NgườiViệt mình có câu: “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”. Đó cũng là nét văn hóa tốt đẹp không chỉ của các dân tộc ChâuÁ như chúng ta mà còn là cảu tất cả mọi con người. Cha mẹ thực ra cũng chỉ là những con người bình thường với những lỗi lầm, những toan tính đời thường..."/>NgườiViệt mình có câu: “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”. Đó cũng là nét văn hóa tốt đẹp không chỉ của các dân tộc ChâuÁ như chúng ta mà còn là cảu tất cả mọi con người. Cha mẹ thực ra cũng chỉ là những con người bình thường với những lỗi lầm, những toan tính đời thường..."/>

Hàn Bá Du & danh giá thời nay!

08:31 SA @ Thứ Năm - 23 Tháng Mười Một, 2006

Thời xưa có ông Hàn Bá Du, dù đã lớn nhưng mỗi lần mắc phải lỗi lầm bị mẹ đánh không bao giờ khóc. Một lần nọ ông cũng phạm lỗi và bị mẹ bắt nằm xuống đánh những lần này ông khóc thật to. Người mẹ ngạc nhiên hỏi vì sao lại khóc? Ông giải thích vì những lần trước mẹ đánh ông cảm thấy rất đau nên biết mẹ còn khỏe, còn lần này mẹ đánh không thấy đau như trước nên biết mẹ đã yếu, vì thương mẹ già yếu mà ông khóc.

Nhắc lại một câu chuyện ngày xưa về đạo làm con, để thấy thời nào cũng đặt nặng chữ hiếu. Phận làm con phải biết ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ để sau này phụng dưỡng lại cho các cụ khi tuổi già, sức yếu. NgườiViệt mình có câu: “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”. Đó cũng là nét văn hóa tốt đẹp không chỉ của các dân tộc ChâuÁ như chúng ta mà còn là cảu tất cả mọi con người. Cha mẹ thực ra cũng chỉ là những con người bình thường với những lỗi lầm, những toan tính đời thường. Nhưng đứa con có hiếu không bao giờ nên nhìn nhận và phán xét cha mẹ mình lạnh lùng như cách mà ai cũng có thể nhận ra trong cuốn tự truyện Vân - Yêu và sống. Cha mẹ có thể già yếu, nghèo túng, xấu xí nhưng vẫn là cha mẹ mình. Đã làm người ai dám phàn nàn về sự thiếu thốn của bậc sinh thành. Đó là đạo lý đơn giản nhất mà một người làm văn hóa nghệ thuật như NSƯT Lê Vân không thể không nhận ra.

Văn hóa quy định các ứng xử của con người. Nó liên kết mọi người lại với nhau thành một cộng đồng riêng biệt. Nó tạo nên sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Đứng về một phương diện nào đó, văn hóa bảo vệ sự trường tồn của dân tộc và nó bao hàm cả những bổn phận cảu cá nhân với cộng đồng xung quanh. Sống trên đời, người bình thường cũng phải hiểu được những bổn phận cơ bản nhất với cha mẹ, bạn bè, người thân và xa hơn là với dân tộc mình. Con người dù ai cũng thèm khát tự do cá nhân, nhưng vẫn có những trách nhiệm không thể chối bỏ. Và thế hệ này nối tiếp thế hệ khác, tất cả chúng ta đều là những mắt xích cho sự trường tồn của dân tộc, của loài người. Nói thì to tát nhưng những trách nhiệmđó cũng là những việc mà người bình thường ai cũng làm hằng ngày: chăm sóc cha mẹ già, giúp đỡ người thân, nuôi dạy những đứa con khỏe mạnh, biết điều hay lẽ phải, biết bảo vệ tổ quốc khi lớn lên.

“Làm người của công chúng, thiết nghĩ còn phải cố nhịn hơn rất nhiều, vì mọi hành động đều sẽ gây ảnh hưởng đến rất nhiều người khác”.
Thế nhưng trong cái thế giới đang đổi thay với tốc độ điên cuồng ngày nay thì dường như với một số người hâm mộ Vân - Yêu và sống, các giá trị văn hóa truyền thống đã trở nên lỗi thời? Phải chăng họ từ tin và văn hóa của chính mình đến mức thấy phải tiên phong trong việc thay đổi những nét văn hóa họ cho là cổ lỗ dường như đã không còn phù hợp với thời đại nữa? Phải chăng đất nước vừa mới vào WTO, biên bản ký chưa ráo mực, mà xã hội Việt Nam đã toàn cầu hóa đến mức những chuyện ly kỳ như cha mẹ con cái vợ chồng lê ti vi đài báo nói xấu dè bỉu bới móc lẫn nhau, ngày xưa nghe xa xôi tận đâu đâu, nay đã xồng xộc đi ngang qua cửa hàng xóm nhà mình!

Mà cũng chẳng cần phải nhờ đến WTO mới xảy ra chuyện vạch áo cho người xem lưng. Người ta còn vạch đến tận đâu rồi. Mấy năm gần đây đi ngoài đường có lẽ ai cũng nhìn thấy những cô gái trẻ, gái xồn xồn và đôi khi cả gái quá xồn xồn, mặc quần trễ cạp, khoác áo hai dây, hở trên hở dưới hở giữa, hở hai bên, hở hết cả nội y, hiên ngang trên những chiếc xe đắt bằng cả gia tài. Nhiều khi sự hở hang lên tới mức độ những người tử tế nhìn thấy phải đỏ mắt. Thời gian đầu nhiều người cũng ngỡ ngàng, không hiểu tại sao các cô gái lại phơi bày sự riêng tư một cách tự nguyện và “chân thành” như vậy. Chẳng thể lý giải bằng sự thiếu thốn tiền bạc vì bây giờ kinh tế khá lên nhiều rồi, dù có khó khăn cũng có mấy ai còn phải thiếu ăn thiếu mặc đến như chị Dậu nữa đâu. Và với cái bản tính tự tôn của con người - tốt khoe ra, xấu đậy lại thì chỉ có thể hiểu rằng theo quan niệm ngày nay những thứ rất kín đáo của con gái đã không còn là của riêng nữa, không việc gì phải xấu hổ che giấu nữa. Có thể các cô gái nghĩ như vậy, vì theo các cô thì đó là mốt mới nhất, ở Tây ai cũng thế. Nhưng dù sao nơi các cô đang sống cũng là Việt Nam, với văn hóa khác, khí hậu khác, con người khác. Và đúng là đàn ông ai cũng có tính tò mò, ai cũng thích nhìn phụ nữ hở hang nhưng chưa chắc họ đánh giá cao những gì nhìn thấy. Trong cuộc sống cũng vậy, không phải cứ đem hết chuyện riêng tư của chính mình và gia đình kể cho người ngoài nghe thì sẽ nhận được sự cảm thông và chia sẻ. Đôi khi làm như vậy lại rất phiền cho người khác, vì không hẳn ai cũng thấy thoải mái khi bị bắt gặp đang tần ngần dừng xe máy ở ngã tư sau xe một cô gái mặc chiếc quần cạp trễ quá mức không thể trễ hơn!

Rồi những thứ tế nhị và còn nhiều tranh cãi trong xã hội Việt Nam như ngoại tình, sinh con ngoài giá thú, lấy chồng nước ngoài… Nhớ lại Nội thời Pháp thuộc có bà Hồng chỉ vì lấy chồng Tây mà đã bị bao nhiêu người dè bỉu, cụ Xương còn có câu thơ thâm thúy mỉa mai: “Trăm năm danh giá của bà to!”. Thời xưa các cụ nghĩ theo kiểu cũ thật đấy. Tư Hồng mà sống thời nay thì… chết với bà! Nhưng ngày nay xã hội dù có nhìn nhận thoáng hơn nhưng liệu đã thoáng đến mức chấp nhận cả việc các cô gái sinh con, làm nhân tình cho người nước ngoài đang có gia đình? Có ông chồng nào thích thú với cảnh oẳn tà roằn của cụ NguyễnCôngHoan? Và liệu có xã hội nào sẽ ủng hộ những chuyện vi phạm luân thường đạo lý như vậy? Vậy mà trong của mình, Vân công khai những điều đó như lẽ tự nhiên để ai cũng biết người đàn ông là bố của hai con chị vẫn đang có một gia đình chưa ly hôn. Chị có con với ông ta khi còn là vợ chính thức của một người đàn ông khác… Làm người ai cũng phải biết kiềm chế, vì chính sự kiềm chế sinh ra văn hóa. Làm người của công chúng thiết nghĩ còn phải cố nhịn hơn rất nhiều vì mọi hành động đều sẽ gây ảnh hưởng đến rất nhiều người khác, trong đó có những đứa trẻ còn chưa kịp nhận thức được thế nào là phải trái, đúng sai trong đời.

Mấy trăm năm trước, cụ TốNhư ngậm ngùi rằng “Trải qua một cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Mà sao cũng mới chỉ già nửa cuộc đời bể dâu thôi, HànBá Du ngày nay đã khác lắm. Mỗi lần mắc lỗi lầm, mẹ đánh ông chỉ cắn chặt răng không bao giờ khóc. Nhưng một lần nọ ông cũng phạm lỗi và bị mẹ bắt nằm xuống đánh thì lần này ông cười thật to. Người mẹ ngạc nhiên hỏi vì sao lại thế? Ông giải thích vì những lần trước mẹ đánh cảm thấy rất đau nên biết mẹ còn khỏe, còn lần này mẹ đánh không đủ đau nên ông biết mẹ đã yếu, không còn đánh được ông nữa, nên ông sẽ… cho ra mắt cuốn hồi ký về gia đình mình.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Còn không chữ “hiếu”, chữ “tình”

    17/11/2006Trịnh Thanh SơnNghe thiên hạ ồn lên về cuốn Tự truyện của Vân do Bùi Mai Hạnh ghi, có tên là Vân - Yêu và sống, do NxbHộiNhà văn ấn hành năm 2006, tôi cũng tò mò tìm đọc. Càng đọc tôi càng thấy buồn. Đọc xong thì nỗi bất bình trong lòng tôi càng thêm bức xúc...