Văn hóa tranh luận
Tranh luận không phải là cãi bừa mà làbảo vệ chính kiến của mình để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, không phải văn hóa tranh luận trong doanh nghiệp nào cũng được hiểu đúng và áp dụng có hiệu quả.
Không phải quan điểm nào cũng đưa ra tranh luận cũng đúng nhưng với một tập thể có nhiều sáng kiến, quan điểm khác nhau sẽ luôn là một tập thể mạnh và sôi động.
Dù không khí hơi ồn ào, dễ làm người tham gia cảm thấy lên huyết áp, song cuộc họp nội bộ của Công ty Truyền thông A.P xem ra đạt chất lượng. Nhiều vấn đề được đưa ra giải quyết, sự tranh luận đà giúp cho người trong cuộc hiểu rõ đúng, sai. Tuy nhiên, không phải văn hóa tranh luận trong doanh nghiệp nào cũng được hiểu đúng và áp dụng có hiệu quả như vậy!
Căn bệnh từ học đường
Báo chí và công luận không ngớt lời bình phẩm cái gọi là thụ động trong học đường ở Việt
Ở cấp Tiểu học, giáo viên đọc, học sinh chép, nhiều người có thể bao biện, chẳng còn nhỏ chẳng biết gì để phát biểu. Cấp Trung học, cũng không khá hơn là mấy, đành vậy! Nhưng điều đáng tiếc là ở bậc Đại học, ngưỡng cửa vào đời của một thanh niên thì tình trạng "đọc-chép" vẫn tồn tại như một kiểu giáo dục ít tốn trí não nhất. Tại không ít giảng đường, sinh viên nào có quan điểm, sáng kiến khác đi thì lập tức được cho là không bài bản, phạm quy và thậm chí bị lãnh ngay một con điểm xấu. Thế là, một thế hệ trí thức được nhân bản từ cái lò chữ nghĩa của thầy, để rồi kết cuộc khi họ ra trường và làm việc, không ít chủ doanh nghiệp phải ca cẩm: "Tôi luôn phải cầm tay chỉ việc cho họ".
Ngày một, ngày hai, cái năng động, dám tranh cãi để bảo vệ chính kiến của một số đông sinh viên dần yếu đi. Tốt nghiệp Đại học, họ bước vào doanh nghiệp với cái tôi tự ti, không dám tranh luận vì nhiều lý do. Theo khảo sát của Tạp chí Nhịp cầu, 30% nhân viên tri thức từ 22 - 30 tuổi được khảo sát cho rằng, chằng thích tranh luận vì không cảm thấy thoải mái với việc này, 10% muốn tranh luận nhưng e ngại không biết vấn đề mình đưa ra có ảnh hưởng đến mọi người hay không nên cũng không tranh luận, khoảng 40% khẳng định, họ sợ phải tranh luận và thích được an phận làm việc. Vậy còn 20% như thế nào?
Thích được tranh luận, phê bình và được phê bình, thích được sáng tạo và trình bày cái mới. Song tiếc thay, trong 20% số này đã có gần 15% bạn trẻ được học tập và ảnh hưởng từ môi trường giáo dục nước ngoài. Anh Vũ Thái
Định hình nét văn hóa mới trong doanh nghiệp
Thế mới biết, kiếu "đọc - chép" trên giảng đường ít nhiều đã hình thành nên đặc tính "lắng nghe - tuân phục" của nhiều trí thức trẻ, hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp Việt
Về phía doanh nghiệp, các ông chủ phải động não dùm nhân viên của mình trong mọi tình huống, các cuộc họp chỉ là lúc để chủ ra lệnh, tớ làm theo. Về phía nhân viên, chất xám bị mài mòn, tư duy sáng tạo bị vùi lấp. Giả đinh, nếu có một tình huống xảy ra giữa sếp và nhân viên không có sự thống nhất về quan điểm, trong khi sự tranh luận không được phát huy thì chuyện gì sẽ xảy ra? Công việc không thành công, sếp không hài lòng và nhân viên sẽ mất việc.
Nhưng ở đây, tranh luận không có nghĩa là cài bừa. Anh Hữu Vy, 26 tuổi, tốt nghiệp Đại học Dominican (Mỹ) hiện là Trưởng phòng một Công ty quảng cáo có tiếng tại Việt
Ông Phạm Hồng Kiên, chủ doanh nghiệp sắt V.P tự hào nói về những nhân viên của mình: “Họ không bao giờ nóng tính trong lúc tranh luận, vì nóng tính là điều tối kỵ của một cuộc tranh luận thành công. Trước khi tranh luận với tôi hoặc trong một cuộc họp, họ thường chuẩn bị những câu hỏi khá hóc búa nhưng hoàn toàn có cơ sở. Tôi rất mừng mỗi khi nghe họ phản bác quan điểm của tôi và trình bày luận điểm của họ. Trong trường hợp họ bảo vệ quan điểm sai của mình, tôi vẫn tôn trọng và để họ thực hiện, khi nào cảm thấy không đúng, họ có thể tìm đến sự trợ giúp của tôi. Không phải quan điểm nào đưa ra tranh luận cũng đúng, nhưng với một tập thể có nhiều sáng kiến, quan điểm khác nhau sẽ luôn là một tập thể mạnh và sôi động. Tôi tin, nhiều chủ doanh nghiệp chắc cùng nghĩ như vậy".
Trong khi đó, chị Nguyễn Khoa Nam, chủ một cửa hàng thời trang trên đường Lê Văn Sỹ, Q.Phú Nhuận đã kể về kinh nghiệm của mình khi còn làm cho một Công ty thời trang quốc tế: "Trước khi chuyển sang làm việc cho Công ty thời trang, tôi đã từng là Giám đốc nhân sự của một Công ty chuyên sản xuất hàng thổ cẩm xuất khấu. Mặc dù mức lương của Công ty đầu tiên trội hơn rất nhiều so với Công ty thời trang nhưng tôi không thể phát huy hết quan điểm của mình tại Công ty này. Ở Công ty đầu tiên, chúng tôi không có những cuộc họp sôi động và quan điểm của mình dường như chỉ để ấp ủ. Khi tôi chuyển sang làm ở Công ty thời trang, câu hỏi đầu tiên mà sếp thường hỏi trong mỗi cuộc họp là: "Tôi muốn biết liệu quan điểm của mình có đúng với suy nghĩ của cô?". Cứ như vậy, cú mỗi cuộc họp, tôi lại được tranh luận cùng ông ấy, cùng các bạn đồng nghiệp. Tôi buộc phải suy nghĩ, động não trong từng vấn đề và nếu một ngày nào đó không được tranh luận hay trao đổi ý kiến với mọi người, tôi cảm thấy công việc không được suôn sẻ".
Đó không chỉ là nhận định của chị
Có lẽ, đã đến lúc văn hóa tranh luận được xem là tài sản của doanh nghiệp. Chúng ta trông mong văn hóa này được các doanh nghiệp hiểu rõ, hiểu đúng và phát huy nhưng cũng muốn gióng lên hồi chuông về tình trạng giáo dục trí thức học đường thiếu sự tranh luận như hiện nay. Ngọn không thể vươn cao nếu gốc không vững chãi!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015