Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam

08:39 SA @ Thứ Bảy - 10 Tháng Mười Hai, 2005

Là một nhà nghiên cứu văn học, GS Hà Minh Đức rất quan tâm đến sự phát triển của nền văn hoá dân tộc vì theo ông văn hoá gắn với sự phát triển chung của đất nước, với mỗi con người, mỗi cuộc đời. Dưới đây, Tạp chí xin giới thiệu đôi điều suy nghĩ của GS về văn hoá Việt Nam.

Có một nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc

Nói văn hoá là nói tới toàn bộ những giá trị sáng tạo về tinh thần và vật chất, thể hiện trình độ sống, dân trí, những quan niệm về đạo lý nhân sinh, thẩm mỹ của một dân tộc và dấu ấn ở mỗi con người. Văn hoá góp phần trực tiếp tạo nên bản sắc của dân tộc, tạo nên sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Nhìn chung, các nền kinh tế, các công trình về khoa học, kỹ thuật ít mang dấu ấn riêng bằng công trình văn hoá.

Theo A. Kroeber và Kluckhohn (Mỹ), có trên 200 định nghĩa về văn hoá. Federico Mayor - Tổng giám đốc UNESCOxem văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống con người đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị truyền thống thẩm mỹ và lối sống, mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình.

Học giả Arnold Toynbee, trong tác phẩm History - nghiên cứu về lịch sử văn hoá các dân tộc - đã chọn 34 nền văn hoá gốc có bản sắc riêng, trong đó có văn hoá Việt Nam.

Những điều kiện về lịch sử, vị trí và bản sắc dân tộc, đặc tính con người Việt Nam với những phẩm chất và năng lực sáng tạo tinh thần đã sáng tạo nên nền văn hoá văn nghệ phong phú và nhiều màu vẻ của Việt Nam. Giá trị của một nền văn hoá dân tộc thường được bồi đắp qua nhiều thế kỷ, có tính tiếp nối truyền thống như những lớp phù sa được bồi từ dòng sông. ít có những ngẫu nhiên, đột biến trong phát triển. Văn hoá Việt Nam bắt nguồn từ những nền văn hoá cổ Đông Sơn, Sa Huỳnh, óc Eo và phát triển qua nhiều thời kỳ lịch sử. Nhiều triều đại phong kiến trong công cuộc dựng nước và giữ nước đã biết khai thác và gắn bó với nhân dân để dựng nên những nền móng kỷ cương của những nhà nước phong kiến Việt Nam thịnh trị, phát triển về văn hoá - giáo dục. Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi, danh nhân văn hoá, đã khẳng định sự tồn tại bền vững của một nền văn hiến của nước Đại Việt. Và khi nhìn vào những tên tuổi đáng kính của các danh nhân, thi hào, thi bá, từ Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn, Hồ Xuân Hương đến Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh cũng đủ thấy nền văn hoá dân tộc được bồi đắp qua các thời kỳ và có một dòng chảy trầm lắng và thăng hoa của các giá trị tinh thần theo dòng lịch sử.

Khi Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nghiên cứu Hoài Thanh đã khẳng định: có một nền văn hoá Việt Nam. Văn hoá thực sự đã góp phần vào công cuộc kháng chiến, kiến quốc của dân tộc. Bên cạnh những nền văn hoá lớn trong khu vực như Trung Hoa, ấn Độ, văn hoá Việt Nam vẫn tồn tại với bản sắc riêng và rất ưu trội trong trách nhiệm phục vụ sự phát triển của đất nước và những nhiệm vụ được dân tộc giao phó. Phương châm kháng chiến hoá văn hoá và văn hoá hoá kháng chiến thực sự đã đưa văn hoávào trận và trở thành một bộ phận quan trọng của cuộc kháng chiến như tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh: văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.

Nền văn hoá Việt Nam là một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. ở một tiểu vùng mà văn hoá của một vài nước lớn dễ chi phối, ảnh hưởng và có xu thế đồng hoá, bộc lộ rõ qua các thời kỳ lịch sử nhưng văn hoá Việt Nam vẫn tồn tại bền vững và có bản sắc. Chưa phải là đất nước giàu có, qua nhiều thế hệ đời sống còn nhiều khó khăn, kỹ thuật sản xuất kém phát triển, song ở đất nước dường như thuần nông của chúng ta đã tụ hội nhiều giá trị của nền văn minh lúa nước, văn minh phương Đông. Văn hoá tinh thần với nhiều phẩm chất cao đẹp dễ bộc lộ trong những giá trị văn nghệ dân gian: những thiên sử thi, truyện cổ, điệu hò sông nước, làn điệu dân ca. Những đêm hội chèo, những màn trình diễn rối nước, những ngôi chùa với những pho tượng đẹp, những bài thơ hay luôn sống trong tâm trí nhiều thế hệ, tuy tất cả chưa phải bằng kỹ thuật cao. Trình độ kỹ thuật có tác động lớn đến sự phát triển của văn hoá nhưng không phải là duy nhất và không hẳn là yếu tố quyết định. Alvin Toffer (trong tác phẩm Làn sóng thứ ba và Sáng tạo một nền văn minh mới) đã phê phán xu hướng kỹ trị (technocratie) thường xảy ra ở một số nước công nghệ phát triển. Tuy nhiên cũng phải thấy văn hoá Việt Nam còn yếu về văn hoá thành thị, văn hoá khoa học kỹ thuật. Trong tư duy chưa mạnh về tư duy trừu tượng.

Bà Rosamaria Durand, đại diện UNESCO tại Việt Nam đã nhận xét: các di sản văn hoá thế giới đã được UNESCO công nhận tại Việt Nam như Quần thể di tích Huế - công nhận năm 1993, Phố cổ Hội An - 1999 và Thánh địa Mỹ Sơn -1999 là sự minh chứng cho truyền thống văn hoá và cũng là sự công nhận của thế giới đối với di sản văn hoá giàu có của Việt Nam. Năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới. Chúng ta cũng đang tiếp tục khai thác và chuẩn bị các tư liệu chọn lọc, luận cứ sắc sảo, thuyết phục để tiếp tục giới thiệu với thế giới các di sản khác như di sản văn hoá Hoàng thành Thăng Long, thành Cổ Loa; di sản văn hoá phi vật thể Quan họ Bắc Ninh, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Múa rối nước, Nghệ thuật cồng chiêng, Hát ca trù. Bên cạnh đó, chúng ta cũng rất tự hào về những danh nhân văn hoá đã được thế giới công nhận và tôn vinh như:Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh.

Có thể dễ dàng nhận thấy, chúng ta có một nền văn nghệ giàu giá trị nhân bản. Bên cạnh nguồn mạch lớn gồm các tác phẩm giàu tinh thần yêu nước là nguồn mạch văn chương giàu giá trị nhân bản. Tinh thần nhất quán là trân trọng con người và thiết tha với trách nhiệm giải phóng con người. Tiêu biểu là những tác phẩm như: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), thơ Hồ Xuân Hương...

Những vấn đề đặt ra

Với vị trí chiến lược của khu vực và châu lục, Việt Nam bị nhiều thế lực tranh chấp và thường diễn ra những cuộc chiến tranh kéo dài. Trong chiến tranh, văn hoá vẫn có thể phát triển nhưng không thuận lợi như trong điều kiện hoà bình. ở Việt Nam, nhiều di sản văn hoá bị chiến tranh, thiên tai tàn phá chỉ còn lại những phế tích. Cho đến nay, chúng ta chưa có điều kiện khôi phục lại đầy đủ diện mạo văn hoá Việt Nam.

Tuy vậy, trên nửa thế kỷ qua, với đường lối văn hoá - văn nghệ của Đảng, cùng chính sách coi trọng và tôn vinh văn hoá dân tộc của Nhà nước, chúng ta bước đầu đã xây dựng thành công một nền văn hoá - văn nghệ mới, đậm đà bản sắc dân tộc và tiên tiến với nhiều di sản văn hoá được giới thiệu và thế giới công nhận. Nhiều tác phẩm văn chương, âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc được sáng tạo và có giá trị vững vàng trong đời sống văn hoá hiện đại. Trong xây dựng nền văn hoá mới ở thời kỳ đổi mới của đất nước, có nhiệm vụ khôi phục di sản văn hoá truyền thống còn tiềm ẩn.

Những di sản văn hoá còn ẩn kín trong lòng đất.

Ngày nay, qua khả năng khai thác và khám phá của khoa học hiện đại, ít có di sản văn hoá vật chất quy mô nào tồn tại trên mặt đất mà chưa được khám phá. Không còn nữa hiện tượng tìm thấy một Angkor Thom, Angkor Vat giữa rừng sâu bị cây cối che phủ trên đất nước Campuchia hay việc tìm thấy một Đà Lạt trên cao nguyên Lang Biang của rừng núi Tây Nguyên Việt Nam... Những vùng văn hoá lớn như óc Eo, Sa Huỳnh là những chứng tích bồi đắp thêm sự phong phú, kéo dài và phát triển của lịch sử và văn hoá dân tộc. Khảo cổ học đã và đang tìm ra những dấu tích văn hoá dưới lòng đất. Đất nước chúng ta là một dải thống nhất, dù có mở rộng về phía Đông hoặc đi về hướng Nam thì chứng tích văn hoá của người Việt vẫn sẽ giữ vững tính nguyên vẹn hoặc kết hợp hài hoà với văn hoá của các vùng đất nước: những trống đồng được tìm thấy ở Quảng Nam, Quảng Ngãi đã góp phần nói lên ảnh hưởng sâu rộng của văn hoá Đông Sơn. Cồng chiêng có mặt trong lễ hội và đời thường của nhiều dân tộc, từ người Mường ở miền Bắc đến các dân tộc Bana, êđê ở Tây Nguyên đã tạo thành một nền văn hoá cồng chiêng.

Khu vực thứ hai còn lưu giữ nhiều giá trị văn hoá là văn hoá làng. Làng thời xưa là đơn vị nhỏ nhưng ổn định trong cơ cấu xã hội của chế độ phong kiến (gia đình, làng, nước). Làng là đơn vị có tổ chức hành chính, có tuần tra, bảo vệ, có thời vụ cấy cày theo nông lịch, có lớp học của các thầy đồ dạy chữ. Làng là đơn vị kinh tế mang tính chất tự cung tự cấp tuy ít giao lưu nhưng ổn định, bền vững. Làng có cơ cấu khép kín nhưng cũng mở để tiếp nhận giá trị bên ngoài. Cơ cấu của làng tích tụ theo thời gian nhiều giá trị trong đó có những giá trị tinh thần. Theo tháng năm, làng có những phong tục tập quán được duy trì. Không có sự phân bố và phân công cụ thể nhưng sự phát triển tự nhiên đã hình thành nên các loại làng thuần nông, làng nghề, làng có giao lưu thương nghiệp. Có làng quy tụ và tập trung nhiều vào chuyện học hành, nổi lên trong vùng với tính chất làng khoa bảng. Tính theo khu vực, làng cũng có những đặc điểm chịu sự chi phối chung như: làng Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ.

Một khu vực lưu giữ nhiều giá trị văn hoá chưa được phát hiện đánh giá đầy đủ là các văn hoá phi vật thể. Dường như ở miền đất nào của đất nước ta cũng có những di sản văn hoá phi vật thể, thường quy về các loại hoạt động như: ca nhạc, điệu múa, văn học dân gian, lễ hội, hội hoạ, điêu khắc, văn tự,Điều khó khăn trong việc đánh giá các giá trị văn hoá phi vật thể thường là: đối tượng nghiên cứu mang tính chất trừu tượng, ít xác định và nhiều khi lại trôi nổi ở nhiều khu vực. Di sản phi vật thể thường có nhiều dị bản, nhất là những tác phẩm được lưu truyền qua nhiều thời kỳ lịch sử. Tiêu chí đánh giá và chọn lọc cũng là một vấn đề lớn. ở đây có hai phương diện cần chú ý: một là, chất lượng của đối tượng nghiên cứu tồn tại khách quan như những phẩm chất, giá trị tinh thần tương đối ổn định; hai là, sự tiếp nhận của thời đại với nhữnggiá trị này. Nhã nhạc cung đình Huế là một ví dụ. Văn hoá phi vật thể này đã có cội nguồn từ lâu trong nhạc cung đình qua nhiều triều đại và đã được hoàn thiện ở thời Nguyễn. Sau Cách mạng tháng Tám, đường lối văn nghệ của Đảng yêu cầu nền văn hoá cách mạng phải biết tiếp thu những giá trị của văn hoá truyền thống. Tuy nhiên, ở khu vực nghệ thuật cung đình phục vụ cho sự giải trí của vua chúa nên những giá trị của loại hình nghệ thuật này không được chấp nhận và tôn vinh ngay lúc đó. Phải có thời gian tạo độ chín cho sự tiếp nhận. Và ở đây cần có những nhân tố khách quan của các tổ chức văn hoá quốc tế góp phần cho sự công nhận giá trị văn hoá từng dân tộc.

Những giá trị văn hoá kết tinh thời hiện đại

Một trong những đường hướng bồi đắp những giá trị của văn hoá dân tộc là phần đóng góp của hiện tại. Khuynh hướng chung của các dân tộc khi đánh giá các hiện tượng văn hoá mới cũng phải chờ đợi sự lắng lại và đánh giá của thời gian (ở Mỹ, phải sau 35 năm giải thưởng Landmark mới được trao cho toà nhà lớn và đẹp của hãng Ford ở New York). Chế độ xã hội mới sau 6 thập kỷ phát triển đã tạo nên nhiều giá trị văn hoá lớn đang được thử thách với thời gian.

Những thành tích và kỳ tích trên các lĩnh vực quân sự, chính trị, xã hội nếu được gìn giữ, tôn vinh sẽ trở thành những di sản văn hoá. Chiến trường Điện Biên Phủ là một trong những ví dụ cụ thể, nơi đây lưu giữ những di tích lịch sử về một trong những chiến thắng lớn của dân tộc, đồi Him Lam, đồi A1, là những di tích có sẵn, nay cần được tô điểm thêm bằng những tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, những cung văn hoá, nhà hát, đường phố, công viên. Theo thời gian, di tích lịch sử này sẽ trở thành di tích văn hoá của thời hiện đại... Có thể kể thêm những kỳ tích - dù xuất phát không phải là những công trình văn hoá - nhưng tính chất, quy mô, sự sáng tạo công phu và tài tình của hàng vạn người phục vụ cho mục đích lớn lao của dân tộc đã tạo nên những di sản văn hoá có tầm vóc của thời đại như đường mòn Hồ Chí Minh, địa đạo Củ Chi, địa đạo Vĩnh Linh.

Một trong những đóng góp của nền văn hoá mới là việc tổ chức những lễ hội. Các lễ hội gắn với những kỷ niệm về sự hình thành của một vùng đất, một thành phố, một chiến tích lớn và các hình thức liên hoan định kỳ như Festival Huế, Festival về con đường di sản miền Trung, Festival hoa Đà Lạt. Hoành tráng, nhiều màu sắc, hiện đại là những đặc điểm chung của các lễ hội trong mấy năm gần đây (kỷ niệm 990 năm Thăng Long, Festival Huế, kỷ niệm 50 năm Điện Biên Phủ,…). Có lễ hội huy động hàng ngàn diễn viên, hàng vạn quần chúng tham gia, nhưng rồi tất cả có thể sẽ trôi qua theo dòng thời sự. Vấn đề đặt ra ở đây là phải biết lưu giữ lại, cắm lại qua những mốc có những đặc điểm riêng tiêu biểu về văn hoá của một vùng đất, một chiến tích trong tổ chức lễ hội, liên hoan. Đất nước bước vào vận hội mới nên văn hoá cũng phát triển với quy mô hoành tráng, hiện đại hơn. Chúng ta đã và đang xác định những tiêu chí mới tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc cho những giá trị văn hoá. Hàng vạn gia đình văn hoá mới hình thành trên khắp đất nước xây dựng nếp sống văn hoá mới, hàng trăm trường đại học đang mở ra khắp nơi. Dân tộc ngày xưa hăng hái chiến đấu bảo vệ Tổ quốc đang trở thành dân tộc ham đọc sách, ham hiểu biết để xây dựng cuộc sống mới. Những giải thưởng khoa học của quốc tế và trong nước góp phần tôn vinh nền khoa học của dân tộc. Văn hoá đang trở thành một yếu tố nội sinh tích cực, nhân tố quan trọng góp phần phát triển đất nước trong thời kỳ lịch sử mới.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gia tài văn hóa của Việt Nam

    05/04/2019Phan NgọcTại sao có một bề dày văn hóa mà Việt Nam chưa bao giờ giàu có cả? Bởi vì, bề dày văn hóa như một kho vàng, tuy nhiên phải vất vả đào bới mới có được và từng cá nhân một phải làm cho chính minh. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau dào bới...
  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Truyền thống

    24/04/2018Nguyễn Trần BạtMột đất nước mà không có truyền thống, không có lịch sử, không có những giá trị vĩnh hằng thu không thể có hiện tại, càng không thể có tương lai. Tuy vậy, vai trò của truyền thống trong quá trình phát triển của quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang cải cách thể chế, luôn luôn có tính hai mặt....
  • Tại sao phương Đông đi trước về sau?

    05/05/2017Đỗ Kiên CườngTrong Sự thức tỉnh vĩ đại, Ngô Tự Lập cho rằng văn minh xuất hiện là do sự thức tỉnh của con người về quyền tư hữu. Ngô Tự Lập cũng mở rộng vấn đề, khi xem phương Đông tuy thức tỉnh trước, nhưng không triệt để vì vẫn duy trì chế độ công hữu về ruộng đất đến tận thế kỷ XIX. Và đó là lý do văn minh phương Đông đi trước về sau. Còn phương Tây, tuy thức tỉnh muộn nhưng tư hữu triệt để hơn, nên đã vượt xa phương Đông.
  • Tính lạc hậu tương đối của Văn hoá

    25/05/2016Nguyễn Trần BạtTrong số những cuộc xung đột, những xung đột về văn hóa tuy không phải luôn hữu hình và quyết liệt, nhưng âm thầm, bền bỉ, dai dẳng và có sức cản rất lớn đối với tiến trình phát triển chung của nhân loại. Nghiên cứu về tính lạc hậu tương đối của văn hóa với tư cách một thuộc tính tự nhiên của văn hóa và ảnh hưởng của nó đối với tiến trình phát triển và toàn cầu hóa là việc làm rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp các dân tộc hạn chế khả năng xảy ra xung đột trên cơ sở đó, khai thác những ảnh hưởng tích cực của văn hóa...
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    15/05/2016Lê Đăng DoanhChúng ta có nhiều đức tính để đón nhận sự thay đổi rất nhanh chóng khi bước vào thiên niên kỷ của sự sáng tạo và đổi mới, nhưng cũng rất rõ ràng là chúng ta cần xây dựng một tương quan lành mạnh giữa truyền thống với hiện đại, trong đó truyền thống phải tạo cơ sở để tiếp nhận cái mới, những tinh hoa của văn minh nhân loại.
  • Văn hoá và Hiện tại

    26/08/2015Nguyễn Trần BạtToàn bộ đời sống tinh thần của chúng ta hiện nay là gì, nếu không phải là sản phẩm của văn hoá?
  • Văn hoá và Quá khứ

    26/11/2014Nguyễn Trần BạtVăn hoá là sản phẩm của quá khứ. Nhưng không phải bất cứ điều gì xảy ra trong quá khứ, bất cứ cái gì từng xuất hiện trong quá khứ đều thuộc về văn hoá, mà chỉ có những gì mang tính kế thừa một cách có hệ thống mới trở thành văn hoá. Quá khứ càng dài, càng phong phú thì vốn văn hoá càng lớn, càng đa dạng...
  • "Phát triển bền vững" nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa

    25/09/2014Trần Hữu DũngTừ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước...
  • Văn hoá và Tương lai

    17/05/2014Nguyễn Trần BạtTương lai không phải là của văn hoá, tương lai là của con người với tư cách là một thực thể văn hoá. Trình độ nhận thức của con người đã đạt đến mức con người nhận thấy văn hoá trở thành quan trọng....
  • Ðổi mới, một quá trình cách mạng

    02/12/2010Mở đầu cho chuyên mục “Nhìn lại 20 năm đổi mới”, khởi đăng trên báo Nhân Dân từ ngày hôm nay, 30-9, bài viết của ông Hà Đăng tập trung vào trả lời các câu hỏi Ðổi mới là gì, nhằm mục tiêu gì, do ai làm, và bao giờ thì xong...
  • Tản mạn về một số hiện tượng văn hóa Việt Nam đương đại trong quan hệ với quá trình “đứt gãy văn hóa”

    06/12/2005Nguyễn HoàMột hệ thống giá trị văn hóa - văn minh lạ lẫm được du nhập... đã gây nên một cuộc đảo lộn và một quá trình “đứt gãy văn hóa” xuất hiện. Nhưng quá trình du nhập ấy, sự “đứt gãy văn hóa” ấy dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể nhanh chóng thay thế tất thảy mọi hành vi ứng xử, mọi thói quen, nền nếp văn hoá... có tuổi đời đã hàng nghìn năm. Nó phải chấp nhận một tình trạng “lưỡng phân"...
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    10/10/2005Lê Đăng Doanh"Truyền thống của dân tộc ta đâu chỉ có chiến đấu. Sao không thấy trình diễn các truyền thống sáng tạo văn học nghệ thuật, khoa học, cách tân của ông cha ta?" Đó là một câu hỏi nghiêm túc cần được suy nghĩ và phân tích, khi chúng ta bước vào thiên niên kỷ của tiến bộ khoa học công nghệ và toàn cầu hoá với quy mô và mức độ sâu rộng chưa từng có. Không có dân tộc nào có thể tự cho mình là hoàn hảo trong mọi thời đại để quên mất học tập và tiếp thu cái tốt, cái đẹp của các dân tộc khác...
  • Bản sắc văn hoá - tính tương đối của sự đa dạng

    25/08/2005Ngô Tự LậpThế nhưng chúng ta cũng không thể không nói đến niềm hân hoan khi tiếp xúc với những miền đất lạ, những tiếng nói lạ hay những giai điệu xa xôi. Những gì diễn ra trong quan hệ giữa các nền văn hoá vào phút giây gặp gỡ gieo trồng những cảm xúc giống như tình yêu trai gái khi lần đầu ánh mắt giao nhau. Tất cả nói lên điều gì? Bản sắc đóng vai trò như thế nào trong đời sống nhân loại? Và sự đa dạng về bản sắc có cần đạt đến bằng mọi giá hay không?
  • Học gì từ lộ trình đi đến phồn vinh của người Trung Quốc ?

    21/07/2005Cuộc trò chuyện với TS Harvard Vũ Minh Khương về những kinh nghiệm phát triển của nước bạn ngay trong buổi sáng Chủ tịch nước Trần Đức Lương sang thăm Trung Quốc.
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội

    19/07/2005Nguyễn Khoa ĐiềmBước vào thời kỳ đổi mới, xây dựng kinh tế trở thành nhiệm vụ trung tâm. Tiếp đó, nhiệm vụ xây dựng Đảng được khẳng định là then chốt việc xác lập nhiệm vụ trung tâm và then chốt trở thành yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ Quốc. Tuy nhiên hơn 10 năm lại đây, phát triển Văn hoá, xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội đã trở thành mệnh lệnh cấp thiết của cuộc sống.
  • Văn hóa và văn minh

    27/10/2005Theo nghĩa cơ bản của nó, thuật ngữ “văn hóa” nghĩa là sự cải thiện hay sự hoàn thiện bản chất. Nông nghiệp cải thiện đất đai và thể dục phát triển cơ thể. Vậy văn hóa con người là sự phát triển tất cả các khía cạnh thuộc bản chất con người – đạo đức , trí tuệ và xã hội. ...
  • Văn minh là gì?

    18/07/2005Huy Vũ dịchVăn minh là trật tự xã hội nhằm đẩy mạnh sự sáng tạo văn hoá. Bốn yếu tố chính tạo nên nó: dự trữ kinh tế, tổ chức chính trị, truyền thống đạo lý cùng sự theo đuổi tri thức và nghệ thuật. Nó bắt đầu ở chỗ hỗn loạn và bất an chấm dứt. Khi sự sợ hãi được khuất phục, lòng hiếu kỳ và tính xây dựng được tự do, và con người bước qua khỏi xung lực tự nhiên để tiến tới sự hiểu biết và và tô điểm đời sống.
  • Toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá

    18/07/2005Dương Thuấn, Mai Văn HaiVăn hoá Việt Nam đang có nguy cơ bị văn hoá nước ngoài lấn át và mất dần đi bản sắc dân tộc! Đã có không ít bài viết cảnh báo về vấn đề này và bày tỏ sự quan ngại đó. Thực tế có đáng lo như vậy hay không? Trước tình hình toàn cầu hoá nhanh chóng như hiện nay, hội nhập là tất yếu, không có con đường nào khác nếu muốn phát triển. Để làm sáng tỏ về vấn đề này, chúng tôi muốn nói đến việc toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá.
  • xem toàn bộ