Văn hoá tâm linh người Việt dưới con mắt người nước ngoài

08:32 CH @ Thứ Bảy - 13 Tháng Năm, 2006

“Đó có thể là những cuộc hành trình thực của một người nông dân chở hàng đến chợ, một du khách nước ngoài từ Pháp, Australla đến Sapa, Việt Nam tìm thăm những bản người Dao, người H Mông. Đó cũng có thể là hành trình của thời gian từ năm bắt đầu bằng cái Tết đến hết một năm. Và hành trình đó cũng là cuộc hành trình mang tính ẩn dụ cho một đời con người với những thời khắc đáng nhớ: Sự sinh thành, đám cưới, lúc về già…”

Một trưng bày đặc biệt mang tên “Những cuộc hành trình của oon người, tinh thần và linh hồn Việt Nam"cùng nhiều hoạt động giới thiệu về văn hóa truyền thống Việt Nam do Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ và Bảo tàng dãn tộc học Việt Nam phối hợp thực hiện tại NewYork trong khoảng hơn một năm qua đã thu hút sự chú ý của nhiều người Mỹ, đặc biệt là giới HS, SV. Vượt qua phạm vi một cuộc trưng bày, văn hóa tâm linh của người Việt, tâm hồn người Việt, với những phong tục tập quán của nhiều dân tộc, nhiều vùng đất Việt Nam đã được bạn bè ở Mỹ và nước ngoài biết đến.

Văn hoá tâm linh Việt Nam và câu chuyện của những người thực hiện.

Theo ông Nguyễn Văn Huy - Giám đốc Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, ranh giới giữa cái gọi là mê tín dị đoan và văn hóa tâm linh mỏng manh. Bởi vậy phải có sự hiểu biết và văn hóa truyền thống thì phải gìn giữ và phải để đại chúng cùng biết đến giá trị của nó. Có lẽ vớiquan điểm đó mà ông Huy là người luôn coi trọng những gì thuộc về văn hóa tâm linh, văn hóa mang tinh thần, tâm hồn người Việt.

Ý tưởng mở một cuộc trưng bày về văn hóa truyền thống người Việt là của Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ. Những người chắp cho ý tưởng đôi cánh và hỗ trợ về "chất” để biến ý tưởng thành hiện thực là Bảo tàng dân tộc học Việt Nam. Ông Huy đã đưa vào cuộc trưng bày những lễ hội dân gian, mâm cỗ Tết dâng lên gia tiên của một gia đình người Việt, và những nén nhang để "chuyển lời" của những người thân vớingười thân khi đã âm dương cách biệt, gánh hàng mã vì những đồ vật, tiền vàng bằng giấy, những thứ thể hiện tấm lòng hướng tớinhững người đã khuất của người còn trên dương gian, chiếc xe thồ chở đầy đồ gốm...

TS. Laurel Kendall, cán bộ ngành Nhân chủng học, bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ phát biểu: Lần đầu tiên chúng tôi, phía Hoa Kỳ và Bảo tàng dân tộc bọc Việt Nam ngồi với nhau để bàn về những cuộc hành trình này là mùa hè năm 2000. Chúng tôi mong muốn giới thiệu được một cuộc trưng bày tất cả những gì đặc trưng nhất, độc đáo nhất của Việt Nam, từ núi non, sông biển đến con người, từ cuộc sống thường ngày đến những gì sâu thẳm trong tâm hồn người Việt biểu hiện qua các phong tục tập quán, thói quen ứng xử. Chúng tôi muốn qua cuộc trưng bày này, người Mỹ sẽ phản hồi của nhiều người nước ngoài về văn hoá truyền thống biết đến Việt Nam với sức sống Việt Nam đương đại và sức sống của văn hóa truyền thống.

“Những cuộc hành trình” của Việt NamNew York

Theo bà Laurel Kendall, trong gần một năm mang “Hành trình văn hóa Việt" đến New York, đã có 350.000 khách thăm quan đến xem, trong đó có nhiều đoàn khách đi với số lượng lớn. Người Mỹ đã có cơ hội để gặp gỡ với văn hoá Việt Nam qua một chương trình phong phú, bao gồm biểu diễn, thuyết trình, chiếu phim, các cuộc tập huấn GD dành cho GV. Du khách được thưởng thức món phở Việt Nam, mua hàng thủ công Việt Nam. Và người ta đã thấy người NewYork mặc áo nhuộm sáp ong từ SaPa và uống trà bằng chén sản xuất ở Bát Tràng. Nhiều người dân Mỹ đã biết đến "những hành trình văn hoá Việt Nam” qua mạng.

"Việt Nam: Những cuộc hành trình của con người, tinh thần và linh hồn" từ New York sang Canada và tại bảo tàng Glenbow, đã có trên 30.000 người đến xem trưng bày.

Bà Laurel Kendall cho biết, văn hoá Việt Nam đã có được sự phản hồi tuyệt vời của người Mỹ và báo giới nước ngoài.

Một số người Mỹ tâm sự: Chúng tôi đã học về "cuộc chiến tranh Việt Nam” trong những cuốn sách giáo khoa và dường như đó là tất cả về Việt Nam vậy. Trước khi đến xemtrưng bày về văn hoá VN, chúng tôi chỉ gắn VN với cuộc chiến tranh. Nhưng hiện giờ thì tôi thấy Việt Nam còn hơn thế. Đó là một nềnvăn hoá.

Những học sinh ở New York nói: ấn tượng đầu tiên về Việt Nam mà chúng em có được là từ giáo viên dạy môn nghiên cứu toàn cầu, một người đã tham gia cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Đó là ấn tượng về một cuộc chiến tranh, những mối nguy hiểm triền miên và sự thù địch. Bới vậy, chúng em đã thật sự ngạc nhiên khi biết đến những gì khác với điều chúng em đã biết. Một khía cạnh hoàn toàn khác vé một Việt Nam: Những gia đình, những con ngườivăn hoá và lịch sử Việt Nam. Người Việt Nam bản sao của mọi đồ vật bằng giấy và đốt đi. Sự tỉ mỉ, khéo léo thật đáng kinh ngạc".

Những người nước ngoài tìm đến với văn hoá Vệt Nam không chỉ để khám phá mà còn để chia sẻ, tìm kiếm sự đồng điệu giữa những nền văn hoá.

Một người Bôlivia cho biết: "Cách thờ tổ tiên của người Bôlivia cũng tương tự, nhưng không giống hoàn toàn như Việt Nam. Họ thắp hương và đặt nước ở phía ngoài để cho linh hồn uống và họ đặt thức ăn và tiền...". Một người Mỹ nói: "Bạn sẽ rời khỏi trưng bày này với một hình ảnh mà về cuộc sống ở Việt Nam và viễn cảnh cho cuộc sống của chính mình. Nếu như một nền văn hoá có thể gìn giữ vững chắc cho những mối quan hệ gia đình, tại sao chúng ta không thể làm như vậy"?

Giá trị truyền thống trong một không gian hiện đại.

"Những cuộc hành trình của conngười, tinh thần và linh hồn" Việt Nam trở lại nơi đã bắt đầu sau gần một năm. Bảo tàng dân tộc học Việt Nam và bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ đã tái tạo lại phòng trưng bày về cuộc hành trình này tại Hà Nội, đúng như đã làm ở New York. Một điều thú vị là người Việt Nam lại chiêm nghiệm những gì mà chính người Mỹ đã chiêm nghiệm về văn hoá của đất nước mình. Nhiều người Việt Nam gặp lại hình ảnh thân thuộc là gian thờ gia tiên về mâm cỗ ngày Tết, những sinh hoạt trong trống đồng, những ngày hội, lễ cưới Nhưng trong không gian trưng bày theo phong cách New York, vớihệ thống ánh sáng, bày trí hiện đại, với cách nhìn của người nước ngoài, những gì tưởng như thân thuộc hàng ngày và rất đỗi bình thường mớitoả sáng đúng với những giá trị của chúng. Chính sự mớimẻ này khiến người xem trưng bày tại Hà Nội phải suy ngẫm. Người Việt Nam hoàn toàn có quyền tự hào về lịch sử, đất nước, về tâm hồn con người, niềm tin và khát vọng biểu thị trong mọi mặt đời sống.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gia tài văn hóa của Việt Nam

    05/04/2019Phan NgọcTại sao có một bề dày văn hóa mà Việt Nam chưa bao giờ giàu có cả? Bởi vì, bề dày văn hóa như một kho vàng, tuy nhiên phải vất vả đào bới mới có được và từng cá nhân một phải làm cho chính minh. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau dào bới...
  • "Cái tôi" của người Việt Nam qua một giai đoạn phát triển

    08/06/2016Những nghiên cứu về “cái tôi”, “tôi - không tôi”, “tôi - chúng ta”, “tôi - tôi”, cũng như tính cộng đồng và tính cá nhân đã được tiến hành trong lĩnh vực tâm lý học, nhưng đây mới chỉ là bước đi đầu tiên. Bằng phương pháp phân tích các cứ liệu ngôn ngữ(*), tác giả đã chỉ ra “cái tôi” - sự tự ý thức của mình trong quan hệ với người xung quanh. Qua đó, chúng ta cũng hiểu thêm về nhân cách người Việt...
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    15/05/2016Lê Đăng DoanhChúng ta có nhiều đức tính để đón nhận sự thay đổi rất nhanh chóng khi bước vào thiên niên kỷ của sự sáng tạo và đổi mới, nhưng cũng rất rõ ràng là chúng ta cần xây dựng một tương quan lành mạnh giữa truyền thống với hiện đại, trong đó truyền thống phải tạo cơ sở để tiếp nhận cái mới, những tinh hoa của văn minh nhân loại.
  • Thèm nghe một tiếng cựa mình của lúa

    25/04/2006Chu LaiVăn hóa Việt Nam còn là dân tộc Việt Nam còn. Sau bao phen nước mất nhà tan, song dân tộc Việt Nam vẫn trường tồn, non sông Việt Nam vẫn không bị thẩm thấu, tàn phai, biến mất như không ít các quốc gia khác cùng chung số phận bị xâm lăng tương tự có lẽ trước hết và trên hết vẫn là chuyện người dân ta vẫn bảo tồn, giữ gìn được nền văn hóa thẳm sâu sau lũy tre làng. Đó là hồn vía, đó cũng là khí phách bất diệt của một dân tộc...
  • “Chỉ gìn giữ văn hóa không đủ, còn phải phát triển văn hóa”

    24/03/2006Thạch LựuNgười phụ nữ giữ trọng trách Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc Hội gọi công việc của mình là làm PR cho nước Việt Nam. Trong suốt quá trình đi giới thiệu Việt Nam, văn hóa là lĩnh vực mà bà Ninh chú trọng và có ý thức gạn đục khơi trong những đóng góp của người ngoài để làm quà cho những người làm văn hóa trong nước. Đôi khi món quà ấy không phải lúc nào cũng ngọt ngào…
  • Nghiên cứu con người Việt Nam qua các trước tác của Nguyễn Văn Huyên

    05/03/2006GS. TS. Phạm Minh HạcNgoài đóng góp to lớn của Nguyễn Văn Huyên với nền giáo dục và khoa học giáo dục của nước Việt Nam độc lập, ông đã đề cập nhiều đến vấn đề con người, nhân cách con người và cách hình thành, phát triển nhân cách con người thế hệ trẻ Việt Nam...
  • Hà Nội nơi mở cửa những đổi mới văn hoá

    08/02/2006Nguyễn Vinh PhúcKhông kể chuyện xa xưa, khi ở đây từng diễn ra sự tiếp xúc và cải biến văn hoá Ấn Độ - Trung Hoa, mà chỉ kể chuyện 100 năm trở lại đây, việc hội nhập rồi phát triển cùng văn hoá thế giới cũng đủ nói lên Hà Nội là nơi mở đầu những đổi mới trong đời sống văn hoá...
  • Ngày Tết nói chuyện về nguồn

    29/01/2006Vũ HạnhNếu nhiều loài sinh vật quay quắt về nguồn như một thôi thúc từ trong sâu thẳm bản năng, thì người về nguồn là biết đi quanh về nẻo tương lai, bởi với con người không chỉ có mỗi nhu cầu tìm về quá khứ như nhiều loài vật, mà quay về ấy là tìm những chất liệu bồi dưỡng cho những chặng đường dài đi tới.
  • Nghĩ về nền văn hóa mới và cơ hội mới

    28/01/2006Phan NgọcChúng ta đang bước vào thời đại mới của nền văn hóa mới, với sự phát triển nhanh chóng của văn minh, của kỹ thuật, công nghệ. Bản thân kỹ thuật, công nghệ là biểu hiện, là tài sản chung cho trí tuệ loài người, không phụ thuộc riêng vào một dân tộc nào, và theo phép biện chứng của C.Mác, thì khi kỹ thuật sản xuất thay đổi, đời sống tinh thần cũng thay đổi...
  • Cấu trúc lưỡng hợp trong bản sắc văn hóa Việt Nam

    27/12/2005TS. Nguyễn Thành Bang
  • Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam

    10/12/2005Là một nhà nghiên cứu văn học, GS Hà Minh Đức rất quan tâm đến sự phát triển của nền văn hoá dân tộc vì theo ông văn hoá gắn với sự phát triển chung của đất nước, với mỗi con người, mỗi cuộc đời. Dưới đây, Tạp chí xin giới thiệu đôi điều suy nghĩ của GS về văn hoá Việt Nam.
  • Tản mạn về một số hiện tượng văn hóa Việt Nam đương đại trong quan hệ với quá trình “đứt gãy văn hóa”

    06/12/2005Nguyễn HoàMột hệ thống giá trị văn hóa - văn minh lạ lẫm được du nhập... đã gây nên một cuộc đảo lộn và một quá trình “đứt gãy văn hóa” xuất hiện. Nhưng quá trình du nhập ấy, sự “đứt gãy văn hóa” ấy dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể nhanh chóng thay thế tất thảy mọi hành vi ứng xử, mọi thói quen, nền nếp văn hoá... có tuổi đời đã hàng nghìn năm. Nó phải chấp nhận một tình trạng “lưỡng phân"...
  • Nghiên cứu con người Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước

    18/10/2005Hồ Sĩ QuýĐặt trong tương quan với những hiểu biết về các đối tượng khác, nhất là, đặt trong tương quan với những nhu cầu của sự phát triển đất nước, của sự phát triển bản thân con người trước thách thức của thế kỷ XXI, thì nhiệm vụ này thực ra là mới mẻ, cấp bách, và nói thật chính xác thì vấn đề con người trong xã hội hiện đại khác khá xa với vấn đề con người mà nhận thức truyền thống đã từng lý giải. Đây là điều cần lưu ý khi tiến hành những nghiên cứu về con người, đặc biệt là nghiên cứu lý luận...
  • Một cuộc ra đời lần thứ hai

    27/09/2005Phạm ToànTrước hết, cần tìm một định nghĩa cho tâm linh. Xưa nay khái niệm ấy dùng một cách mù mờ, chân tình và cơ hội, trắng đen vàng thau để lẫn lộn. Thành thử có khi tôn vinh tâm linh mà thành hạ thấp nó. Còn trong nhiều trường hợp tâm linh trùng với đồng cốt phong thuỷ...
  • Bản sắc văn hoá - tính tương đối của sự đa dạng

    25/08/2005Ngô Tự LậpThế nhưng chúng ta cũng không thể không nói đến niềm hân hoan khi tiếp xúc với những miền đất lạ, những tiếng nói lạ hay những giai điệu xa xôi. Những gì diễn ra trong quan hệ giữa các nền văn hoá vào phút giây gặp gỡ gieo trồng những cảm xúc giống như tình yêu trai gái khi lần đầu ánh mắt giao nhau. Tất cả nói lên điều gì? Bản sắc đóng vai trò như thế nào trong đời sống nhân loại? Và sự đa dạng về bản sắc có cần đạt đến bằng mọi giá hay không?
  • Tâm linh – bản thể con người

    09/07/2005Nguyễn KiênTrong đời sống con người, thiêng liêng là một trong những cái không thể nhận biết bằng lý trí và tất cả những gì là thiêng liêng, là cao cả bao giờ cũng vẫy gọi con người, là cho nó luôn luôn tự vượt mình, hướng tới cái cao hơn (hướng thượng), hướng tới cái siêu việt, tới trạng thái chân hơn, mỹ hơn, thiện hơn. Xu hướng ấy của con người tạo ra một mặt cơ bản của đời sống con người: đời sống tâm linh.
  • xem toàn bộ