Đối thoại liên văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây

08:34 CH @ Thứ Hai - 26 Tháng Sáu, 2006

Đặt vấn đề

Trước hết, tôi xin đề cập đến vấn đề đối thoại dưới góc độ tiếp biến văn hóa, vì tôi cho đối thoại chỉ là một hình thức của tiếp biến văn hóa. Có thể định nghĩa tiếp biến văn hóa là sự tiếp xúc giữa các cộng đồng văn hóa khác nhau và kết quả là những thay đổi về văn hóa trong mỗi nhóm. Thí dụ: hai nhóm văn A và B tiếp xúc với nhau: tiếp xúc văn hóa có thể đem lại kết quả tích cực hoặc tiêu cực. Nếu văn hóa A và B đều vững mạnh, thì có đối thoại ngang bằng, tiếp biến văn hóa tạo ra những giá trị mới A’, B’ cho cả hai. Nhưng nếu A mạnh hơn hẳn B (trường hợp nước đế quốc hoặc cường quốc kinh tế) thì không còn là đối thoại văn hóa nữa mà là áp đặt văn hóa, B có khi mất cả bản sắc (trường hợp bộ lạc Châu Phi là thuộcđịa)

Định nghĩa phương Tây có nhiều cách. Theo địa lý, phương Đông bao gồm những nước ở phía Đông ChâuÂu (quan niệm Châu Âu là trung tâm thế giới, Eurocentnsm). Nhưng ngay trong khối phương Tây (Châu Âu) , Tây Âu trước đây quan niệm Trung và Đông Âu thuộc về phương Đông cùng với Cận và Trung Đông. Theo chủng tộc thì người Việt Nam thường quan niệm phương Tây là xứ người da trắng. Theo hệ tư tưởng thời chiến tranh lạnh thì phương Tây là TBCN, phương Đông là cộng sản chủ nghĩa (gió Đông của Mao Trạch Đông).Theo khái niệm phát triển kinh tế thì phương Tây gồm các nước giàu (phía Bắc), phương Đông là các nước nghèo (phía Nam). Theo nhân học văn hóa (hofstede, E.Hall), các nền văn hóa TâyÂu - BắcMỹ (phương Tây) đặc trưng bởi khái niệm cá nhân (theo nghĩa triết học), còn phương Đông đặc trưng bởi tinh thần cộng đồng).

Trong bài này, tôi theo khái niệm cuối cùng với một điểm khác đối với người Việt Nam là Châu Âu gồm cả Đông Âu và TâyÂu.

Trong suốt 400 năm lịch sử, tiếp biến văn hóa của Việt Nam với phương Tây vừa có cưỡng bức và đối thoại văn hóa, có thời điểm vừa chống lại, vừa tiếp thu, khi tích cực, khi tiêu cực, hoặc cả hai, rất biện chúng, khó tách ra rõ rệt.

Có một nhận xét chung là bản sắc văn hóa Việt Nam, được tạo ra ở vùng lúa nước sông Hồng cách đây 3.000 năm, được tôi luyện và khẳng định trong 2.000 năm chống và đối thoại với văn hóa Trung Quốc, đã đủ tầm cỡ để tiếp biến văn hóa thành công với phương Tây.

Ta tiếp biến văn hóa (trong đó có đối thoại) qua 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn đồng thời là một giai đoạn Tây phương hóa, có nghĩa là hiện đại hóa.

Tiếp biến văn hóa thời kỳ thứ nhất với phương Tây (thế kỷ XVII 0 1885).

Vào thế kỷ XVI, các Giáo sĩ phương Tây đến Việt Nam, cùng các nhà buôn .Từ năm 1615, các Giáo sĩ dòng Tên bắt đầu thiết lập những cộng đồng giáo dân rồi đặt hai trung tâm ở Hội An và Thăng Long.Cũng còn nhiều dòng khác, như dòng Đa Minh (Dominicain), dòng thánh Francos (Franciscain)... và người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, Pháp... Năm 1658, Giáo hoàng cho phép lập Hội truyền giáo nước ngoài ở Paris cho các giáo sĩ đại diện Roma hoạt động ở TrungQuốc và Đông Dương...Cho đến năm 1788, đất nước ta bị chia cắt.

Ở Đàng trong (Hội An) , thương nhân Bồ Đào Nha giúp chúa Nguyễn mở lò đúc súng ở Huế. ở Đàng ngoài , hãng buôn Hà Lan ở PhốHiến giúp chúa Trịnh tàu và súng đạn.

Mới đầu, các chúa Trịnh và Nguyễn đều để cho truyền đạo ThiênChúa. Nhưng vài chục năm sau, đạo bị cấm, tùy thời kỳ cấm ngặt hay lỏng. Vào cuối thế kỷ XVIII, Giáo sĩ PhápPigneaude Behaine giúp chúa Nguyễn Ánh nên Gia Long lên ngôi cho truyền đạo. Mấy vua sau lại cấm đạo và đàn áp giáo dân, giết linh mục. Đồng thời buôn bán và phương Tây bị ngùng trệ, khiến đế quốc Pháp lấy cớ tấn công Việt Nam từ 1858 và chiếm hoàn toàn đất nước vào năm 1885.

Thời kỳ thế kỷ XVII - 1885, cuộc đối thoại Việt Nam - phương Tây không lấy gì làm mặn mà, công cuộc hiện đại hóa mờ nhạt. Văn hóa phương Tây gây một cú sốc đối với văn hóa truyền thống Việt Nam nặng ảnh hưởng Khổng học.

Nhà vua và quần thần , các Nho sĩ đều đánh giá thấp văn hóa phương Tây, cho là chỉ thiên về vật chất, thiếu đạo đức cơ bản của Thánh hiền. Nhũng nhà Nho tiến bộ đề ra cải cách, theo kỹ thuật phương Tây (Nguyễn Trường Tộ, BùiViện...) đều bị gạt.

Còn đạo ThiênChúa thì bị cấm vì cho là tà đạo, không chấp nhận cúng tổ tiên, thần thánh của Tam Giáo. Nhưng đạo ThiênChúa đã mang lại cho Việt Nam một thành quả quý báu mà không ai ngờ tới: chữ Quốc ngữ vào thế kỷ XVII, các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, Pháp...đã sáng tạo ra Quốc ngữ để truyền giáo cho dễ (đọc kinh bổn, cầu nguyện...).Không ngờ đầu thế kỷ XX nó sẽ là công cụ tuyệt vời để làm cách mạng và phát triển mà ngành khoa học, văn nghệ, chính trị (thay cho chữ Nho).

Tiếp biến văn hóa thời kỳ thứ hai với phương Tây (1884 - 1945)

Đây là thời kỳ Pháp thuộc. Tiếp biến văn hóa dĩ nhiên là cưỡng bức, nhất là trong thời kỳ đầu, do đó luôn luôn có sự chống lại ngoại lai để bảo vệ bản sắc dân tộc. Nhưng dần dần, cũng đồng thời có đối thoại tự nguyện.

Thiết tưởng, không cần nhắc lại những tai họa mà thực dân Pháp gây ra cho nhân dân Việt Nam. Chính những người Pháp tiến bộ đã tùng lên án chính sách tàn bạo và ngu dân cửa chính quyền thục dân. Nhưng có đều đáng nói là không phải chỉ đối thủ Đông - Tây đã tạo ra những giá trị văn hóa mới cho Việt Nam, mà chính sách thực dân cũng có phần tạo ra những tiếp biến văn hóa làm giàu văn hóa Việt Nam, nhiều khi ngoài ý muốn của thực dân. Tôi chỉ xin đơn cử một thí dụ: Chính quyền Pháp không cho dạy sử nói chung ở bậc Đại học và Trung học, sợ khêu gọi lòng yêu nước chống Pháp. Ở bậc Trung học, theo chương trình Paris, dạy sử Pháp (cách mạng Pháp). Ở bậc Tiểu học cho dạy sử Việt Nam rất sơ sài, nhấn mạnh vào những cuộc đấu tranh chống TrungQuốc xâm lược, có ý đồ tâng công Pháp quốc chống kẻ thù truyền kiếp của ta. Có ngờ đâu, những gương anh hùng chống xâm lược, TrungQuốc và tấm gương cách mạng Pháp đã hun đúc ý chí các nhà cách mạng thực dân Pháp.

Khi Pháp mới chiếm ta, đối đầu văn hóa là chủ yếu. Tri thức Nho học không muốn đổi bút lông lấy bút chì để học Quốc ngữ và tiếng Pháp. Nhưng từ những năm 20, 30 của thế kỷ XX, song song với đối đầu là đối thoại văn hóa. Các nhà Nho hiện đại như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Dương Quảng Hàm, các trí thức mới như Nguyễn Công Tiễu, Hoàng Xuân Hãn. Nhất Linh...đưa khoa học và dân chủ phương Tây vào ta. Khái niệm "cái tôi" của phương Tây và chủ nghĩa lãng mạn Pháp đã giúp tạo ra thơ mới và cả một dòng văn học Việt Nam. Cuộc gặp gỡ Tây - Đông đã sinh ra hội họa hiện đại Việt Nam. Kiến trúc sư He'brard tạo ra phong cách Đông Dương kết hợp Đông Tây.

Đối thoại với dân chủ và cách mạng phương Tây, kể cả CHXH đã giúp cho các nhà cách mạng Việt Nam vạch ra chiến lược giải phóng dân tộc. Điển hình là lãnh tụHồChíMinh, người được đánh giá là "Con người hiện đại tiêu biểu nhất cho Việt Nam" (ChristianePasquel - Rageaud), là "người rất Pháp" (Bộ trưởng Edmond Michelet). Với tinh túy truyền thống Việt Nam và Khổng học, ông đã thành công trong đối thoại với phương Tây.

Còn đạo Thiên chúa thì không được lòng dânvì Pháp đã xâm chiếm Việt Nam dưới bóng cây thập tự, và chính quyền thực dân luôn ủng hộ giáo dân và khuyến khích đạo để có chỗ dựa. Chức sắc giáo dân luôn đi với ngoại bang. Năm 1885, sau khi Pháp chiếm đóng, giáo dân mới có nửa triệu. Năm 1939, cọn số lên 1.500.000 dường như vẫn sống ngoài lề dân tộc. Cuộc đối thoại với đạo Thiên Chúa có bước ngoặt quyết định sau chiến tranh, khi Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình tuyên bố giáo dân phải cùng dân tộc bắt tay vào tái thiết đất nước. Ta có một nềnvăn hóa ThiênChúa giáo Việt Nam phong phú cần thiết phát huy.

Tiếp biến văn hóa thời kỳ thứ ba phương Tây (1945 - 1986)

Cách mạng Tháng 8/1945 đã chấm dứt 80 năm Pháp đô hộ. Cho đến 1986 (đổi mới) chủ yếu là 30 năm chiến tranh (1946 - 1975) chống Pháp và chống Mỹ có tính chất quốc tế vì vấn đề Việt Nam được quốc tế hóa.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), cuộc đối thoại văn hóa Việt - Pháp thời kỳ Pháp thuộc đã khai hóa kết quả một cách bất ngờ, do những trí thức và văn nghệ sĩ rtưởng thành trước đó đã có hoàn cánh tự do đem hết tài năng phục vụ đất nước độc lập.

Trực tiếp phục vụ đấu tranh vũ trang có Võ Nguyên Giáp (người đã từng dạy về Cách mạng Pháp thời Pháp thuộc), Trần Đại Nghĩa (đã học ở Pháp, Đức) chế ra súng Bazoka, Tạ Quang Bửu (đã học ở Pháp) là Thứ trưởng Quốc phòng, sau là Bộ trưởng Đại học. Các nhà khoa học như Thạc sĩ toán học (ở Pháp) Hoàng Xuân Hãn đã đặt ra danh từ khoa học tiếng Việt, do đó có thể dạy Đại học bằng tiếng Việt, không cần qua tiếng Pháp.

Chữ Quốc ngữ của các Giáo sĩ phương Tây tạo ra đã phổ biến thời Pháp thuộc trong đó sống chính trị, văn hóa, nhưng đến năm 1945, 90% dân vẫn mù chữ. Cách mạng đã tích cực vận động xóa nạn mù chữ.

CácBác sĩ thời Pháp như Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng , Đặng Văn Ngữ...mở trường Y và đào tạo các Y, Bác sĩ cho mặt trận và hậu phương. Đa số văn nghệ sĩ thời trước đều phục vụ kháng chiến. Một số nhà nghiên cứu đã có tên tuổi trong thời Pháp thuộc (như Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy, Trần Văn Giáp...) đã đặt nền móng cho khoa học xã hội (Sử, Dân tộc học, Kháo cổ học, Ngôn ngữ học...).Các họa sĩ do Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đào tạo cũng mở trường đào tạo các lớp sau. Nghệ thuật và văn học thời chiến (đến 1975) không còn lãng mạn như trước 1945 mà phục vụ cuộc chiến tranh yêu nước, thích hợp với chủ nghĩa hiện thực XHCN.

Sau khi Pháp thua ở Điện Biên Phủ (1954), các cường quốc dàn xép cắt đôi Việt Nam để phục vụ chiến tranh lạnh. Miền Nam chịu ảnh hưởng văn hóa Tây Âu - Mỹ, còn miền Bắc chịu ảnh hưởng văn hóa XHCN Đông Âu - Trung Quốc. Có điều nên nói là miền Bắc cũng có cơ hội đối thoại với văn hóa dân tộc các nước Đông Âu và TrungÂu. Do đó mà hàng loạt các tác phẩm cổ điển của Nga, Đức, Ba Lan. Tiệp Khắc, Rumani, Bungari, Anbani... được dịch và phổ biến rộng rãi.

Tiếp bíên văn hóa thời kỳ thứ tư với phương Tây (từ đổi mới - 1986)

Hiện đại hóa (= Tây phương hóa) lần thứ nhất (thế kỷ XVII - 1885) với các Giáo sĩ và nhà buôn hạn chế ở một số địa phương và không sâu sắc. Với hiện đại hóa lần thứ hai (Pháp thuộc), văn hóa phương Tây chỉ tác dụng cơ bản đến xã hộithị dân một số tỉnh lớn.

Hơn 90% ở nông thôn trong toàn quốc, tư duy và phong tục tập quán vẫn in đậm dấu truyền thống nặng ảnh hưởng Khổng học, phong kiến. Chỉ với hiện đại hóa lần thứ ba (1945 - 1986), xã hội mới thực sự có những biến đổi cơ bản do cách mạng và chiến tranh, ảnh hưởng thế giới đa dạng và sâu sắc. Có những cố gắng cộng nghiệp hóa và đô thị hóa có hệ thống. Những cố găng này ít kết quả do chiến tranh kéo dài và tư duy chưa thoáng. Sau chiến tranh (1975) mãi đến Đổi mới (1986), hiện đại hóa lần thứ IVmới có điều kiện sâu rộng, kể cả đối thoại với văn hóa phương Tây.

Thờ kỳ đổi mới ở ta được đánh dấu bởi toàn cầu hóa, khu vực hóa (gia nhập ASEAN, 1995) và gia nhập khối Pháp ngữ

Thời hậu chiến có hai vấn đề nổi cộm:

Đuổi theo kinh tế các nước láng giềng ở Đông Nam Á vì sau 30 năm chiến tranh, kinh tế cửa ta yếu kém, mức sinh hoạt nhân dân thấp. Sau khi kinh tế lên, không tụt hậu.

Khủng hoảng kinh tế xã hội 15 năm (đến 1995) do thiên tai, các vấn đề Khơme đỏ và TrungQuốc ở biên giới, một số chính sách kinh tế không phù hợp gây ra “thuyền nhân".

Chính sách Đổi mớivới hai yếu tố (kinh tế thị trường - mở cửa) góp phần giải quyết các vấn đề trên. Nó ra đời ít lâu trước khi xuất hiện toàn cầu hóa vào thập kỷ 90.

Toàn cầu hóa nóichung có lợi cho các nước giàu phương Tây và có hại cho các nước đang phát triển như nước ta. Nó có thể dẫn đến tương đồng văn hóa (homogenisation), làm mất bản sắc dân tộc của nước nghèo, ta phải chấp nhận nó, đấu tranh cho nó có một bộ mặt nhân bản, khai thác các cạnh khía tích cực của nó để bảo đảm cho đa dạng văn hóa.

Ta đối thoại văn hóa và phương Tây không ở thế cân bằng do kinh tế phát triển chậm, không kiểm soát nónhững văn hoá phẩm vật thể và phi vật thể nước ngoài tràn vào, không phải dễ dàng bảo vệ bản sắc dân tộc. Nhưng qua lịch sử, ta đã có kinh nghiệm tiếp biến văn hoá thành công, giữ được và làm giàu bản sắc dân tộc, qua đấu tranh và đốt thoại thời Bắc thuộc và Pháp thuộc. Đối thoại với văn hóa phương Tây, ta cần sử dụng những cơ hội do cách mạng thông tin và giao thông tạo ra để đóng gópvới thế giới.

Có nhiều cơ hội trao đổi văn hóa với phương Tây qua con đường Chính phủ và nhân dân. Ấy là không kể Internet, các Website...Ta có dịp đưa ra ngoài hội họa, múa rối nước, tuồng, chèo, ẩm thực...Quan trọng nhất là vừa giữ được bản sắc dân tộc vừa hiện đại hóa.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhận diện con người Hà Nội qua lăng kính văn hóa Thăng Long - Hà Nội

    17/10/2019GS.TS. Trần Văn BínhCon người sáng tạo ra văn hóa, là chủ thể của văn hóa, đồng thời con người cũng là sản phẩm của văn hóa. Vì vậy, thông qua con người có thể hiểu văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc, và ngược lại, qua văn hóa cũng có thể hiểu rõ về con người...
  • Gia tài văn hóa của Việt Nam

    05/04/2019Phan NgọcTại sao có một bề dày văn hóa mà Việt Nam chưa bao giờ giàu có cả? Bởi vì, bề dày văn hóa như một kho vàng, tuy nhiên phải vất vả đào bới mới có được và từng cá nhân một phải làm cho chính minh. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau dào bới...
  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Vai trò của nhân tố văn hoá trong nền văn minh

    26/05/2016TS. Hồ Sĩ QuýTới tận hôm nay, những định nghĩa về văn hóa được coi là có giá trị nhất vẫn chưa làm thỏa mãn giới nghiên cứu. Vì thế việc định nghĩa khái niệm này còn đang được xem như một điều thách thức - những định nghĩa mới, xuất phát từ những cách hiểu khác nhau tiếp tục xuất hiện...
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    15/05/2016Lê Đăng DoanhChúng ta có nhiều đức tính để đón nhận sự thay đổi rất nhanh chóng khi bước vào thiên niên kỷ của sự sáng tạo và đổi mới, nhưng cũng rất rõ ràng là chúng ta cần xây dựng một tương quan lành mạnh giữa truyền thống với hiện đại, trong đó truyền thống phải tạo cơ sở để tiếp nhận cái mới, những tinh hoa của văn minh nhân loại.
  • Nhận diện những hiện tượng phản văn hóa

    27/10/2014Phùng HiểnỞ nước ta, nhiều năm gần đây cùng với sự xuất hiện các giá trị văn hóa mới, những hiện tượng phản văn hóa ngày một gia tăng. Nhận định và đấu tranh với các phản văn hóa không phải một việc đơn giản. Có những phản văn hoá lại nhân danh văn hóa, nhân danh chủ nghĩa nhân đạo tồn tại như những mẫu mực sống của một cộng đồng người nhất định...
  • Văn hóa là gì?

    23/06/2006Nicolas JournetKhái niệm văn hóa đang trở thành thông dụng, nhưng định nghĩa của nó dường như bao giờ cũng tuột khỏi chúng ta. Dù sao sự phát triển của nó cũng gắn chặt với sự phát triển của các khoa học về con người...
  • Văn hóa

    22/05/2006Phạm ToànChúng ta cần định nghĩa về văn hóa thật chặt chẽ, thật đầy đủ và nhất là định nghĩa đó phải đủ sức dẫn con người đi tới những hành động văn hóa. Đó là một cách làm đi từ gốc của vấn đề...
  • Văn hoá tâm linh người Việt dưới con mắt người nước ngoài

    13/05/2006Chu Hồng VânĐó có thể là những cuộc hành trình thực của một người nông dân chở hàng đến chợ, một du khách nước ngoài từ Pháp, Australla đến Sapa, Việt Nam tìm thăm những bản người Dao, người H Mong. Đó cũng có thể là hành trình của thời gian từ năm bắt đầu bằng cái Tết đến hết một năm. Và hành trình đó cũng là cuộc hành trình mang tính ẩn dụ cho một đời con người với những thời khắc đáng nhớ: Sự sinh thành, đám cưới, lúc về già…
  • “Chỉ gìn giữ văn hóa không đủ, còn phải phát triển văn hóa”

    24/03/2006Thạch LựuNgười phụ nữ giữ trọng trách Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc Hội gọi công việc của mình là làm PR cho nước Việt Nam. Trong suốt quá trình đi giới thiệu Việt Nam, văn hóa là lĩnh vực mà bà Ninh chú trọng và có ý thức gạn đục khơi trong những đóng góp của người ngoài để làm quà cho những người làm văn hóa trong nước. Đôi khi món quà ấy không phải lúc nào cũng ngọt ngào…
  • Văn hoá là sự kết tinh của những sáng tạo

    09/03/2006Trương Gia BìnhSự khác nhau của các thời đại văn minh đó dựa trên những căn bản nào? Các nguồn lực quyết định sự tiến bộ trong mỗi thời đại văn minh là gì? Động lực thúc đẩy các quốc gia phát triển trong mỗi thời đại văn minh ở đâu?
  • Văn hoá và đổi mới

    30/01/2006Phan NgọcHiện nay, ai cũng thấy những đổi mới có thể nói kỳ lạ đến mức ta không thể hình dung được...
  • Chuyện văn học – văn hóa – và những thứ khác

    28/01/2006Phan ViệtBài viết này của tôi có mục đích tổng kết những điều đáng buồn nổi cộm trong văn học, dịch thuật và những thứ liên quan tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Tôi viết bài với tư cách là một người đọc và quan tâm tới văn học...
  • Đi tìm ẩn số đẳng cấp văn hóa

    13/01/2006Giàu có, mức sống cao nhưng tầm văn hóa mỏng, người ta sẽ đi về đâu? Băn khoăn ấy là ẩn số cần được lưu tâm...
  • Cấu trúc lưỡng hợp trong bản sắc văn hóa Việt Nam

    27/12/2005TS. Nguyễn Thành Bang
  • Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam

    10/12/2005Là một nhà nghiên cứu văn học, GS Hà Minh Đức rất quan tâm đến sự phát triển của nền văn hoá dân tộc vì theo ông văn hoá gắn với sự phát triển chung của đất nước, với mỗi con người, mỗi cuộc đời. Dưới đây, Tạp chí xin giới thiệu đôi điều suy nghĩ của GS về văn hoá Việt Nam.
  • Tản mạn về một số hiện tượng văn hóa Việt Nam đương đại trong quan hệ với quá trình “đứt gãy văn hóa”

    06/12/2005Nguyễn HoàMột hệ thống giá trị văn hóa - văn minh lạ lẫm được du nhập... đã gây nên một cuộc đảo lộn và một quá trình “đứt gãy văn hóa” xuất hiện. Nhưng quá trình du nhập ấy, sự “đứt gãy văn hóa” ấy dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể nhanh chóng thay thế tất thảy mọi hành vi ứng xử, mọi thói quen, nền nếp văn hoá... có tuổi đời đã hàng nghìn năm. Nó phải chấp nhận một tình trạng “lưỡng phân"...
  • Bản sắc văn hoá - tính tương đối của sự đa dạng

    25/08/2005Ngô Tự LậpThế nhưng chúng ta cũng không thể không nói đến niềm hân hoan khi tiếp xúc với những miền đất lạ, những tiếng nói lạ hay những giai điệu xa xôi. Những gì diễn ra trong quan hệ giữa các nền văn hoá vào phút giây gặp gỡ gieo trồng những cảm xúc giống như tình yêu trai gái khi lần đầu ánh mắt giao nhau. Tất cả nói lên điều gì? Bản sắc đóng vai trò như thế nào trong đời sống nhân loại? Và sự đa dạng về bản sắc có cần đạt đến bằng mọi giá hay không?
  • Văn hóa và văn minh

    27/10/2005Theo nghĩa cơ bản của nó, thuật ngữ “văn hóa” nghĩa là sự cải thiện hay sự hoàn thiện bản chất. Nông nghiệp cải thiện đất đai và thể dục phát triển cơ thể. Vậy văn hóa con người là sự phát triển tất cả các khía cạnh thuộc bản chất con người – đạo đức , trí tuệ và xã hội. ...
  • Toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá

    18/07/2005Dương Thuấn, Mai Văn HaiVăn hoá Việt Nam đang có nguy cơ bị văn hoá nước ngoài lấn át và mất dần đi bản sắc dân tộc! Đã có không ít bài viết cảnh báo về vấn đề này và bày tỏ sự quan ngại đó. Thực tế có đáng lo như vậy hay không? Trước tình hình toàn cầu hoá nhanh chóng như hiện nay, hội nhập là tất yếu, không có con đường nào khác nếu muốn phát triển. Để làm sáng tỏ về vấn đề này, chúng tôi muốn nói đến việc toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá.
  • xem toàn bộ