Các lý thuyết mới về văn hóa
Giải thích các quy tắc xã hội, các ý tưởng, cái tưởng tượng... từ lý thuyết tiến hóa, đó là mục tiêu của các mô hình
Đạo đức, quyền lực, tình yêu, tôn giáo, những liên hệ xã hội hoặc cả văn hóa nữa, liệu chúng ta có thể được giải thích bằng sự tiến hóa kiểu
Từ những năm 70, các lý thuyết
1) sinh học xã hội về con người stricto sensu;
2) lý thuyết về các “men” (xem sự giải thích dưới đây - N.D) do Richard Dawkins xây dựng;
3) các lý thuyết về sự cùng tiến hóa gien / văn hóa;
4) và cuối cùng, các lý thuyết nhân học lấy cảm hứng từ các khoa học nhận thức.
Sinh học xã hội về con người
Sinh học xã hội (sociobiologie) về con người xuất hiện trong cảnh tượng trí tuệ phương Tây giữa những năm 70, dưới sự thúc đẩy chủ yếu của nhà côn trùng học Edward O. Wilson. Lý thuyết đó được xây dựng như sự kéo dài của sinh học xã hội động vật (sociobiologie animale). Nó là sự mở rộng từ chủ nghĩa
Sự tận tụy đối với kẻ khác, như sự tận tụy của những con ong không sinh đẻ hiến toàn bộ năng lượng của mình cho việc tái sinh và bảo vệ con ong chúa, vẫn là một bí ẩn từ thời Darwin: giải thích như thế nào về những ứng xử rõ ràng là bất lợi đối với những cá thể lẽ ra có thể được giữ lại bởi sự chọn lọc tự nhiên? Đầu những năm 60, nhà di truyền học William Hamilton đưa ra giải pháp cho bí ẩn ấy qua lý thuyết “chọn lọc họ hàng” (kin selection). Nói một cách đơn giản, lý thuyết này cho rằng một ứng xử vị tha đối với một thành viên họ hàng (chẳng hạn, đối với những con kiến thợ, sự chăm sóc những ấu trùng do kiến chúa đẻ ra), trong một số trường hợp, có thể là một ứng xử thích nghi: khi chăm sóc những con chị em nhỏ của nó - có chung với nhau đến ba phần tư di sản di truyền-, con kiến không đẻ bảo đảm sự lan truyền một phần quan trọng những gien của nó, trong khi vẫn trực tiếp sinh đẻ theo con đường hữu tính.
Trong cuốn Sociology (1975), E.O. Wilson đã tập hợp và tổng hợp cả một loạt công trình “nghiên cứu những cơ sở sinh học của ứng xử xã hội ở động vật cũng như ở con người” (1). Dù nói tới việc săn mồi tập thể ở sư tử hay chó sói, những liên hệ tôn ti trật tự ở gà mái, những ứng xử họ hàng và tính dục ở các loài chim và động vật có vú, E.O. Wilson cố chứng minh rằng những hành vi xã hội có thể được giải thích theo lối thích nghi. Chẳng hạn, việc các con cái bỏ công chăm sóc con của chúng nhiều hơn các con đực ở phần lớn các loài động vật chính là do việc đẻ ra một quả trứng cần tới sự đầu tư sinh học lớn hơn việc sản sinh ra một tinh trùng. Những ứng xử đực và cái ở động vật có lẽ là hai chiến lược thích nghi khác nhau, nhưng đều có hiệu quả như nhau: chiến lược của con đực là dành tất cả những nỗ lực của mình nhằm nhân lên những tế bào tính dục và làm chúng lan rộng ra đến mức có thể, bằng cách chi phí một lượng năng lượng tối thiểu cho sự phát triển của con cháu chúng thoát thai từ các tế bào ấy; còn chiến lược của các con cái là sản sinh ra ít tế bào tính dục nhưng đem lại mức tối đa cho những cơ may phát triển và sống sót của mỗi tế bào đó, nhất là không tiếc sức chăm sóc sự lớn lên của chúng. Trong chương cuối của cuốn sách gây tranh luận ấy, E.O. Wilson muốn chuyển lô gích của
Các “men” chống lại các “gien”
Nổi tiếng nhất trong các cấu trúc lý thuyết ấy chắc chắn là lý thuyết về các “men” do nhà tập tính học Anh R. Dawkins đề xướng vào những năm 70 và ngày nay được lấy lại, nhất là bởi nhà triết học Mỹ D.C. Denneth. Trong cuốn sách được coi như một cột mốc, Gien vị kỷ, Dawkins (3) nhấn mạnh rằng ý tưởng cách mạng của chủ nghĩa
Theo R. Dawkins, các gien chỉ là một ví dụ trong nhiều ví dụ sao chép khác. Cơ chế tiến hóa, như đã được mô hình hóa trong chủ nghĩa
Trong lý thuyết về các men, văn hóa người hiện ra như một trung tâm tiến hóa độc lập, tách khỏi sự tiến hóa sinh học và nhanh hơn nhiều. Những kẻ sao chép văn hóa, chẳng hạn như ý tưởng độc thân, cũng đối lập với các gien. Theo nghĩa đó, lý thuyết do R. Dawkins đề xướng đối lập với mọi hình thức của thuyết quyết định sinh học hay của thuyết quy vào sinh học trong sự giải thích những hiện tượng văn hóa.
Sự cùng tiến hóa gien / văn hóa
Chính trong nhân học, những lý thuyết này cho đến nay đã dành được những thành công lớn, nhất là qua mô hình truyền thụ những đặc điểm văn hóa của L. Cavall-Sforza và Marcus W. Fedman, và mô hình tiến hóa của các cơ thể văn hóa do Robert Boyd và Peter J. Richerson đề xướng. Trong môn khoa học này, những suy nghĩ lý thuyết xung quanh sự loại suy giữa các gien và các tác nhân sao chép văn hóa dần dần hướng tới việc xây dựng một lý thuyết tổng thể về văn hóa, bằng cách hợp nhất hai trình độ phát triển. Hai xu hướng chính hiện lên trong những mô hình hóa về sự cùng tiến hóa gien / văn hóa.
Xu hướng thứ nhất, do E.O. Wilson đại diện trong những năm 80, hơi cách xa với sinh học xã hội để bảo vệ một lý thuyết trong đó văn hóa, ít ra về nguyên tắc, không còn bị quan niệm như một biểu hiện đơn giản của những thiên hướng sinh học nữa, mà như một loại hiện tượng tương đối độc lập, tác động qua lại với các gien trong một quá trình cùng tiến hóa. ý tưởng chung của sự cùng tiến hóa gien / văn hóa, theo cách hiểu của E.O. Wilson, có thể tóm tắt như sau: sự chọn lọc tự nhiên giúp cho các gien mang một số năng lực có được những ứng xử văn hóa (năng lực tập việc, sáng tạo công cụ, nắm được ngôn ngữ, hành vi xã hội, v.v...). Các văn hóa người phát triển từ cái vốn năng lực ấy (được chương trình hóa về di truyền) sẽ ảnh hưởng trở lại tới sự chọn lọc những gien mang theo những ứng xử ấy (5). Ông đưa ra ví dụ sau đây. Sợ hãi và bị thôi miên trước những con rắn một phần là do một bản năng bẩm sinh ở phần lớn động vật có vú. ở con người, việc truyền sự sợ hãi ấy hình thành bởi sự chuyển tiếp văn hóa cũng như bởi bản năng “nhiều xã hội đã xây dựng các huyền thoại về rắn như kẻ đại diện cho cái ác. Việc tiếp thụ “gien văn hóa” sợ rắn ấy đã đẩy người ta chạy trốn khỏi rắn, còn những xã hội có các “gien văn hóa” được coi là tốt như thế thì có cơ may sống còn của họ nhiều hơn. Như vậy, đã có một sự cùng tiến hóa giữa gien / văn hóa. Tuy nhiên, ngay cả khi văn hóa can thiệp vào quá trình chọn lựa các năng lực, xét đến cùng nó cũng chỉ là cái chuyển tiếp hay gia tốc sự tiến hóa hơn là động cơ thật sự của nó. Rốt cuộc, những hành vi và tín ngưỡng, nói cách khác là văn hóa, vẫn chịu sự kiểm soát của các gien: “các gien dắt mũi văn hóa”, E.O. Wilson nói.
Xu hướng thứ hai quy tụ những nhà nhân học tuy đồng ý có một sự độc lập thực sự của văn hóa, nhưng lại cố dựng lên một sự phân loại về những liên hệ có thể có giữa các gien và các đơn vị văn hóa - hay các men - và đề xướng những nghiên cứu kinh nghiệm để minh họa cho những mô hình được xây dựng như vậy. Đặc biệt, nhà nghiên cứu Mỹ William H. Durham đã phân biệt hai hình thái lớn (6): một mặt, những phương thức liên hệ gien / văn hóa trong đó sự tiến hóa văn hóa tác động và phản ứng lẫn nhau, như trong trường hợp ăn sữa ở người lớn (đa số đến tuổi trưởng thành không thể tiêu hóa sữa được, chứng tật này thấy rõ chủ yếu ở những nước không có truyền thống tiêu dùng những sản phẩm sữa); mặt khác, những hoàn cảnh trong đó văn hóa thay đổi chủ yếu dưới ảnh hưởng của động thái của chính nó.
Theo W.H. Durham, phải phân biệt ba trường hợp trong tập hợp nhỏ thứ hai này: “sự tăng cường” động thái văn hóa do động thái di truyền - mà sự tiến hóa văn hóa của cấm kỵ và loạn luân, dưới con mắt của nhà nhân học Mỹ này, là ví dụ rõ nhất -, sự “trung tính” và, cuối cùng, sự “đối lập” - mà người ta có thể quan sát một cách đặc biệt ở người Fore tại Nouvelle Guinée. Những tập quán ăn thịt người, được khuyến khích về mặt văn hóa trong xã hội Fore, đã lan sang các nhóm khác cũng ở trong xã hội đó, khiến cho một chứng bệnh tâm sinh lý gây chết người - bệnh kuru, một dạng thể cũ của bệnh bò điên - từng giết hại khá đều đặn một phần dân cư. Từ đầu năm 80, một trào lưu
Theo D. Sperber, nếu như một số biểu tượng văn hóa có một sự ổn định nào đó, thì đó là do có những “tác động văn hóa” (attracteurs culturels). Câu chuyện Cô bé trùm khăn đỏ, chẳng hạn, bị thay đổi không ngừng từ một người nào đó qua một cuốn sách hay từ một cuốn sách qua một người khác. Nhưng những thay đổi cộng thêm lẫn nhau ấy không có những biến đổi đến mức cái bản có được sau nhiều sự lan truyền chẳng dính dáng gì với bản gốc. Hoàn toàn ngược lại, những bản khác nhau vẫn được giữ chung quanh một nội dung chuẩn trung bình mà không bao giờ giống hẳn với nó cả. Theo D. Sperber, tính ổn định của những biểu tượng văn hóa ấy là do tính chất “hấp dẫn” của những bản trung bình ấy.
Những sức hấp dẫn của các biểu tượng từ đâu đến? Tại sao một ý tưởng nào đó lại quan trọng hơn những ý tưởng khác và được tái hiện dễ dàng hơn? Về điểm này, D. Sperber lấy lại những luận điểm của tâm lý học tiến hóa đã được các khoa học nhận thức noi theo, đặc biệt là những công trình của John Tooby và Leda Cosmides (8).
Một tập hợp không thuần nhất
Từ sinh học xã hội về con người đến những lý thuyết về cùng tiến hóa gien / văn hóa; từ lý thuyết về các men đến nhân học nhận thức, các mô hình hiện nay phỏng theo Charles Darwin trong các khoa học xã hội là rất khác nhau. Thậm chí đôi khi chúng trái ngược nhau trong những nguyên lý và kết luận của chúng. Dù sao thì chúng cũng không quy vào một mô hình của sinh học xã hội về con người. Những lý thuyết này, nói cho đúng hơn, xuất hiện những cách nêu lại một số mô hình xã hội học truyền thống lớn theo ngôn ngữ khoa học, các khoa học về sự sống.
Trong những mô hình
1. E.O. Wilson, Sinh học xã hội (dịch từ bản tóm tắt Sociobiology: The new synthesis, 1975), Le Rocher, 1987.
2. Thời kỳ nằm ở đầu thế kỷ thứ tư, tương ứng với thời đá cổ.
3. R. Dawkins, Gien vị kỷ, Odile Jacob, 1996.
4. Tái sinh sản dưới cùng một hình thức của chất liệu di truyền.
5. C.J. Lumsden, E.O. Wilson, Genes, Mind and Culture. The coevolutionary process, Harvard University Press, 1981.
6. W.H. Durham, Coevolution, Genes, culture and human diversity, Stanford University Press, 1991.
7. D. Sperber, La contagion des idées, Odile Jacob, 1996.
8. Đặc biệt, xem J.F. Dortier, Tâm lý học tiến hóa là gì?, Sciences humaines, No 119, tháng Tám - tháng Chín 2001.
9. R. Wright, L’animal moral, Michalon, 1995.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường