Văn hóa
Chúng ta cần định nghĩa về văn hóa thật chặt chẽ, thật đầy đủ và nhất là định nghĩa đó phải đủ sức dẫn con người đi tới những hành động văn hóa. Đó là một cách làm đi từ gốc của vấn đề.
Văn hóa là cái đối lập với tự nhiên
Một quả núi tự nhiên mà có. Để mặc nó trong trạng thái tự nhiên, quả núi đó chưa là một công trình văn hóa. Khi con người bắt tay vào mở đường rồi tỉa tót cảnh vật để biến thành nơi sản xuất, cắm trại, du lịch, vui chơi giải trí khi đó con người đã biên quả núi từ trạng thái tự nhiên hoang dã thành những công trình văn hóa.Tùy trình độ, ta sẽ có nơi qủa núi kia, nào vănhóa nương rẫy, nào văn hóa du canh du cư và cả văn hóa định cư và tiêu dùng thời hiện đại nữa.
Con sông là một vật có sẵn trong trạng thái tự nhiên. Con người đắp đê để nắn dòng nước hung hăng, rồi còn đắp đập, xây cống, đào kênh mương dẫn nước về cánh đồngtrong mùa khô, khi đủ sức còn chặn các dòng làm nhà máy thủy điện. Khi đó những công trình đê điều, thủy lợi điện lực được coi là công trình văn hóa. Đó là những công trình của năng lực người làm thay đổi con sông từ trạng thái tự nhiên hoangdã thành những sản phẩm khác cần thiết cho con người.
Những con tằm từ xửa xưa vốn có trong tự nhiên. Chúng bò leo lên cây dâu cũng mọc tự nhiên để ăn lá dâu. Chúng sinh sôi tự nhiên cũng nhanh mà khi bí bệnh dịch thì chết cũng nhanh. Đến khi con người tìm cách nuôi tằm, trồng dâu, ươm tơ, dệt vải, những công việc tằm tang của con người được coi là thành tựu văn hóa.Vì thế mà trong ngôn ngữ các nước phương Tây, từ "văn hóa có nghĩa gốc là "trồng trọt”. Theo nghĩa đó họ có "nghề nông" thành ra như là "văn hóa đồng ruộng”. Rồi họ cứ thế mở rộng ra để có "văn hóa tằm tơ”, "văn hóa cây ăn quả”, “văn hóa rừng", "văn hóa cá"... để rồi phân biệt được như Cicéron ngay từ thời La Mã cổ đại giữa agricultura (văn hóa vật chất nông vi bản) và animi cultura (văn hóa tâm linh), hoặc phân biệt như Kant vào thời khai sáng thành "sự thoả mãn cái lý tính người" và bất kể là dạng văn hóa nào thì cũng đều có thể quan niệm như Hegel coi cái loài người đã có được ấy là nhờ Bildung (đào tạo, huấnluyện, gây dựng).
Có thể tìm thấy vô số thí dụ để tiếp tục chứng minh “văn hóa là cái đối lập với tự nhiên". Dĩ nhiên chẳng ai dại gì mà hiểu “đối lập” theo nghĩa “chống lại”. Và như ta thống nhất thêm rằng “tự nhiên" ở đây có nghĩa là trạng thái hoang dã khi chưa có bàn tay con người đụng vào. Từđó nghĩ rằng ta có thể bổ sung định nghĩa khái niệm văn hóa là mọi thứ con người làm ra để cả con người lẫn môi trường sống đều không còn là cái tự nhiên hoang dã nữa.
Văn hóa bắt đầu từ việc tạo ra các giá trị vật chất
Trước hết là tạo ra cái ăn. Không no bụng thì chỉ có cái chết đón đợi ở cuối đường hầm. Có cái ăn rồi còn phải có cái để ở. Có cái để ở thì có cái gia đình, hoặc có cái gia đình thì phải có cái để ở, cả hai cách hiểu đều chẳng sai. Có gia đình thì rồi có quan hệ cộng đồng. Và có quan hệ người thì có những định giá mà thoạt kỳ thủy hẳn chỉ là những đánh giá sơ sài nhất: to nhỏ, dài ngắn, béo gầy, rồi tiến tới tốt xấu, thiện ác...
Thếrồi, để duy trì các giá trị vật chất con người phải tìm cách truyền đạt cách làm ra các giá trị cho thếhệ sau. Cái nhu cầu no bụng tạo ra việc dạy nhau làm ăn. Đời sống cộng đồng ở mọi thứ bậc đòi hỏi tạo ra việc dạy nhau sự ăn ở. Công việc giáo dục chính là sự nghiệp văn hóa của con người nhầm làm cho thế hệ sau giỏi hơn thế hệ trước, hy vọng "con hơn cha nhà có phúc".
Giáo dục tự khởi nguyên không hẳn chỉ là ngọt ngào, có khi giáo dục còn tiến hành cả theo cách hăm dọa (địa ngục, quỷ sứ, vạc dầu...) nhưng nhiều khi dùng cách khuyên răn bằng những tấm gương nhân nghĩa. Tôn giáo như một thiết chế "cai quản" phần tâm linh đã ra đời như thế đó. Vì vậy cũng có thể coi tôn giáo như là công trình văn hóa của con người. Bên cạnh đó còn có những thiết chế khác làm thăng hoa những phương diện tường đâu như tầm thường "trời sinh ra thế”,trong đó có sự sở hữu mọi vật. Đất đai vốn được sở hữu theo cách khoanh vùng tự nhiên của động vật đã tiến lên thành những dạng "sổ đỏ" khác nhauvà việc "đăng ký" các tài sản khác nhau cũng mang những dạng về khác nhau làm phong phú cho cái văn hóa sở hữu của con người.
Sức khỏe và sự dũng mãnh của con người vốn sẵn có trong trạng thái tự nhiên. Khi con người nhận thức được rằng sức khỏe, sức mạnh cơ thể có những đóng góp kỳ lạ cho đời người thì sẽ xuất hiện cách ca ngợi cái đẹp thân thể và lòng dũng cảm qua các cuộc thi thể thao. Khi đó thể thao và tranh tài cũng trở thành công cuộc văn hóa. Mấy anh nghệ sĩ lẻo khoẻo không thi thao được thì đóng góp bằng cách tạc tượng các dũng sĩ. Tranh tượng, múa hát rồi thơ ca kịch truyện... cũng tham gia vào nuôi dưỡng tình cảm người, để con người thoát ra hoàn toàn khỏi trạng thái tự nhiên hoang dã.
Còn cái này nữa mới hay, chuyện sinh đẻ con cái và chuyện chết.Trong tự nhiên hoang dã cách sinh sản của con người cũng hệt như của con vật. Cung cách kéo dài nòi giống dạng động vật trong trạng thái tự nhiên được làm đẹp thêm và thiêng liêng hơn nhờ những thiết chế sau này được đánh giá là đậm tính văn hóa người. Muốn cho sự sinh sản mang một ý nghĩa trong cuộc sống còn của mình phải trân trọng sự sinh sản đó và đã xuất hiện những nghi thức kết hôn. Tục kết hôn khiến cho sự sinh sản thành thiêng liêng, không chỉ là hành vi tính giao như động vật nữa. Với cái chết của con người cũng vậy. Chết tai nạn, chết bệnh, chết già, biết bao nhiêu cách chết. Nhưng với người chết, không quẳng xác đi nữa, thậm chí không đem ăn "cứu đói" nữa, mà lại nghĩ ra tức tiễn đưa, an táng, thỏa mãn cả tình cảm lẫn sự vệ sinh môi trường. Thay đổi cách đối đãi với sự sống vàsự chết đó cũng là văn hóa.
Thế nào là người có văn hóa ?
Nhớ lại cách đây dăm chục năm trên Việt Bắc, anh nuôi kiếm được nhiều mảng rừng lại bẫy được còn cầy vào bữa có tiếng reo: "Hôm nay ăn văn hóa cao". Cách dùng từ "văn hóa như thế lại là một thái độ văn hóa phù hợp với định nghĩa khoa học về văn hóa.Nó xua đi cách hiểu không đầy đủ rằng “có văn hóa" chỉ là được học hành, và "văn hóa cao" là bằng cấp cao. Định nghĩa đó không sai hẳn, nhưng thiếu đầy đủ. Vậy thế nào là con người có văn hóa?
Ta thử phân tích một trường hợp về người có văn hóa trong nến văn hóa lúa nước vùng ĐBSH chẳng hạn. Những con người đó phải làm gì để sinh sống và phát triển trong môi trườnglúa nước kia?
Trước hết con người vùng ấy phải làm ra lúa để tự nuôi sống mình. Thế mà lúa luôn bị lụt sông Hồng hoang dã đe dọa. Phải đắp đê giữ ruộng và mở rộng diện tích gieo cấy. Chỗ cao làm hai vụ có khi còn thêm vụ màu, chỗ trũng làm một vụ chiêm. Chỗ đất tôn cao hơn cả làm nơi ở quây quần thành các làng. Lũy tre bao quanh làng như cái thành vừa chống cướp, vừa chống lụt phòng khi ngộ nhỡ đê vỡ. Thế rồi trong làng sinh ra những điều lúc khởi đầu ít ai ngờ đó lại là văn hóa, cái hương ước chẳng hạn. Đó là những quy định chung với nhau để theo đó mà sống. Tại sao? Vì vua quan ở xa, chỉ bà con mình gần nhau, "trong họ ngoài làng", luật lệ chính mình ước định vời nhau. Cuộc sống ấm no ổn định trong làng khiến con người có thời giờ nghĩ những chuyện kể như Sơn Tinh, Thuỳ Tinh, đời này đời khác thưởng thức thành tựu văn hóa chống lũ lụt của mình đúc thành thần thoại. Rồi múa rối thì cũng có múa rối nước.Ngày hội thì có thi đua thuyền. Cũng ngày hội thì có thi giã gạo nấu cơm đồ xôi nặn bánh, thưởng thức thành tựu lúa gạo của mình. Rồi còn vẽ tranh cùng thưởng thức cảnh cá chép ngắm trăng, gà lọn cả tôm cua ốc đủ hết.
Trong nền văn hóa ấy, con người hành động tạo ra các giá trị văn hóa, thay vì chỉ hưởng thụ thành tựu văn hóa cha ông để lại, và cũng không hướng vào chỉ một chuyện học hành và bằng cấp. Thếnhưng tại sao lại vẫn cứ có những hiểu nhầm coi "văn hóa" chỉ là học hành, đỗ đạt, bằng cấp, danh vị?
Nguyên nhân như sau thôi. Một nền văn hóa bao giờ cũng bắt đầu bằng những thành tựu vật chất, thậm chí từ cái đút miệng cho no bụng. Không sống nổi trên đời thì làm gì có gia đình, chùa chiền, thời trang, luật pháp, thơ ca, múa rối, bóng đá...này nợ? Nhưng một nền văn hóa không thể chỉ toen hoẻn là cái vật chất hai tay đút miệng. Nền văn hóa đó bắt buộc phải phát triển lên và truyền lại đời đời. Việc truyền lại phải tiến hành nhanh gọn và tiết kiệm thông qua các biểu trưng. Mạnh mẽ và dễ thực hiện nhất là biểu trưng ngôn ngữ, lời nói chẳng mất tiền mua song lại chuyên chở toàn bộ kho tàng làm ăn sinh sống của con người. Chữ viết ra đời ghi lại kinh nghiệm và tư tưởng thành sách có sức chứa nặng hơn và giữ gìn được lâu hơn. Rồi sách được đem dùng trong nhà trường. Lâu dần người ta hiểu nhằm sách và trường học là gốc của văn hóa. Lẽ ra học ở sách xong thì đem vận dụng vào đời. Nhưng thể chế xã hội khiến con người chỉ dùng thi cử là đủ tiến thân, xã hội sẽ coi hễ ai bụng chứa nhiều sách là có văn hóa cao.
Học giỏi, tước vị cao, buôn bán giỏi, tiền nhiều nhưng không làm gì cho quê hương đất nước, thì thua hẳn người nông dân làm ra nền văn hóa lúa nước. Bạn đã khi nào chú ý đến những cơn đường làng lát gạch vô cùng đẹp và bền ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam chưa? Đó là những con đường do người dân góp xây dựng. Có người góp vì có của ăn của để. Có người góp khi cưới vợ, khi đỗ đạt. Cũng có người buộc phải góp coi như nộp phạt vì đã vi phạm hương ước (chửa hoang chẳng hạn). Lâu dần, thành ra cả một hệ thống đường làng đi vào làng ngóc ngách cho ông già, bà cả đỡ lấm chân, cho con nít nô đùa không vấp ngã, cho trai gái gánh lúa về làng được nhanh. Văn hóa lúa nước có đấy!
Rất kỳ cục là nhiều "nhà văn hóa” cứ thích mở đầu phiên diễn thuyết bằng câu cửa miệng rằng "có tới vài trăm định nghĩa về văn hóa”. Thực ra thì định nghĩa dù có thể có một. Một khái niệm gốc. Ngòai ra, tùy góc độ nghiên cứu,phạm vi và giới hạn nghiên cứu mà có thể có những định nghĩa phát sinh. Nhưng đã nói tới "phát sinh", có nghĩa là đã nhận rằng có cái định nghĩa gốc.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVăn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt