu là dông bão, là phải vượt lên đối thủ Và hay coi việc phải trả "học phí" là việc bình thường, thậm chỉ hy sinh, mất mát là khó tránh khỏi.
Quyết tâm đó phai trớ thành quyết tâm của cả tập thể doanh nghiệp, xây dựng tác phong làm việc mới, phải trực 24/24 giờ nếu như xuất khẩu sang Bắc Mỹ vì chênh lệch mũi giờ, phải thành thạo trong giao dịch qua mạng...Tổ chức lại và cơ cấu lại doanh nghiệp là điều tất yếu.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy là điều tất yếu. Chấp nhận những quy định và điều kiện kinh doanh mới, đối tác và đối thủ mới, doanh nhân chúng ta phải chuyên cách suy nghĩ từ “ai thắng ai” sang “cả hai bên cùgn thắng” (win-win). Thươngtrường là chiến trường nhưng có những quy luật rất khác so với chiến tranh một mất một còn bằng súng đạn. Phải từ bỏ nếp suy nghĩ phải giết hạ đối thủ để thắng bằng mọigiá mà phải tỉnh toán giữa lợi ích và chi phí, vừa hợp tác vừa cạnh tranh, tìm bạn và đối tác để tạo thêm thế mạnh cho mình. Hãy hợp tác bằng cách đem lại lợi ích cho đối tác trong khi tìm kiếm lợi nhuận cho mình. Chính lợi ích, hai bên cùng có lợi, gắn kếtlợi ích, chia sẽ lợi ích, phát huy thế mạnh của mỗibên là triết lýgắn kết để hợp tác lâudài trong khi vẫn phải cạnh tranh.
Hợp tác, liên kết là đứng trên vai những người khổng lồ, doanh nhân hãy liên kết với ngân hàng, Viện nghiên cứu trường Đại học, tìm thầy, mướn thợ để vươn lên. Hợptác trong mọi khâu từ sản xuất đến tiêu thụ vì không ai có thê tự mình làm lấy mọi việcmột cách có hiệu quả. Hợp tác, chữ tín là xu thế của hội nhập.
Và nếu lượng sức không thắng được đối thủ thì tránh ra một bên không đối đầu trực diện với họ, tìm thị phần khác, nhóm khách hàng khác, làm khác so với đối thủ. Họ mạnh về nước giải khát có gaz thì ta làmnước dừa, nước mía, trà ướp hoa nhài, nước râu ngô...Họ làm hàng giá rẻ hơn ta thì ta làm mặt hàng sang trọng hơn họ, nhằmvào đối tượng khách hàng khác họ. Thắng mà không can đánh mới là thắng của trítuệ.Tổ tiên chúng ta đã dạy "lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều”, tức là phải huy động trí sáng tạo, phải làmkhác họ và hay hơn họ. Và không loại trừ tình huống phải bắt tay với đổi thủ để chia sẻ thị trưởng.Không cần và không nên tạo ra đối thủ không cần thiết để tiêu phí sức lực quý báu trong thương trường này.
Chúng ta cũng phải từ bổ nếp suy nghĩ “sản xuất là quyết định" như trước đây, từ bỏ thói quen sản xuất
Với tư duy mới, các doanh nhân sẽ có thể hợp tác với những doanh nhân đủ mọi màu da, sử dụng các ngôn ngữ khác nhau, có tôn giáo và văn hóa khác nhau. Doanh nhân phải tự trang bị cho mình năng lực giao tiếp, ngoại ngữ, chuẩn bị kỹ càng cho các cuộc đàm phán, cho từng hợp đồng đểkhông bị trả những học phí không đáng có.
Chúc cho doanh nhân Việt
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Con người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt