Truyền thống và chủ nghĩa đa nguyên trong sự lý giải của Phâyơraben từ góc độ văn hóa
Một trong những khó khăn gặp phải khi nghiên cứu triết học phương Tây nói chung hay "Triết học khoa học" nói riêng là yêu cầu xác định cho rõ những cơ sở thế giới quan của các học thuyết đang được xem xét. Khó khăn đó lại càng tăng lên khi hạt nhân của thế giới quan lại thường ẩn giấu, chứ không thể hiện rõ ràng trong lý luận và phương pháp luận của chúng. Việc nghiên cứu, xem xét, phân tích triết học của P.K.Phâyơraben (P.K.Feyerabend) - nhà triết học và phương pháp luận khoa học nổi tiếng của Mỹ là một trong những trường hợp như vậy.
Quả thật, các quan điểm của P.K.Phâyơraben không thể nào được hiểu rõ và lý giải đầy đủ nếu đặt chúng ở bên ngoài những định hướng thế giới quan của ông. Bởi thế, trong bài viết này, chúng tôi chú trọng đến vấn đề truyền thống và chủ nghĩa đa nguyên - một nội dung trong triết học xã hội của P.Kphâyơraben được lý giải từ góc độ văn hoá học và coi như cơ sở thế giới quan của ông.
Quan điểm đa nguyên luận, dù là đa nguyên trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng hay lý luận nhận thức, luôn là cơ sở của phần lớn các học thuyết triết học và xã hội học phương Tây. Trong quan điểm của P.K.Phâyơraben, chủ nghĩa đa nguyên mang một hình thức độc đáo. Chịu ảnh hưởng từ lý luận phân tầng xã hội của các nhà xã hội học phương Tây, ông muốn thay thế lý luận phân chia xã hội thành các giai cấp bằng cái được gọi là "những nhóm nhỏ" được tách ra trên cơ sở những khác biệt về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp và dân tộc. Theo Phâyơraben, trong khuôn khổ của các nhóm nhỏ này, một nền văn hoá độc đáo đã hình thành mà cơ sở của nó tạo nên những truyền thống thể hiện những phương thức hoạt động chủ yếu và các kiểu cộng đồng tâm lý xã hội vốn có ở nhóm này hay nhóm khác. Những quyền lợivà nhu cầu của các nhóm đã hình thành nên hệ tư tưởng đa dạng với chức năng chủ yếu là đảm bảo tính ổn định của các truyền thống và văn hoá.
P.K.Phâyơraben đã trừu tượng hoá khái niệm sự đa dạng và đối lập sự khác biệt với đồng nhất, thống nhất. Bằng cách tương tự như vậy, nghĩa là nhấn mạnh một cách phiến diện đến sự khác biệt, ông đã lý giải rằng, sự tồn tại đồng thời của nhiều học thuyết triết học, một mặt, thể hiện đúng đắn thực chất của quá trình lịch sử triết học, mặt khác, thể hiện sự dân chủ xã hội, sự khác biệt trong các quan điểm, sự tự do của tinh thần. Tự coi những kết luận cơ bản của mình được rút ra từ lịch sử văn hoá, Phâyơraben tuyên bố sự tồn tại của các quan điểm, lý luận, tín ngưỡng và các truyền thống trong mối quan hệ loại trừ lẫn nhau. Thực ra, kết luận này không phải được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lịch sử hiện thực của văn hoá, mà chính là được rút ra từ quan điểm lý luận nhận thức - cái gọi là chủ nghĩa vô chính phủ trong nhận thức luận của ông.
Đối với Phâyơraben, lý luận được hiểu không phải như là sự phản ánh hiện thực khách quan, mà là một phương thức biểu hiện khả năng sáng tạo của chủ thể nhận thức. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà ông đã phủ nhận khái niệm chân lý và cho rằng, "Nhận thức không phải là một quá trình để nhích dần đến một lý tưởng nào đó Nhận thức rơi vào một đại dương các lựa chọn khác nhau đang tăng lên không ngừng, mà mỗi một trong chúng đều muốn cưỡng chế các lựa chọn còn lại phải làm sáng tỏ quan điểm của mình và nhờ có sự cạnh tranh ấy, tất cả các sự lựa chọn đều mang cống hiến của mình vào sự phát triển sức mạnh của tư duy chúng ta". Rõ ràng, với sự lý giải như vậy của Phâyơraben, nhận thức khoa học đã mất đi nội dung khách quan của nó và trở nên "hợp lý" giống như thần thoại, ma thuật hay tôn giáo. Đồng thời, theo đó, ranh giới giữa khoa học và hệ tư tưởng cũng thực sự bị biến mất.
Không chỉ có vậy, ông còn giải thích khoa học một cách chủ quan, xem xét nó như một hiện tượng văn hoá - xã hội. Điều này được thể hiện ở chỗ, khi phân tích các truyền thống khác nhau ở bên trong tri thức khoa học, Phâyơraben đã đưa những nhân tố xã hội lên vị trí hàng đầu trong nội dung của khoa học. Còn những sự tìm kiếm vốn có của nhận thức khoa học lại được ông đánh giá và đặt ở thứ hạng thấp hơn. Coi bất kỳ nhân tố nào tương đối độc lập, hoàn chỉnh và được gìn giữ qua nhiều thế hệ là "hệ thống", Phâyơraben muốn đem lạicho khái niệm này một ý nghĩa khác biệt so với cách hiểu thông thường của mọi người. Theo sự lý giải của ông, truyền thống là một hệ thống xã hội phức hợp đem lại cơ sở cho hoạt động và tư duy của những người muốn bảo vệ hoặc ủng hộ nó nhờ một tổng thể những sự ưa thích. Một hình thức tổ chức xã hội nhất định, một phương thức hoạt động vốn có ở truyền thống này cũng như thế giới quan thể hiện những quyền lợicủa "những người ủng hộ" (followers) và "những người tham gia" (participants) truyền thống. Theo lập luận của Phâyơraben, sự cạnh tranh của những truyền thống được nhận thức như thế đã tạo nên nội dung chủ yếu của quá trình lịch sử tương tự như sự phát triển của tri thức khoa học bằng cuộc đấu tranh của những sự lựa chọn.
Luận đề chủ chất trong lý luận về truyền thống của Phâyơraben là việc đòi hỏi chuẩn mực của chủ nghĩa đa nguyên chính trị - xã hội và trí tuệ. ông đã khẳng định rằng: "Tất cả các truyền thống đều bình đẳng và được phép như nhau để tiến tới trung tâm quyền lực". Điều đó có nghĩa là, mỗi người cần phải được đảm bảo quyền gắn bó cuộc sống của mình với bất kỳ một trong những truyền thống đang tồn tại hay có khả năng tồn tại. Đối với ông, sự bình đẳng của các truyền thống đồng nghĩa với "xã hội tự do". Dĩ nhiên, Phâyơraben cũng ý thức được là một xã hội như vậy sẽ chẳng bao giờ có thể tồn tại song ông lại tư mâu thuẫn khi cho rằng nước Mỹ đang nhích dần đến xã hội tự do ấy.
Nghiên cứu quan điểm của Phâyơraben, chúng ta thấy toàn bộ những hình thức khai thác hiện thực, như thực tiễn, thực tiễn - tinh thần, tinh thần cũng như các khuôn mẫu tâm lý - xã hội và cả các học thuyết tư tưởng, triết học... đều được ông coi là truyền thống. Trong việc phân loại truyền thống, Phâyơraben đã chia nó thành những truyền thống thực tiễn và lý luận (thợ thủ công và triết học), những truyền thống chuẩn mực và cách mạng (cơ học lượng tử và thuyết tương đối), những truyền thống mở và đóng (chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa phát xít), những truyền thống lịch sử và trừu tượng (thần thoại và khoa học).
Khi tổng kết sự phân loại truyền thống của mình, Phâyơraben đã đưa ra một số kết luận thể hiện ý nghĩa chủ yếu của chủ nghĩa đa nguyên trong văn hoá học. Thứ nhất,ông cho rằng, "Truyền thống chẳng là tất mà cũng chẳng là xấu, đơn giản là nó tồn tại". Với luận điểm đó, Phâyơraben đã loại trừ khả năng đưa ra một tiêu chuẩn khách quan để phán xử chủ nghĩa phát xít và đặt thế giới quan nhân đạo đối lập với nó. Mặc dù không ủng hộ chủ nghĩa phát xít và hơn thế, còn tố cáo nó như một thực tiễn chính trị đàn áp sự đa dạng của các truyền thống, song sự phủ nhận của ông đối với chủ nghĩa phát xít, như chính Phâyơraben khẳng định, chỉ xuất phát từ luận điểm chủ quan mà không làm cho nó mất quyền tồn tại như một trong các truyền thống. Những lập luận này của ông được xây dựng trên cơ sở của chủ nghĩa tương đối với tham vọng làm cho mọi truyền thống đều tồn tại ngang nhau.
Thứ hai,Phâyơraben đã cụ thể hoá kết luận thứ nhất và cho rằng, "Truyền thống tìm thấy những phẩm chất hợp ý muốn hay không hợp ý muốn chỉ trong sự so sánh nó với truyền thống khác". Như vậy, phải chăng là khi những truyền thống khác nhau và các định hướng giá trị tương ứng với chúng cùng tồn tại, việc đánh giá mỗi truyền thống luôn được thực hiện và tìm thấy qua những truyền thống khác có ở khắp mọinơi? Nghĩa là, theo quan điểm của ông, các truyền thống có liên quan đến nhau, tác động lẫn nhau và trong một mức độ rõ rệt, chúng bị mất đi vị trí độc lập của mình.
Thứ ba,từ nhận định trên, Phâyơraben đã rút ra kết luận cho rằng, chủ nghĩa tương đối là triết học lý trí duy nhất, vì "nó mang lại ý nghĩa cho chủ nghĩa đa nguyên của các truyền thống và các giá trị" và thể hiện một tư duy văn minh, bao dung với các hình thức sống khác nhau. Đó quả là một thứ chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng, nhằm tuyệt đối hoá sự dung hoà giữa tất cả các hiện tượng xã hội khác nhau.
Thứ tư,Phâyơraben tiếp tục phát triển chủ nghĩa tương đối của ông khi coi "Mỗi một truyền thống
Thứsáu, Phâyơraben cho rằng, "tồn tại ít nhất hai phương thức khác nhau trong việc thông qua quyết định tập thể mà tôi gọi chúng là sự trao đổi các quan điểm công khai và được định hướng (guided)". Trước tiên, đó chính là phương tiện để "bắt chặt" vào truyền thống những chủ thể còn chưa bị nó cuốn hút. Trong phương thức này, cần đặc biệt lưu ý tới việc giáo dục chuyên nghiệp được ông coi như sự hình thành nhân cách kiểu "đơn chiều”, còn Mắccudơ thì gọi đó là việc sản xuất ra "cái đinh vít" trong guồng máy của xã hội phương Tây. Khác hẳn với người lớn, trẻ nhỏ hướng đến việc học một cách đa dạng hơn, khả năng tiếp nhận và có xúc cảm nhiều hơn, đồng thời, muốn thoát khỏi khuôn khổ xã hội nhiều hơn. Nhưng, cuộc sống trong xã hội hiện đại mà Phâyơraben đã nhiều lần phê phán là "nhất nguyên" và "duy lý" lại đòi hỏi sự thu hẹp các triển vọng. Ông viết: "Để trở thành người lớn, con người cần phải vứt bỏ những đồ chơi thời thơ ấu và thích nghi với hiện thực. Những giấc mơ của tuổi thơ, những khát khao của tuổi trẻ, vô số cách nhìn nhận thế giới ngộ nghĩnh, những cái đã làm cho thế giới trở nên thú vị và bí ẩn - toàn bộ những cái ấy cần phải được vứt bỏ, bởi lẽ mục đích của chúng ta là nhận thức và khai thác thiên nhiên". Mặc dù đã nhìn thấy những khuyết tật vốn có trong quá trình giáo dục và đào tạo của xã hội phương Tây, nhưng Phâyơraben lại đưa ra một kết luận đầy nghịch lý: những khiếm khuyết của nền giáo dục hiện đại dường như bắt nguồn từ sự định hướng của nó vào tư duy khoa học và thực tiễn mà không phải từ phức hợp đa dạng các nhân tố xã hội. Theo ông, khoa học và thực tiễn như là những truyền thống đặc thù và do tính hạn chế của mình, chúng cần được bổ sung bằng các hình thái khác của đời sống tinh thần, như tôn giáo, chiêm tinh học hoặc cả những tế lễ cầu mưa. Chính vì thế, Phâyơraben đã tuyên bố rằng, chỉ có hấp thu vào trong mình toàn bộ nội dung đa dạng của văn hóa, con người mới được chuyển hoá thành cá nhân sáng tạo.
Dù có sự hấp dẫn bên ngoài, nhưng cách đặt vấn đề về di sản văn hóa một cách trừu tượng như vậy của ông vẫn không có tính thuyết phục. Như chúng ta đã biết, văn hoá được nảy sinh trong hàng bao thế kỷ tồn tại của các xã hội đối kháng chứa đựng không ít cái cần được giải thoát. Nhưng,
Tuy nhiên, trong kết luận tiếp theo, ông đã tự mâu thuẫn với mình khi cho rằng, nhân đạo hoá các quan hệ xã hội - "xã hội tự do" không phải là sự biểu hiện những lý tưởng của chủ nghĩa nhân đạo, cũng như của bất kỳ một truyền thống tinh thần nào khác. Liên kết trong nó những truyền thống khác nhau, thậm chí không tương hợp với nhau, "xã hội tự do" đã sinh ra sự đa dạng của các hệ tư tưởng thể hiện những nét đặc thù của các truyền thống. Vì thế, Phâyơraben kết luận: "Xã hội tự do không bị ép buộc từ bên ngoài, nhưng nó chỉ nảy sinh khi mà mọi người giải quyết những vấn đề riêng ở trong tinh thần hợp tác và hình thành nên những kết cấu bảo vệ”. Ông cho rằng, "kết cấu bảo vệ" là cơ sở của "xã hội tự do" và nó đảm bảo cho tính bất khả xâm phạm của mỗitruyền thống. Hơn nữa, khi mà tự do đã trở thành một hiện tượng phổ biến trên phạm vi toàn xã hội, lúc đó, mọi người sẽ sống theo cách khác. Nhưng, những điều đã nói trong kết luận này chỉ được tiến hành nhằm mục đích thiết lập "kết cấu bảo vệ", khi mà các kết cấu đó, trong thời kỳ cách mạng của tiến trình phát triển xã hội, đang bị tấn công từ bên dưới. Còn trong những thời gian khác, đó chỉ là những khả năng thảo luận tự do các vấn đề riêng trong khuôn khổ của một nhóm xã hội, một truyền thống.
Trong các công trình được viết vào cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX, Phâyơraben đã sử dụng khái niệm truyền thống như một phương tiện nhằm phân tích các quan hệ xã hội và hơn nữa, nó còn thể hiện sự định hướng lại thế giới quan của ông. Việc tìm kiếm một tế bào xã hội ổn định nào đó mà có thể bắt đầu phân tích từ nó đã dẫn Phâyơraben tới khái niệm truyền thống. Thuyết đa nguyên trong truyền thống đã đem lạikhả năng có thể giải thích và biện minh về mặt xã hội cho thuyết đa nguyên trong lý luận, đồng thời, làm cho chủ nghĩa vô chính phủ trong nhận thức luận của ông dễ được chấp nhận hơn. Phâyơraben đã hiểu truyền thống như một phương thức hoạt động đặc thù của các chuẩn mực và định hướng, như một cơ chế kế thừa của xã hội (tiếp nhận và chuyển hoá kinh nghiệm xã hội), coi nó như một mối quan hệ xã hội sơ giản, một hệ thống hoạt động xã hội tối thiểu và đưa ra ý định độc đáo nhằm xem xét các hiện tượng xã hội từ góc độ "tính truyền thống" của chúng. ông nắm lấy cái sự kiện là quản lý bằng truyền thống đem lại dân chủ hơn so với quản lý bằng luật pháp. Chính thiết chế truyền thống đã lôi kéo Phâyơraben vào khuynh hướng chống lại quyền uy, đòi hỏi sự tự nguyện, sự tự do và lựa chọn trong hoạt động của con người. Ông mong muốn sử dụng những nhân tố trên để biện minh cho các quan điểm xã hội của mình. Nhưng, chính sự lý giải đa nguyên về truyền thống đã cản trở việc thấu hiểu tính đa dạng thực sự của nó.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường