Gia tài văn hóa của Việt Nam

03:07 CH @ Thứ Sáu - 05 Tháng Tư, 2019

Tại saocó một bề dày văn hóa mà ViệtNam chưa bao giờ giàucó cả? Bởi vì, bề dày văn hóa như một kho vàng, tuy nhiên phải vất vả đào bới mới có được và từng cá nhân một phải làm cho chính minh. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau dào bới.

Người Việt Nam có một bề dày văn hoá mà chính người Việt Nam phải biết bảo vệ. Bề dày ấy thấm sâu vào anh ta đến mức anh ta thường không nghĩ đến. Điều này nhiều khi biểu hiện thành thái độ tự ti, thành mặc cảm về dân tộc mình, nhưng có khi biểu hiện thành thái độ huênh hoang không phải lúc, không phải chỗ. Muốn thấy được nó, cần phải có thói quen biết ngạc nhiên về những điều mọi người cho là dĩ nhiên không đáng chú ý, rồi cố gắng so sánh qua sách, qua các khoa học, và qua lịch sử, chủ yếu để cố hiểu được mình và nhờ hiểu được mình mà hiểu được dân tộc mình, văn hoá mình, và hiểu loài người.

Người Trung Quốc xưa chê người Việt Nam sống trên thuốc mà vẫn chết. Sống trên thuốc mà vẫn chết vì không biết thuốc ở đâu? Bề dày văn hoá như một kho vàng, nhưng muốn khai thác được vàng phải vất vả, đào bới mới có được. Cái lớp đất đá phải đào bới bởi có người cố tình duy trì, đổ thêm đất đá lên, vì chính quyền lợi của họ. Cái kho vàng này khó khai thác lắm bởi vì từng cá nhân một phải làm cho chính mình. Con không thể nhờ cha, chồng không thể nhờ vợ. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau đào bới.

Tôi trình bày dưới đây những sở nghiệm mà mọi người đều biết. Tôi không hiểu biết gì đặc biệt, nhưng vì trong năm mươi năm qua, cuộc đời một người cũng như hoàn cảnh của đất nước có nhiều thay đổi khá đột ngột cho nên vô hình trung, tôi phải tự giải thích nguyên nhân. Khi tự giải thích không được, tôi tìm sách xưa, tìm sách thế giới. Càng tìm hiểu tôi càng thấy ngạc nhiên vì có những chuyện tôi cho là bình thường lại khá hiếm có ở các tộc người khác và dần dần hiểu được đôi chút.

Khi Bác và Đảng chủ trương kháng chiến toàn dân, tôi thấy chủ trương "Kháng chiến trường kỳ và gian khổ" được mọi người vâng theo như một điều dĩ nhiên. Cuộc kháng chiến dù là 5 năm, 10 năm, 20 năm, hay lâu hơn nữa, vẫn được nhân dân theo đến cùng. Đây rất khác quan niệm mà trong lịch sử thế giới đã được biết. Tôi lên Việt Bắc, hàng chục vạn người lên nơi núi non, trong tay không có gì hết. Điều tôi ngạc nhiên là không có người nào chết đói. Đứng trước khó khăn, không ai oán trách Đảng vì phải rời nhà, rời của cải, chạy vào nơi rừng thiêng nước độc. Sau vài hôm tôi thấy người ta bắt tay vào lao động, phát nương, làm ruộng, mà đây là những con người chưa hề quen với nương rẫy, đồng ruộng. Rồi những thị trấn mới ra đời, những làng mới, rồi một cảnh yên vui mới xuất hiện. Mọi người đều tự động làm việc chứ Đảng không có phương tiện giúp đỡ. Phải có một sức sống kỳ diệu như người xưa nói "Tùng mọc trên đá” mới làm được điều đó. Lịch sử mọi nước cho thấy, trong mọi cuộc chiến tranh, vô số người chết đói Nhưng người Việt Nam không chịu chết đói. Họ thích nghi ngay được với cuộc sống mà cha ông ta chưa biết, và tồn tại để tiếp tục sự nghiệp đấu tranh.

Cái cần phải giáo dục là thái độ đối với dân. Nếu anh biết hy sinh cho dân thì dân biết hy sinh cho anh. Hy sinh khi anh sống dưới hầm, và cả khi lên khỏi hầm nữa. Chứ không phải lên khỏi hầm thì sẽ khác. Lúc đó đất đá phủ lên kho vàng.

Bạn đi công tác, đến đâu có dân đấy che chở. Người ta nhường nhịn cho bạn nơi nào? Nhà thờ, gian nhà được xem là trang trọng nhất. Mà bạn nào đã giúp đỡ gì cho họ đâu, nào có bà con gì với họ đâu? Họ nghèo thì chịu nghèo, đói thì chịu đói chứ không để cho bạn đói. Tôi gặp một anh bạn người Đức. Anh ta không sao hiểu được chuyện này. Nếu là người Đức, vào nhà người ta là rất khó, ngủ lại càng khó, đừng nói ngủ ở nơi trang trọng nhất. Tại sao người Việt Nam chỉ đánh kẻ thù khi kẻ thù cầm súng bắn vào họ. Còn khi kẻ thù đã buông vũ khí thì họ đối xử hết sức nhân đạo. Chuyện này xảy ra không chỉ ngày nay mà ở đội Trần, đời Lê, đời Quang Trung. Tại sao, trong cuộc giáo dục nhân dân chiến đấu Bác ít nói về tinh thần yêu nước, mà nhân dân vẫn cứ chiến đấu kiên cường? Bởi vì, đối với con cá, sinh ra là biết bơi. Đối với con người Việt Nam, sinh ra là biết yêu nước. Cái đó không phải dạy. Cái cần phải giáo dục là thái độ đối với dân. Nếu anh biết hy sinh cho dân thì dân biết hy sinh cho anh. Hy sinh khi anh sống dưới hầm, và cả khi lên khỏi hầm nữa. Chứ không phải lên khỏi hầm thì sẽ khác. Lúc đó đất đá phủ lên kho vàng. Hãy hỏi các bà mẹ xem các bà có biết gì về đấu tranh giai cấp, thặng dư giá trị… không? Rồi hỏi các bà xem, các bà có biết hy sinh, chịu gian khổ, giữ lấy danh dự gia đình, Tổ quốc không? Chắc chắn có câu trả lời về bề dày văn hoá. Hãy hỏi các bà xem các bà quý trọng tình nghĩa hay của cải, lợi ích riêng của mình hay quyền lợi chung của làng, của nước?

Hãy hỏi các bà xem quý trọng sự chân thực trong đối xử hay những khéo léo nhưng giả dối trong xã giao? Hãy hỏi các cô vợ goá nuôi con xem các cô coi trọng xác thịt mình hơn hay sự sống và danh dự đứa con hơn? Hãy hỏi trong thâm tâm người Việt Nam, lối sống trong sạch, giản dị, dù có thiếu thốn vẫn được đánh giá cao hay cuộc sống phè phởn, xa hoa, bo bo đến lợi ích rồi ích kỷ ?

Một nhân dân quen với hy sinh, biết thương yêu những người giống mình. Con người không biết kiềm chế những ham muốn vật chất, sống hời hợt, có thể nhất thời lôi cuốn những kẻ bị lừa dối, nhưng từng người một, chỉ cần một chút nghĩ lại truyền thống cha ông, sẽ nhanh chóng trở về với chính nghĩa. Thế hệ tôi không phải ghê gớm phi thường gì. Nó cũng đã bị phương Tây lôi cuốn. Nhưng sau đó đã tỉnh ngộ. Không nên quá lo sợ về tình trạng thanh thiếu niên hiện nay. Mà nên lo sợ cho thế hệ của chính những người làm cha, làm bác, làm anh. Những người ấy phải sống như họ đã sống. Họ phải nêu rõ cái khe tàng văn hoá của mình. Họ phải tự biết kiềm chế.

Mỗi người Việt Nam đều là người say mê văn hoá. Mỗi cán bộ, mỗi người lính đều có một quyển sổ dày cộp ghi những bài thơ, những bài hát, những gai thoại những câu tục ngữ mình mới học được. Rồi khi gặp lại đem ra đọc lại cho đồng bào và được đồng bào rất thích. Đơn vị nào cũng có báo liếp. Văn hoá, văn học xuất hiện khắp nơi khi có người Việt. Trong các nhà tù, trong các nơi phải đấu tranh để giữ vững khí tiết lập tức có truyền thống dùng văn hoá chống lại bạo lực, lấy chính nghĩa để chống hung tàn. Đây là truyền thống từ xa xưa, và những bài thơ, những bài văn hay làm trong những hoàn cảnh này được thế hệ này truyền tụng sang thế hệ khác. Tại sao khi trong làng, trong xã có một chuyện bất công, trái đạo lý thưởng xuất hiện những bài vè, được nhân dân truyền tụng ?

Tại sao bước vào một căn nhà Việt Nam, cái đập ngay vào mắt ta là câu đối, trướng, hoành phi nhắc nhở chúng ta nhớ đến văn hoá tổ tiên? Tại sao cái tiêu biểu cho văn hoá Việt Nam không phải là những kiến trúc nguy nga của vua chúa, mà là chữ: chữ ghi lại trong các câu đối, hoành phi, trong các gia phả. trong trí nhớ mọi người? Muốn là một nhân dân có văn hoá phải biết học, học suốt đời. Phải học tập người ta có ý thức. Tức là học chỗ mạnh của người ta để khắc phục những nhược điểm của mình. Truyền thống ham học và học giỏi, trí thông minh của người Việt Nam là chuyện ai cũng biết. Ngày xưa, ta đã học Trung Hoa, sau đó học Pháp, học các nước XHCN. Đã có những ngày học sinh Việt Nam nổi tiếng học giỏi ở các nước XHCN. Chúng ta đã biết dùng cái học này để bảo vệ Tổ quốc, nêu cao giá trị con người Việt Nam. Rồi sau đó hình như có sự sút kém. Nhưng sự sút kém chắc chắn chỉ nhất thời.

Một điều cũng hết sức hiếm thấy trong lịch sử thế giới là các dân tộc ít người trong một nước lại thống nhất, đoàn kết với dân tộc đa số như ở Việt Nam. Nếu như ở nhiều nước, giữa tộc người chủ đạo và các tộc người thiểu số gần như thường xuyên có va chạm, nhiều khi có nội chiến và sắc tộc người này thường là chỗ dựa cho các cuộc xâm lăng, thì ở Việt Nam không có tình trạng này. Trái l.ai, chính địa bàn của họ là cơ sở cho các cuộc kháng chiến, dù đó là ở đời Trần, đời Lê hay trong cuộc kháng chiến vừa qua. Chẳng có mưu mô nào chia rẽ được các dân tộc cùng sống trên đất nước này. Tôi có gặp những người hoạt động cách mạng ở vùng núi thì họ đều thán phục tinh thần hy sinh, tận tuỵ của đồng bào. Thực tình, điều này là phi thường. Do đó, ta phải có chính sách thích hợp để đền ơn đáp nghĩa.

Bề dày của văn hoá Việt Nam là ở điểm nó là một văn hoá nhân cách luận trước đây, và nay nó là một văn hoá nhân cách luận cách mạng. Người Việt Nam nhìn con người ở bổn phận, trách nhiệm với gia đình, Tổ quốc, làng xóm, đồng bào. Dù cho họ bị thực dân Pháp cai trị, họ vẫn không thấy nhân cách người Pháp hơn họ. Họ phải chịu thua vì súng đạn chứ không chịu kém về giá trị con người. Dù cho họ thấy người Mỹ giàu có, nhưng họ vẫn không thấy người Mỹ hơn họ về nhân cách. Họ theo một nhân cách mới mà họ thấy rõ ràng là cao hơn, đó là nhân cách của những người cách mạng.

Từng người một hãy tự hỏi mình có thực lòng muốn đất nước giàu có, văn minh và công bằng không? Nếu lòng mình còn vừa muốn vừa không, nếu trên con đường này còn gặp nhiều bất lợi cho mình và cho gia đình thì có bước lên không?

Người ta có thể hỏi: tại sao có một bề dày văn hoá như vậy mà Việt Nam chưa bao giờ giàu có cả? Trong văn hoá Việt Nam, ngay trong truyền thống cũng có những nhược điểm: Ham học, nhưng học chỉ để làm quan, không phải học để trau đồi khoa học kỹ thuật. Có thái độ đề cao quá đáng một thứ văn chương thiên về tán tụng mà coi nhẹ các hiểu biết thiên về thực tế sản xuất. Tuy giàu đức tính hy sinh nhưng lại bị ảnh hưởng bởi địa vị, thiếu một ý thức vững vàng về giá trị con người ngay ở lao động. Với một tâm thức như thế, dù có một bề dày văn hoá, vẫn không thể di chuyển được cái năng lực sẵn có sang một hướng mới, để đổi mới xã hội. Có nhiều cản trở mà những người có trách nhiệm phải hiểu. Bác Hồ ý thức được điều này: “Dân lấy ăn làm trời, nếu không có ăn là không có trời. Vì vậy chính sách của Đảng và Chính phủ là chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân dốt, Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm, Đảng và Chính phủ có lỗi".

Con đường ngàn dặm bắt đầu từ bước chân đầu tiên. Con đường đổi mới đất nước là con đường ngàn dặm. Trước hết từng người một hãy tự hỏi mình có thực lòng muốn đất nước giàu có, văn minh và công bằng không ? Nếu lòng mình còn vừa muốn vừa không. nếu trên con đường này còn gặp nhiều bất lợi cho mình và cho gia đình thì có bước lên không? Hay lùi lại? Miệng nói tiến lên nhưng lại tìm một hạnh phúc trong thế giới ý niệm bỏ mặc thực tại. Câu chuyện này đã xảy ra suốt toàn bộ lịch sử loài người. Có một bề dày văn hoá chưa đủ. Phải khai thác được nó. Phải biết chuyển hoá nó theo hướng hiện đại. Câu chuyện bắt đầu từ trái tim của chúng ta.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Truyền thống

    24/04/2018Nguyễn Trần BạtMột đất nước mà không có truyền thống, không có lịch sử, không có những giá trị vĩnh hằng thu không thể có hiện tại, càng không thể có tương lai. Tuy vậy, vai trò của truyền thống trong quá trình phát triển của quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang cải cách thể chế, luôn luôn có tính hai mặt....
  • Văn hóa và Tăng trưởng

    25/11/2016Nguyễn Trần BạtỞ đâu con người có năng lực nhận thức tốt hơn, có năng lực và điều kiện hưởng thụ tốt hơn, có điều kiện để tư duy một cách tự do và sáng tạo hơn, có sức cạnh tranh tốt hơn, tóm lại, ở đâu con người cảm thấy hạnh phúc thì ở đó có sự phát triển....
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    15/05/2016Lê Đăng DoanhChúng ta có nhiều đức tính để đón nhận sự thay đổi rất nhanh chóng khi bước vào thiên niên kỷ của sự sáng tạo và đổi mới, nhưng cũng rất rõ ràng là chúng ta cần xây dựng một tương quan lành mạnh giữa truyền thống với hiện đại, trong đó truyền thống phải tạo cơ sở để tiếp nhận cái mới, những tinh hoa của văn minh nhân loại.
  • Phát huy nội lực

    02/04/2015Nguyễn Trần BạtTừ bao đời nay, người Việt ước mơ xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh". Có thời người ta đặt hy vọng ở nguồn tài nguyên rừng vàng biển bạc, chẳng hạn như dầu mỏ phun lên ồ ạt nhiều hơn cả dầu mỏ Trung Đông. Cũng có người mơ tưởng sẽ có những lực lượng ngoại bang mang lại cuộc đổi đời cho dân tộc. Họ vừa thiếu thực tế vừa sai lầm về mặt lý luận. Chỉ có sức mạnh của chúng ta - nội lực Việt Nam - mới giải quyết được những vấn đề của chúng ta, mới là yếu tố quyết định để biến đổi một nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu thành một quốc gia hùng mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
  • "Phát triển bền vững" nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa

    25/09/2014Trần Hữu DũngTừ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước...
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • Những lực cản của nền kinh tế

    28/09/2005Phan Thế HảiTheo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Vậy đâu là lực cản của nền kinh tế, đâu là nguyên nhân gây nên sự trì trệ hiện nay?
  • Cải cách văn hóa

    17/09/2005Nguyễn Trần BạtVăn hóa hình thành một cách khách quan, tự nhiên và mang trong mình tính lạc hậu tương đối. Cải cách văn hóa là giải pháp duy nhất để ngăn chặn những yếu tố lạc hậu tương đối của văn hóa xâm nhập và ảnh hưởng tiêu cực đến mọi lĩnh vực của đời sống....
  • Vang vọng muôn đời

    26/10/2005TS. Nguyễn Sĩ Dũng"Hỡi đồng bào,Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”...
  • Bản sắc văn hoá - tính tương đối của sự đa dạng

    25/08/2005Ngô Tự LậpThế nhưng chúng ta cũng không thể không nói đến niềm hân hoan khi tiếp xúc với những miền đất lạ, những tiếng nói lạ hay những giai điệu xa xôi. Những gì diễn ra trong quan hệ giữa các nền văn hoá vào phút giây gặp gỡ gieo trồng những cảm xúc giống như tình yêu trai gái khi lần đầu ánh mắt giao nhau. Tất cả nói lên điều gì? Bản sắc đóng vai trò như thế nào trong đời sống nhân loại? Và sự đa dạng về bản sắc có cần đạt đến bằng mọi giá hay không?
  • Học gì từ lộ trình đi đến phồn vinh của người Trung Quốc ?

    21/07/2005Cuộc trò chuyện với TS Harvard Vũ Minh Khương về những kinh nghiệm phát triển của nước bạn ngay trong buổi sáng Chủ tịch nước Trần Đức Lương sang thăm Trung Quốc.
  • Văn hóa và văn minh

    27/10/2005Theo nghĩa cơ bản của nó, thuật ngữ “văn hóa” nghĩa là sự cải thiện hay sự hoàn thiện bản chất. Nông nghiệp cải thiện đất đai và thể dục phát triển cơ thể. Vậy văn hóa con người là sự phát triển tất cả các khía cạnh thuộc bản chất con người – đạo đức , trí tuệ và xã hội. ...
  • Văn minh là gì?

    18/07/2005Huy Vũ dịchVăn minh là trật tự xã hội nhằm đẩy mạnh sự sáng tạo văn hoá. Bốn yếu tố chính tạo nên nó: dự trữ kinh tế, tổ chức chính trị, truyền thống đạo lý cùng sự theo đuổi tri thức và nghệ thuật. Nó bắt đầu ở chỗ hỗn loạn và bất an chấm dứt. Khi sự sợ hãi được khuất phục, lòng hiếu kỳ và tính xây dựng được tự do, và con người bước qua khỏi xung lực tự nhiên để tiến tới sự hiểu biết và và tô điểm đời sống.
  • Toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá

    18/07/2005Dương Thuấn, Mai Văn HaiVăn hoá Việt Nam đang có nguy cơ bị văn hoá nước ngoài lấn át và mất dần đi bản sắc dân tộc! Đã có không ít bài viết cảnh báo về vấn đề này và bày tỏ sự quan ngại đó. Thực tế có đáng lo như vậy hay không? Trước tình hình toàn cầu hoá nhanh chóng như hiện nay, hội nhập là tất yếu, không có con đường nào khác nếu muốn phát triển. Để làm sáng tỏ về vấn đề này, chúng tôi muốn nói đến việc toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác