Chuyện văn học – văn hóa – và những thứ khác

12:36 CH @ Thứ Bảy - 28 Tháng Giêng, 2006

Bài viết này của tôi có mục đích tổng kết những điều đáng buồn nổi cộm trong văn học, dịch thuật và những thứ liên quan tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Tôi viết bài với tư cách là một người đọc và quan tâm tới văn học; nhưng do theo dõi văn học Việt Nam từ nước ngoài nên nếu có những nhận xét chưa chính xác, tôi rất mong được góp ý

1. Lộn xộn về cấu trúc – do đó mà lộn xộn về đánh giá

Trong bài viết “Còn nhiều người viết có tư cách”, nhà văn Nguyên Ngọc nói rằng cái mới, cái có giá trị là cái chẳng biết xếp vào đâu, vào ô nào cũng không vừa. Thực ra, theo tôi, cái mới (ở Việt Nam) không phải là không biết xếp loại vào đâu, vào ô nào cũng thấy không vừa; mà bởi vì văn học VN chưa có một cấu trúc các genre rõ rệt như các nền văn học lớn (tức là chia thành văn học chính thống – khoa học viễn tưởng – lãng mạn – kinh dị - tuổi mới lớn - giải trí; cũng giống như chia phim thành phim hành động – phim kinh dị - phim hài – phim hàn lâm; và nếu là phim kinh dị thì phim hay là phim làm người ta sợ, phim hài hay là phim làm người ta cười). Do đó mà có những sản phẩm sách người nước ngoài sẽ mạnh dạn xếp được ngay vào genre nào - để từ đó mà đánh giá – thì chúng ta lại đổ đống hết tất cả các sách có yếu tố hư cấu được xuất bản ra vào trong cái gọi là “văn học” và sau đó thì không biết dùng chuẩn nào để đánh giá những thứ hỗn độn ấy. Kết quả của sự lộn xộn là việc tranh luận ngược xuôi về tác phẩm mà vẫn không thống nhất được, vì dùng những chuẩn đánh giá khác nhau.

Ví dụ trường hợp mà nhà văn Nguyên Ngọc lấy làm dẫn chứng về tính mới và có giá trị: tập Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu. Ở nước ngoài, thì đa số truyện trong cuốn này chắc sẽ được xếp vào genre dành cho adult books hoặc entertainment books – là những sách thiên về kích thích; một số khác lẽ ra phải được biên tập kỹ hơn rất nhiều trước khi đem in. Sách loại này ở nước ngoài rất nhiều, thậm chí có cả một ngành công nghiệp khổng lồ hậu thuẫn cho nó. Những cuốn này viết lôi cuốn, kích thích, cũng có ẩn dụ về thân phận con người, về các định kiến xã hội hẳn hoi (kiểu như tình yêu người nghèo với người giàu, chuyện cô giáo với học sinh, chuyện mẹ chồng con dâu, chuyện thày tu – con chiên, chuyện xã hội, lịch sử; chuyện dằn vặt tâm lý của con người; chuyện đấu tranh giữa lý trí và tình cảm, giữa dục vọng và đạo đức; chuyện khao khát tự do, giải phóng, vv...) nhưng cái hiệu quả chính vẫn chỉ là kích thích và khơi gợi trí tưởng tượng. Cũng vậy, ở Mỹ, nhà nào có truyền hình cáp thì đều có những kênh dành cho “người lớn”; chuyên chiếu những phim công khai về tình dục, tường tận vào từng cảnh – và có cốt truyện hấp dẫn hẳn hoi; để giúp cho người dân có đời sống tình dục lành mạnh và hạnh phúc – như một việc hết sức bình thường. Những việc này lẽ ra “chẳng có gì mà ầm ỹ”. Vậy mà về đến Việt Nam thì thành ra cách tân, giải phóng phụ nữ, văn học tình dục/tính dục, trào lưu, chủ nghĩa; nhưng các khái niệm bị dùng lệch lạc trầm trọng.

2. Nhầm lẫn văn học chính thống và các thể loại hư cấu khác

Cũng chính vì thiếu một cái nhìn tổng quan về cấu trúc nền văn học – văn hóa ở các nước, cho nên mới có chuyện là những sách thương mại của nước ngoài lại được dịch và quảng bá ở Việt Nam như là “kỳ quan văn học thế giới”. Vụ việc dịch Mật mã Da Vinci của Dan Brown là một ví dụ. Cuốn này, trong hệ thống các nhà sách ở Mỹ (như Border hay Barnes & Nobles), thường được xếp ở mục Science Fiction - tức là sách khoa học viễn tưởng, chứ không phải ở mục Literature – là mục văn chương chính thống. Cũng ở các nước có nền văn học phát triển, thường khi một người bắt đầu bước vào nghề viết, họ sẽ xác định rõ là họ sẽ viết cho genre nào – ví dụ, lãng mạn (romance) hay là khoa học viễn tưởng (science fiction), thần bí ma quỷ (mystery), kinh dị (thrillers), thiếu nhi (children) hay là văn chương chính thống (literature). Xác định là viết cho genre nào thì sẽ có những công cụ và quy tắc riêng để viết; việc phê bình cũng tuân theo cách đó. Lấy ví dụ như cuốn Mật mã Da Vinci – tuy nó là một trong những “hiện tượng” về xuất bản; nhưng theo nghĩa về số đầu sách bán và sự hấp dẫn, nghẹt thở của tình tiết, mạch truyện; chứ không ai đánh giá nó về văn phong văn học hay các ý nghĩa tư tưởng khác.

Và cũng vì sự thiếu hiểu biết tổng quát trên mà công tác dịch sách văn học hiện nay ở Việt Nam thường chạy theo những tác giả có giải thưởng hoặc bán chạy theo các bình bầu vốn thiên về tính thương mại hoặc chính trị nhất thời hơn là giá trị nội sinh của tác phẩm. Lấy ví dụ như gần đây rộ lên việc dịch các cuốn sách của các tác giả trẻ Trung Quốc như Vệ Tuệ, Cửu Đan, Xuân Thụ vân vân... và coi chúng như là tiêu biểu của một làn sóng văn học phản kháng ở Trung Quốc (phỏng vấn các nhà văn, thơ trẻ Việt Nam hầu như luôn luôn đi kèm việc đề cập đến những nhà văn Trung Quốc kia). Nhìn nhận này khá lệch lạc. Cái làm cho các tác phẩm này nổi tiếng đa phần là qua sự quảng bá ở phương Tây, trong một tâm thế định kiến rõ rệt về Trung Quốc (ở Mỹ mới biết, do sự tuyên truyền, đa phần người Mỹ coi những quốc gia cộng sản là những mảnh đất không có nhân quyền và kì quặc, vân vân và vân vân; nếu muốn biết thêm, có thể đọc, ví dụ, về chủ nghĩa McCarthy của Mỹ). Quy kết rằng đây là tiếng nói đại diện của thanh thiếu niên mới ở Trung Quốc là sai. Thực tế là nếu đọc các đánh giá của người đọc Mỹ về sách của Vệ Tuệ (ví dụ như tại Amazon.com, Cục cưng Thượng Hải được khoảng 2 trên 5 sao sau bình bầu của 75 người) sẽ thấy họ coi đây là những cuốn sách hò hét chưa chín; mang đầy ảnh hưởng của Sex and the City của Mỹ. Nếu để dịch các tác phẩm về văn học phản kháng nói riêng và sách cho/về thanh thiếu niên, lẽ ra ở Việt Nam nên bắt đầu, ít nhất, từ những sách kinh điển thuộc vào genre dành cho tuổi mới lớn như The catcher in the rye (Bắt trẻ đồng xanh) của J.D. Salinger, On the road (Trên đường) của Jack Kerouac, A portrait of the artist as a young man (Chân dung một nghệ sỹ trẻ - dịch tạm) của James Joyce; các sách của Jane Austen; To kill a mocking bird (Giết chết con chim nhạitiếng - tạm dịch) của Harper Lee; Heidi của Jonathan Sypri; The lord of the rings (Chúa Nhẫn) của J.R.K. Tolkien, hay thậm chí sách của George Orwell, John Steinbeck, Jules Verne, Charles Dickens, Vladimir Nabokov, vv...

3. Thiếu một khung đánh giá chung về văn học

Như tôi đã nói ở trên, do việc thiếu một cái nhìn tổng quan rõ ràng về văn học nên việc đánh giá, phê bình văn học cũng bị lộn xộn theo, mang nhiều màu sắc cảm tính và phụ thuộc vào tình hình trong nước. Những dư luận trái chiều xung quanh cuốn Bóng đè là một ví dụ điển hình. Cá nhân tôi thấy, trong điều kiện như hiện nay, một phép thử đơn giản nhất để biết một tác phẩm văn học Việt Nam có giá trị hay không là trả lời hai câu hỏi:

1. Chúng ta có dịch tác phẩm đó ra, ví dụ, tiếng Anh chẳng hạn, để giới thiệu với bạn bè thế giới, như là một bức tranh tiêu biểu cho cuộc sống và suy nghĩ của người Việt Nam?


2. Người nước ngoài, khi đọc tác phẩm đó, họ sẽ hiểu thêm rằng đấy, cuộc sống ở Việt Nam là thế, cuộc sống con người nói chung là thế, chứ không phải để họ bảo “Người Việt Nam nghĩ thế này thật à?” Nói cách khác, những vấn đề nó đề cập đến có “thật” cho con người, khiến họ có thể liên hệ được, bất chấp rào cản văn hóa không?

(Cũng giống như ngược lại, khi chọn dịch tác phẩm văn học nước ngoài, nên chọn tác phẩm nào đặc trưng về con người, chứ không phải để “tự sướng” rằng bọn nước đấy sao kỳ quặc thế).

Mà nói như thế, tức là không cần tác phẩm phải ca ngợi, tô hồng gì về cuộc sống. Ví dụ như Nỗi buồn chiến tranh chẳng hạn. Nó không cần phải nói gì về người Việt Nam anh hùng bất khuất, thủy chung nhân hậu. Nó trước hết nói về con người trong chiến tranh – con người nói chung, không biên giới, với những nỗi sợ hãi có thật, tình yêu có thật, bi kịch có thật trong dòng xoáy chiến tranh. Nó có thể tự tin đứng ngang với All quiet on the Western front (Phía Tây im tiếng súng) của Remarque hay For whom the bell toll (Chuông nguyện hồn ai) của Hemingway.

Dùng một chuẩn công bằng, ngang tầm thế giới và có tính phi-thời gian, phi – chính trị như trên, thì có thể dễ dàng biết ngay cái nào hay thật, cái nào hay giả. Nói như John Baville, người giành giải Booker năm nay với tác phẩm The Sea (Đại dương) thì những tác phẩm chỉ ăn bám vào một vài sự nổi cộm chính trị, xã hội nhất thời thường không đứng lâu.

4. Thiếu cập nhật tình hình văn học – văn hóa thế giới

Cũng liên quan đến vấn đề trên, tôi nhận thấy hình như nhiều người làm việc trong lĩnh vực văn học trong nước – như biên tập viên văn học ở các NXB, phóng viên mảng văn học, nhà văn, nhà phê bình – ít theo dõi tình hình văn học thế giới qua những nguồn có uy tín. Trang Talawas.org và vài website văn chương hải ngoại dường như trở thành đầu mối giao lưu thường xuyên của rất nhiều tên tuổi trong làng văn chương - phê bình hiện tại; trong khi một cách khách quan, tôi thấy những địa chỉ trên có quan điểm tiếp cận các vấn đề khá phiến diện; ví dụ như họ cổ suý đăng rất nhiều bài phê phán trong nước trong khi tảng lờ những thành tựu văn học khác.

Đứng riêng về văn học thôi, có vẻ thị trường Việt Nam rất xa lạ với những tờ báo hoặc tạp chí văn học chính thống trên thế giới. Chưa nói đến Châu Âu, chỉ riêng ở Mỹ, ngoài một hệ thống lớn các báo và tạp chí chuyên ngành về văn học – lý luận phê bình do các trường đại học xuất bản thì trên thị trường đại chúng cũng có rất nhiều đầu báo, tạp chí tốt về văn học-xuất bản như The New Yorker, Writer’s Digest, the Writer, Harpers, Atlantic, Pacific Review, Tin House, Iowa Review, Poets and Writers, Paris Review, Glimmer Train, vv... Suy cho cùng, thực ra nhà văn không cần thiết phải theo dõi sát tình hình văn học thế giới; nhưng những người làm về văn hoá, phê bình cũng nên biết đại thể để khỏi sa vào những bàn cãi, vừa loay hoay với những giá trị cũ, vừa lặp, vừa manh mún... và không lối thoát, (mỗi năm, đặt một tờ Writer’s Digest mất khoảng 20 đô-la, tức là chừng 300 ngàn).

5. Văn học hiện thực bị lạm dụng

Hiện tượng người người viết văn hiện thực, nhà nhà viết văn hiện thực này thực ra có nguyên nhân lịch sử của nó. Đấy là tâm lý bung ra sau một thời gian dài phải viết văn mang tính tuyên truyền và “tô hồng”. Nó cũng là hệ quả trực tiếp của sự bức xúc của các nhà văn - vốn là những người bẩm sinh nhạy cảm hơn người thường - đối với những biến đổi xã hội trong vài thập kỷ qua, trong đó cái xấu có mặt ở hầu hết các lĩnh vực, đồng tiền ngày càng lên ngôi và các giá trị thay đổi nhanh chóng. Vấn đề là không ít nhà văn hiểu sai về văn học hiện thực. Vì thế mà các tác phẩm của họ không gì hơn ngoài những bài chửi ngoa ngoắt, trong đó nhân vật được bóp méo theo ý đồ có sẵn, tình tiết được vẽ ra sao cho phô bày cái hủ lậu, suy đồi... của người Việt Nam.

Lí luận về việc thế nào là văn học hiện thực không phải là điều tôi muốn đề cập ở bài viết này. Tôi chỉ xin nhấn mạnh một điều: văn học hiện thực khác với phim tài liệu, bảng thống kê đói nghèo, báo cáo phát triển con người, dữ liệu lịch sử nạn đói năm 45, và càng khác với “một bài chửi ngoa ngoắt nhiều ẩn dụ”. Nếu đọc hồi ký, ghi chép và các sách về viết văn của các nhà văn hiện thực lớn trên thế giới, bạn sẽ thấy họ đều đồng ý rằng mỗi con người cảm nhận cái hay cái đẹp khác nhau trong văn học, nhưng tất cả đều hướng về một thứ: tình yêu với con người và cuộc sống, những đam mê và nỗi sợ hãi, sự suy đồi và đấu tranh, vv... Nhìn vào các tác phẩm lớn trên thế giới như Trăm năm cô đơn của Marquez hay Chùm nho nổi giận của Steinbeck hay Hội chợ phù hoa của Thackerey hay tác phẩm của Dostoevski hay Balzac, không bao giờ chúng chỉ là những câu chuyện hiện thực theo kiểu phơi bày và chửi rủa. Chúng luôn là những câu chuyện chứa đầy cảm thông về những nỗi khổ của con người trước các hệ thống xã hội và tác giả không bao giờ là người đứng ngoài hay đứng trên.

Tôi cũng muốn nói thêm rằng bức xúc về xã hội là điều dễ hiểu; xong ngoài văn học hiện thực còn có các thể loại văn chương khác như văn chương lãng mạn, văn chương triết học, trường phái tự nhiên, vân vân... - đều có khả năng truyền đạt ý người viết. Và nói một cách thẳng thắn thì không phải ai cũng viết được văn hiện thực.

6. Làm lẫn việc của nhau

Ai đó đã nói có lẽ không có ở đâu mà một người ở Việt Nam lại có thể kiêm nhiều “nhà” đến thế”: nhà văn, dịch giả, nhà phê bình, nhà báo, nhà hoạt động xã hội, nhà cải cách giáo dục, nhà sử học, nhà triết học, vân vân... Cũng vì làm ôm đồm việc và lại thiếu tính chuyên nghiệp trong làm việc nên kết quả là công chúng phải chứng kiến những màn tranh luận, thuyết giảng và trình bày ý kiến, cãi vã chẳng đi đến đâu về văn học, về lịch sử, giáo dục, vân vân. Những rầm rĩ xung quanh Bóng đè vừa rồi là một ví dụ.

Các nhà phê bình và nhà văn tốn nhiều giấy mực chứng minh giá trị của Bóng đè qua việc bày ra cái gọi là “tội tổ tông” và “mặc cảm nhược tiểu của dân tộc”. Chưa nói đến các dữ liệu lịch sử, rất nhiều ý kiến được trình bày chỉ là quan điểm cảm tính của những nhà văn-kiêm nhà phê bình-kiêm... Những cái nhãn hiệu “tội tổ tông” “mặc cảm nhược tiểu” đó đã được dùng sai cho những cái khác: sự nghèo nàn, sự thất học, sự thiếu nhận thức. Và việc những người lớn đã khuếch đại những nhận thức cảm tính và tâm lý của (thế hệ) họ thành ra đặc điểm dân tộc để thoả mãn bức xúc của chính mình là không công bằng cho người trẻ.

Còn nhiều vấn đề nhỏ nữa có thể chỉ ra nhưng tôi xin kết thúc bài viết này ở đây. Tôi thực lòng mong mỏi văn học Việt Nam ngày càng có nhiều sản phẩm tốt cho người đọc.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Định nghĩa về cái đẹp

    20/08/2017Hầu hết những người cố gắng định nghĩa cái đẹp đều nhất trí rằng nó dính dáng đến sự đáp ứng của ý thích. Chúng ta gọi một cái gì đó là đẹp khi nó làm chúng ta vui thích hay hài lòng ở một phương diện đặc biệt nào đó. Nhưng cái gì gây nên sự đáp ứng này từ phía chúng ta? Nó có phải là cái gì trong chính bản thân đối tượng ...
  • Vị nhân sinh đúng hay sai?

    04/10/2016Đỗ Kiên CườngXin mọi người đọc thuật kỹ và thật bình tâm, đặt một ấm nước, lúc đọc xong là lúc nước sôi, pha bình trà, uống và ngẫm nghĩ về người Mỹ, về quan điểm đạo đức xem nó ra răng...
  • Đọc lại Mác về báo chí tự do

    03/05/2016Nguyễn Khắc MaiBáo chí nói chung là sự thực hiện tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí. Bản chất của báo chí tự do – đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của tự do. (Các Mác)
  • Gửi Đoàn của tôi

    17/01/2016Thảo Hảo... đến cái bản báo cáo công việc của đoàn viên cả nước không thôi, mà thanh niên bình thường, nếu không quen với từ ngữ hội nghị, cũng không hiểu được...
  • Những hạt sạn trong báo chí

    27/01/2006Phan ViệtMột số những sai trái trong đời sống văn hoá hiện tại của Việt Nam nguyên nhân là do sự cẩu thả, dễ dãi hoặc ấu trĩ về nhận thức của những người tham gia tạo, phát tán và đánh giá các sản phẩm và hoạt động văn hóa, với mong muốn góp phần làm trong sạch hơn bầu không khí văn hóa nước nhà
  • Ðề tài hay không đề tài?

    26/01/2006Vũ LâmThực tế sáng tác hiện nay đặt cho chúng ta một câu hỏi: đề tài cần thiết hơn hay tài năng và trách nhiệm của người nghệ sĩ cần thiết hơn...
  • Cái hậu văn… chương

    23/01/2006Kính xin hương hồn các nhà văn Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tô và Nguyên Hồng xá lỗi..
  • Hãy làm ra sản phẩm văn chương tốt

    20/01/2006Phan ViệtThường các nhà văn có hai cách cơ bản để thể hiện trách nhiệm của mình với thời cuộc. Cách thứ nhất là cách trực tiếp, không chỉ viết mà còn tích cực tham gia các phong trào chính trị, xã hội đến mức có người bị trục xuất khỏi tổ quốc. Cách thứ hai là gián tiếp dùng văn chương của mình để nói về những bất công trong xã hội, về những người bị thiệt thòi, vẽ ra cơ chế đàn áp thể xác và tinh thần con người, thách thức những điều kiện và niềm tin chung...
  • Văn chương 2005 - tín hiệu vui và “giấc mộng bất thành”

    19/01/2006Nguyễn Hòa (nhà phê bình văn học)Văn chương năm 2005 còn nhiều chuyện để bàn và một cá nhân khó lòng bao quát hết. Hướng đi mới có sớm được xác định hay không, chắc chắn đây không phải là công việc của một người hay một nhóm người, đấy là công việc của số đông.
  • Sách bestseller nhờ công nghệ lăng xê

    04/01/2006Năm 2005 là mốc thời gian đánh dấu sự bùng phát của thị trường sách. Lần đầu tiên, sách Việt có tác phẩm phát hành lên đến con số 300.000 bản. Làm nên những con số kỷ lục này là sự cộng hưởng giữa nội dung tác phẩm và một công nghệ lăng xê, đang nhen nhúm trong thị trường sách Việt Nam...
  • Văn chương 2004 - oằn mình giữa "nhập nhòa" cũ - mới

    03/01/2006Nguyễn Hoà"Cái mới" đang là khát vọng với những chấm phá chưa định hình và "cái cũ" hàng ngày vẫn ám ảnh đâu đó trong sự vận hành của từng cây bút - đó là tình trạng mà đã mấy năm rồi, văn học Việt Nam đang cố gắng vượt qua để chuyển mình đổi mới. Văn học năm 2004 cũng vậy, nó "nhập nhòa" giữa sự ra đời của những tác phẩm, những sự kiện khiến người ta vừa có điều gì đó để hy vọng, vừa khiến người ta không khỏi lo âu...
  • Sôi nổi, ồn ào và... thiếu đẹp

    31/12/2005Nguyễn TrầnNhìn lại năm 2005 về lực lượng sáng tác văn học trẻ, người ta chợt giật mình với những câu chuyện từ nó. Có sôi nổi, ồn ào không? Có! Nhưng, cái thiếu ở đây là những ứng xử đẹp giữa các người trẻ với nhau, giữa người không trẻ với người trẻ và vì thế, qua đi một năm 2005, người đọc chỉ còn thấy... nỗi buồn văn chương...
  • Điểm qua văn chương nửa năm con gà

    30/12/2005Nguyễn Hòa..."lượn” qua các cửa hàng sách vẫn thấy bạt ngàn những cuốn mới toanh, xanh đỏ tím vàng, nhưng đọc qua sẽ không khỏi thất vọng vì phần lớn là sách tái bản, sách tuyển tập hoặc toàn tập và vô vàn sách dịch không hiểu có liên quan đến Công ước Berne?
  • Khởi sắc trong sự nhiễu loạn

    30/12/2005Nguyễn HòaNăm 2004 đã qua và nếu so với một quá trình văn chương thì một năm xem chừng chỉ là một khoảnh khắc. Nhưng một năm qua đi cũng lại bao gồm trong nó công việc của hàng nghìn người viết văn, làm thơ mà sản phẩm của họ trên một ý nghĩa nào đó đã góp phần làm nên diện mạo tinh thần của một thời đoạn lịch sử...
  • “Tôi ngờ khả năng tưởng tượng của nhà văn ta”

    27/12/2005Thạch LinhNhà văn Trần Thanh Hà, vừa bảo vệ thành công Luận án thạc sĩ Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam trò chuyện...
  • Giá trị thẩm mỹ và chất lượng nghệ thuật

    20/12/2005Nguyễn Văn PhúcTrên bình diện đánh giá - giá trị, chất lượng nghệ thuật của một tác phẩm được hiểu là giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó. Nhưng bản chất của giá trị nghệ thuật là gì ? Nói khác đi những yếu tố nào quy định giá trị của tác phẩm nghệ thuật, và do đó, như thế nào là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị? v.v... Đó là những câu hỏi không dễ giải đáp.
  • Viết luận để bàn luận

    15/12/2005Nhà báo Hữu ThọCái cốt lõi của các bài "luận" là quan điểm rõ ràng của tờ báo, của tác giả với các vấn đề, sự kiện, hiện tượng đề cập "luận" nào cũng phải đấu tranh bảo vệ quan điểm của mình với nhiều, cách khác nhau...
  • Tản mạn về một số hiện tượng văn hóa Việt Nam đương đại trong quan hệ với quá trình “đứt gãy văn hóa”

    06/12/2005Nguyễn HoàMột hệ thống giá trị văn hóa - văn minh lạ lẫm được du nhập... đã gây nên một cuộc đảo lộn và một quá trình “đứt gãy văn hóa” xuất hiện. Nhưng quá trình du nhập ấy, sự “đứt gãy văn hóa” ấy dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể nhanh chóng thay thế tất thảy mọi hành vi ứng xử, mọi thói quen, nền nếp văn hoá... có tuổi đời đã hàng nghìn năm. Nó phải chấp nhận một tình trạng “lưỡng phân"...
  • Làm gì để có tác phẩm ngang tầm thời đại?

    02/12/2005Lê Quý KỳCâu hỏi này được đặt ra từ nhiều năm nay và gần đây trở thành chủ đề chính của nhiều cuộc gặp gỡ, hội thảo lớn do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Trăn trở thì nhiều, nhưng câu trả lời dường như còn nằm đâu ở phía trước, rất xa. Tại sao?
  • Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu

    30/11/2005Nguyễn Thanh SơnSo sánh Đỗ Hoàng Diệu với Vệ Tuệ không chỉ là một sự khập khiễng - nó là cả một sự lố bịch. Chỉ có những ai chưa đọc Vệ Tuệ hay Đỗ Hoàng Diệu, hoặc chưa đọc cả hai, mới có thể đưa ra những nhận định như vậy. Hai nhà văn nữ này đi trên những con đường hoàn toàn khác nhau, cảm nhận thế giới bằng những giác quan khác nhau, dựa trên những phông văn hoá khác nhau, và sáng tạo ra những tác phẩm có những giá trị hoàn toàn khác nhau...
  • Nhà văn Đỗ Chu: “Cô đơn được càng tốt !”

    24/11/2005Hồng Thanh QuangNhà văn là người có quyền lật đi lật lại vấn đề mà anh ta quan tâm. Và phải biết lật đi lật lại! Chả có gì mâu thuẫn trong việc này. Thì suốt cuộc đời, người ta ai mà chẳng phải trăn trở, nghĩ ngợi. Đâu phải nhất nhất mọi việc, mọi chuyện đều bất biến... Trong quá trình nhận thức của một đời người, quan trọng là xác lập cho được những câu hỏi lớn, chứ không phải là thuộc lòng vài ba câu trả lời lớn. Biết đặt ra những câu hỏi mới khó!
  • Chân - thiện - mỹ: Mãi là đích hướng tới của văn chương

    17/11/2005Đinh Quang TốnTừ xưa đến nay, hướng tới chân - thiện - mỹ luôn là mục đích của văn chương. Bởi văn chương là một sản phẩm do con người tạo ra, mà con người thì khác muôn loài ở bản chất muốn vươn tới những điều tốt đẹp, nên văn chương luôn là một hoạt động vì con người, với khát vọng làm cho cuộc sống của con người ngày một tốt đẹp hơn...
  • Còn nhiều người cầm bút rất có tư cách

    08/11/2005Nhà văn Nguyên NgọcVăn học ta không yên đâu. Nó đang quẫy cựa, hình như ngày càng mạnh mẽ, cả quyết liệt hơn nữa, để nói về cái thế giới mà nó biết là không hề đơn nghĩa, tuyến tính, tất định này, và nói cũng bằng một ngôn ngữ đa nghĩa, đối thoại, dân chủ, ngày càng dân chủ hơn. Và như thế là đáng mừng...
  • Sự dễ dàng đã bóp chết nhà văn

    13/11/2005Nhà văn ThuậnTiểu thuyết Việt Nam ì ạch trên cái mặt bằng không chuyên ấy của văn học Việt Nam. Đến bây giờ vẫn loay hoay tìm cách kể chuyện làm sao để vừa ê a, vừa hấp dẫn; làm sao cho thơm mùi trí thức, mùi đương đại...
  • Sáng tác “Bóng đè”, phê bình “nói mớ”

    06/11/2005Nguyễn HoàTập truyện trình làng mang tên Bóng đè của nhà văn trẻ Đỗ Hoàng Diệu đã làm không ít nhà phê bình tốn giấy mực nhưng những ý kiến trái ngược nhau xem ra còn lâu mới đến hồi kết!
  • Đỗ Hoàng Diệu: “Tôi viết đúng với những gì mình có”

    04/10/2005Thể thao văn hoáNhững người yêu văn học, những người sốt ruột chờ sự đổi mới của văn học Việt Nam thời gian gần đây hay kháo nhau về cái tên Đỗ Hoàng Diệu. "Viết lạ lắm, bạo lắm! Đọc đi!" là cái câu được nhắc đi nhắc lại ở nhiều nơi. Cũng có người đơn giản hơn, chỉ nói: Văn rất sếch-xy... thế là đủ gợi tò mò cho hàng trăm độc giả vốn thừa háo hức với đời sống văn chương không có nhiều cái mới lạ như hiện nay...
  • Tiểu thuyết: Khoảng cách giữa khát vọng và khả năng thực tế

    24/10/2005Nguyễn HòaMở đầu Diễn đàn "tiểu thuyết Việt nam đang ở đâu", chúng tôi xin giới thiệu bài viết sau đây của nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa...
  • Đỗ Hoàng Diệu thích đẹp hơn giỏi

    04/10/2005Trong cái bàng bạc của văn chương VN hiện nay, một vài gương mặt mới đã xuất hiện, không quá mới nhưng sáng tác của họ cũng khiến những người đang ngái ngủ phải giật mình. Đỗ Hoàng Diệu là một trong số đó....
  • "Cô đơn là bản chất của nghệ sỹ"

    30/09/2005Trần Hoàng Thiên KimLuôn bận rộn với các công việc quản lý, lúc nào cũng nhìn thấy ông tất bật cho việc giao ban, họp hành, báo chí... vậy mà khi đến với thơ thấy ông say sưa như thể những vần chữ đang cuốn ông đi. Với gần 30 tác phẩm gồm đủ các thể loại: thơ, truyện thiếu nhi, kịch, kịch bản phim, tuỳ bút, ký, nghiên cứu văn học, nhà thơ Vũ Duy Thông đã khẳng định được tên tuổi của mình trên văn đàn Việt Nam. Ông vẫn tâm niệm "Thơ là cuộc điều trần với chính mình và lời hoà giải với đồng loại"...
  • Viết để làm gì ?

    17/08/2005Sartre, Jean-Paul (Nguyên Ngọc dịch)Mỗi người có lý do riêng của mình: với người này, nghệ thuật là một cuộc chạy trốn; với người kia, một phương cách chinh phục. Nhưng người ta có thể trốn vào một nơi cô tịch, vào đam mê, vào cái chết; người ta có thể chinh phục bằng vũ khí. Tại sao phải đích thị là viết, làm những cuộc trốn chạy của mình bằng cái viết?
  • Tại sao tôi đọc tiểu thuyết

    03/08/2005MoonfishVới tôi văn học và điện ảnh gần gũi nhau lắm, nên tôi mạo muội gửi vào đây bài "Tại sao tôi đọc tiểu thuyết", nếu sửa lại là "Tại sao tôi xem phim" có lẽ cũng được.
  • Văn hóa và văn minh

    27/10/2005Theo nghĩa cơ bản của nó, thuật ngữ “văn hóa” nghĩa là sự cải thiện hay sự hoàn thiện bản chất. Nông nghiệp cải thiện đất đai và thể dục phát triển cơ thể. Vậy văn hóa con người là sự phát triển tất cả các khía cạnh thuộc bản chất con người – đạo đức , trí tuệ và xã hội. ...
  • Quan niệm của Các Mác về sự vận động lịch sử của Cái Đẹp trong một số hình thái kinh tế

    07/07/2005Nguyễn Thu NghĩaMột trong những kết luận quan trọng được C.Mác rút ra từ quá trình nghiên cứu về cái đẹp tất yếu này sinh trong tiến trình phát triển của lịch sử. Quy luật của cái đẹp không "nhất thành biết biến" từ một hình thức lao động, một hình thái xã hội nào. Cái đẹp có quy luật phổ biến từ thực tiễn thẩm mỹ. Ở mỗi hình thái xã hội nào, quy luật ấy có sự vận động và biểu hiện khác nhau....
  • Sức sống của một cuộc tranh luận

    02/07/2005Hồ Sĩ VịnhTrong cuộc tranh luận Nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh trên văn đàn nước ta vào những năm 1935 - 1939, giữa hai phái đã có nhiều kiến giải dẫn đến điểm hội tụ: Đó là tầm nhìn văn hóa rộng, ý thức dân tộc, lòng yêu nước, sự tôn vinh văn chương dân tộc và sự tự ý thức về văn hóa tranh luận. Đó là một trong những nội dung mà chúng tôi tìm thấy trong cuốn: Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh.
  • Nguyễn Thế Hoàng Linh và "cuộc trả lời phỏng vấn cuối cùng (?)"

    01/07/2005Gần đây, dư luận xôn xao về cuốn tiểu thuyết Chuyện của thiên tài (*) của một tác giả mới toe - Nguyễn Thế Hoàng Linh. Cái sự xôn xao ấy bắt nguồn từ chuyện hai nhà văn đương đại có tiếng - Hồ Anh Thái và Lê Minh Khuê, đã vô cùng hứng thú và tự nguyện làm “bà đỡ” cho tác phẩm được “mẹ tròn con vuông”.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác