Cấu trúc lưỡng hợp trong bản sắc văn hóa Việt Nam
Cấu trúc lưỡng hợplà một đặc điểm trong bản sắc văn hoá Việt Nam. Cấu trúc lưỡng hợp, trong ý niệm ứng xử,biểu hiện ở quan hệ cha- con, cá nhân- cộngđồng; trong ý niệm thẩm mỹ, biểu hiện ở quan hệ giữa danh và thực, giữa nội dung và hình thức... Như vậy, cấu trúc lưỡng hợp trong bản sắc văn hoá Việt Nam là sự dung nạp hai mặt văn hoá trái ngược nhauđể tạo nên hai nhântố cấu thànhcủa cùng một nền vănhoá. Vấn đề đặt ra là, cần chỉrõ cáiđược, cái hạn chế của xã hội truyền thống và hiện đại; tìm cách thiết lập một lối sống hoàn thiện hơn, một nền văn minh mới dựa vững chắc trêncơ sở những giátrị truyền thống mang bản sắc văn hoácủa dân tộc Việt Nam.
1. Việt Nam là một trong những quốc gia ở Đông Nam Á đã sáng tạo ra nền văn minh "lúa nước" - một nền văn minh độc đáo trong số 36 nền văn minh rực rỡ trên thế giới theo nhận định của' Rolanđ Breton trong công trình nghiên cứu "Địa lý các nền văn minh". Hơn nữa, do vị trí địa lý nằm án ngữ trên con đường giao lưu giữa Đông và Tây, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia ở phương Đông không chỉ đã sớm tiếp xúc mà còn nhiều lần đối mặt, đụng độ với nền văn minh công nghiệp phương Tây và đã bất hạnh rơi vào sự thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
Sau gần năm thế kỷ tiếp xúc với văn hoá và nền văn minh phương Tây(1), Việt Nam ngày nay về căn bản vẫn còn là một xã hội nông nghiệp và sống trong ảnh hưởng của nền văn minh "lúa nước" do tổ tiên để lại. Trong khi đó, nhân loại đang khẩn trương chuẩn bị hành trang để tiến vào xã hội thông tin của nền văn minh trí tuệ. Nguyên nhân sâu xa của sự chậm trễ, hay nói đúng hơn là sự lệch pha so với các làn sóng văn minh trên thế giới trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam nằm ở đâu? Trả lời xác đáng cho câu hỏi này là vấn đề cơ bản nhất để tìm kiếm con đường phát triển thích hợp cho đất nước trong thời đại ngày nay. Tác giả muốn tìm câu trả lời cho vấn đề nêu trên trong cấu trúc lưỡng hợpcủa bản sắc văn hoá Việt Nam.
2. Văn hoá là một khái niệm có nội hàm rất rộng và có ý nghĩa về nhiều mặt. Ở đây, tôi hiểu văn hoá của một dân tộclà một cấu trúccó bề sâu, tứcnó tồn tại trong tiềm thức của mỗi cá nhân và của cả cộngđồng trong quá trình cùng nhau tìm kiếmnguồn thức ăn, nước uống, nơi cư trú, tính giao vàlối sống, làm giảm thiểu xungđột đồng thời tối đa hoá sự cố kết cộngđồng vàđược lưu truyền qua nhiều thế hệ, tạo thành bản sắc riêng phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.
Theo nghĩa đó, văn hoá là cấu trúc nền tảng chi phối mọi hoạt động của con người trong xã hội, nó thuộc cơ sở hạ tầng chứ không phải là kiến trúc thượng tầng của xã hội như lâu nay chúng ta đã nhầm tưởng, càng không phải chỉ là sản phẩm đơn thuần của hoạt động kinh tế.
Cuộc sống đa dạng của cộng đồng, từ kinh tế, chính trị đến giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ… được biểu hiện trên bề mặt của xã hội, còn văn hoácó cấu trúc tiềm ẩn dướibề mặtđó, nằm ở tầng sâu trong tiềm thức của con người, hình thành nên các quy tắc hướng dẫn tư duy, điều chỉnh hành vi ứng xử và phương thức hành động cũng như sự lựa chọncác thang bậc giátrị trong xã hội.
Như vậy, cấu trúc văn hoá là cái tiềm ẩn và vô thức, không dễ nhận ra và rất khó mô tả, được hình thành một cách có phân hoá hướng vào các mục đích khác nhau và được tạo nên bởi các ý niệm khi tiếp xúc với những cái xa lạ. Có ba ý niệm cơ bản trong cấu trúc văn hoá: ý niệm tâm linhđưa ra sự hình dung của con người về vũ trụ bao quanh ta và về bản thân con người trong cái vũ trụ bao la, đầy bí ẩn đó: ý niệm ứng xửgiữa con người với con người cũng như giữa con người với tự nhiên nhằm xác lập các quy tắc hành vi và các tiêu chuẩn đạo đức; ý niệm thẩm mỹđưa ra một cách nhìn về cái đẹp, sự đánh giá về thị hiếu và sở thích của con người.
Theo Max Weber, mọi xã hội ở bất kỳ thời đại nào bao giờ cũng tồn tại một cái gì đó giống như tôn giáo để làm cho con người hiểu được những cái không thể hiểu hoặc không thể giải thích được một cách khoa học. Thực tế cho thấy, con người từ xưa tới nay luôn đối mặt với những hiện tượng như vậy. Do đó, cấu trúc văn hoá của bất cứ dân tộc nàocũng xoay quanh các ý niệm tâm linh.
2. Văn hoá của dân tộc Việt Nam có nguồn gốc từ nền văn minh "lúa nước"được sáng tạo ra trong điều kiện tự nhiên của khu vực Châu Á gió mùa.
Theo tôi, ý niệm tâm linhcủa người Việt Nam vì vậy cũng xuất phát từ thực tiễn của nền văn minh này. Đối với cư dân chuyên canh tác lúa nước, có hai vấn đề sống còn mà họ phải đặc biệt quan tâm. Đó là nguồn nhân lực dồi dào để đáp ứng các đòi hỏi vô cùng khắc nghiệt của quy trình công nghệ sản xuất lúa nước và sự sinh sôi nảy nở của hoa màu để đáp ứng nhu cầu cơ bản ngày càng tăng của xã hội.
Nguồn nhân lực nói trên phụ thuộc vào sự sinh sản của con người do hai yếu tố cấu thành: mẹ(nữ) và cha(nam). Sự kết hợp 2 yếu tố này thành vợ chồng, thành gia đình đối với người Việt Nam thuộc phạm trù tâm linh do tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên và các thần linh quy định; còn sự sinh sản của hoa màu thì do đấtvà trờitạo ra: đất sinhvà trời dưỡngtức cũng do 2 yếu tố giống như cha và mẹ. Như vậy, cả hai hình thái sinh sản đều có cùng một bản chất: đấtđược đồng nhất với mẹvà trờiđược đồng nhất với cha.
Việc kết hợp hai yếu tố trái ngược nhau, nhưng lại bổ sung hỗ trợ cho nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau: mẹvà cha, đấtvà trờichính là sự khái quát hoá đầu tiên trên con đường dẫn đến triết lý "âm- dương",thuyết "ngũ hành",thuyết "Tam tài: thiên- địa - nhân"và thuyết "luân hồi", xác lập cấu trúc không gian của vũ trụ và mối quan hệ giữa con người và vũ trụ, giữa thế giới trần gian (sự sống của con người trên trái đất) và thế giới bên kia (sự sống sau cái chết của con người).
Đối với phương Tây, hai thế giới nói trên tách biệt nhau, còn đối với phương Đông nói chung và đối với Việt Nam nói riêng, hai thế giới đó là một thể thống nhất không thể tách rời. Việc thờ cúng ông bà, tổ tiên và các thần linh đối với người Việt Nam là một loại tín ngưỡng mang tính chất tôn giáo và có thể nói, đó là tôn giáo gốccủa người Việt Nam. Khi bàn về "Gia đình và tôn giáo tại Việt Nam", Linh mục - nhà nghiên cứu dân tộc học tôn giáo của người Việt, Léopold Cardiére đã đi đến kết luận: "Mối dây mạnh nhất chắc chắn là mối dây tôn giáo… rằng tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mối liên kết chặt chẽ giữa các thành viên của một họ"(2).
Cấu trúc lưỡng hợp về mặt tâm linh đã chi phối và ảnh hưởng đến các ý niệm ứng xử và thẩm mỹ của người Việt Nam.
Thứ nhất,các ý niệm ứng xử của người Việt Nam dựachủ yếu vào các mối quan hệ tự nhiên giữa những người trong một gia đình như cha - con, vợ - chồng, anh - em và mở rộng ra đối với những người đồng tộc, đồng hương, đồng học, đồng bào… Từ đó hình thành nên cấu trúc lưỡng hợp trong văn hoá ứng xử nhằm xác lập các tiêu chuẩn hành vi và đạo đức giữa cá nhân và cộng đồng các loại. Văn hoá “làng xã" trong nền văn minh "lúa nước" có xu hướng nổi trội về con người trong cộngđồng, còn con người cá nhânchẳng qua chỉ là "cái tôibé nhỏ" hòa lẫn trong biển cả của các loại cộng đồng.Cấu trúc lưỡng hợp này cũng mở rộng đối với mối quan hệ ứng xử trong lĩnh vực văn hoá chính trị, được xây dựng theo mô hình "cha-con"nhằm xác lập trật tự trên dưới: giữa thủ trưởng và người thừa hành, giữa người quyền hành cao hơn và người quyền hành thấp hơn, giữa người cầm quyền và dân chúng. Người đứng đầu quốc gia như Chủ tịch Hồ Chí Minh được coi là "cha già dântộc", còn dân chúng được coi là "con dân" của người cầm quyền, bởi lẽ quốc gia đối với người Việt Nam cũng giống như một gia đình suy rộng.
Thứ hai,ý niệm thẩm mỹ của người Việt Nam cũng thể hiện tính lưỡng hợp giữa đanhvà thực(nặng về danh tiếng, xem nhẹ thực chất), giữa hình thứcvà nội dung(chú trọng hình thức, không quan tâm đúng mức đến nội dung), giữa thực tạivà tương lai(nặng về trước mắt, xem nhẹ viễn cảnh; chú trọng đối phó, xem nhẹ phòng ngừa, ...).
Như vậy, cấu trúc lưỡng hợp, trong bản sắc văn hoá Việt Nam, là sự dung nạp hai mặt văn hoá trái ngược nhau để tạo nên hay nhân tố cấu thành của cùng một nền văn hoá. Các mặt này xâm nhập vào nhau, ức chế và cản trở lẫn nhau, dung hoà với nhau, không cho phép phát triển đến các trạng thái cực đoan để duy trì các mối quan hệ ổn định đặc biệt và do đó, không thể tạo nên một bước nhảy văn hoá để tiến lên làm thay đổi căn bản toàn bộ thể chế xã hội giống như thời kỳ "Phục hưng" ở châu Âu hay thời kỳ Minh trị ở Nhật Bản.
4. Những điều nói trên cũng giải thích được lý do vì sao trong tiến trình lịch sử phát triển dân tộc, xã hội Việt Nam không chấp nhận những đầu óc canh tân siêu phàm như Hồ Quý Ly để rồi đẩy dân tộc lâm vào cảnh mất nước. Nhìn chung, sự thay đổi trong xã hội truyền thống diễn ra một cách từ từ, chậm chạp. Sự mục nát, suy tàn của một triều đại chỉ dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn trước hiểm hoạ của nạn ngoại xâm hoặc trước các cuộc bạo loạn của nông dân chống lại chính quyền để lập nên một triều đại mới và cái vòng luẩn quẩn ấy cứ tiếp diễn cho đến khi dân tộc Việt Nam phải đối mặt với nền văn minh công nghiệp phương Tây có sức mạnh vượt trội nhờ dựa vào khoa học và công nghệ hiện đại.
Đứng trước cơn lũ kinh hoàng của vănhoá và văn minh phương Tây, triều đại phong kiến nhà Nguyễn đã cự tuyệt mọi đề nghị canh tân đất nước. Thay vì cải cách và mở cửa để chấn hưng quốc gia, họ ra sức đắp những con đê để củng cố quyền lực của chính mình và khi những con đê ấy có nguy cơ bị cuốn trôi thì họ lạiquay sang cầu viện nhà Thanh mục nát và cũng sắp chết đuối đến nơi, biến Việt Nam thành bãi chiến trường cho sự tranh giành giữa Pháp và Trung Hoa(3), gây ra mối hiểm hoạ mất nước vào tay thực dân Pháp.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền thuộc địa duy trì văn hoá “làng xã", tạo ra một nền kinh tế nhị nguyên với các "ốc đảo công nghiệp" để bòn rút tài nguyên và của cải đất nước, dìm dân tộc Việt Nam trong vũng lầy "nghèo nàn, lạc hậu”.
Cách mạng tháng Tám thành công và hai cuộc chiến tranh giành độc lập thắng lợi đã thổi một luồng sinh khí mới vào nông thôn nước ta, song việc áp đặt mô hình "tập thể hoá" trên phạm vi cả nước sau khi thống nhất Tổ quốc không những không mang lạikết quả mong muốn mà trái lại, còn làm trầm trọng thêm tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội của đất nước vào những năm cuối thập niên 70. Cơ chế "khoán 100", rồi "khoán 10" ra đời trong thập niên 80, về thực chất, đã đưa nông thôn nước ta trở về mô hình "kinh tế- hộ nông dân"từng tồn tại trong xã hộitruyền thống của nền văn minh "lúa nước".
Một câu hỏi tất yếu phải đặt ra: Kinh tế hộ nông dân hướng tới xã hội thông tin trong nền văn minh trí tuệ theo con đường nào? Mặt nào trong cấu trúc lưỡng hợp các bản sắc văn hoá Việt Nam có thể trở thành động lực cho quá trình hiện đại hoá cần được phát huy và mặt nào cản trở quá trình đó cần phải sửa đổi? Có nên tự ru ngủ trong những truyền thống đã lỗi thời như chế độ tập quyền gia trưởng, hữu danh vô thực, phô trương hình thức… hay phải tiến hành cải cách triệt để các thể chế xã hội theo xu thế thời đại để tiếp thu những tinh hoa văn hoá phương Tây, tạo tiền đề cho chủ nghĩa nhân đạo mới ra đời ?
5. Không thể có câu trả lờiđơn giản, thô thiển cho những vấn đề đặt ra trên đây. Vì vậy, cần mở rộng đường cho tư duy sáng tạo và cuộc hành trình trí tuệ để làm sáng tỏ viễn cảnh của xã hội tương lai mà toàn thể dân tộc Việt
(1) Văn Tạo. Chúng ta kế thừa di sản nào?Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tr.48.
(2) Léopold Cardiére. Văn hoá và. tín ngưỡng truyền thống của người Việt.Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1997 , tr. 51.
(3) Yoshiharu Tsubơi. Nước Đại
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu