Sành điệu Internet - “Bầy đàn” & Văn hóa đọc
Văn hóa đọc xem ra là vấn đề có vẻ trầm trọng, kéo theo nhiều băn khoăn, phiền não của những người tâm huyết với sách. Người ta mở biết bao nhiêu Hội thảo, diễn đàn trên báo bay trong... hội trường để bàn về việc làm sao cho sách in, báo in "trụ” được trong cuộc cạnh tranh dữ dội với lnternet. Tràn ngập trong những cuộc hội họp ấy là lời than phiền về tương lai của sách và luận điểm người ta đưa ra nhiều nhất là: Internet sẽ “nuốt chửng" sách in truyền thống, thật đáng lo ngại!
Quả là đáng lo ngại, không phải lo vì sách in sẽ biến mất, mà lo vì người ta mất quá nhiều thời giờ tranh luận những điều không đâu, trong khi có thể dành thời gian ấy cho những việc có ích hơn, chẳng hạn như làm ra những cuốn sách hay hơn, đẹp hơn, tiếp thị tốt hơn...
Dẫn chứng hiển nhiên cho những lo lắng không đâu vừa kể trên chính là ở những nơi đã phát minh la Internet. Ở Mỹ, ở Châu Âu... sách vẫn bán chạy như trước cứ vài năm lại có những kỷ lục tiêu thụ sách ở mức phi thường. Những Harry Potter, The Da Vinci Code… đều không hề ngán ngại Internet mà còn phá tan các kỷ lục về doanh số. Người ta có đủ loại sách: bìa cứng, bìa mềm, ấn bản đặc biệt có minh họa, giấy đẹp, giấy tái chế. Vậy cớ gì ở một nơi mà Internet mới có mặt chưa được 10 năm, người ta lại phải lo lắng về một việc không thể xảy ra? Nói không thể là bởi dù những "cảnh báo" về việc đọc sách liên tục xuất hiện, nhưng số lượng sách báo in ra vẫn ngày càng nhiều lên và cũng có những kỷ lục ở “tầm Việt Nam”, chẳng hạn như Nhậ tký Đặng Thùy Trâm, Kinh vạn hoa...
Việc bàn luận về doanh số bán sách không phải là mục đích của bài viết này, mà nguyên nhân sâu xa của những buôn phiền về văn hóa đọc mới là điều cần nói, và nó liên quan tới chủ đề của loạt bài này: Sành điệu.
Giới trẻ Việt Nam đã đón nhận lnternet một cách nồng nhiệt, dường như là trên mức cần thiết. Với một bộ phận không nhỏ những người trẻ, Intenet không dừng ở cái ngưỡng một cánh cửa mở ra thế kỷ nữa, mà còn là tiêu chuẩn sành điệu. Ngày trước tiêu chuẩn là ở dịch vụ Internet, sau nâng cấp một chút, vẫn dịch vụ nhưng là máy lạnh, phòng riêng, tới nữa là nối ADSL ở nhà và bây giờ đang thịnh mốt mang laptop đến quán cà phê có Wi-fi.
Khi đã trở thành mốt, thành tiêu chí sành điệu, tức là Internet đã mang sẵn một "quyền lực" để kéo người ta vào cái thế giới mênh mông của nó, riết rồi những người trẻ “sành điệu” cũng tự cho rằng cái gì mình cũng biết, cái gì trên Internet cũng có, và để chứng minh phong cách sành điệu Internet của mình, họ cho rằng không cần đọc sách nữa, khỏi mua CD, khỏi ra rạp xem phim, trên Intemel có cả!
Khi đám trẻ tuyên ngôn như vậy, thì những người (tạm gọi là) già không khỏi giật mình và với đúng bản tính của người già - dễ mất bình tĩnh - liền lo cuống cuồng về một thế giới không có sách in, báo in. Nếu quả thực điều đó xảy ra thì thật là một "đại họa" và không chỉ người già, vốn coi việc đọc, ngoài ý nghĩa tri thức, còn là một thứ vui.
Nhưng quả thực người già (cứ cho là như vậy) không chịu (hoặc không thích, không biết, không có thời giờ...) vào Internet để thấy những lo lắng của mình là vô ích. Internet thực ra không nhiều "quyền năng" như người ta tưởng. Và cứ cho rằng trên Internet cái gì cũng có), chẳng lẽ người ta suốt ngày ngồi ôm cái máy tính để đọc cho xong một cuốn tiểu thuyết. Hay là "dở hơi" đến mức in ra một đống A4 và đọc như đang... ôn thi? Chỉ cần một hình ảnh như vậy thôi là đủ sức đập tan cái ám ảnh sành điệu về một thứ "thiên đường" Intemet. Đọc sách không phải chỉ là hành động nhìn vào con chữ!
Với những tuyên bố đầy tính "bầy đàn” sành điệu kiểu “trên Internet có tất cả", người ta có quyền nghi ngờ những người phát ngôn hẳn là những kẻ rất lười đọc. Và hành vi lười đọc ấy được "bảo kê" bằng Internet, ý rằng không đọc sách, báo nhưng có đọc trên Internet. Nhưng họ đọc được gì trên đó? Chắc chắn những mẩu tin biên tập vụng về và cẩu thả từ báo in không thể "đè chết” được những tờ báo "chính chủ", những tiểu thuyết dài dằng dặc dưới dạng file MS-Word, PDF hay gì gì nữa không thể nào sánh được và những cuốn sách nằm gọn trong lòng bàn tay có thể đọc ở mọi nơi, mọi lúc (nhất là những khi đi máy bay, tàu hỏa, ôtô đường dài). Bở qua những lý do lãng mạn mơ màng kiểu thơm mùi giấy, đậm đà màu mực, có thể thấy sách in luôn có những là thế đủ để không cần phải lo lắng trong cuộc cạnh tranh với Internet. Sách điện tử - ebook - cũng chỉ là một trong những nhân tố tham gia cuộc cạnh tranh sòng phẳng của văn hóa đọc. Cũng như DVD và phim nhựa, dàn âm thanh hifi và máy ipod, truyền hình và phát thanh, báo điện tử và báo in thôi. Mỗi thứ có thế mạnh và thế yếu của mình. Mạnh - yếu tùy góc nhìn của mỗi người, thêm một ít thời cuộc và chủ yếu nằm trên cái nền dân trí.
Nhưng với giới "sành điệu" thì mạnh - yếu không quan trọng. Họ luôn có nhu cầu chạy theo những gì được cho là mới nhất và không gì chứng tỏ khả năng nhạy bén với cái mới hơn la cách chối bỏ, chê bai cái cũ. Mối lo về văn hóa đọc sẽ nằm ở chỗ càng ngày người ta càng lười đọc, lười trên mọi phương diện chứ không phải chỉ lười đọc sách in. Một xã hội hiện đại tạo ra nhiều lựa chọn và người ta được tự do thể hiện sự chọn lựa của mình, như thể những người thích nghe đĩa nhựa giữa thời CD, blue-ray, HD, ipod... nhưng một xã hội "sành điệu" lại luôn tự làm nghèo không gian xung quanh mình đi. Những “bầy đàn" sành điệu chỉ biết đến một hiện tại đua đòi mà không nghĩ được gì xa hơn (cả về quá khứ lẫn tương lai) chẳng lẽ lại đáng để những người nghiêm tức phải đau đầu khi đụng đến một góc sống là văn hóa đọc? Chuyện rất là không đáng!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn