Chung quanh vấn đề xã hội học văn hóa
Những năm gần đây trước các hiện tượng phức tạp của xã hội: cờ bạc, mại dâm, ma túyvà tội phạm vị thành niên tăng cao, nhiều người không khỏi lo lắng, thậm chí lo sợ. Những hiện tượng trên, thời nào cũng có, nhưng chưa bao giờ đáng báo động như hiện nay ở tính chất nghiêm trọng của nó. Điều quan tâm và lo lắng cả các bậc phụ huynh là có cơ sở, đặc biệt có những vấn đề tưởng như khó lý giải: vì sao trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, lớp cha anh hình như sống tốt đẹp hơn, đã hoàn cảnh khó khăn hơn nhiều. Trước đây kinh tế chưa phát triển như bây giờ, vì sao nạn trộm cắp, cướp giật ít xảy thanh niên không đua đòi càn quấy, gây gổ...Đặc biệt, những năm chiến tranh ác liệt, hàng triệu thanh niên đã xung phong ra trận giết thù, chấp nhận mọi hy sinh gian khổ.
Thế mà bây giờ hòa bình, dù chưa giầu sang, những phần lớn thanh niên đã được ấm no, đầy đủ thì có những thanh niên lại... Trên góc độ văn hóa truyền thống mà xem xét giá trị của thanh niên, họ đang ở đâu và sẽ đi về đâu. Có đáng lo lắng như nhiều bậc phụ huynh đã phải kêu về "bọn trẻ" hay không?
Cũng chẳng phải ngày nay các bậc cao niên mới phát hiện ra lũ trẻ “hư hỗn" mà trước công nguyên đến gần 500 năm, nhà triết học vĩ đại Socrate đã từng than vãn “lũ trẻ ngày nay quen thói xa hoa, bọn chúng có cách cư xử chẳng hay ho gì cả, khinh thường uytín, không tôn trọng người già. Con cãi lại cha mẹ, tham ăn, tục uống, làm khổ thầy giáo". Giống như là ông đang phàn nàn một bộ phận thanh niên Việt
Thế là rõ, lịch sử phát triển của văn hóa nhân loại là luôn luôn kế thừa nhưngluôn luôn có chối bỏ và có mâu thuẫn giữa các thế hệ. Có điều là "mâu thuẫn" này ngày càng xảy ra trên nhiều lĩnh vực đời sống hơn và tỏ ra gay gắt hơn.
Lịch sử văn hóa cho thấy văn hóa không chỉ đổi mới theo thời gian mà tự nó bảo toàn nhờ tác động thông qua các thiết chế văn hóa xã hội (nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, làm cho quá trình bảo toàn và thay đổi xảy ra nhanh hoặc chậm, ít hoặc nhiều). Văn hóa sẽ truyền lại cho thế hệ mới những di sản của các thời đại trước (phong tục tập quán, truyền thống gia đình). Trong quá trình chuyển tiếp đó có cái được tiếp nhận tương đối vững bền, có cái sẽ mai một và có phần bị gạt bỏ. Phần được thế hệ sau tiếp nhận là phần tinh túy và dễ thích nghi với nhu cầu của thế hệ mới.
Thanh niên tiếp nhận thành quả, kế thừa của cha anh nhưng có chọn lọc để phù hợp với thời đại của mình. Thanh niên liên kết với nhau cùng một thế hệ trong môi trường di sản Văn hóa mà cha ông để lại và nếu thiếu chúng thì thanh niên không tồn tại và phát triển được. Thực ra nếu không có sự loại bỏ thì thế hệ sau không thể phát triển được. Cùng lắm thì cũng chỉ bằng cha anh. Làm gì có "con hơn cha là nhà có phúc" được.
Các xã hội truyền thống Việt
Văn hóa thế hệ trước truyền lại chủ yếu là qua kinh nghiệm và rất chậmchạp, có khi mất thời gian lâu dài làm cho mỗi cá nhân sống trong khoảng khắc ấy không kịp nhận thấy. Trang phục, sinh hoạt, văn hóa trong suốt hàng trăm năm trước không có sự cách chia rạch ròi: văn hóa "người lớn" và văn hóa "thanh niên". Mọi người trong cộng đồng cùng để búi tóc búi tó (củ hành), cùng vận áo tứ thân, cùng cài tóc bằng trâm (thoa), bằng tre, bằng sừng (với tầng lớp hạ lưu), bằng ngà, bằng vàng (với tầng lớp trên của xã hội), cùng vấn khăn trên đầu hoặc đội nón quai thao như nhau (có khác chỉ ở mầu sắc, chất lượng, sự khác này không lớn). Trong ca nhạc chẳng hạn, hát dân ca như Quan họ, Phường vải đâu có chia làn điệu cho già và trẻ. Có khác chiếu hát là do thứ bậc ứng xử chứ không phải ở nội dung và hình thức âm nhạc. Bây giờ, có nhạc Tây, nhạc ta, lại nhạc trẻ, nhạc vàng nhạc xanh: Rock, Blue, Jazz cho từng thế hệ, lứa tuổi khác nhau. Ca múa, văn chương cũng vậy. Thử xem, ngày ấy chưa xa, cả tổng mới có một mái trường, dăm ông thấy đồ với vài chục anh khóa. Ba năm có một kỳ thi, ông Tú, ông Tham tính bằng ngón tay, ông Nghè thì hiếm lắm, ấy vậy mà bây giờ cứ một xã ít nhất có 1, 2 trường phổ thông cơ sở, một huyện, một tỉnh con số trường Trung học lên tới con số chục và học sinh, sinh viên là con số triệu. Đến tiến sĩ (quan nghè) đã lên đến số vạn người. Khi tuyệt tác "Đoạn trường tân thanh" của Nguyễn Du ra đời không biết Cụ chép làm mấy bản mà nay, mới có 200 năm không ai còn tìm được bản gốc nào nữa để xem nguyên tác của cụ ra sao, để đến nỗi con cháu cụ cứ cãi nhau chữ tắc với chữ tộ. Ngày ấy cả Nghệ Tĩnh quê cụ đất hiếu học may ra có được chục xích đông đựng sách. Số sách của các bậc túc nho may lắm vài trăm cuốn là nhiều, bây giờ hàng nghìn thư viện, mỗi gia đình của thanh niên trung bình cũng đã có đăm cuốn. Cả nước ta số đầu sách là hàng chục triệu bản. Hồi ấy mà có máy photocopy, có hệ thống nhà xuất bản như bây giờ thì thơ Hồ Xuân Hương không đến nối lẫm lẫn như bây giờ, chưa nói là "Xa lộ thông tin" (Internet Hightway) cho phép trong nháy mắt một người tận rừng rậm Châu Phi đọc ngay được thơ của Hồ Xuân Hương.
Như thế để thấy cuộc sống vận động, thay đổi chất lượng, thay đổi nhịp độ tác động lên tâm lý, sinh lý, tạo nên đời sống vãn hóa cho con người, đặc biệt cho thanh niên là những người nhạy cảm nhất của xã hội. Với nhịp độ của công nghiệp hóa sôi động, ào ạt ngày nay tạo nên một nếp sống văn hóa khác thế hệ cha anh đã có. Đó là đạo lý và văn hóa tốc độ. Đẩy nhanh và đổi mới liên tục, nhu cầu đòi hỏi nhu cầu. Đó là đặc trưng của xã hội tiêu dùng hay xã hội thị trường hậu công nghiệp. Ngày trước, lao động thủ công, sản phẩm đó con người tạo ra ít, đơn lẻ (do vậy đồ cổ mới có giá trị, vì nó là duy nhất) khác với sản xuất công nghiệp, hàng hóa là sê-ri. Con người cũng vậy bởi nó là sàn phẩm của đời sống xã hội. Chính C. Mác đã từng cho hay "Nói cho cùng, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa của các quan hệ xã hội". Ngày ấy, ngay cả thời gian cũng là khái niệm co dãn, hết sức tùy tiện. Để chỉ thời gian luân chuyển trong năm, mùa xuân: Thanh minh trong tiết thángba. Lễ là tảo mộ, hộilà đạp thanh,mùa hè: Cuối sân quyên đã gọi hè. Đầu tường lửalựu lậplòe đâm bông,mùa thu: Sen tàncúc lại nở hoa(Nguyễn Du).
Đến trai gái hẹn hò, đầu thế kỷ này còn "chờ em ăn hết miếng trầu em sang" (Nguyễn Bính). Ăn hết miếng trầu là mấy phút, mấy giờ? Thời gian bị co dãn, chậm chạp. Bây giờ chẳng có chàng trai cô gái nào chờ người yêu mà lại hẹn kiểu đó. Nếu không đúng từng phút, không có lý do thì chàng, hoặc nàng phới ngay vì còn bận việc khác.
Xã hội công nghiệp và tiêu dùng hay là đời sống thời buổi thị trường này vừa dài vừa ngắn. Dài vì nó cho phép làm được vô số công việc trong 24 giờ mỗi ngày. Ngắn vì rất nghiêm nhặt, giờ nào việc ấy, chính xác từng phút. Cách mạng khoa học kỹ thuật và tin học làm cho đời sống thanh niên trở thành hệ thống cực kỳ năng động, kích thích và biến đổi triệt để các mối quan hệ và giao tiếp giữa con người với con người, nó kéo theo các hình thức ứng xử cũng thay đổi. Trong văn hóa hiện đại, có một phần thay đổi rất rõ rệt, dễ nhìn thấy, chúng thường xuyên phá bỏ truyền thống và xây dựng một biểu hiện văn hóa mới.
Nhịp độ cuộc sống tăng nhanh tạo ra cảm giác về tính tạm bợ, thoáng qua của mọi thứ. Chiếc quạt mo của thằng Bờm đã sống bao nhiêu thế kỷ nhưng đến quạt "Tai voi" hoặc “Orbita" của Liên Xô thì lay lắt vài chục năm ở những gia đình thành thị. Đường phố, thôn quê hoặc tận bản làng xa xôi bây giờ quạt Nhật, quạt Thái, quạt Trung Quốc đủ kiểu, mẫu mã thật đẹp thật bền nhưng cùng lắm chỉ trụ được 1, 2 năm là phải thay đổi. Trong quá khứ sự "ăn chắc mặc bền" là tiêu chuẩn lý tưởng thì ngày nay tâm lý dùng rồi vứt bỏ ngay là "mốt" của thời đại. Điều này không chỉ áp dụng với hàng hóa mà cả đối với con người, với tư tưởng, khái niệm, lối sống. Lịch sử loài người đã có hàng triệu triệu năm nhưng đến thế kỷ XX, có thể tính được con số các trào lưu triết học và mỹ học. Nhưng chỉ từ thế kỷ ánh sáng đến nay con số đó đã gấp mấy chục lần của quá khứ. Ngày nay, triết học hiện đại phương Tây đang lôi kéo thế hệ trê vào vô vàn mê cung. Biết tin vào đâu, tin ai, tin vào lý tưởng nào là điều không dễ đối với thanh niên phương Tây. Điều này chắc chắn có vọng đến thanh niên Việt
Kinh tế thị trường với những mặt tiêu cực của nó tác động vào lớp trẻ. Xác định một lý tưởng cho thanh niên bây giờ khó khăn hơn cách đây 30 năm. Xã hội nhìn nhận đánh giá giá trị của con người cũng khác trước. Ai là hình mẫu lý tưởng. Người giàu có hay người học hành tử tế. Thế nào là người thành đạt? Việc thanh niên đi tìm bản thân mình và địa vị trong xã hội vừa dễ vừa rất khó. Năng động, nhạy bén của thanh niên tạo cho họ dễ trở nên giàu có. Bill Gate, ông vua tin học, được mệnh danh là giàu có nhất khi đang ở tuổi thanh niên đã có bạc tỉ đô la. Maicon Jackson, Maradona, Coperfin, triệu phú chưa quá tuổi "nhi lập". Ngày nay điều kiện để làm giàu, những người giàu không còn chỉ là những nhà tư bản. Tư bản đã chuyển sang những người có tài, diễn viên, người mẫu, cầu thủ thể thao và nghệ sĩ. Đến cái nghề văn chương "Lập thân tối hạ" ấy, ngày nay cũng có khối người giàu bằng chính văn chương. Một giải thưởng Nobel cũng đem về cho nhà văn bạc triệu đô la.
Mặt khác văn hóa thanh niên cũng thay đổi vì sự tăng tốc phát triển tâm lý, sinh lý theo độ dài lứa tuổi. Quỹ thời gian dôi ra. "Gái 30 tuổi đã toan về già" không còn đúng nữa, nữ thanh niên rất nhiều, nhất là phụ nữ trí thức, đến tuổi này mới lấy chồng. Ngày nay tuổi 50 với đàn ông mới là tuổi chín chắn (mới ngày nào tuổi này đã ngồi chiếu trên - lên lão). Tuổi thanh niên kéo dài đến 30. Đời sống vật chất, tinh thần đầy đủ. Tuổi thọ trung bình tăng và thời kỳ "con nít" sớm chấm dứt hơn vì được tiếp xúc với xã hội nhiều qua các phương tiện thông tin đại chúng. Vậy là thời gian trang bị kiến thức, kinh nghiệm sống, nghề nghiệp của thanh niên cũng dài hơn. Phần lớn chưa độc lập kinh tế và còn phụ thuộc vào gia đình, xã hội, nhưng nhiều khi họ không biết. Họ lớn lên nhưng chưa đủ khôn, chưa có địa vị trong xã hội và gia đình. Họ phát triển tâm lý, sinh lý nhưng tri thức và ý thức lại non nớt. Điều này cho thấy hiện tượng lớp trẻ bây giờ bị sa đà vào tình dục quá sớm, tệ nạn xã hội tăng lên là có lý do. Họ thừa thông tin nhưng thiếu tri thức và trí tuệ. Trong khi đó các môi trường sinh hoạt của họ như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên lại do người lớn lãnh đạo. Trường học do người lớn giáo dục, dậy dỗ thanh niên theo chuẩn mực định sẵn. Tâm lý thanh niên là muốn thoát khỏi sự kiểm soát bên ngoài, dễ bị kích động và lý tưởng hóa một số quan niệm sống như tình yêu, lý tưởng, cuộc đời... Họ bao giờ cũng muốn đạt đến tuyệt đối nhưng lại không kiên định do đó họ "quậy", "phá" bằng đủ mọi biểu hiện để chứng tỏ địa vị của mình, để mọi người chú ý đến sự tồn tại của mình. Lắm lúc để mọi người thừa nhận họ phải dùng đến mốt áo quần, giầy mũ, cử chỉ, lời nói (tiếng lóng, chửi bậy) đua xe, ma túy. Cái lối ngông nghênh trong ứng xử, sự vi phạm đạo đức chung, đam mê tình dục biết âm nhạc giặt gân, ồn ào chẳng qua chỉ tạo nên giá trị phản văn hóa mà giới trẻ không biết.
Cơ hội để khẳng định mình rất nhiều nhưng không dễ dàng cho thanh niên. Tục ngữ ca dao Việt
Xét toàn bộ vấn đề kinh tế xã hội và tâm lý thời đại, thanh niên Việt
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt