Phương pháp tiếp cận nhân văn: nhân cách người dạy - nhân cách người học
Thực hiện đường lối đổi mới, hội nhập, mở cửa, chúng ta đã thu được nhiều kết quả tất đẹp, trong đó có giáo dục: Việt Nam đã tham gia vào Tuyên bố Giôm chiêng (1990) và Chương trình hành động Daka (2000) về giáo dục cho mọi người và đã tích cực thực hiện Tuyên bố Giôm chiêng, 96% dân cư biết chữ hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học tháng 12/2000, 2003 Chính phủ Việt Nam đã công bố kế hoạch hành động Quốc gia về giáo dục cho mọi người, bao gồm 4 ngành học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và giáo dục thường xuyên.
Giáo dục cho mọi người là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 với tư tưởng cơ bản là "tiếp tục quán triệt quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo", trong đó đổi mới chương trình và sách giáo khoa và phát triển đội ngũ nhà giáo là các giải pháp trọng tâm". Chính phủ đang chuẩn bị Đề án "xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục", nhằm một lần nữa khẳng định vai trò quyết định của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong việc thực hiện chất lượng giáo dục, đặt đội ngũ này trước những yêu cầu cấp thiết của thời đại đòi hỏi phải bảo đảm đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công việc giảng dạy, giáo dục, đào tạo, theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá.
Thời đại của chúng ta là thời đại của công nghệ thông tin, toàn cầu hoá và kinh tế tri thức, và ở Việt Nam đó là thời fđại công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Người ta cũng gọi thời đại này là "Thời đại học tập" (Bộ giáo dục và việc làm Anh, 1998 công bố văn bản “Thời đại học tập: phục hưng vì một nước Anh mới"), và nhiều nơi đang đưa ra khẩu hiệu tiến tới một xã hội học tập. Người đầu tiên đưa ra cái tên của xã hội mới này xã hội hậu công nghiệp là Edgar Faure trong tác phẩm nổi tiếng của ông "Học tập để tồn tại" (1972), và sau này nhiều tác giả khác tiếp tục phát triển, như P.Jarvis, chủ biên cuốn "Thời đại học tập, giáo dục và xã hội học tập", London, 2001… Xã hội học tập là một quan điểm, một cách tiếp cận mới khẳng định vai trò ngày càng quan trọng, cũng có thể nói là quyết định, của giáo dục đối với xã hội tương lai của loài gười, làm cho mọi người có đầy đủ tinh thần công dân, có tính tích cực xã hội cao, thực hiện được mục tiêu dân chủ thực sự và công bằng xã hội. Quan điểm xã hội học tập cho ta một cách nhìn khách quan về vai trò to lớn của giáo dục đối với kinh tế, và vai trò quyết định đối với kinh tế tri thức. Xã hội học tập là một xã hội mà mọi người đều vận dụng một cách phổ biến phương pháp tiếp cận học tập vào giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống, làm cho bản thân mình phát triển bền vững thành những con người ("tồn tại người"- ở phương Tây hay nói như vậy) cá thể tích cực, có tinh thần hợp tác, những người lao động có chuyên môn tốt và kỹ xảo tay nghề thành thạo. Xã hội học tập cũng có khi gọi là xã hội tri thức.
Hội nghị bàn tròn các Bộ trưởng giáo dục họp ngày 09 và 10/10/2003 tại trụ sở UNESCO ở Paris đã đưa ra thông cáo "Hướng tới xã hội tri thức" (cũng có thể dịch là Hướng tới các cộng đồng tri thức), nhằm xây dựng một cộng đồng toàn cầu hoà bình, dân chủ, bình đẳng, kinh tế phát triển, thịnh vượng và các công dân có cuộc sống có chất lượng. Thông cáo nhấn mạnh: xây dựng xã hội tri thức là con đường nhân văn hoá quá trình toàn cầu hoá, bảo đảm quyền con người, nhân phẩm và đoàn kết. Hội nghị đưa ra các nguyên tắc của xã hội tri thức là:
1. Tự do ngôn luận.
2. Mọi người được tiếp cận với thông tin và tri thức.
3. Tôn trọng nhân phẩm và đa dạng văn hoá, đa dạng ngôn ngữ.
4. Giáo dục có chất lượng cho mọi người.
5. Đầu tư vào khoa học và công nghệ.
6. Chấp nhận, thông hiểu các hệ thống tri thức khác nhau.
Nói đến giáo dục có chất lượng cho mọi người trước hết phải nói đến đội ngũ giáo viên và các cán bộ quản lý giáo dục, như ở trên đã trình bày. Và Chương trình hướng dẫn (FPTQ) của tổ chức UNESCO, ILO và giáo dục quốc tế (EI) về giáo viên và chất lượng giáo dục cũng khẳng định là muốn đạt các mục tiêu của giáo dục cho mọi người một cách có chất lượng thì trước hết phải nói tới việc nâng cao chất lượng của các giáo viên. Đó là những yêu cầu truyền thống của xã hội lâu nay vẫn đề ra với đội ngũ giáo viên. Nhưng ngày nay chúng ta đã đi vào thế kỷ XXI, thời đại mới đòi hỏi cách tiếp cận mới đối với vấn đề chất lượng giáo viên nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục cho mọi người.
Chúng tôi gọi cách tiếp cận đó là cách tiếp cận nhân văn. Cách tiếp cận này dựa trên cơ sở quan hệ nhân văn giũa người dạy và người học trước hết là quan hệ giữa con người và con người: nhân cách của người dạy tác động lên nhân cách của người học. Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI vấn đề con người cùng với vấn đề văn hoá đã nổi lên hàng đầu trong các vấn đề của thời đại (Phạm Minh Hạc, Vấn đề con người đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 01/ 2002). Ở nước ta từ 1991 liên tục có chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước về nghiên cứu con người (KX-07, KHXH-04, KX-05)2 coi con người là mục tiêu và động lực của phát triển kinh tế xã hội và là trung tâm của toàn bộ chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước. Báo cáo của Hội nghị Thiên niên kỷ của LHQ, Tổng thư ký LHQ đã lấy tiêu đề "Chúng ta là những con người" như trong hiến chương LHQ đã ghi, nhấn mạnh chúng ta xây dựng một tương lai trên cơ sở của nhân tính chung của toàn nhân loại trong sự đa dạng của các dân tộc, các con người. Trong Báo cáo này có tư tưởng: "Chúng ta phải đặt con người vào trung tâm của mọi việc chúng ta làm". Tư tưởng này có liên quan mật thiết với tư tưởng xây dựng một "môi trường học tập hướng vào người học" đã khẳng định trong chương trình hướng dẫn FPTQ của ba tổ chức nói ở trên. Sau này nói tới cả "lớp học hướng vào người học", "việc giảng dạy hướng vào người học", cũng có thể nói gộp lại là phương pháp tiếp cận hướng vào người học. Theo tôi, nói ... "hướng vào người học" là cất lõi của cách tiếp cận nhân văn trong giáo dục, nói vậy chính xác hơn là " ... lấy người học làm trung tâm". Nói "lấy người học làm trung tâm" có thể nhầm với quan điểm (Childcentrism) là quan điểm sai lầm do triết học thực dụng và giáo dục học thực dụng đưa ra đầu thế kỷ XX và đã bị lên án, loại bỏ khỏi các chính sách giáo dục của tất cả các nước. Lý luận con người là trung tâm (anthropocentrism, do Philip K.Bách đặt tên) đã từng bị phê phán (Vũ Minh Chi - Tiến hoá văn hoá và cạn kiệt môi trường. Tạp chí Nghiên cứu con người, số 6/2008).
Các Rôgiơ (1902 - 1987), một nhà tâm lý học Mỹ nổi tiếng, là người đầu tiên đưa ra phương pháp giảng dạy hướng vào con người từ những năm 60 của thế kỷ trước. Đây là ý tưởng chính trong phương pháp tiếp cận nhân văn đối với vấn đề chất lượng giáo viên. ông đã trình bày khá đầy đủ, chi tiết nhiều kết quả thực nghiệm của phương pháp này trong cuốn "Tự do học tập" (1969, 1983, 1994 tiếng Anh, 2002 tiếng Nga). Cơ sở triết lý của phương pháp này trước hết là tư tưởng coi trọng con người, người học trước hết là con người, người dạy trước hết là con người, quan hệ dạy và học trước hết là quan hệ con người với con người, hết sức tin 'tưởng ở mỗi con người đều có khả năng tiềm tàng rất phong phú. Trong Tâm lý học, để giải thích bản chất con người, khoa học đã đoạn tuyệt với các thuyết duy tâm coi con người do thần thánh quyết định, chuyển sang thuyết quyết định luận sinh vật (coi cơ thể, di truyền là quyết định) rồi thuyết quyết định luận xã hội (coi hoàn cảnh xã hội là quyết định)... nay người ta đi đến lý thuyết tự quyết định luận: mỗi người tự quyết định số phận của bản thân mình. Trong phương pháp sư phạm hướng vào người học trước hết xuất phát từ nhân tính của con người để đi đến hình thành và phát triển nhân tính ở thế hệ trẻ để mỗi con người phát huy hết tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, đi đến việc truyền thụ (giảng dạy, giáo dục) có chất lượng và có hiệu quả, thể hiện cuối cùng là ở thế hệ trẻ lĩnh hội được các tri thức, kỹ năng, thái độ, các giá trị của thế hệ trước truyền cho và tự thế hệ mình tiếp tục duy trì và phát triển. Trong đó về mỗi phía, trong nhân cách của mỗi người, phải có thái độ khoan dung là thái độ cơ bản của cách ứng xử của bản thân đối với người khác, như Nguyễn Ái Quốc đã viết trong Đường cách mệnh (1927). Gần đây UNESCO đã xây dựng cả một luận điểm về văn hóa khoan dung và lấy năm 1995 là năm khoan dung. Khoan dung là một nội dung cất lõi của phương pháp tiếp cận nhân văn đối với vấn đề chất lượng giáo viên trong thời nay.
Chúng ta đều biết con người hiện đại đã vượt xa được về cơ bản khỏi sự khống chế của thế giới sinh vật để thành người bắt đầu từ khoảng mươi vạn năm nay với con người được đặt tên là người Homo Sapiens nghĩa là con người lý trí. Tuy vậy đến cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI người ta lại chú ý với cả chỉ số thông minh (IQ) lẫn chỉ số xúc cảm (EQ) và một số chỉ số khác như chỉ số sáng tạo (CQ) trong năng lực trí tuệ của con người, rất gần với quan điểm lý - tính của phương Đông. Nói chung lại, chất lượng giáo dục trong thời đại mời phải đáp ứng được yêu cầu của công việc truyền thụ tri thức và giáo dục đạo đức là hoạt động nghề nghiệp chính của người dạy học. Khi bàn về chất lượng giáo dục đầu thế kỷ XXI tôi đã viết bài "Tầm nhìn về chất lượng giáo dục ở Việt Nam" (Tạp chí Giáo dục, số l0/2008).
"Trong thời đại ngày nay việc truyền thụ tri thức phải đáp ứng được yêu cầu của 3 thời kỳ: trước hiện đại (từ Cổ đại), hiện đại (từ Thế kỷ XVII, XVIII), sau hiện đại (từ cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI) Ngày nay vẫn phải giữ đặc điểm của thời trước hiện đại là thời uy quyền và truyền thống có giá trị rất cao, nhất là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong giáo đục thế hệ trẻ. Chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến truyền thụ các tri thức khoa học - kỹ thuật - công nghệ bắt đầu có từ thế kỷ ánh sáng (Thế kỷ XVIII) và tinh thần duy lý từ R.Descartes (1596 - 1650). Nhất là ở nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa nước nhà đã coi khoa học công nghệ cùng với giáo dục là quốc sách hàng đầu, chúng ta cần có tư duy khoa học, tư duy lý luận, thoát khỏi cái biển của tác phong nông nghiệp, làm sao đại trà có tác nhong công nghiệp. Chúng ta lại cũng đang tiến lên hiện đại hóa, tức là phải tiếp cận dần với tinh thần, đặc điểm của hậu hiện đại (cũng có người coi là hậu công nghiệp, hậu hiện đại) Trong thời đại mới này, như trên đã nhấn mạnh, tri thức phải trở thành kinh nghiệm, trải nghiệm, tức là các công cụ tâm lý có tác dụng tích cực đối với việc định hướng, triển khai và điều chỉnh các hoạt động của con người, cộng đồng và xã hội. Trong kinh nghiệm, trải nghiệm chứa đựng cả truyền thống và thế tục, uy quyền và tự chủ cá nhân, duy lí và trực giác, hiện hữu và tiềm tàng, giá trị tinh thần và giá trị vật chất, lợi ích của cá nhân và lợi ích của cộng đồng, văn hoá tin học hoá, đa dạng và bản sắc, khoan dung và bình đẳng... Tóm lại, tri thức chuyển thành thông thái (wisdom), như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói năm 1946: "Chúng ta phải biến dân tộc ta thành một dân tộc thông thái, tức là một dân tộc có dân trí cao và thông minh trong cuộc sống, đủ sức để xây dựng cho mình cuộc sống ấm no, hạnh phúc".
Phương pháp tiếp cận nhân văn đối với chất lượng đội ngũ giáo viên phải bám sát yêu cầu truyền thụ tri thức trong thời đại ngày nay.
Trong văn bản hướng dẫn ba bên (FPTQ), như trên đã trích dẫn, đã nói đến "môi trường giảng dạy hướng vào người học" tức là có yêu cầu về nhiều mặt, trong đó có yêu cầu về phía người dạy, yêu cầu về phía người học, tức là hai nhân vật chính của hoạt động dạy và hoạt động học phải có sự hợp tác rất nhịp nhàng, rất tích cực thì mới đạt được kết quả và hiệu quả của việc dạy và học. Có dịp chúng tôi đã trình bầy hoạt động dạy (bao gồm cả giáo dục) đi liền với hoạt động học và có thể gộp lại là hoạt động dạy, học là hoạt động cùng nhau của người dạy và người học, nghĩa là một hoạt động có chung lý tưởng, động cơ, mục đích xa, mục đích gần, có cùng thao tác, hành động, hoạt động nối tiếp nhau, cả thầy và trò đều là chủ thể của hoạt động này. Phương pháp tiếp cận nhân văn trở thành phương pháp hoạt động cùng nhau, cùng nhau thông cảm, cùng nhau chia sẻ khó khăn, phù hợp với nhau, cùng vui với kết quả, cùng buồn khi chưa đạt được mục đích đặt ra. Tác phẩm nổi tiếng "Giáo dục của cải nội sinh" do J.Đơlơ chủ biên đã khẳng định: đi vào thế kỷ XXI vấn đề quan hệ thầy trò sẽ nổi lên là một vấn đề quan trọng hàng đầu trong đời sống nhà trường. Đây chính là phương hướng nhân văn hoá giáo dục và giảng dạy, hạt nhân của tư tưởng nhân văn hóa nhà trường: Nhân cách văn hoá của người dạy tác động lên sự hình thành và phát triển nhân cách văn hoá của người học. Đây là nội dung cất lõi của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong thời đại ngày nay.
Nói một cách cụ thể về quan hệ cùng là chủ thể trong hoạt động cùng nhau của người dạy và người học, các tác giả tham gia chương trình nghiên cứu của Các Rôgiơ, như Aspy, Roebuch (1975) đã đề xuất một số yêu cầu đối với người dạy:
1. Hãy quan tâm thường xuyên hơn đến tình cảm của người học.
2. Thường xuyên tận dụng hơn mục đích của người học trong tác động qua lại trong giờ học.
3. Đối thoại nhiều hơn với người học.
4. Khen người học thường xuyên.
5. Giao tiếp thích hợp hơn (bớt nghi lễ).
6. Thường xuyên gắn nội dung học tập với kinh nghiệm cụ thể của từng người học (lời giảng nhằm thoả mãn các nhu cầu trực tiếp của người học).
7. Hãy cười nhiều hơn với học sinh". [Sđd. Các Rôgiơ. Tự do học tập, Bản tiếng Nga, Nxb. Smưsl, Mátxcơva, 2002, tr.360-361].
Tăng cường đạo đức và nâng cao tay nghề của giáo viên là như Khung chương trình hành động đã chỉ ra, để đảm bảo chất lượng giáo dục cho mọi người, cụ thể là làm sao cho mọi người được tiếp cận với việc học, bảo đảm được môi trường học tập hướng vào người học, nuôi dưỡng văn hoá học tập trong lớp học, trong nhà trường. Quan hệ nhân văn giữa người dạy và người học diễn ra trong một môi trường cụ thể. Thầy cô giáo, nhà trường cùng gia đình, xã hội, đoàn thể quần chúng phải thường xuyên cùng chăm lo đến môi trường này, làm cho nó thực sự là môi trường sư phạm thuận lợi cho việc tiến hành hoạt động sư phạm. Môi trường này là môi trường văn hoá chứa đựng các giá trị vật thể và phi vật thể của văn hoá cộng đồng (nơi trường đóng), cũng chứa đựng bản sắc của văn hoá dân tộc, văn hoá văn minh Việt Nam và tinh hoa văn hoá nhân loại.
Cách tiếp cận nhân văn trong giáo dục, trong nhà trường, trong phương pháp dạy-học gắn liền vôi cách tiếp cận giá trị là một quy luật tổng quát trong xã hội có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước hết mỗi một con người, mỗi một hoạt động như hoạt động dạy và hoạt động học ở đây, mỗi một cuộc sống riêng của cá thể người phải được coi là một giá trị, mà trong thời cổ đại Protagor (khoảng 490 - 420 TCN) đã coi "con người là thước đo của vạn vật". Mà nghề thầy giáo lại là "một nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý" (Phạm Văn Đồng). Trong xã hội văn minh người ta lấy nghề dạy học là thước đo. Xã hội Việt Nam từ xưa đến nay có truyền thống "tôn sư trọng đạo" cùng với truyền thống hiếu học, thực sự là giá đỡ cho bao nhiêu người tài đã thành tài phụng sự đất nước, và cũng tạo được nền móng xây dựng nên một hệ thống giáo dục tốt đẹp như ngày nay. Người thầy giáo được xã hội, Nhà nước, nhân dân tôn vinh, người dạy học cũng là người mang hệ thống các giá trị của xã hội, nhất là các giá trị truyền thống, giá trị nhân văn đến với người học, từ thế hệ này đến thế hệ khác, bảo đảm dòng đời liên tục mang đậm bản sắc dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. Người dạy học là người định hướng giá trị cho người học và cả thế hệ trẻ, cho đời này và cho mai sau. Trong nội dung chương trình học tập ngày nay bao gồm cả tổ thức, kỹ năng, thái độ và giá trị. Phương pháp tiếp cận nhân văn trong giáo dục coi mỗi một con người cả người dạy lẫn người học, trước hết là một trong những giá trị quý nhất của xã hội, của cộng đồng, và mỗi một con người trong cuộc đời của mình mang một hệ thống giá trị thước đo giá trị, thang giá trị, định hướng giá trị, phản ánh cách chấp nhận của từng người đối với hệ thống giá trị, thước đo giá trị, thang giá trị, định hướng giá trị của gia đình, xã hội... mà người đó là thành viên. Đó chính là nhân cách mà nhà trường chúng ta phải giáo dục cho thế hệ trẻ. Cách chấp nhận này được hình thành và phát triển (thay đổi) tuỳ theo thời điểm và hoàn cảnh, điều kiện giáo dục, tự giáo dục, hoạt động, thích nghi và sáng tạo của từng người. Cách chấp nhận này phản ánh khoảng cách càng nhỏ, giá trị nhân cách càng lớn, và ngược lại khoảng cách càng lớn, giá trị nhân cách càng nhỏ, và trường hợp khoảng cách là số âm là trường hợp suy thoái nhân cách.
Ở nước ta hiện nay trong quá trình nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, chúng ta phải làm cho đội ngũ này tự giác ngộ sứ mệnh vẻ vang của mình, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề, tự tu dưỡng và giáo dục thế hệ trẻ theo hệ thống giá trị mà Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương khoá VIII đã khẳng định (Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.58 - 59):
" Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến hộ xã hội.
Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.
Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực".
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVăn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường