Đi tìm ẩn số đẳng cấp văn hóa
Giàu có, mức sống cao nhưng tầm văn hóa mỏng, người ta sẽ đi về đâu? Băn khoăn ấy là ẩn số cần được lưu tâm...
Cuối năm được lĩnh khoản tiền thưởng "đậm đà", nhóm bạn trẻ trong một Công ty sản xuất máy văn phòng Nhật Bản ở tp. Hồ Chí Minh xôn xao bàn chuyện... xài tiền.
Không hẹn mà gặp, tất cả các thành viên trong nhóm đều có chung ước mơ thầm kín: sở hữu chiếc tivi LCD 29 inch cùng dàn âm thanh tuyệt hảo. Khi ấy, họ có thể biến giấc mơ "rạp hát tại gia” thành sự thật.
Động lực nào khiến họ có suy nghĩ như thế? Có phải là sự kiêu hãnh sở hữu một tiện nghi đẳng cấp hay mong muốnthưởng thức nghệ thuật chất lượng cao?
Đi tìm ẩn số
Trả lời câu hỏi này, phần đông bạn trẻ thừa nhận họ ưu tiên chú ý giá trị vật chất, mức độ đẳng cấp đời sống. Những tiện ích tinh thần chỉ là thứ yếu.
Đối với họ, chiếc tivi thời thượng, đặt trong phòng khách, thực chất chỉ là niềm hãnh diện, để có cảm giác không thua chị, kém anh.
"Sướng nhất là những dịp lề, Tết, khách khứa đến chơi, ai cũng trầm trồ", một bạn trẻ thú nhận. Hiện nay, không khó để tìm nhưng người trẻ, giàu có, địa vị xã hội cao. Tuy nhiên, điều này chưa nói lên được gì về đẳng cấp văn hóa.
Khẳng định thương hiệu bản thân bằng các sản phẩm tiêu dùng như thời trang hàng hiệu, xe cộ đắt tiền, điện thoại đời mới...đang là "đích đến” của nhiều bạn trẻ. Họ có được những thứ này mà không phải quá khó nhọc.
Như mộtquy luật, sau khi nâng cấp hình thức, tất yếu phải tính đến nội dung. Đó là văn hóa và trình độ hưởng thụ văn hóa hiện đại.
Có lẽ nắm bắt tâm lý này mà việc quảng bá hàng hóa tiêu dùng thường hướng tới giới trẻ. Và vì thế, tiêu chí "sành điệu” thường xuyên được nhấn mạnh, đem lại hiệu quả hết sức lợi hại.
Cẩm Thu là người năng động, trẻ trung, làm "account manager" ở một Công tyPR. Mức lương của Thu xấp xỉ 12 triệu đồng/tháng. Vì thế, cô rất thoải mái trong chi tiêu. Cô sử dụng gần 70% tiền lương để mua sắm quần áo, giày dép, túi xách thời trang, mỹ phẩm và thay đổi điện thoại di động.
Mỗi khi có chuyện vui, buồn, cách giải trí ưa thích nhất của Thu là đi mua sắm. Đôi lần, bạn bè rủ rê, người yêu nài nỉ, Cẩm Thu cũng đồng ý đến các sân khấu xem kịch.
Giữa năm ngoái, sau khi đi xem vở Hãy khócđi em,cô bị...stress nặng. Đầu tháng 12 vừa qua, ông sếp người Anh tặng Thu cặp vé nghe Jazz Châu Âu. Suốt buổi nghe nhạc, người yêu thuyết phục lắm, Thu mới không bỏ về giữa chừng.
Cô tuyên bố rất vô tư: "Đi xem kịch, nghe nhạc mà sao mình đau đầu như bị tra tấn. Biết trước, thà dành thời gian lượn Parkson hay Diamond còn sảng khoá hơn nhiều!".
Mức độ hưởng thụ văn hóa trong số đông xem ra chưa tương xứng với mức sống mà chúng ta đã phấn đấu đạt được. Sử dụng tiền đúng điệu mới chỉ được những người trẻ "triển khai" ở khía cạnh ăn ngon -mặc đẹp - ở tiện nghi -đi sành điệu.
Thói quen hưởng thụ văn hóa cao cấp như mua tranh, nghe hòa nhạc, xem kịch, sưu tập sản phẩm nghe nhìn tinh hoa còn thiếu tính định hình rõ nét. Những sự lựa chọn như thế vần chưa thể trở thành xu thế mạnh trong lớp người trẻ thành đạt.
Văn hóa và hàng hóa
Lê Bình làm việc tại một văn phòng tư vấn luật của Đức.
Có lần, Bình vui miệng thổ lộđôi lúc chính anh cũng ngạc nhiên về mình. Thông thường, anh sẵn sàng bỏ ra hơn hai triệu đồng để mua chiếc quần jeans hiệu Cavalli của Ý. Tuy nhiên, cơ hội để mặc nó là...chưa biết bao giờ.
Trong khi đó, móc ví hai trăm nghìn đồng, mua cập vé xem chương trình ca nhạc chất lượng cao, anh phải lưỡng lự khá lâu.
Ngay cả một số người trẻ đang hoạt động trong lĩnh vực văn hóa cũng có sự lựa chọn mất cân bằng giữa văn hóa hay... hàng hóa.
Trong đợt đi Châu Âu dự chương trình giao lưu, một nữ nhà văn trẻ có tên tuổi đã khiến nhiều đồng nghiệp bất ngờ.
Mục đích chuyến đi của cô là để mua sắm. Vì thế, cô khăng khăng bỏ tham quan các thư viện cổ và bảo tàng nồi tiếng. Lý do hết sức đơn giản: Nữ văn sĩ trẻ muốn đến một trung tâm thương mại, sắm đồng hồ và máy ảnh nhân mùa “big sales" (giảm giá)!
Có một hình ảnh khác, rất dễ nhận thấy. Đây là ví dụ để kiểm chứng sự mất cân bằng của giới trẻ trong việc hưởng thụ văn hóa.
Thời gian gần đây, các quán cafe cao cấp mọc lên nhan nhan khắp nơi. Những nơi này lúc nào cũng đông khách, dù giá các loại thức uống không hề thấp, xấp xỉ 70.000 - 100.000 đồng/ly. Trong khi đó, không ít vở diễn, triển lãmmỹ thuật, chương trình âm nhạc có chất lượng lạivắng bóng người trẻ. Tình hình này cũng tương tự đối với các bộ phim được đầu tư công phu, có giá trị nghệ thuật. Mọi thư được dọn sẵn, mời mọc công chúng trẻ, giá vé rẻ bèo, thậm chí miễn phí, nhưng "lực bất tòng tâm".
Một nữ nhạc công dàn nhạc giao hướng cho biết, cuối năm qua, chị tổ chức tân gia. Bạn bè thân thiết tặng toàn đồ gia dụng cao cấp.
Thế nhưng, chủ nhân không mấy hào hứng. Chị bộc bạch: "Thật ra, tôimong đợi món quà mang ý nghĩa tinh thần như bức tranh đẹp, bình hoa cắm khéo hoặc bức tượng nhỏ đặt trên piano".
Vậy mà tuyệt nhiên không có nhưng món quà nhỏ nhưng tinh tế như vậy. Phải chăng chỉ những thứ có giá trị sử dụng cao mớiđược quan tâm hàng đầu?
Rộng hay sâu?
Giàu có, mức sống cao nhưng tầm văn hóa mỏng, người ta sẽ đi về đâu?
Với tầm phủ sóng của Internet, các phương tiện truyền thông hiện đại, không thể phủ nhận giới trẻ bây giờ rất nhanh nhạy. Họ thông thạo khá nhiều lĩnh vực trong đời sống.
Tuy nhiên, thiếu độ sâu về văn hóa, nhưng kiến thức khác của họ sẽ không có chỗ dựa vững chắc.
Trình độ hưởng thụ cuộc sống, đến một lúc nào đó, phải đượcđo bằng trình độ thưởng thức văn hóa. Những thư này có thể không làm no bụng, nhưng tạo nên diện mạo của bạn.
Văn hóa còn giúp chúng ta thành công ở các môi trường thử thách cao hơn.
Bạn thưởng thức loại hình nghệ thuật gì, đẳng cấp ra sao? Bạn đầu tư thế nào để tự nâng cấp phông nền vãn hóa? Những sự lựa chọn này luôn có giá trị nhất định.
Điều đáng mừng là không ít doanh nhân, trí thức có thể xem là thành đạt hiện nay đã ý thức rõ về điều này.
Nhà xã hội học Nguyễn Thị Oanh chia sẻ: "Nếu các bạn trẻ chỉ muốn khẳng định bản thân bàng hình thức, quần áo, mỹ phẩm, các thú vui giải trí thời thượng thì thực chất, bạn mới chỉ văn minh một nửa".
"Đừng để thiếu nền tảng văn hóa, không bắt kịp, không có hiểu biết đúng đắn về các trào lưu văn hóa nghệ thuật, liên tục xuất hiện trong thế giới hiện đại. Khi hội nhập xã hội, bạn sẽ nhận ra mình vô cùng lạc lõng vì đã tụt hậu rất xa".
Thời gian qua, mối bận tâm lớn nhất của nhiều người là kiếm tiền, chạy đua cùng các thiết bị có thể sờ, nghe, nhìn và khoe. Một, hai năm trở lại đây, xu thế kiếm tìm những giá trị mới trong việc bồi bổ kiến thức, nâng tầm văn hóa đang có chỗ đứng lớn hơn trong suy nghĩ giới trẻ.
Minh chứng là số lượng ấn phẩm sách báo ngày càng tăng. Các cụm rạp chiếu bóng hiện đại xuất hiện nhiều. Nhưng chương trình nghệ thuật uy tín cũng không vắng bóng khán giả...
Khi người trẻ tìm đến với văn hóa như một nhu cầu không thể thiếu, chúng ta có thể hy vọng đó là những tín hiệu tốt.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu Đổng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu