Xây dựng nền văn hóa kinh doanh
Nhà thơ Chế Lan Viên có viết “Quá khứ không chỉ ở sau lưng, quá khứ còn ở trước mặt”. Một câu thơ không nổi tiếng lắm nhưng thật là thông thái: Chúng ta cần và phải nhìn lại tiến trình của lịch sử dân tộc nếu muốn tìm ra con đường phát triển đất nước cho tương lai. Lịch sử thật hào hùng, nhưng chúng ta không thể dừng lại mà phải từ lịch sử hào hùng đó đi lên, phải giành lấy một tương lai tươi sáng.
Vậy chúng ta còn thiếu những gì? Tại sao với rừng vàng biển bạc,có nhân dân cần cù, lại được lãnh đạo bởi một Đảng vững mạnh, giàu kinh nghiệm và ý chí, chúng ta vẫn chưa thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu? Có quá nhiều lý do, cả chủ quan lẫn khách quan mà chúng tôi không định và cũng không thể đề cập hết tại đây. Nhưng có một lý do rất quan trọng, và ngày càng trở nên quan trọng hơn từ khi chúng ta tiến hành mở cửa, đổi mới và xây dựng một nền kinh tế thị trường - chúng tôi muốn nói đến một thực trạng là chúng ta chưa có một cộng đồng doanh nhân chuyên nghiệp cũng như một nền văn hóa kinh doanh.
Sự non kém của cộng đồng kinh doanh nhiều khi bị coi là hậu quả của những sai lầm trong chính sách kinh tế xã hội, nhưng
Thực ra, trong xã hội Việt
Thời kỳ thuộc Pháp, một số nhà doanh nhân dân tộc xuất hiện nhưng vấp phải sự cạnh tranh dữ dội của tư bản chính quốc nên phần lớn không đứng vững và phát triển. Những sai lầm của chúng ta trong thời kỳ kinh tế tập trung vừa qua đã đẩy tầng lớp này đến tình trạng gần như bị triệt tiêu. Khi đó, nhà doanh nghiệp gần như đồng nghĩa với kẻ xấu - những kẻ ăn bám hoặc trục lợi bất chính.
Chính sách Đổi Mới đã đặt dấu chấm hết cho những quan điểm ấu trĩ mang nặng định kiến đó. Người ta không còn coi giàu có là một “tội lỗi”, không còn coi tầng lớp doanh nhân như những kẻ xấu xa nữa. Nhưng một trang mới đã mở ra chưa?
Từ phía xã hội, ở đây chúng tôi muốn nói đến xã hội
Từ phía các các doanh nhân, mặc dù đã có được bước phát triển vượt bậc vẫn chưa thoát khỏi tình trạng kinh doanh manh mún, không chuyên nghiệp, không có chiến lược dài hạn. Một số thậm chí kinh doanh
Nhưng cuộc sống sẽ không cho phép chúng ta dừng lại. Đổi mới hay là chết - ai đó đã nêu lên khẩu hiệu này, khẩu hiệu mà chúng tôi cho rằng không phải là quá đáng. Trong một thế giới biến đổi mau lẹ như thế giới ngay nay, để tồn tại và phát triển chúng ta phải có khả năng thích ứng, tự hoàn thiện để có thể hợp tác, hội nhập và nắm bắt các cơ hội một cách kịp thời. Chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế thị trường mà trong nền kinh tế thị trường, nòng cốt chính là các doanh nhân. Chúng tôi cho rằng hiện nay vai trò của doanh nhân là quan trọng hơn bao giờ hết.
Để hoàn thành tốt sứ mạng của mình, nhà doanh nghiệp cần phải đạt tới những tiêu chuẩn nhất định, và đến lượt mình các tiêu chuẩn đó lại có thể được xây dựng trên một nền văn hóa kinh doanh tiên tiến. Nhiệm vụ của chúng ta chính là xây dựng hệ tiêu chuẩn doanh nhân Việt
Thực ra vấn đề không hoàn toàn mới. Con người, nói như C.Mác là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Dù hoạt động trong lĩnh vực nào, người ta cũng cần phải có những quy tắc
Nền văn hóa doanh nhân được thể hiện và chỉ có thể được thể hiện qua các doanh nhân. Xây dựng hệ tiêu chuẩn doanh nhân là một công việc lớn, cần có sự đóng góp của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Ở đây, chúng tôi chỉ xin đưa ra một vài ý tưởng ban đầu.
1. Các phẩm chất cá nhân
a)
Nói đến doanh nhân là nói đến khát vọng làm giàu, nhưng trước khi là doanh nhân thì doanh nhân phải là một công dân, hơn nữa, là một công dân yêu nước. Chúng ta thường nói nhiều lời văn hoa bóng bẩy về chủ nghĩa yêu nước nhưng cụ thể yêu nước là gì?
Những kẻ vì lợi ích của cá nhân mà gây hại cho môi trường và cảnh quan đất nước,những kẻ thông qua đầu cơ, tham nhũng để nhanh chóng đạt lầy sự giàu có vật chất bằng mọi giá không thể là những doanh nhân yêu nước. Ngược lại, chúng ta phái tôn vinh nhưng người làm giàu chính đáng, bởi chính họ đem đến sự thịnh vượng cho đất nước.
b) Các giá trị nhân bản
Doanh nhân là những người trực tiếp tổ chức, điều hành và quản lý quá trình vận hành của nền kinh tế, tức là quá trình sáng tạo và nâng cao các giá trị vật chất cho xã hội. Chính sứ mạng và vai trò đó khiến cho doanh nhân có một vị trí đặc biệt. Họ có nhiều điều kiện hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực, nguồn tài nguyên và tài sản vật chất của xã hội. Vì thế, hơn ai hết, họ phải là nhũng người ý thức sâu sắc về những giá trị nhân bản, điều sẽ tạo nên tính cân đối trong đời sống.
2. Quan hệ xã hội
a) Các quan hệ trong nội bộ cộng đồng doanh nhân
Hoạt động kinh doanh đòi hỏi các doanh nhân có khả nang cạnh tranh, và đó chính là động lực để tăng hiệu quả của nền kinh tế. Nhưng quá trình cạnh tranh giữa các doanh nhân không thể là thứ cạnh tranh bằng mọi giá. Quá trình cạnh tranh phải dựa trên cơ sở các quy định pháp luật.
b) Quan hệ với khách hàng
Trong một nền kinh tế lành mạnh, khách hàng phải được tôn trọng, không chỉ với nghĩa là những người trả tiền để mua hàng hoá và dịch vụ. Doanh nhân phải có trách nhiệm đối với hàng hóa và dịch vụ và bảo vệ khách hàng, cói đó không chỉ như nghĩa vụ hợp đồng mà còn là nghĩa vụ đạo đức.
c) Quan hệ đối với các tổ chức xã hội và các tầng lớp xã hội khác
Bên cạnh các hoạt động kinh doanh thuần tuý, các doanh nhân với cách là những người có tiềm lực về vật chất trong xã hội, cần phải có trách nhiệm đóng góp vào các hoạt động
3. Vai trò chính trị
a) Tiếng nói trong đời sống chính trị
Cùng với sự khẳng định của kinh tế thị trường, vai trò của doanh nhân cũng tăng lên. Tầng lớp doanh nhân không chỉ tăng lên về số lượng mà cả về ảnh hưởng và tỷ trọng đóng góp cho nền kinh tế đất nước. Trong tương lai, với tiềm lực kinh tế của mình, đó la một lực lượng chính trị hùng hậu, nhưng ngay từ bây giờ họ đã trở thành một lực lượng xã hội không thể bỏ qua. Chúng tôi cho rằng đã đến lúc doanh nhân cần phải có tiếng nói của mình trong đời sống chính trị xã hội của đất nước.
b) Người tham mưu về đường lối kinh tế
Vai trò chính trị của doanh nhân thể hiện tập trung nhất thông qua vai trò người tham mưu cho Nhà nước về đường lối, chiến lược và sách lược kinh tế. Với tư cách là những người trực tiếp hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, hiểu biết sâu sắc thị trường trong nước và thế giới, nắm được các xu thế phát triển trên thế giới đồng thời có quan hệ rộng rãi đối với các đối tác kinh tế và cả chính trị ở nước ngoài, các doanh nhân có thể đề xuất các giải pháp, đồng thời đóng vai trò cầu nối cho Nhà nước trong các quan hệ đối ngoại.
4. Tính tiên phong về tri thức
a) Kỹ năng kinh doanh
Kinh doanh chuyên nghiệp cần có các kỹ năng và cả tinh thần sáng tạo. Tình trạng kinh doanh manh mún, chụp giật, thậm chí phi pháp của một số kẻ trong thời gian vừa qua, ngoài các lý do khách quan như hệ thống luật pháp lạc hậu, tình trạng quan liêuvà tham nhũng tràn lan… còn có lý do chủ quan là kiến thức kinh doanh của doanh nhân quá thấp. Một số lượng đông đảo các doanh nhân hoạt động một cách tự phát, hoàn toàn thiếu hiểu biết những kỹ năng thông thường, đó là chua kế đến những kiến thức liên quan về pháp luật, môi trường và văn hóa...
b) Tính sáng tạo
Tuy nhiên, kỹ năng và kiến thức cũng mới chỉ là những gì có thể học được trong các cơ sở đào tạo. Để trở thành một doanh nhân giỏi còn phải có tinh thần sáng tạo. Ở đây,
c) Tính năng động
Một khi đứng vào hàng ngũ doanh nhân, người ta đã tự nguyện chấp nhận một cuộc đua tranh quyết liệt. Không phải vô cớ mà có câu “Thương trường như chiến trường”. Trong cuộc cạnh tranh đó, ai nắm bắt nhanh nhạy các cơ hội và huy động được nhiều tiềm năng và có chiến lược, sách lược đúng đắn sẽ chiến thắng. Tính năng động sẽ khiến ta nhanh nhạy, giúp chúng ta huy động các tiềm năng. Và nền kinh tế của đất nước sẽ chiến thắng nếu nhiều doanh nhân của chúng ta chiến thắng.
5. Khả năng hợp tác và cạnh tranh quốc tế
Khả năng hợp tác và tính năng động là những phẩm chất không thể thiếu của nhà kinh doanh hiện đại. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà không một cá nhân hay quốc gia nào có thể đứng ngoài xu thế toàn cầu hóa. Trong xu hướng đó, dưới tác động của những dòng luân chuyển không ngừng và vô cùng mạnh mẽ của các nguồn vật chất cũng như nhân lực, để phát triển, chúng ta phải có khả năng cạnh tranh. Và chính trong quá trình cạnh tranh đó nhu cầu hợp tác lại trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Điều này thoạt nhìn có vẻ mâu thuẫn nhưng lại là hai mặt của một quá trình biện chứng. Hợp tác tốt có nghĩa là có nhiều lợi thế và do đó nhiều cơ hội chiến thắng trong cạnh tranh.
Chúng ta còn có thể đưa ra nhiều tiêu chuẩn khác nữa, nhưng dù tiêu chuẩn nào thì cũng được xây dựng trên cơ sở của hệ thống các giá trị được chấp nhận rộng rãi. Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là hoạt động kinh doanh liên quan, thậm chí động chạm đến lợi ích, cả vật chất lẫn tinh thần của nhiều người, nhiều tầng lớp trong xã hội nên cần phải được điều chỉnh trên những cơ sở mang tính văn hóa. Những tiêu chuẩn văn hóa kinh doanh một mặt phải buộc các doanh nhân tuân
Một nền văn hóa kinh doanh tiên tiến là điều kiện tiên quyết để chúng ta xây dựng thành công cộng đồng những doanh nhân chuyên nghiệp, hạt nhân của nền kinh tế thị trường. Chỉ với một nền văn hóa kinh doanh tiên tiến, các doanh nhân mới có thể phát huy được vai trò của mình, trở thành đồng minh kinh tế, chính trị của Đảng trong sự nghiệp xây dựng đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
(- Tạp chí Khoa học & Tổ Quốc, số tháng 10/2005;
- Thông tin CLB Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài, số 32/2003;
- Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu, số Xuân Giáp Thân, 2004)
Nội dung khác
7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchBài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Tết tự quán chiếu
04/02/2023Cameron Shingleton. H.MINH (dịch)