Những yêu cầu đổi mới cơ bản giáo dục nước ta

12:52 CH @ Thứ Hai - 07 Tháng Tám, 2006
Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Ðảng khẳng định, yêu cầu mới của nền giáo dục là: Chuyển từ chủ trương giáo dục cho mọi người sang chủ trương mọi người đều phải thực hiện việc học tập suốt đời.

Vấn đề mấu chốt trong đổi mới sự nghiệp giáo dục Việt Nam mà Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Ðảng khẳng định là "Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục". Ðây là cách đặt vấn đề giáo dục với yêu cầu mới: Chuyển từ chủ trương giáo dục cho mọi người sang chủ trương mọi người đều phải thực hiện việc học tập suốt đời. Cách đặt vấn đề trên căn cứ vào tư tưởng Hồ Chí Minh về sự học, đồng thời căn cứ vào yêu cầu đổi mới giáo dục của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Ðến thăm lớp nghiên cứu chính trị khóa I Trường đại học nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân"(H).

Ngày nay, trước bối cảnh phát triển như vũ bão của thế giới hiện đại, tư tưởng về sự học hành của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị.

Khái niệm học tập (hay giáo dục) suốt đời cần phải được hiểu khác trước thì nó mới có tác dụng như một chiếc chìa khóa để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những năm đầu của thế kỷ 21 như tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển xã hội bền vững, xóa nghèo toàn diện: nghèo về tri thức, nghèo về nhân văn và nghèo về thu nhập. Như vậy, sự hiểu biết của chúng ta về học tập suốt đời là phải từ bỏ quan niệm và thái độ truyền thống về phân biệt giữa giáo dục ban đầu và giáo dục liên tục. Giáo dục ban đầu bao gồm giáo dục từ mầm non (giáo dục nhà trẻ và mẫu giáo) đến giáo dục đại học. Nếu chủ trương giáo dục cho mọi người thì hệ giáo dục ban đầu đã có đủ khả năng để mỗi cá nhân trong xã hội được thụ hưởng một lần trong đời mình. Còn nếu chủ trương học tập suốt đời thì phải đầu tư thật sự cho hệ giáo dục liên tục để cho người lao động và người lớn (mà trong văn kiện của Ðại hội X của Ðảng đã nhấn mạnh là hệ giáo dục cho người trung niên trở lên) luôn tìm thấy cơ hội học tập và điều kiện học tập dưới một hình thức giáo dục ngoài nhà trường, cũng không loại trừ việc học trong hệ nhà trường chính quy.

Mô hình giáo dục mở ghi trong văn kiện Ðại hội X của Ðảng chính là mô hình gắn kết giáo dục ban đầu và giáo dục liên tục thành một hệ thống, trong đó tại bất cứ thời điểm nào và bất cứ không gian nào, mỗi thành viên trong xã hội, không phân biệt tuổi tác, giới tính, thành phần xã hội, nghề nghiệp và địa vị xã hội đều có thể tiến hành việc học tập theo nhu cầu của cá nhân như để nâng cao học vấn, hoàn thiện tay nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, lấp những lỗ hổng trong kiến thức quản lý, trau dồi văn hóa lãnh đạo, tu dưỡng đạo đức.

Mô hình giáo dục lý tưởng ấy chính là mô hình xã hội học tập mà Ðảng ta đề cập từ Ðại hội IX và khẳng định phải phát triển nó một cách tích cực trong những năm trước mắt. Việc thực hiện được mô hình ấy hay không tùy thuộc rất nhiều vào việc khắc phục thái độ và quan niệm lỗi thời hiện nay về giáo dục thường xuyên - hệ thống bảo đảm cho giáo dục liên tục được mở rộng cho một lượng người học ít ra cũng nhiều gấp ba lần so với số người theo học hệ giáo dục ban đầu. Chừng nào mà còn coi nhẹ giáo dục thường xuyên thì chừng đó, giáo dục thường xuyên vẫn không khác cách tổ chức học bổ túc văn hóa của mấy chục năm về trước. Trong xã hội hiện đại, việc tổ chức hệ giáo dục thường xuyên là để con người thực hiện việc học suốt đời. Giáo dục thường xuyên đáp ứng những thách thức của một thế giới nhanh chóng thay đổi, nó mở ra sự đa dạng hóa hết sức rộng rãi đối với các hình thức học tập để mọi tài năng đều được phát huy, những thất bại học đường sẽ bị hạn chế, giúp cho người có nhu cầu học, đặc biệt là thế hệ trẻ loại bỏ được cảm giác bị loại thải trong cuộc sống xã hội và luôn nhìn thấy viễn cảnh phát triển của cá nhân mình.

Ðể đổi mới hệ thống giáo dục thường xuyên ở nước ta, các nhà lãnh đạo và quản lý giáo dục cần vượt ra khỏi sách giáo khoa giáo dục học và tâm lý học truyền thống, trong đó cắt khúc đời sống con người thành các giai đoạn tuổi thơ, tuổi trẻ học đường, tuổi lao động, tuổi về hưu...; nghĩa là, biệt lập từng giai đoạn phát triển của con người. Trong xã hội ngày nay, cách nghĩ và cách hiểu đó không đáp ứng được những đòi hỏi của tương lai bởi bây giờ là thời điểm buộc mọi người thấy rằng, không thể hy vọng tích lũy một lần đã đầy đủ vốn tri thức để dùng cho cả cuộc đời. Người ta sẽ sống lâu hơn, giờ lao động trong ngày sẽ rút bớt đi, nhưng tri thức ngày càng nhiều lên, bất cứ lứa tuổi nào cũng phải được trang bị những kiến thức mới, những kỹ năng mới thì mới thích ứng với lối sống của xã hội hiện đại. Dừng việc học tập là chấp nhận việc bị loại ra khỏi thế giới năng động. Khi tổ chức hệ giáo dục thường xuyên trong thời đại điện tử (trong xã hội thông tin), nhà giáo dục cần nhận thức rõ một điều: Công nghệ mới có nguy cơ lớn nhất là tạo ra sự phân biệt và sự khác biệt. Những chênh lệch mới đang xuất hiện và tăng lên giữa các quốc gia khác nhau, tức là giữa những quốc gia đã thích ứng với những công nghệ mới với những quốc gia đang thiếu khả năng tiếp cận với những công nghệ mới vì lý do nào đó. Song, trong nội bộ một quốc gia, giữa những người có khả năng sử dụng công cụ mới và những người thiếu khả năng ấy cũng có những khác biệt. Sự khác biệt như thế là nguồn gốc của hiện tượng mất dân chủ và không ít hiện tượng tiêu cực khác trong xã hội ngày nay như sự phân hóa giàu nghèo mang tính thời đại, những nguy cơ mới của những người "mù" tin học, v.v.

Sự phát triển hệ giáo dục thường xuyên, hiểu theo đúng khái niệm hiện đại, là để con người tránh được tình trạng rơi vào cảnh chỉ được tiếp cận với những thông tin mang tính chất "ăn xổi ở thì" và chỉ với tay tới những công nghệ lạc hậu. Trong văn kiện Ðại hội X của Ðảng có nhấn mạnh đến mục tiêu "hiện đại hóa" giáo dục. Có lẽ, đối với hệ giáo dục thường xuyên của nước nhà, cần lấy tư tưởng nêu trên để soi sáng cho cách làm trong những năm tới đối với hệ thống này.

Ðể triển khai hệ giáo dục thường xuyên, chúng ta cần có sự tiếp cận nhanh hơn với hệ thống này ở những nước đã có chiều sâu phát triển. Trước hết, cần lưu ý rằng, coi nhẹ giáo dục thường xuyên, có thái độ phân biệt cứng nhắc giáo dục chính quy với giáo dục thường xuyên sẽ làm cho giáo dục thường xuyên không thể trở thành một phong trào quần chúng rộng lớn. Quan trọng hơn là, coi thường giáo dục thường xuyên sẽ là thái độ không ủng hộ việc tổ chức học tập suốt đời mà ta mong muốn.

Hệ giáo dục thường xuyên có quan hệ mật thiết và song hành với giáo dục chính quy. Giáo dục chính quy là hệ giáo dục quy định rất chặt chẽ và chi tiết về mục tiêu, nội dung, phương pháp, sách giáo khoa, thiết bị dạy học, thời lượng học toàn năm và toàn kỳ, kiểm tra, thi cử, v.v. Trong khi đó, giáo dục thường xuyên cho người lớn thường rất đa dạng về hình thức, bao gồm giáo dục không chính quy, giáo dục phi chính quy, giáo dục bán chính quy và giáo dục cận chính quy. Giáo dục không chính quy tuy vẫn có tính trường quy nhưng lại mềm dẻo về kế hoạch lên lớp, phương pháp đào tạo, tài liệu học tập, cách thức quản lý, tiến độ và thời gian tiến hành, v.v. Giáo dục phi chính quy được tổ chức linh hoạt bởi lấy sự tự học làm phương thức học tập chủ yếu và mục tiêu là cần gì thì học nấy. Người ta có thể học qua các lớp bồi dưỡng, qua đài truyền hình, qua các hình thức trao đổi ý kiến rất linh hoạt, giúp cho người học tìm được cách học phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh sống, thỏa mãn được nhanh chóng nhu cầu học để phục vụ sản xuất và đời sống. Giáo dục bán chính quy hay cận chính quy là giáo dục theo phương thức vừa học vừa làm, nội dung học bám sát chương trình quốc gia nhưng cách tổ chức học và kiểm tra, đánh giá lại linh hoạt hơn. Ðó là những hình thức giáo dục nằm giữa hệ chính quy và hệ không chính quy.

Những người học hệ chính quy (đặc biệt là thế hệ trẻ) sẽ tiếp tục học theo các hình thức khác nhau của hệ giáo dục thường xuyên. Song, điều đó không có nghĩa là người học hệ thường xuyên không còn cơ hội quay lại trường học chính quy. Ðối với những người lao động có nhiều sáng kiến, nhiều kinh nghiệm, lại có thành tích cao trong học tập ở hệ giáo dục thường xuyên thì nhà trường chính quy đặc biệt là trường đại học cần mở rộng cửa tiếp đón họ, tạo điều kiện để phát huy mạnh mẽ năng lực tiềm tàng trong họ.

Giáo dục thường xuyên luôn gắn chặt với cộng đồng, mục tiêu của nó nhằm tạo nguồn nhân lực phục vụ những nhiệm vụ kinh tế - xã hội của từng địa phương nên cách tổ chức của nó thường bám chắc trong từng cộng đồng. Hiện nay, ở nước ta đang phát triển những trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh và huyện, những trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường. Trong tương lai gần, sau khi cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở thì những trung tâm này phải có nội dung đào tạo, bồi dưỡng tương đương trung học để hỗ trợ mục tiêu phổ cập giáo dục bậc trung học. Và sau việc hoàn thành nhiệm vụ giáo dục bắt buộc ấy, chắc chắn là sẽ xuất hiện những trung tâm bổ túc sau trung học, những cao đẳng hoặc đại học cộng đồng, v.v.

Vấn đề học suốt đời tất dẫn đến chủ trương phát triển rộng rãi hệ đại học mà ở nhiều nước, người ta gọi là đại chúng hóa đại học. Ðây là câu hỏi buộc chúng ta phải tìm lời giải đáp từ bây giờ, bởi vì, sẽ đến một lúc trên thị trường lao động sẽ có nhu cầu nhân lực ở trình độ đại học nhiều hơn. Lúc đó, văn bằng đại học là điều kiện để người ta củng cố vững chắc hơn nơi làm việc đã kiếm được và học vấn đại học sẽ bảo đảm cho người ta thăng tiến nhanh hơn, tăng thu nhập vững chắc hơn, v.v.

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển hệ đại học mà Ðại hội X của Ðảng đã đề ra, chúng ta cần đánh giá cho đúng vai trò của trường đại học trong thế giới hiện đại. Giáo dục đại học là một động lực mạnh để phát triển kinh tế - một động lực mà giáo dục trung học không thể tạo ra được. Song, cũng phải thừa nhận rằng, giáo dục đại học luôn là tiêu điểm của việc học trong xã hội. Trường đại học vừa lưu giữ, vừa sáng tạo những tri thức, lại là nơi chuyển tải kinh nghiệm văn hóa và khoa học - công nghệ cho các thế hệ theo học.

Trên quan điểm phát triển giáo dục suốt đời thì phải giữ các luận điểm sau:

- Áp lực xã hội và nhu cầu của thị trường lao động đã và sẽ làm đa dạng hóa mạnh mẽ các cơ sở đào tạo đại học. Các trường đại học sẽ không còn độc quyền về giáo dục đại học; hệ thống giáo dục đại học sẽ dần dần phức tạp về cơ cấu, chương trình, số lượng sinh viên, quan hệ quốc tế, v.v.

- Trong vai trò xã hội của mình, các trường đại học có thể sử dụng quyền tự chủ vào việc tranh luận những vấn đề lớn về đạo đức và khoa học mà xã hội sẽ phải đối mặt. Mặt khác, trường đại học là cầu nối với chỗ còn lại của hệ thống giáo dục, bằng cách cung cấp cho người lớn khả năng trở lại việc học và thực hiện chức năng của một trung tâm nghiên cứu làm phong phú và bảo tồn nền văn hóa.

- Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của các cơ sở đào tạo đại học sẽ cung cấp cơ sở nền tảng cho các chương trình phát triển, cho việc hoạch định chính sách và đào tạo nguồn nhân lực ở trình độ trung, cao cấp.

Giáo dục đại học phải trở thành công cụ để cải cách và đổi mới nền giáo dục của quốc gia.

- Các trường đại học phải sẵn sàng đáp ứng nhu cầu làm chủ công nghệ của nông dân và công nhân trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trường đại học vừa phải cung cấp những chuyên gia quen thuộc với những công nghệ tiên tiến, nhưng mặt khác có nhiệm vụ làm tăng năng lực trí tuệ của người lao động tăng lên ở mọi trình độ.

- Vai trò quan trọng của các trường đại học quốc gia và địa phương là làm cầu nối giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển.

- Các cơ sở đại học có nhiệm vụ lấp dần khoảng trống về kiến thức và làm phong phú thêm đối thoại giữa các dân tộc và các nền văn hóa.

Như Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng đã chỉ ra, trong nhiệm kỳ này, toàn Ðảng, toàn dân phải đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới giáo dục. Cốt lõi của vấn đề đổi mới giáo dục là xây dựng nước ta trở thành một xã hội học tập, lấy tư tưởng học tập suốt đời làm sợi chỉ đỏ xuyên suốt các hệ thống giáo dục trong xã hội.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhà trường xưa và nay

    25/03/2019Bác sĩ Nguyễn Khắc ViệnXã hội mới đòi hỏi có một nhà trường mới, luận điểm dĩ nhiên ấy, nói lên thì dễ nhưng suy nghĩ cho ra và thực hiện được một nhà trường mới lại rất khó. Có thể nói những nhược điểm của nhà trường hiện nay là do tiếp tục thực hiện một kiểu mẫu nhà trường cũ trong một xã hội mới. ...
  • Tư duy sáng tạo và phê phán trong giáo dục Mỹ

    30/09/2014Dương Ngọc DũngCó lẽ trong tất cả giảng trình tạo Đại học Harvard không có giảng trình nào thu hút nhiều sinh viên ghi danh học như giảng trình 101 tư duy về tư duy (101 thinking about thinking – 101 là mã số chung cho tất cả các giáo trình nhập môn tại đại học Mỹ).
  • ''Phải tiến hành cuộc cách mạng giáo dục''

    16/06/2014''Nền giáo dục của chúng ta đang thực sự xuống cấp'', ''phải nhìn những tiêu cực trong giáo dục hiện nay như là một khối u nguy hiểm để triệt bỏ tận gốc''; ''đã đến lúc phải tiến hành cuộc cách mạng giáo dục''... Đó là những ý kiến thẳng thắn của các giáo sư trong buổi làm việc lấy ý kiến về dự thảo đề án ''Triển khai, thực hiện cuộc vận động toàn dân xây dựng - cả nước trở thành một xã hội học tập'', do Trung ương Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tổ chức hôm qua (4/9/2003)...
  • Chân dung người học suốt đời

    14/04/2014Học tập suốt đời trước hết là vấn đề của mỗi cá nhân vì mục tiêu cuối cùng của các chính sách hay chương trình hành động giáo dục dù ở cấp độ quốc gia hay toàn cầu là giúp cho mỗi cá nhân đạt được những kiến thức, kỹ năng và thái độ mới để đối phó với những thay đổi nhanh chóng của hoàn cảnh xã hội...
  • Singapore - xây dựng chế độ học tập suốt đời

    26/10/2013Trong lễ khai trương Trung tâm phát triển kỹ năng của Singapore ngày 11-2-1999, Thủ tướng Singapore ông Goh Chok Tong đã tuyên bố: "Singapore sẽ lập ra chế độ học tập suốt đời trong nhân dân cả nước". Ông nói: dưới chế độ học tập suốt đời - còn được gọi là trường học suốt đời (School of Lifelong Learning), mọi công nhân viên chức, người lao động sẽ nhận được các nguồn thông tin liên quan đến việc tham gia học tập, huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp, ...
  • “Emile, hay vấn đề giáo dục”

    22/08/2013Dương Thị Ngọc DungEmile, hay vấn đề giáo dục chính là "tuyên ngôn giải phóng tuổi trẻ " với lý luận đòi tự do cho con người cá nhân ở lứa tuổi thiếu niên. Xuyên suốt năm quyển - tương ứng với năm giai đoạn phát triển khác nhau của thời kỳ niên thiếu, từ lúc mới sinh ra cho đến khi trở thành một công dân trong xã hội - tư tưởng của Rousseau đều nhằm vào một mục đích duy nhất là tạo ra mẫu người công dân tự do cho một xã hội dân chủ lý tưởng...
  • Cần có một nền học của ta và cho ta?

    23/06/2006Phan Đình Diệu (2004)Gần một trăm năm trước, trước những xáo động trong nền học vấn nước nhà, nhiều bậc thức giả tâm huyết hồi đầu thế kỷ 20 đã từng trăn trở: “Xưa khi học sách Tàu thì làm học trò Tàu, ngày nay học sách Tây chỉ làm học trò Tây mà thôi..... Từ xưa đến nay, nước ta quả không có quốc học thật....
  • Nghĩ về chuyện dạy và học

    10/04/2006Khi nền giáo dục Phương tây quan tâm chú trọng tới phương thức học gọi là "tấn công não" - tức lấy người học làm trung tâm, thì ở Việt Nam điều đó còn thật mới lạ và nó vẫn chưa được quan tâm đúng mức...

  • Trường Đại học duy lý và ý tưởng tự trị Đại học

    19/02/2006Ngô Tự Lậpcha đẻ thực thụ của trường Đại học hiện đại chính là Immanuel Kant (1724 -1804), người đã kết hợp triết học duy lý (rationalism) của Descartes với triết học duy nghiệm (empiricism) của Bacon và mở đầu cho thời kỳ Khai Sáng...
  • Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi ra bằng con đường nào?

    21/12/2005Nguyên NgọcKhi bàn về giáo dục ở nước ta hiện nay, nhiều người thường thống nhất với nhau: Thôi, không nên nói tình hình nữa, tình hình giáo dục, những căn bệnh của giáo dục đang khiến cả xã hội không thể yên tâm, thì ai cũng biết và nhận ra cả rồi. Vấn đề bây giờ là cần tìm giải pháp nào để thay đổi được. Tôi bây giờ nghĩ khác. Chúng ta có thể thấy rõ điều ta vẫn yên trí là vậy hóa ra không phải là vậy...
  • Xã hội hoá giáo dục

    15/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupGiáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội. Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục Việt Nam hiện nay - nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam - đặt ra vấn đề phải cải cách giáo dục và xã hội hóa giáo dục là một trong những giải pháp được đặt ra sôi nổi nhất. Phải khẳng định, xã hội hóa giáo dục là tinh thần, là nội dung quan trọng nhất của cải cách giáo dục, đảm bảo sự thành công của cải cách giáo dục?
  • Kiến nghị: Chấn hưng, cải cách, hiện đại hoá giáo dục

    02/07/2005Bản kiến nghị này gồm ba phần. Phần đầu phân tích thực trạng của giáo dục để tìm ra cái gốc các khó khăn và bất cập hiện nay. Phần thứ hai đề xuất phương hướng hiện đại hoá giáo dục để khắc phục các khó khăn và bất cập một cách cơ bản. Phần thứ ba trình bày một số giải pháp cấp bách cần thực hiện để trả lại môi trường hoạt động bình thường cho giáo dục, và mở đường chuyển dần sang cải cách, hiện đại hoá toàn hệ thống.
  • Phải thay cách làm giáo dục

    21/12/2003Đây là bài phát biểu của GS-TSKH Hồ Ngọc Đại tại hội thảo “Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo?” với chủ đề: tiếp tục giải quyết mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phát triển qui mô, vừa phải đảm bảo chất lượng với điều kiện hạn hẹp về nguồn lực, do Bộ Giáo dục - đào tạo và báo Nhân Dân phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 23-12-2003...
  • Để xây dựng một xã hội học tập

    18/11/2003Mới đây, Hội Khuyến học Việt Nam cùng với Bộ Giáo dục – Đào tạo và một số ngành liên quan đã có đề nghị lên Chính phủ về việc triển khai cuộc vận động "Toàn dân xây dựng cả nước trở thành một XHHT". Sau khi đã xem xét, ngày 27/10/2003, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã có ý kiến chỉ đạo về đề án "Xây dựng XHHT ở Việt Nam". Theo đó Thủ tướng nhấn mạnh: Việc xây dựng XHHT là hết sức cần thiết. Bộ GD-ĐT chủ trì cùng Hội Khuyến học và các bộ, ngành có liên quan xây dựng đề án về xây dựng XHHT trình Chính phủ trước ngày 30/12/2003...
  • Giáo dục Việt Nam: ngôi nhà cần đổ lại móng

    11/11/2003Ông lão 79 tuổi gầy nhom, tóc điểm bạc, ngày ngày còng lưng trước chiếc máy tính đời cũ để vào mạng kiếm thông tin. Lúc nào học trò ông cũng nườm nượp đến xin thụ giáo. Nhiều người vẫn ngạc nhiên hỏi đi hỏi lại: "Từ lúc nghỉ hưu thầy dạy 20 năm nữa mà sao chưa hết vốn?". Vị giáo sư già tủm tỉm cười: "Tôi học nhờ Internet cả đấy". Vị giáo sư ấy là tiến sĩ khoa học Dương Thiệu Tống.
  • xem toàn bộ