Triết học văn hóa - Một tiềm năng nghiên cứu văn hóa con người
Vào những năm 80 (thế kỷ XX) những vấn đề triết học văn hóa được các nhà khoa học Xô Viết ứng dụng và phát biểu theo quan điểm macxít. Người ta thường thảo luận, lật trở hai vấn đề cơ bản: Cái gì kiến tạo nên văn hóa với tư cách là một chỉnh thể, cấu trúc của nó là gì? Mục đích, sứ mệnh, ý nghĩa của văn hóa, của từng hình thái và hiện tượng văn hóa nằm ở đâu?
1. Bản chất của văn hóa là hòa giải
Hòa giải là triết lý của phát triển được hiện diện qua nhiều thời đại, ở nhiều nền văn hóa. Trong thời đại chúng ta, khi mà thế giới chịu sự tác động của tính toàn cầu tạo nên một bức tranh nhiều mảng màu đối nghịch: Một cực là các công ty độc quyền xuyên quốc gia và nhóm nhỏ nước giàu áp đặt, cưỡng đoạt các nước nghèo trong nhiều thập kỷ qua không đem lại thịnh vượng như đã hứa; còn cực kia là một nửa dân số sống trong nghèo khổ. Một tỷ người thất nghiệp hay thiếu việc làm tại hầu hết các nước. Từ đó những ý niệm và phát triển trái ngược nhau: sự tập trung kinh tế, thương mại, mậu dịch, bảo vệ môi trường, chống khủng bố... nhưng lại phân ly về chính trị, văn hóa, tôn giáo. Có ba nhân tố để bênh vực cho sự hiện diện và sự can thiệp của tác nhân hòa giải đối với phát triển: Khoảng cách về các giá trị cơ bản giữa văn hóa phương Đông văn hóa phương Tây; sự khác biệt về văn hóa, về tôn giáo sinh ra sự khác biệt về chính sách thương mại, kinh doanh, bảo vệ môi trường; sự tiến bộ của xã hội không thể chỉ đo bằng trình độ công nghệ, mức sống mà còn bằng những chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, sự ổn định chính trị, sự tự do tôn giáo.
Lịch sử Việt
Sửa hòa hiếu cho hai nước,
Tắt muôn đời chiến tranh...
Chỉ cần vẹn đất, cốt sao an ninh
(Phú Núi Chí Linh)
Âm hưởng đó ta đọc được trong Bình Ngô đại cáo: Rút cục, lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn, Lấy chí nhân mà thay cường bạohoặc: Ta mưu đánh vào lòng, không chiến mà cũng thắng(1).
Truyền thống đó còn tìm thấy ở thời đại Quang Trung, nơi hội tụ nhiều hiện tượng văn hóa rực rỡ. Chính sách hòa hiếukhông chỉ là sách lược, mà còn là bản chất của chế độ chính trị. Chiếu dụ các quan văn và cựu triều, Chiếu cầu hiềnlà những thông điệp ngoại giao, mềm dẻo, thu phục lòng người. Chính sách hòa hiếu cùng với đường lối dân vi bản,tư tưởng nhân nghĩalà hợp với ý trời, thuận lòng người làm cho nhân dân đời đời thái bình, là phương lược nhìn xa trông rộng, để ở bên cạnh nước lớn mà vẫn yên ổn.
Trong thời đại Hồ Chí Minh, nhân dân ta, mà trước tiên là các nhà hoạch định chiến lược vĩ mô, đã có ý thức tiếp thu có sáng tạo truyền thống hòa giải của cha ông. Nhiều nhà tư tưởng phương Tây cho rằng, Việt
2. Cấu trúc động của nền văn hóa tiên tiến
Nói đến bản chất của nền văn hóa, các nhà văn hóa sử thường tìm đến đặc trưng, đặc biệt là những đặc trưng bền vững. Còn cấu trúc, thì phải đi tìm những nhân tố mở, động, uyển chuyển.Chúng khác nào những lớp phù sa bồi đắp dòng chảy văn hóa dân tộc, từ đời này sang đời khác tạo nên bản sắc, bản lĩnh, cốt cách của nền văn hóa đó. Phải mất nhiều năm, qua kiểm nghiệm thực tiễn trong nước và trên thế giới, chúng ta mới chọn được mô hình động của nền văn hóa tiên tiến, mà cấu trúc có thể gồm bốn đặc trưng sau:
2.1. Nền tảng tư tưởng triết học phù hợp với xu thế thời đại.Nền văn hóa Việt Nam từ sau Đề cương văn hóa 1943được xây dựng trên cơ sở triết học - mỹ học Mác - Lênin với ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng;về sau là ba nội dung: dân tộc, hiện đại, nhân vănđã tạo nên một cấu trúc độnghướng về phía trước. Có người nói: chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc về nền văn hóa đương đại. ở đây có sự gặp gỡ kỳ diệu giữa chủ nghĩa xã hội và độc lập dân tộc mà biểu tượng số một là Hồ Chí Minh.
2.2. Nền văn hóa bao chứa những giá trị bền vững của truyền thống dân tộc được phát huy theo hướng Chân, Thiện, Mỹ.Một trong nhiều giá trị cốt lõi của truyền thống văn hóa Việt
2.3. Nền văn hóa có số đông dân đạt trình độ học vấn khá; trình độ dân trí cao; kỹ năng công nghệ đủ sức phát triển kinh tế - xã hội.ở hai bình diện sau, hiện nay có nhiều hiện tượng đáng lo ngại: Tâm lý vọng ngoại vô cớ của một bộ phận thanh thiếu niên; kiến thức về luật pháp nói chung và về luật lệ giao thông nói riêng còn kém; văn hóa ứng xử nơi công cộng, thị hiếu nghệ thuật lành mạnh, các giá trị truyền thống.v.v... chưa được nhiều người dân coi trọng. Nhiều con em các dân tộc thiểu số không biết tiếng dân tộc mình, thờ ơ hát múa làn điệu dân tộc, ngại ngùng mặc y phục dân tộc trong dịp lễ hội. Thực trạng này đang đòi hỏi hàng loạt biện pháp nâng cao việc đào tạo nguồn nhân lực.
2.4. Nền văn hóa được hiện đại hóa.Có thể có ba nội dung.
- Mục tiêu của văn hóa là xây dựng con người Việt
- Coi trọng đúng mức những giá trị tinh thần, giá trị văn hiến dân tộc. Hiện đại hóa văn hóa chỉ có thể đi vào cuộc sống suôn sẻ, khi triệu triệu con người lao động biết tìm hiểu, khám phá, đi sâu vào biển kiến thức của nhân loại. Nhiều dự báo cho biết, ở thế kỷ XXI, trí thông minh, sức tưởng tượng và trực giác của con người vẫn tiếp tục quan trọng hơn máy móc.
- Trong văn hóa, để hiện đại hóa được thực hiện cần đổi mới công nghệ in, công nghiệp giấy, thiết bị điện ảnh, thông tin đại chúng, xây dựng các thiết chế tầm quốc gia, quốc tế. Hàng đầu của quá trình hiện đại hóa còn là môi sinh văn hóa.Nhiều năm gần đây người ta nói nhiều đến xung đột giữa các nền văn hóa. Có hai dạng xung đột dưới góc nhìn văn hóa: Sự tràn ngập hận thù giữa các sắc tộc, sự mất ổn định ở một số khu vực, sự lên ngôi của một vài tôn giáo lớn làm biến dạng nền văn hóa. Xung đột thứ hai diễn ra giữa con người và thiên nhiên do quá trình đô thị hóa. Ngoài ra, chính sách văn hóavà sự quản lý văn hóacũng cần được coi trọng. Bởi vì trung tâm của chính sách văn hóa và quản lý văn hóa là con người,là đội ngũ trí thức;bởi vì văn hóa nói cho cùng là quang phổ hoạt động của con người, mà người đại diện cho văn hóa dân tộc là giới trí thức.
3. Triết học văn hóa trong mối quan hệ giữa văn học và lịch sử
Lịch sử văn học là phân hệcủa lịch sử văn hóa. Văn học của một chế độ nhất định được quy định về mặt lịch sử các hiện tượng văn học, các tác phẩm, các giai đoạn và mọi giá trị văn học diễn ra trong thời kỳ đó. Trên thế giới chưa ai lấy một niên biểu văn học làm cột mốc để phân kỳ lịch sử văn hóa. Văn hóa trong trường kỳ lịch sử là dòng thác sáng tạo và thích nghi chảy suốt, có bên lở, bên bồi.
Người ta nói văn học triết luận hơn lịch sử được thể hiện ở những tuyên ngôn của tác giả, ở phát ngôn tổng kết của nhân vật, ở hình tượng cảm nghĩtrong thơ trữ tình... Nhà viết sử ghi lại trung thực những hiện tượng xảy ra trong quá khứ dưới dạng từng phần, có lúc, có nơi đầy ắp sự kiện, nhân vật, số liệu, không có gì toàn vẹn và gắn bó với nhau cả; phải tinh lắm mới thấy được mối liên hệ giữa chúng. Còn nhà văn viện dẫn lịch sử qua sự chọn lọc, khái quát hóa, sắp xếp những cái vốn rời rạc, thúc đẩy mối quan hệ xuất hiện giữa các nhân vật với mục tiêu sau cùng là tìm được triết học văn hóa của các hiện tượng xã hội - lịch sử. Trong Truyện Kiều,sư Tam Hợp thuyết minh số phận của nàng Kiều thực chất là triết luận của Nguyễn Du về đạo trời và lòng người:
Sư rằng, phúc họa đạo trời
Cội nguồn cũng ở lòng người mà ra.
Có trời mà cũng tại ta
Tu là cõi phúc, tình là dây oan
Những triết luận trong Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúcđều bắt nguồn từ nhu cầu xã hội. Lịch sử văn hóa giữ nước và dựng nước của dân tộc ta cho hay rằng, nếu như từ thế kỷ XVIII trở về trước, vấn đề tồn tại hay không tồn tạiđặt ra gay gắt, thì từ đó và về sau vấn đề tồn tại như thế nàomới được đặt ra trong nhiều tác phẩm lớn. Trong Chinh phụ ngâmchủ nghĩa nhân văn mới của nhà văn được thể hiện ở nhu cầu tự do cá nhân, khát khao hạnh phúc, sánh nhau cùng dan díu chữ duyên.Tiếng nói phản kháng chiến tranh phi nghĩa đối lập với lý tưởng công danh của người chinh phu (Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong).Quan niệm quả - phúc của Phật giáo cũng được lý giải thiết thực hơn: Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau.v.v...
Nói văn học dựa vào lịch sử, nhưng văn học trường tồn bất chấp sự thay đổi chế độ chính trị là nhờ hình tượng tính cáchvà những vấn đề triết học văn hóa hiện diện trong tác phẩm. Nói văn học triết luận hơn lịch sử không có nghĩa là đề cao cái này, hạ thấp cái kia, mà trái lại, muốn nêu được đặc trưng nổi trội của mỗi loại hình khoa học xã hội và nhân văn đã đóng góp vào kho tàng văn hóa dân tộc, làm nổi bật bản sắc văn hóa dân tộc, tính cách con người Việt Nam./.
_______________
1. Nguyễn Trãi, Thơ và đời,Nxb Văn học, Hà Nội, 1997, tr.242, 248, 249.
2. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.46.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường