Văn hoá và đổi mới

07:05 CH @ Thứ Hai - 30 Tháng Giêng, 2006

Hiện nay, ai cũng thấy những đổi mới có thể nói kỳ lạ đến mức ta không thể hình dung được. Tây Âu, nơi nửa đầu thế kỷ XX chỉ trong hơn hai mươi năm một chút, đã xảy ra hai cuộc chiến tranh thế giới, thì nay lại thành khối cộng đồng kinh tế châu Âu, không một tiếng súng. Những điều diễn ra ở Liên Xô (trước đây) và ở Trung Quốc hiện nay cho thấy những thay đổi vượt xa dự đoán của từng người. Rồi Việt Nam gia nhập khối Đông Nam Á, và đoàn kết hữu nghị với những nước trước kia gọi là đế quốc, không phải vì xã giao, mà thực tình. Nếu nhìn theo nhận thức thì chỉ còn biết ngạc nhiên.

Nhưng một cái nhìn theo thức nhận, tức là tìm lý do sâu xa nhất của mọi thay đổi sẽ giúp ta hiểu rõ. Cái nhìn theo chính phép biện chứng của Mác dạy ta rằng khi kỹ thuật sản xuất thay đổi thì mọithay đổi, kể cả hệ tư tưởng cũ. Trước đây, khi sản xuất công nghiệp ra đời những người bênh vực nền sản xuất này cũng tạo ra những thay đổi động trời: lật đổ các chế độ quân chủ quan liêu, xây dựng chế độ dân chủ trong đó ai lãnh đạo kinh tế người ấy lãnh đạo đất nước, rồi những đạo quân của họ chiếm thuộc địa. Nhưng vào đầu thế kỷ XIX, khi thế giới đã chia xong, các nước tư bản đếnsau phải chuyển mình thành quân phiệt, dùng bạo lực giành lấy thị trường. Rồi từ thế kỷ XIX, từ trong lòng CNTB, hệ tưtưởng XHCN ra đời thay đổi cái nhìn của bọn "ăn cướp”. Rồi phong trào giải phóng của các dân tộc bị áp bức dâng cao, kết hợp với CNXH lật đổ cái hệ tư tưởng tư sản dựa trên đồng tiền, bạo lực và sự lừa bịp. Đây 1à những chuyện người Việt Nam biết rất rõ.

Nhưng và cuối thế kỷ XX, một phương thức sản xuất mới ra đời,gọi tóm tắt là nền sản xuất hậu công nghiệp và tin học. Tôi chỉ nêu một vật là chiếc máy tính làm thí dụ cho dễ hiểu, nhưng loại sản phẩm này là đông đảo và trước kia không có. Nhưng muốn bán được máy tính khắp thế giới thì người mua phải có tiền và có một trình độ học vấn cần thiết. Điều này dẫn tới một tình trạng mới hẳn. Đó là các nước tiên tiến bỏ lối bóp nặn những nước kém phát triển bằng bóc lột siêu kinh tế theo lối tô thuế, độc quyền rượu, thuốc phiện, muối và lối bắtngười đi phu mà người Việt Nam hiểu hơn ai hết. Trái lại những nước tiến bộ góp phần đổi mới kinh tế của những nước gọi là lạc hậu bằng tiền, tổ chức, giáo dục khiến các nước ấy nâng cao được kinh tế của họ để có đủ tiền mua các sản phẩm mới. Kết quả, xuất hiện những người, những Công ty giàu đến mức không thể tưởng tượng, mà lại không cần đếnthuộc địa, chiến tranh và không gây chống đối theo những cách thức đã từng có trong lịch sử.

Dĩ nhiên, Việt Nam là nước đi sau trên con đường hậu công nghiệp. Nhưng kẻ đi sau vẫn có thể đếntrước.Điều này là căn cứ vào tiềm năng văn hóa của từng nước, là vượt ra ngoài nhận thức thông thường. Chúng ta sinh ra là người Việt Nam, với những tiềm năng văn hoá to lớn.

Một là, một truyền thống ham học hàng nghìn năm đã đào luyện trí óc chúng ta khiến chúng ta thông minh, học không thua bất kỳ tộc người nào trên Trái Đất. Chỉ cần chuyển hướng học theo con đường kỹ thuật là chúng ta đuổi kịp thế giới.

Hai là, chúng ta có tinh thần đoàn kết vô song. Kinh nghiệm giữ độc lập của Việt Nam thực sự phi thường.

Ba là, chúng ta thiết thực, không bị những kiến giải lãng mạn về thế giới bên kia, hay thế giới tương lai chi phối. Kết quả là chủ nghĩa Mác được Việt Nam hóa thành một CNXH lấy đoàn kết làm sức mạnh, lấy tình nghĩa làm cách đối xử, lấy việc hợp tác với mọi nước không kể hệ tư tưởng làm phương châm, lấy mục đích thiết thực, vừa phải để phấn đấu: lo cho cơm ăn, áo mặc, học hành, thuốc men, nhà ở, tự do phát triển của quần chúng lao động. Đây chính là điều Hồ Chí Minh nói năm 1924 (Hồ Chí Minh toàn tập,Tập 1, tr.465, Nxb Chính trị Quốc gia,Hà Nội, 2000):... “Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung "cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được. Và Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên mới triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử Châu Âu. Mà Châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại.

Mác cho ta biết rằng sự tiến triển của xã hội trải qua ba giai đoạn: chế độ nô lệ, chế độ nông nô, chế độ tư bản và trong mỗi giai đoạn ấy, đấu tranh giai cấp có khác nhau. Chúng ta phải coi chừng! Các dân tộc Viễn đông có trải qua hai giai đoạn đầu không? Từ nhiều thể kỷ nay,họ chẳng hưởng được thái bình hay sao để đến mức làm cho người Châu Âu khinh rẻ họ (lười nhác, mê muội hàng nghìn năm…)?".

Và kết luận rút ra là: "Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông".

Bài học Việt Nam Hồ Chí Minh xét cho cùng cũng là cách Việt Nam hóa chủ nghĩa Mác theo dân tộc học phương Đông, theo những điều kiện, đặc biệt Việt Nam ở mỗi thời kỳ. Tuy đường đi không suôn sẻ, có đôi lúc ở điểm này điểm nọ có sự thiên lệch, nhưng trí tuệ Việt Nam đã khắc phục được.

Trong giai đoạn mới của thời hậu công nghiệp, chẳng có nền văn hóa nào có thể tự mãn được Neil J.Jamieson trong “Lời tựa” quyển “Tìm hiểu Việt Nam" (Understanding Vietnam, Nxb Trường Đại học Caliphonia, năm 1993) viết:

"Để hiểu chúng ta tốt hơn, ta phải hiểu cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Ta phải học nhiều hơn nữa về nền văn hóa Việt Nam và những hệ dọc (paradigms), để tháo gỡ những cuộc tranh cãi về văn hóa của ta. Chữ "hệ dọc” ở đây có nghĩa là những hệ tư tưởng về xã hội, đạo đức, như Tổ quốc gia đình... tồn tại trong suốt lịch sử Việt Nam. Và Jamieson thừa nhận: "Kinh nghiệm của ta ở Việt Nam hiện nay là bộ phận của ta, và ta là bộ phận của Việt Nam".

Nếu như nền văn hóa Mỹ, như Jamieson thừa nhận, phải học tập văn hóa Việt Nam, thì văn hóa Việt Nam cũng phải học tập các nền văn hóa đi trước mình. Việt Nam đã có được kinh nghiệm học tập bốn nền văn hóa là Trung Hoa, Pháp, Nhật Bản mà vẫn giữ được bản sắc của mình. Đây là một kinh nghiệm quý báu. Hiện nay, trong Đại hội điền kinh Đông Nam Á, nhất là Đông Nam Á đã hiểu một phần khả năng điền kinh của Việt Nam. Tôi là người làm việc về văn hóa Đông Nam Á. Tôi nghĩ nếu có cách giới thiệu các mặt văn hóa Việt Nam như thơ, nhạc, tiểu thuyết, lịch sử sang các ngôn ngữ Đông Nam Á thì Việt Nam sẽ góp phần đắc lực vào việc xây dụng một nền văn hóa Đông Nam Á có cho cả Việt Nam và Đông Nam Á. Đặc biệt, nếu ta giới thiệu được kinh nghiệm thành công của các nước Đông Nam Á trong việc tiếp thu văn hóa phương Tây, thì điều này sẽ rất có lợi cho Việt Nam tránh được những mò mẫm không cần thiết.

Tôi thấy trong việc đổi mới, sự lãnh đạo là hết sức cần thiết. Việt Nam cũng như Đông Nam Á đang gặp những trở lực gây nên bởi các nạn ma túy, AIDS, buôn tậu, nhiều khi mang tính thế giới. Mặt khác, khi việc thông tin, đi lại trên thế giới quá dễ dàng, cả thế giới phải hợp tác chống lại những thiệt hại ở một nước nào đó. Không nước nào có thể sổng cô lập được. Chúng ta theo cách làm của Bác "mục tiêu một, kế hoạch mười, quyết tâm hai mươi” là thích hợp.Nếu ta chọn mới mục tiêu nhỏ, và dốc sức vào đó thì dù có sai sót, sai sót sẽ nhỏ, mà ta có kinh nghiệm để đạt được kết quả. Khi kết quả đạt được, tự nó sẽ lôi cuốn mọi người làm theo vì chính lợi của họ. Lúc đó, mục tiêu nhỏ và dốc sức vào đó, thì dù có sai sót, sai sót sẽ nhỏ mà ta có kinh nghiệm để đạt được kết quả. Khi kết quả đạt được, tự nó sẽ lôi cuốn mọi người làm theo vì chính lợi ích của họ. Lúc đó, mục tiêu nhỏ thành kết quả lớn. Tôi tin bài học của Việt Nam về văn hoá trong thời gian kháng chiến sẽ còn được phát huy, đổi mới để thành bài học cho thời hậu công nghiệp. Nói như Bác, mục tiêu cách mạng, xét cho cùng là để phục vụ hạnh phúc của người lao động.

Những thay đổi của Việt Nam theo đường lối mới đang thay đổi bộ mặt của kinh tế Việt Nam và là một thắng lợi của đường lối chính trị và kinh tế mới. Tuy những khó khăn vẫn còn, nhưng kinh nghiệm của cuộc chiến tranh cho thấy không một khó khăn nào có thể cản trở bước tiến của dân tộc.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gia tài văn hóa của Việt Nam

    05/04/2019Phan NgọcTại sao có một bề dày văn hóa mà Việt Nam chưa bao giờ giàu có cả? Bởi vì, bề dày văn hóa như một kho vàng, tuy nhiên phải vất vả đào bới mới có được và từng cá nhân một phải làm cho chính minh. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau dào bới...
  • Tư tưởng canh tân sáng tạo nền văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX của chí sĩ Phan Châu Trinh

    26/09/2014Đỗ Hòa HớiVới sự nghiệp đổi mới, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa và hiện đại hóa văn hóa dân tộc đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Qua tìm hiểu chí sĩ Phan Châu Trinh, chúng tôi thấy ông là một tấm gương mạnh dạn canh tân và sáng tạo nền văn hóa dân tộc vào thời điểm đầu thế kỷ XX.
  • "Phát triển bền vững" nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa

    25/09/2014Trần Hữu DũngTừ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước...
  • Cải cách hướng tới một Việt Nam tự do và trí tuệ

    03/08/2014TS. Lê Đăng DoanhNếu không có cải cách mạnh mẽ sẽ rất khó có một xã hội phát triển. Chỉ có dân mới cải cách được bộ máy nhà nước, bộ máy nhà nước không thể tự cải cách được chính mình...
  • Sách Cải cách và Sự phát triển

    23/09/2009Nguyễn Trần Bạt...cải cách và đổi mới là điều quen thuộc bởi chúng ta vẫn đang nghe đến và ngẫm nghĩ mỗi ngày. Với việc nghiên cứu nghiêm túc, công phu các quá trình đổi mới, cải cách đã qua của nhiều nước, tác giả Nguyễn Trần Bạt cho ra đời tác phẩm “Cải cách và Phát triển”. Dẫu rằng các quan điểm, chiêm nghiệm là từ riêng tác giả nhưng tin chắc rằng với cách nhìn không theo lối mòn, với sự suy nghĩ có trách nhiệm và với chiều sâu học thuật ấy, những điều hợp lý trong cuốn sách sẽ là đóng góp có giá trị, thắp sáng hơn ngọn đuốc soi đường cho tiến trình phát triển của chúng ta...
  • Nghĩ về nền văn hóa mới và cơ hội mới

    28/01/2006Phan NgọcChúng ta đang bước vào thời đại mới của nền văn hóa mới, với sự phát triển nhanh chóng của văn minh, của kỹ thuật, công nghệ. Bản thân kỹ thuật, công nghệ là biểu hiện, là tài sản chung cho trí tuệ loài người, không phụ thuộc riêng vào một dân tộc nào, và theo phép biện chứng của C.Mác, thì khi kỹ thuật sản xuất thay đổi, đời sống tinh thần cũng thay đổi...
  • Cải cách là xoá bỏ các rào cản

    18/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngCải cách gắn với thời đại và với việc phát huy tiềm năng của con người. Vì thời đại chúng ta đang sống là thời đại của toàn cầu hoá nên cải cách chính là việc tìm cách trở thành một khâu không thể thiếu trong quy trình sản xuất hiện đại và toàn cầu hóa của thế giới...
  • Công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay: Nhìn từ giác độ mâu thuẫn của quá trình phát triển

    01/01/2006GS. TS. Phạm Ngọc QuangQua gần 20 năm đổi mới, nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Song, để đưa công cuộc đổi mới tiếp tục tiến lên, chúng ta phải giải quyết rất nhiều mâu thuẫn phức tạp mà trong bài viết này mới điểm danh đại thể 8 mâu thuẫn...
  • Các hệ tư tưởng và môi trường văn hóa, xã hội

    01/01/2006Nguyễn Đức ĐànMôi trường lịch sử, văn hóa và xã hội của Việt Nam cuối thế kỷ XIX và trong nhũng thập kỷ đầu của thế kỷ XX là một môi trường đặc biệt, nóng bỏng những đổi mới về mọi mặt, báo hiệu một thời kỳ đang chuyển hướng mạnh mẽ. Có thể khẳng định đây là thời kỳ bản lề của lịch sử văn hóa dân tộc sau bao nhiêu thế kỷ êm ả, tĩnh tại...
  • Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam

    10/12/2005Là một nhà nghiên cứu văn học, GS Hà Minh Đức rất quan tâm đến sự phát triển của nền văn hoá dân tộc vì theo ông văn hoá gắn với sự phát triển chung của đất nước, với mỗi con người, mỗi cuộc đời. Dưới đây, Tạp chí xin giới thiệu đôi điều suy nghĩ của GS về văn hoá Việt Nam.
  • Đổi mới trước hết là tôn trọng và cũng là bổ sung các nguyên lý của triết học Mác

    08/12/2005GS. Dương Phú Hiệp... chúng ta cần đánh giá, nhận thức về các nguyên lý của triết học Mác để xem chúng ta đã "trung thành" với các nguyên lý đó như thế nào. Có thể nói rằng trong những năm qua đã xảy ra nghịch lý: một mặt chúng ta nói rất hay về CNDV, về phép biện chứng của Mác, nhưng mặt khác trong tư tưởng và trong hành động lại biếu hiện rất rõ CNDT và phép siêu hình....
  • Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời

    27/10/2005Nguyên PhướcNguyễn Trường Tộ là ai? Đó là một nhân vật lịch sử nổi bật với tinh thần cách tân đất nước mà cho đến ngày nay, tư tưởng của ông vẫn còn mang giá trị thời cuộc...
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    10/10/2005Lê Đăng Doanh"Truyền thống của dân tộc ta đâu chỉ có chiến đấu. Sao không thấy trình diễn các truyền thống sáng tạo văn học nghệ thuật, khoa học, cách tân của ông cha ta?" Đó là một câu hỏi nghiêm túc cần được suy nghĩ và phân tích, khi chúng ta bước vào thiên niên kỷ của tiến bộ khoa học công nghệ và toàn cầu hoá với quy mô và mức độ sâu rộng chưa từng có. Không có dân tộc nào có thể tự cho mình là hoàn hảo trong mọi thời đại để quên mất học tập và tiếp thu cái tốt, cái đẹp của các dân tộc khác...
  • Tính đồng bộ của các cuộc cải cách

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTừ xưa đến nay, nhân loại đã tiến hành rất nhiều các cuộc cải cách nhưng tựu trung có thể phân thành bốn cuộc cải cách cơ bản: cải cách kinh tế, cải cách chính trị, cải cách văn hóa và cải cách giáo dục. Các cuộc cải cách đi tìm lời giải cho sự phát triển của xã hội và có đối tượng chung là cuộc sống, do đó, chúng có quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, quan sát các cuộc cải cách ở các nước thế giới thứ ba, chúng ta đều thấy chúng không đem lại những kết quả như mong muốn và thế giới thứ ba dường như vẫn bế tắc trong việc tìm ra con đường phát triển của mình.
  • Cải cách văn hóa

    17/09/2005Nguyễn Trần BạtVăn hóa hình thành một cách khách quan, tự nhiên và mang trong mình tính lạc hậu tương đối. Cải cách văn hóa là giải pháp duy nhất để ngăn chặn những yếu tố lạc hậu tương đối của văn hóa xâm nhập và ảnh hưởng tiêu cực đến mọi lĩnh vực của đời sống....
  • Đổi mới tư duy

    21/07/2005Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học HarvardXin giới thiệu với quý độc giả bài viết với cách nhìn mới mẻ và toàn diện về đổi mới tư duy của Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học Harvard.
  • Càng cải cách... càng tệ hại

    11/09/2003Hồ Ngọc ĐạiCuộc “đổi mới giáo dục” đang triển khai thực chất là một cuộc cách mạng “lén” đã không hề đem lại bất cứ cái mới nào về ý tưởng và công nghệ mà càng tệ hại hơn...
  • xem toàn bộ