Đã có một thời gian khá dài tồn tại cách nghĩ văn hóa như một thành quả của quá trình lao động sản xuất. Với quan niệm đó, hưởng thụ văn hóa là sự đãi ngộ cho những nỗ lực của con người trong lao động. Trồng cây có ngày hái quả, câu thành ngữ này nhằm động viên con người kiên nhẫn vượt qua khó khăn vì những điều tốt đẹp đang chờ phía trước. Hái quả ởđây được hiểu theo nghĩa là sự đền bù cả về vật chất và tinh thần, có cơm no áo ấm, con cái được học hành, đời được an nhàn, sung sướng. Cách tư duy tách rời văn hóa khỏi quá trình sáng tạo vật chất là lối tư duy của nền kinh tế tiểu nông và hệ quả của tình trạng nghèo khổ triền miên qua nhiều thế hệ. Sau một năm làm lụng vất vả, tháng giêng là tháng ăn chơi, là tết nhất, là mùa lễ hội... cho đến tháng ba lại cày vỡ ruộng ra theo cái qui trình bất biến đã nghìn năm nông vụ chí kỳ.
Cách nghĩ như vậy cũng đã từng ăn sâu trong đời sống văn hóa nước ta nhiều chục năm từ đầu tư, tổ chức, quản lý đến gắn kết sự phát triển kinh tế - xã hội với phát triển văn hóa. Biểu hiện rõ nét của điều đó là đầu tư cho văn hóa không ít năm luôn đứng cuối danh mục chỉ tiêu ngân sách của Nhà nước. Các mục tiêu về văn hóa luôn ở vị trí chót trong các báo cáo hàng năm, thậm chí chỉ được coi là phần phụ trong chương trình hành động của không ít tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể xã hội, địa phương. Phải chăng tình trạng xuống cấp trên nhiều lĩnh vực văn hóa có nguyên nhân từ đó.
Nghệ thuật múa
Văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp là đời sống tinh thần của con người vì vậy nó có mối liên hệ qua lại với trình độ phát triển kinh tế và thường là hệ quả của trình độ phát triển kinh tế. Tuy vậy, văn hóa không phải là cái bóng thụ động của kinh tế. Lịch sử loài người chứng minh rằng có những nền văn minh trí tuệ rực rỡ đến nay vẫn làm chúng ta kinh ngạc và mơ ước được là người chủ sáng tạo ít ra là một phần nhỏ của nó lại được nảy sinh từ thời cổ đại khi con người còn sống chủ yếu bằng săn bắt, hái lượm, chưa từng biết đến động cơ đốt trong và máy vi tính. Cũng như vậy, nhiều kỳ quan của thế giới không phải được sáng tạo ở những quốc gia rộng lớn, đông dân, giàu có mà lại ở những quốc gia nhỏ bé, nghèo khổ thậm chí trên những hòn đảo gần như cô lập với thế giới bên ngoài. Có một nghịch lý nhưng khó chối bỏ đó là nhiều thời kỳ văn hóa rực rỡ lại được tạo dựng trên nền thực trạng xã hội rối ren, trì trệ, mục nát. Nền kiến trúc Trung cổ, nền hội hoạ thời Phục hưng ở châu âu, thời kỳ chói sáng của văn học Việt Nam thế kỷ XVIII minh chứng cho điều đó. Ngược lại, không nhất thiết sự phát triển kinh tế luôn đồng hành với sự phát triển của văn hóa. Thể thao là một lĩnh vực của văn hóa. Trong nhiều kỳ Wold Cup, không ít nước giàu có, đông dân hàng đầu thế giới mơ ước có được hình ảnh của mình tương tự các nước nghèo như Mêhicô, Braxin, Camơrun, Nigiêria mà thôi. Ngay như nước ta, 20 năm đổi mới là quá trình thay da đổi thịt thần kỳ ai cũng nhận thấy.Từ một quốc gia kiệt quệ sau 30 năm chiến tranh, khủng hoảng triền miên, người dân thiếu ăn, thiếu mặc chỉ trong một thời gian ngắn trở thành một nước xuất khẩu gạo, thủy sản, dầu mỏ, than đá, giày dép, quần áo có sức cạnh tranh với nhiều nước lớn, một nước được thế giới thừa nhận về tốc độ tăng trưởng cao, xoá đời giảm nghèo nhanh, an ninh kinh tế tốt vào loại nhất khu vực. Nhưng có hiện tượng trong khi đời sống vật chất của người dân được nâng cao thì một số mặt trong đời sống văn hóa lại suy giảm. Chưa bao giờ trong hơn nửa thế kỷ qua, chúng ta phải lo lắng đến thế về tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống, về các tệ nạn xã hội gia tăng, về môi trường văn hóa bị xâm hại, về tinh hoa văn hóa truyền thông bị đe dọa trước ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài và cả từ bên trong.
Giải thích về điều đó, có lẽ trước hết nênbắt đầu từ nguyên nhân cách nghĩ của chúng ta về văn hóa còn đơn giản và lạc hậu. Đã không ít thập kỷ, văn hóa được hiểu là thành quả của lao động sản xuất của cải vật chất, không gắn gì với quá trình lao động sản xuất ấy. Văn hóa là quả, lao động sản xuất là việc trồng cây. Người trồng cây đổ mồ hôi sôi nước mắt cực nhọc cho ngày hái quả, tức là ngày hưởng thụ. Văn hóa đồng nghĩa với việc hưởng thụ, thậm chí là sự hưởng thụ không thiết yếu như ăn, mặc, ở, đi lại, đôi khi còn được hiểu là "cờ hoa loa đài", “loa đèn kèn trống", "ăn chơi nhảy múa". Bởi thế việc văn hóa bị coi nhẹ, người làm văn hóa ít được tôn trọng trong một xã hội cái ăn, cái mặc là nỗi lo thường trực. Thực ra, văn hóa là cái còn lại sau những gì đã mất. Văn hóa là những giá trị vật chất đã thăng hoa vào đời sống tinh thần. Một công cụ ghè đẽo bằng đá đối với người tiền sử chỉ có giá trị như một công cụ lao động nhưng sau hàng vạn năm, những cục đá thô sơ đó khiến ta xúc động vì chúng giúp ta hình dung ra cuộc sống của tổ tiên. Một bức tranh sở dĩ đẹp vì nó cho ta biết cái gì đang diễn ra trong tâm hồn hoạ sĩ và qua đó, mở thêm một cánh cửa cho ta nhìn thấu tâm hồn mình. Bởi vậy,văn hóa luôn gắn chặt với mọi hoạt động vật chất nhưng nó không chỉ là cái đạt được mà còn là khởi nguyên mọi hoạt động của con người, trong sản xuất của cải vật chất cũng như trong quá trình sáng tạo văn hóa. Văn hóa là nềntảng của sự phát triển.
Thật dễ dàng nhận ra điều đó trong mọi lĩnh vực của đời sống đương đại. Trình độ học vấn của một người chỉ mới phản ánh quá trình tích luỹ và hình thành trình độ văn hóa của người đó.Vô số những tích luỹ như thế bằng nhiều con đường khác nhau, được nhào nặnnhư con ong nhào nặnphấn hoa và mật hoa từ hàng vạn bông hoa sẽ tạo nên trong mỗi con người bề dày văn hóa của riêng họ và chính bề dày văn hóa này là nền móng, là định hướng, là động lực chi phối mọi hành động của từng con người cụ thể, từ đó rộng ra là với từng cộng đồng người, từng dân tộc. Nếu hiểu như vậy, văn hóa đóng vai trò quyết định con đường phát triển của xã hội, quyết định năng lực và hiệu quả của quản lý, quyết định năng suất và chất lượng lao động của mỗi người. Ngày nay, đã khó hình dung hoạt động của một doanh nghiệp chẳng hạn, lại không có sự tham gia của những thành tựu tin học. Cũng thật khó hình dung sẽ có một nền kinh tế hiện đại hóa nếu những người lao động vẫn giữ nguyên cách suy nghĩ, tác phong lao động, ý thức kỷ luật của một nềnsản xuất nhỏ tự cấp tự túc. Cũng cần nhấn lại rằng sự phát triển văn hóa không chồng khít với sự phát triển kinh tế. Trên thế giới, nhiều người đã lên tiếng báo động về tình trạng nghèo khổ đời sống tinh thần, tóm lại là tình trạng nghèo khổ về văn hóa ở ngay những nước phát triển. Sự nghèo khổ, tha hóa về văn hóa ấy cũng đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở các nước đang phát triển như Việt Nam.
Chủ tịch HồChíMinh nói "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi". Thấm thía ý nghĩa sâu sắc và đầy minh triết của câu nói này, đưa phát triển văn hóa trở thành quốc sách hàng đầu, lấy văn hóa làm nền đường, làm đầu kéo cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải chăng đó là quy trình thuận trong các quyết sách vĩ mô của đất nước ta hiện nay.
17/10/2019Nguyễn Trần Bạt - Chủ tịch HĐQT Investconsul GroupNhà thơ Chế Lan Viên có viết “Quá khứ không chỉ ở sau lưng, quá khứ còn ở trước mặt”. Một câu thơ không nổi tiếng lắm nhưng thật là thông thái: Chúng ta cần và phải nhìn lại tiến trình của lịch sử dân tộc nếu muốn tìm ra con đường phát triển đất nước cho tương lai. Lịch sử thật hào hùng, nhưng chúng ta không thể dừng lại mà phải từ lịch sử hào hùng đó đi lên, phải giành lấy một tương lai tươi sáng...
17/10/2019GS.TS. Trần Văn BínhCon người sáng tạo ra văn hóa, là chủ thể của văn hóa, đồng thời con người cũng là sản phẩm của văn hóa. Vì vậy, thông qua con người có thể hiểu văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc, và ngược lại, qua văn hóa cũng có thể hiểu rõ về con người...
05/04/2019Phan NgọcTại sao có một bề dày văn hóa mà Việt Nam chưa bao giờ giàu có cả? Bởi vì, bề dày văn hóa như một kho vàng, tuy nhiên phải vất vả đào bới mới có được và từng cá nhân một phải làm cho chính minh. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau dào bới...
14/11/2017Thủy Hoài... không phải văn hóa tranh luận trong doanh nghiệp nào cũng được hiểu đúng và áp dụng có hiệu quả. Không phải quan điểm nào cũng đưa ra tranh luận cũng đúng nhưng với một tập thể có nhiều sáng kiến, quan điểm khác nhau sẽ luôn là một tập thể mạnh và sôi động...
25/11/2016Nguyễn Trần BạtỞ đâu con người có năng lực nhận thức tốt hơn, có năng lực và điều kiện hưởng thụ tốt hơn, có điều kiện để tư duy một cách tự do và sáng tạo hơn, có sức cạnh tranh tốt hơn, tóm lại, ở đâu con người cảm thấy hạnh phúc thì ở đó có sự phát triển....
26/05/2016TS. Hồ Sĩ QuýTới tận hôm nay, những định nghĩa về văn hóa được coi là có giá trị nhất vẫn chưa làm thỏa mãn giới nghiên cứu. Vì thế việc định nghĩa khái niệm này còn đang được xem như một điều thách thức - những định nghĩa mới, xuất phát từ những cách hiểu khác nhau tiếp tục xuất hiện...
25/05/2016Nguyễn Trần BạtTrong số những cuộc xung đột, những xung đột về văn hóa tuy không phải luôn hữu hình và quyết liệt, nhưng âm thầm, bền bỉ, dai dẳng và có sức cản rất lớn đối với tiến trình phát triển chung của nhân loại. Nghiên cứu về tính lạc hậu tương đối của văn hóa với tư cách một thuộc tính tự nhiên của văn hóa và ảnh hưởng của nó đối với tiến trình phát triển và toàn cầu hóa là việc làm rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp các dân tộc hạn chế khả năng xảy ra xung đột trên cơ sở đó, khai thác những ảnh hưởng tích cực của văn hóa...
26/11/2014Nguyễn Trần BạtVăn hoá là sản phẩm của quá khứ. Nhưng không phải bất cứ điều gì xảy ra trong quá khứ, bất cứ cái gì từng xuất hiện trong quá khứ đều thuộc về văn hoá, mà chỉ có những gì mang tính kế thừa một cách có hệ thống mới trở thành văn hoá. Quá khứ càng dài, càng phong phú thì vốn văn hoá càng lớn, càng đa dạng...
17/11/2014Nguyễn MinhVăn hóa đọc xem ra là vấn đề có vẻ trầm trọng, kéo theo nhiều băn khoăn, phiền não của những người tâm huyết với sách. Người ta mở biết bao nhiêu Hội thảo, diễn đàn trên báo bay trong... hội trường để bàn về việc làm sao cho sách in, báo in "trụ” được trong cuộc cạnh tranh dữ dội với lnternet. Tràn ngập trong những cuộc hội họp ấy là lời than phiền về tương lai của sách và luận điểm người ta đưa ra nhiều nhất là: Internet sẽ “nuốt chửng" sách in truyền thống, thật đáng lo ngại!
10/11/2014TS. Đỗ Minh HợpCó thể phân biệt ba giai đoạn cơ bản trong tiến trình phát triển của bản thể luận - bản thể luận tự nhiên (cổ đại), bản thể luận nhận thức (cận đại) và bản thể luận văn hoá (hiện đại). Không có ý định đi sâu vào đề tài này, chúng tôi chỉ muốn nêu bật sự khác nhau cơ bản giữa ba hình thức này của bản thể luận...
27/10/2014Phùng HiểnỞ nước ta, nhiều năm gần đây cùng với sự xuất hiện các giá trị văn hóa mới, những hiện tượng phản văn hóa ngày một gia tăng. Nhận định và đấu tranh với các phản văn hóa không phải một việc đơn giản. Có những phản văn hoá lại nhân danh văn hóa, nhân danh chủ nghĩa nhân đạo tồn tại như những mẫu mực sống của một cộng đồng người nhất định...
25/07/2014Nguyễn Trần BạtNói đến đời sống chính trị người ta thường nghĩ ngay đến các nhà chính trị và các chính đảng. Đó là những bộ phận rất quan trọng cấu thành đời sống chính trị. Nhưng sẽ không có cả các nhà chính trị lẫn các chính đảng nếu không có nhân dân. Nhân dân bao giờ cũng là các đối tượng để các đảng lôi kéo...
17/05/2014Nguyễn Trần BạtTương lai không phải là của văn hoá, tương lai là của con người với tư cách là một thực thể văn hoá. Trình độ nhận thức của con người đã đạt đến mức con người nhận thấy văn hoá trở thành quan trọng....
11/09/2013Nguyễn Lân DũngVăn hóa đâu phải là sự thăng hoa, sự phản ánh của kinh tế. Đâu phải kinh tế cần đi trước, có tiền thì mới có điều kiện phát triển văn hóa. Ngược lại muốn làm kinh tế, muốn quản lý kinh tế phải có văn hóa...
04/11/2010Hà Văn ThịnhChuyện ở xứ Hàn. Vì điên khùng bất chợt, một anh lính rút súng bắn chết 8 người. Ông bộ trưởng quốc phòng từ chức. Ông bộ trưởng không hề biết người lính ấy thuộc ông quản lý, có thể bị điên. Nhưng ông ta nghĩ, nhất định mình phải chịu trách nhiệm...
04/11/2006Phùng Bá SoạnTiêu chí để nhận biết ra một quốc gia có nềnvăn minh, văn hóa cao hay thấp là ở hai vấn đề: một là cơ cấu và định giá thành phần xã hội, hai là nội dung giáo dục. Tự cổ chí kim từ đông sang tây có thể chế và quốc gia nào mà xã hội không tạo nên bởi bốn thành phần: Sĩ, nông, công, thương?
29/10/2006Hồ Sĩ VịnhVào những năm 80 (thế kỷ XX) những vấn đề triết học văn hóa được các nhà khoa học Xô Viết ứng dụng và phát biểu theo quan điểm macxít. Người ta thường thảo luận, lật trở hai vấn đề cơ bản: Cái gì kiến tạo nên văn hóa với tư cách là một chỉnh thể, cấu trúc của nó là gì? Mục đích, sứ mệnh, ý nghĩa của văn hóa, của từng hình thái và hiện tượng văn hóa nằm ở đâu?
11/09/2006TS. Nguyễn Huy HoàngMột trong những khó khăn gặp phải khi nghiên cứu triết học phương Tây nói chung hay "Triết học khoa học" nói riêng là yêu cầu xác định cho rõ những cơ sở thế giới quan của các học thuyết đang được xem xét. Khó khăn đó lại càng tăng lên khi hạt nhân của thế giới quan lại thường ẩn giấu, chứ không thể hiện rõ ràng trong lý luận và phương pháp luận của chúng....
01/09/2006Dominique Guillot (Huyền Giang dịch từ tiếng Pháp)Giải thích các quy tắc xã hội, các ý tưởng, cái tưởng tượng... từ lý thuyết tiến hóa, đó là mục tiêu của các mô hình Darwin mới về văn hóa. Một số lý thuyết ấy đem lại một tính độc lập cho văn hóa đối với những bó buộc của tự nhiên...
23/07/2006PGS. TS. Hồ Sĩ QuýSự đối thoại giữa các nền văn hóa là phương thức tối ưu cho sự lựa chọn của con người, là quy luật khách quan của sự phát triển bền vững. Sự đối thoại giữa các nền văn hóa là giá trị định hướng an toàn đối với tiến bộ xã hội...
06/07/2006Th.s Đào Văn BìnhQuản lý là một lĩnh vực của hoạt động tổng hợp, cần phải được nhìn nhận cả từ góc độ văn hóa. Cuộc đấu tranh văn hóa bao giờ cũng gắn liền với các cuộc đấu tranh khác, trước hết là cuộc đấu tranh kinh tế và chính trị, nhưng tất cả đều thống nhất vào một mục tiêu: Vì con người, tất cả cho con người. Kinh tế và văn hóa là hai nội dung cốt lõi của sự sinh tồn và phát triển của một dân tộc, một quốc gia. Chế độ chính trị tồn tại trên hai nền tảng đó, với hai nội dung đó…
02/07/2006A. Ia. Phlier (Từ Thị Loan dịch)Văn hoá học là khoa học hình thành trên vùng tiếp giáp của các tri thức xã hội và nhân văn về con người và xã hội, nghiên cứu văn hoá như một chỉnh thể toàn vẹn, như một chức năng đặc biệt và như tính tình thái của tồn tại con người...
26/06/2006Hữu NgọcCó thể định nghĩa tiếp biến văn hóa là sự tiếp xúc giữa các cộng đồng văn hóa khác nhau và kết quả là những thay đổi về văn hóa trong mỗi nhóm. Thí dụ: hai nhóm văn A và B tiếp xúc với nhau: tiếp xúc văn hóa có thể đem lại kết quả tích cực hoặc tiêu cực...
23/06/2006Nicolas JournetKhái niệm văn hóa đang trở thành thông dụng, nhưng định nghĩa của nó dường như bao giờ cũng tuột khỏi chúng ta. Dù sao sự phát triển của nó cũng gắn chặt với sự phát triển của các khoa học về con người...
25/05/2006Nguyễn Văn TrọngThời gian gần đây dư luận nước ta xôn xao nhiều về các yếu kém của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Trước hết là hệ thống trong dạy nghề quá yếu không có mấy người đi học và không có trưởng tốt đáp ứng yêu cầu công nghệ hiện đại...
22/05/2006Phạm ToànChúng ta cần định nghĩa về văn hóa thật chặt chẽ, thật đầy đủ và nhất là định nghĩa đó phải đủ sức dẫn con người đi tới những hành động văn hóa. Đó là một cách làm đi từ gốc của vấn đề...
13/05/2006Chu Hồng VânĐó có thể là những cuộc hành trình thực của một người nông dân chở hàng đến chợ, một du khách nước ngoài từ Pháp, Australla đến Sapa, Việt Nam tìm thăm những bản người Dao, người H Mong. Đó cũng có thể là hành trình của thời gian từ năm bắt đầu bằng cái Tết đến hết một năm. Và hành trình đó cũng là cuộc hành trình mang tính ẩn dụ cho một đời con người với những thời khắc đáng nhớ: Sự sinh thành, đám cưới, lúc về già…
24/03/2006Thạch LựuNgười phụ nữ giữ trọng trách Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc Hội gọi công việc của mình là làm PR cho nước Việt Nam. Trong suốt quá trình đi giới thiệu Việt Nam, văn hóa là lĩnh vực mà bà Ninh chú trọng và có ý thức gạn đục khơi trong những đóng góp của người ngoài để làm quà cho những người làm văn hóa trong nước. Đôi khi món quà ấy không phải lúc nào cũng ngọt ngào…
11/03/2006Lê Đình CúcNhững năm gần đây trước các hiện tượng phức tạp của xã hội: cờ bạc, mại dâm, ma túy và tội phạm vị thành niên tăng cao, nhiều người không khỏi lo lắng, thậm chí lo sợ. Những hiện tượng trên, thời nào cũng có, nhưng chưa bao giờ đáng báo động như hiện nay ở tính chất nghiêm trọng của nó... t
09/03/2006Trương Gia BìnhSự khác nhau của các thời đại văn minh đó dựa trên những căn bản nào? Các nguồn lực quyết định sự tiến bộ trong mỗi thời đại văn minh là gì? Động lực thúc đẩy các quốc gia phát triển trong mỗi thời đại văn minh ở đâu?
24/02/2006Nguyễn HòaTừ luận điểm “xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” của Đại hội IX đến luận điểm: “phát triển văn hóa để thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội” của Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội X, có thể thấy một vấn đề đặt ra đối với văn hóa Việt Nam trong những năm tháng trước mắt là yêu cầu về tính cụ thể và thiết thực...
08/02/2006Nguyễn Vinh PhúcKhông kể chuyện xa xưa, khi ở đây từng diễn ra sự tiếp xúc và cải biến văn hoá Ấn Độ - Trung Hoa, mà chỉ kể chuyện 100 năm trở lại đây, việc hội nhập rồi phát triển cùng văn hoá thế giới cũng đủ nói lên Hà Nội là nơi mở đầu những đổi mới trong đời sống văn hoá...
28/01/2006Phan ViệtBài viết này của tôi có mục đích tổng kết những điều đáng buồn nổi cộm trong văn học, dịch thuật và những thứ liên quan tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Tôi viết bài với tư cách là một người đọc và quan tâm tới văn học...
28/01/2006Phan NgọcChúng ta đang bước vào thời đại mới của nền văn hóa mới, với sự phát triển nhanh chóng của văn minh, của kỹ thuật, công nghệ. Bản thân kỹ thuật, công nghệ là biểu hiện, là tài sản chung cho trí tuệ loài người, không phụ thuộc riêng vào một dân tộc nào, và theo phép biện chứng của C.Mác, thì khi kỹ thuật sản xuất thay đổi, đời sống tinh thần cũng thay đổi...
10/12/2005Là một nhà nghiên cứu văn học, GS Hà Minh Đức rất quan tâm đến sự phát triển của nền văn hoá dân tộc vì theo ông văn hoá gắn với sự phát triển chung của đất nước, với mỗi con người, mỗi cuộc đời. Dưới đây, Tạp chí xin giới thiệu đôi điều suy nghĩ của GS về văn hoá Việt Nam.
06/12/2005Nguyễn HoàMột hệ thống giá trị văn hóa - văn minh lạ lẫm được du nhập... đã gây nên một cuộc đảo lộn và một quá trình “đứt gãy văn hóa” xuất hiện. Nhưng quá trình du nhập ấy, sự “đứt gãy văn hóa” ấy dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể nhanh chóng thay thế tất thảy mọi hành vi ứng xử, mọi thói quen, nền nếp văn hoá... có tuổi đời đã hàng nghìn năm. Nó phải chấp nhận một tình trạng “lưỡng phân"...
18/07/2005Dương Thuấn, Mai Văn HaiVăn hoá Việt Nam đang có nguy cơ bị văn hoá nước ngoài lấn át và mất dần đi bản sắc dân tộc! Đã có không ít bài viết cảnh báo về vấn đề này và bày tỏ sự quan ngại đó. Thực tế có đáng lo như vậy hay không? Trước tình hình toàn cầu hoá nhanh chóng như hiện nay, hội nhập là tất yếu, không có con đường nào khác nếu muốn phát triển. Để làm sáng tỏ về vấn đề này, chúng tôi muốn nói đến việc toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá.