“Chỉ gìn giữ văn hóa không đủ, còn phải phát triển văn hóa”

08:09 CH @ Thứ Sáu - 24 Tháng Ba, 2006

Người phụ nữ giữ trọng trách Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc Hội gọi công việc của mình là làm PR cho nước Việt Nam. Trong suốt quá trình đi giới thiệu Việt Nam, văn hóa là lĩnh vực mà bà Ninh chú trọng và có ý thức gạn đục khơi trong những đóng góp của người ngoài để làm quà cho những người làm văn hóa trong nước. Đôi khi món quà ấy không phải lúc nào cũng ngọt ngào…

Riêng trong lĩnh vực văn hoá, điều gì làm bà suy nghĩ nhất trong thời gian này là gì?

Điều có thể làm tôi suy nghĩ nhất hiện nay chính là việc đưa văn hóa ra ngoài như thế nào và làm văn hóa đối ngoại trong nước như thế nào? Tất nhiên, tôi là người làm chính trị chứ không làm văn hoá, những người như tôi chỉ có thể giúp các bộ phận trong nước có nhãn quan văn hoá đối ngoại một cách chính xác.

Theo bà, nhãn quan văn hoá đối ngoại của Việt Nam còn những gì chưa chính xác?

Có rất nhiều ví dụ về việc nhìn nhận văn hoá đối ngoại không chính xác dẫn đến việc quảng bá không hiệu quả. Nhân đây, tôi cũng kể một kỷ niệm buồn: tôi là người gốc Huế, một lần đón đoàn ngoại giao nước bạn sang thăm, tôi có nhã ý giới thiệu với họ nghệ thuật nhã nhạc cung đình Huế. Cả đoàn về cố cung và tôi không giấu nổi cảm giác ngượng ngập khi nhìn các nghệ sĩ mặc những bộ trang phục nhăn nhúm lên sân khấu biểu diễn. Các bạn nghe đến từ cung đình đã phải chuẩn bị tinh thần để tiếp xúc với một thứ văn hóa trang trọng và sang trọng thì thực tế ngược lại hoàn toàn. Trong khi, nhìn rộng ra một chút, những nghệnhân văn hoá dân gian của Lào, Campuchia, Indonexia để biểu diễn một tiết mục có khi họ phải chuẩn bị mấy giờ đồng hồ để chuẩn bị đầu tóc, trang phục đạt tiêu chuẩn văn hoá cổ xịn. Hình như ở Việt Nam, trong quá trình hội nhập, đưa văn hoá trở về cội nguồn đang có sự ăn xổi, lmà lấy được. Khi ấy tôi nghĩ: thà đừng mời họ xem, còn đã biểu diễn thì phải đúng chuẩn, làm sao thuyết phục được người khác tôn trọng văn hoá Việt khi mà chính nghệ nhân Việt Nam không tôn trọng nghề của mình?

có nghĩ rằng, đối với những người làm văn hoá ở ta,đó chỉ lànhững lý do rấtnhỏ, nókhông nghiêm trọng…?

Nghĩ thế không được, đã là văn hoáthì phải văn hoátừ những thứ nhỏ nhất. Nhưng mà, theo tôi vấn đề quan trọng hơn ở đây là trong việc quảng bá văn hoá ra nước ngoài muốn thành công thì phải quan tâm đến thị hiếu của khách chứ không phải đem ra nhưng thứ theo thị hiếu của mình. Xưa nay người Việt mình đãi khách hay chủ quan nghĩ là cái gì mình thích thì họ cũng thích. Thực tế không phải thế. Muốn bán được cái gì cũng phải nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng, đến một mẫu áo, một món ăn… người ta cũng phải nghiên cứu nữa là…

Trong quá trình đi giới thiệu văn hóa Việt bà có thấy thiêu thiếu một cái gì đó không?

Tôi thấy thiếu những người giới thiệu có trình độ cao. Có khi có buổi biểu diễn ca trù, nhã nhạc, quan họ...mà không một nghệ nhân nào có ý thức giới thiệu ngắn gọn về lai lịch, điển tích, ưu thế... của bộ môn ấy. Khách nước ngoài chưa bao giờ tiếp xúc với âm nhạc dân gian Việt nghe cứ ù ù cạc cạc. Lần mới đây đến Lý Club tiếp khách, ở đây họ có những tấm thiệp xinh xắn (bằng cả tiếng Việtvà tiếng Anh) giới thiệu ngắn gọn và tương đối đẩy đủ về một số loại nhạc dân tộc dành cho khách nước ngoài, tôi thấy rất thú vị. Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta không cần nhiều người bưng bê mà cần người giới thiệu, tiếp thị văn hoá để cho người khác chọn.Bên cạnh đó, thực đơn văn hóa của ta đã đi đến chỗ sáo mòn và lặp lại, chúng ta thiếu những món mới. Tôi hay nói đùa với mấy người làm văn hoá: khách đến Việt Nam lần nào cũng phải nghe Lý ngựa ô, Người ơi người ờ đừng về...đâu phải lúc nào cũng có khách mới, có người nghe Lý ngựa ô đến cả chục lần, Người ơi người ở đừng về năm lần... Tôi không hiểu tại sao còn rất nhiều những bài quan họ cổ rất hay mà họ không đem ra biểu diễn?

Bà không thấy rằng trong những thực đơn đãi khách của chúng ta quá nhiều món cổ mà nhẹ về nhữngmón tân hay sao?

Đấy cũng lại là một vấn đề nữa. Theo tôi biết, ờ phương Tây người ta gọi vặn hoá dân gian là folklor, nó là vốn ổn định, tĩnh tại, là của để dành và mang tính khu biệt, ít người biết. Các nước cũng khuyến khích giữ gìn văn hóa cổ nhưng mà phải giữ nguyên dạng, giữ đúng, giữ chuẩn, không lai tạp. Tất nhiên việc bảo tồn văn hoá đó cũng chỉ giữ một vị trí nhỏ trong cả quá trình phát triển văn hoá. Những giá trị văn hoả mới được xây dựng bởi những con người mới thường được họ chú trọng hơn.Đấy cũng là điều cần để hội nhập thế giới, để trở thành những công dân thế giới. Chúng ta hiện nay mới chi chú trọng đến gìn giữ (cho dù không phải khi nào cũng gìn giữ đúng) mà chưa coi trọng đúng mức việc phát triển, làm mới văn hóa.

Được biết và cũng là người có sự quan tâm nhất định đối với lĩnh vực thời trang, bằng chứng là việc chính bà đã giới thiệu những mẫu thời trang của nhà thiết kế Minh Hạnh được sang Mỹ biểu diễn, bà thấy thời trang của Việt Nam thế nào?

Tối thấy thời trang Việt Nam đang đi vào xu hướng bất cập vì bỏ trống shẳn một màng thời trang hàng hiệu cao cấp, sang trọng nhưng lại giản dị, chỉ chú trong đến màng thời trang biểu diễn, cầu kỳ. Có lần tôi đi xem một Hội chợ thời trang thấy mẫu của NTK nào cũng hoa văn sặc sỡ, tua rua từ đầu tới chân, tôi cứ hy vọng có một người nào đó làm khác đi nhưng không thấy.

Bà có quan tâm đến hội hoạkhông?

Một chút. Không biết tôi có cực đoan không nhưng mấy năm nay hình như hội hoạ Việt Nam thiếu sự đổi mới và các hoạ sĩ có tiếng thì tự sao chép lại mình, không có cách tần. Tôi rất ngại phải nói như thế, trong làng hội hoạ có thể có người không thích tôi, nhưng tôi mong các hoạ sĩ Việt Nam không bằng lòng với thành công đã có của mình.

Còn văn học, bà đọc sách của những nhà văn Việt Nam nào?

Chuyện này thú thực là tôi cũng hơi thiếu sót. Tôi không có nhiều thời gian rảnh để đọc sách.

Với công việc hiện nay của mìnhbà có hài lòng không?

Tôi hài lòng. Có đáng tiếc chăng là mình đã không thể có nhiều thời gian hơn, nhiều sức khoẻ hơn để làm được nhiều việc hơn.

Tại sao cả buổi nói chuyện không thấy bàkhen ngành vănhoá, chỉ toàn là những lời phê?

(Cười) Khen thì nhiều người khen rồi, vả lại tôi không nghĩ những điều mình nói là những lời phê, đó chỉ là những điều tôi rút ra trong quá trình làm việc của mình, những điều tôi nghe ngóng được từ bên ngoài, và nếu như tôi phải nói ra những điều không êm tai đó thì cũng chỉ vì muốn cho những người làm văn hoá của chúng ta làm tốt hơncông việc của họ mà thôi. Trong mọi công việc không bao giờ nên bằng lòng với mình, vì bằng lòng đồng nghĩa với tụt hậu.

Vâng! Xin cảm ơn bà đã dành thời gian cho cuộc trao đổi của chúng tôi. Chúc bàmột năm mới nhiều thành công và hạnh phúc.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gia tài văn hóa của Việt Nam

    05/04/2019Phan NgọcTại sao có một bề dày văn hóa mà Việt Nam chưa bao giờ giàu có cả? Bởi vì, bề dày văn hóa như một kho vàng, tuy nhiên phải vất vả đào bới mới có được và từng cá nhân một phải làm cho chính minh. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau dào bới...
  • Tính lạc hậu tương đối của Văn hoá

    25/05/2016Nguyễn Trần BạtTrong số những cuộc xung đột, những xung đột về văn hóa tuy không phải luôn hữu hình và quyết liệt, nhưng âm thầm, bền bỉ, dai dẳng và có sức cản rất lớn đối với tiến trình phát triển chung của nhân loại. Nghiên cứu về tính lạc hậu tương đối của văn hóa với tư cách một thuộc tính tự nhiên của văn hóa và ảnh hưởng của nó đối với tiến trình phát triển và toàn cầu hóa là việc làm rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp các dân tộc hạn chế khả năng xảy ra xung đột trên cơ sở đó, khai thác những ảnh hưởng tích cực của văn hóa...
  • Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ

    16/05/2016Ngô Tự LậpTrích đăng từ bài “Giáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại” của Ngô Tự Lậpbàn về trí thức và nửa trí thức.
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    15/05/2016Lê Đăng DoanhChúng ta có nhiều đức tính để đón nhận sự thay đổi rất nhanh chóng khi bước vào thiên niên kỷ của sự sáng tạo và đổi mới, nhưng cũng rất rõ ràng là chúng ta cần xây dựng một tương quan lành mạnh giữa truyền thống với hiện đại, trong đó truyền thống phải tạo cơ sở để tiếp nhận cái mới, những tinh hoa của văn minh nhân loại.
  • Văn hoá và Tương lai

    17/05/2014Nguyễn Trần BạtTương lai không phải là của văn hoá, tương lai là của con người với tư cách là một thực thể văn hoá. Trình độ nhận thức của con người đã đạt đến mức con người nhận thấy văn hoá trở thành quan trọng....
  • Văn hoá và đổi mới

    30/01/2006Phan NgọcHiện nay, ai cũng thấy những đổi mới có thể nói kỳ lạ đến mức ta không thể hình dung được...
  • Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam

    10/12/2005Là một nhà nghiên cứu văn học, GS Hà Minh Đức rất quan tâm đến sự phát triển của nền văn hoá dân tộc vì theo ông văn hoá gắn với sự phát triển chung của đất nước, với mỗi con người, mỗi cuộc đời. Dưới đây, Tạp chí xin giới thiệu đôi điều suy nghĩ của GS về văn hoá Việt Nam.
  • Đọc lại báo cáo “Phát triển con người 2005”

    03/10/2005Danh ĐứcBản báo cáo “Phát triển con người 2005” cần được đọc bằng cái nhìn cầu tiến vì ấm no hạnh phúc hơn nữa cho người dân. Còn bao nhiêu vấn nạn chưa giải quyết xong?
  • Bản sắc văn hoá - tính tương đối của sự đa dạng

    25/08/2005Ngô Tự LậpThế nhưng chúng ta cũng không thể không nói đến niềm hân hoan khi tiếp xúc với những miền đất lạ, những tiếng nói lạ hay những giai điệu xa xôi. Những gì diễn ra trong quan hệ giữa các nền văn hoá vào phút giây gặp gỡ gieo trồng những cảm xúc giống như tình yêu trai gái khi lần đầu ánh mắt giao nhau. Tất cả nói lên điều gì? Bản sắc đóng vai trò như thế nào trong đời sống nhân loại? Và sự đa dạng về bản sắc có cần đạt đến bằng mọi giá hay không?
  • Toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá

    18/07/2005Dương Thuấn, Mai Văn HaiVăn hoá Việt Nam đang có nguy cơ bị văn hoá nước ngoài lấn át và mất dần đi bản sắc dân tộc! Đã có không ít bài viết cảnh báo về vấn đề này và bày tỏ sự quan ngại đó. Thực tế có đáng lo như vậy hay không? Trước tình hình toàn cầu hoá nhanh chóng như hiện nay, hội nhập là tất yếu, không có con đường nào khác nếu muốn phát triển. Để làm sáng tỏ về vấn đề này, chúng tôi muốn nói đến việc toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá.
  • xem toàn bộ