Sửa lại từ tiểu học

08:09 SA @ Thứ Tư - 07 Tháng Mười Hai, 2005

Dư luận xã hội hiện nay đang nói nhiều về nhu cầu có một sự cải cách về giáo dục. Nhu cầu có là có thực. Nền giáo dục của chúng ta đã đi qua một chặng đường dài. Trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn, nó đã làm được rất nhiều việc. Nhưng giờ đây đất nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới, tất yếu giáo dục phải cải cách, phải thay đổi.

Bắt đầu từ đâu?

Chúng ta thường nói về giáo dục toàn diện như một nguyên lý chung, nhưng ít khi quan tâm đến bản chất của giáo dục toàn diện là như thế nào và giáo dục toàn diện ở tiểu học thì khác ở PTTH ra sao.

Ở các nước, việc đào tạo giáo viên tiểu học rất được chú trọng. Các trường Đại học Sư phạm quốc gia chủ yếu là đào tạo giáo viên tiểu học. Giáo viên THCS và PTTH có thể do khoa giáo dục ở các Đại học khác đào tạo.

Mấy chục năm qua, mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội còn nghèo nàn và lạc hậu, chúng ta đã thực hiện được chương trình phổ cập tiểu học, bảo đảm cho hàng chục triệu trẻ em đến tuổi được đến trường. Đó là một nỗ lực và thành tích rất lớn. Nhưng cũng chính vì phải lo cho một số lượng lớn trẻ em đi học, vượt quá khả năng hậu cần của Nhà nước và của từng hộ gia đình, lại bị bó buộc trong những quan điểm tư tưởng hạn hẹp nên trong giáo dục tiểu học ở nước ta cũng còn rất nhiều điều bất cập, nhất là so với đòi hỏi của hoàn cảnh mới.

Xuyên qua tất cả những thiếu sót cụ thể về chương trình, sách giáo khoa, cách dạy, cách học, cách thi cứ nổi lên một vấn đề cốt lõi, đó là sự thiếu hụt một triết lý trong giáo dục tiểu học, yếu tố có tính chất quyết định, chi phối toàn bộ các khâu trong công tác giáo dục ở bậc học này.

Chẳng hạn, chúng ta thường nói về giáo dục toàn diện nhu một nguyên lý chung, nhưng ít là quan tâm đến bản chất của giáo dục toàn diện là như thế nào và giáo dục toàn diện ở tiểu học thì khác ở phổ thông trưng học ra sao. Cũng như chúng ta thường nói nhà trường phải dạy trí, đức, thể, mỹ.

Nhưng liệu cái trật tự trí, đức, thề, mỹ này có giống nhau ở các cấp học không, liệu đối với tiểu học phải chăng trật tự ấy lại là thể, mỹ, đức, trí? Liệu giáo dục tiểu học có phải là lò luyện đan của tri thức không, nếu đúng thì những lời kêu ca của phụ huynh về tình trạng trẻ em phải học quá nhiều chắc là có cơ sở?

Học hay rèn luyện?

Giáo dục trẻ em, trước hết là trẻ em ở tiểu học là giúp hình thành một con người. Con người đi từ thời thơ ấu đến lúc bước vào đời. Cũng tương tự như nhân loại đi từ con người nguyên thuỷ đến con người văn minh. Trong toàn bộ sự hình thành của con người thì giai đoạn từ lứa tuổi mẫu giáo đến tiểu học là giai đoạn cơ bản nhất. Những gì có được ở lứa tuổi này sẽ đặt nền tảng cho toàn bộ sự phát triển về sau của một con người. Trong đời sống của trẻ em ở giai đoạn này có ba yếu tố quan trọng.

Thứ nhất, đây là thời kỳ hình thành về thể chất. Nhiều khi chúng ta quan tâm đến những mặt khác mà quên mất rằng để có một đứa trẻ lành lặn, khoẻ mạnh cũng là một hạnh phúc và đó cũng phải được xem là một mục tiêu của giáo dục. Mục tiêu ấy thấm nhuần tinh thần nhân văn sâu sắc, một thứ nhân văn phục hưng đã bị nền văn minh duy lý lấn át trong nhiều thế kỷ qua. Bất chấp điều đó khát khao về sự hoàn thiện của con người, ít nhất là một cơ thể khoẻ mạnh và đẹp đẽ vẫn là ước mơ giản dị và bền bỉ của mỗi người, của nhân loại. Tuy nhiên, quan tâm đến sự hình thành thể chất của trẻ không phải chỉ là giúp trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh mà còn yêu cầu phải phát triển ở trẻ năng lực của các giác quan và các bộ phận khác như tay, chân. Chính những năng lực này có một ý nghĩa rất lớn đối với việc học tập cũng như bồi dưỡng những kỹ năng lao động, kỹ năng sáng tạo, thưởng thức nghệ thuật và những kỹ năng sống khác không chỉ cần cho trẻ em trong những năm học mà còn cả trong suốt cuộc đời của mình. Điều này cũng có nghĩa là việc hình thành thể chất cho trẻ em không chỉ liên quan đến môn giáo dục thể chất mà còn gắn bó chặt chẽ với giáo dục thẫm mỹ, giáo dục lao động.

Thứ hai, tuổi học sinh ở tiểu học là tuổi chơi. Chơi là đặc điểm nổi bật nhất trong hoạt động sống của trẻ. Khi đứa bé chưa bị buộc phải làm để sống thì hoạt động cơ bản của nó là chơi. Nó lớn lên trong chơi và chơi trở thành phương thức sinh tồn quan trọng của nó. Nhiều điều mà người lớn phải học, phải tập một cách khó khăn mới đạt được thì trẻ em dễ dàng có được trong khi chơi (bơi lội, đi xe đạp, học ngoại ngữ...). Không hiểu điều này tức là không hiểu một nhu cầu lớn của trẻ cũng như không hiểu được phương thức giáo dục quan trọng đối với trẻ. Dành thời gian cho trẻ chơi không chỉ là để giúp các em nghỉ ngơi cho đỡ mệt, lấy sức học tiếp mà cái chính là cuộc sống ở lứa tuổi ấy đòi hỏi. Đồng thời làm hay học đối với trẻ cũng chỉ là một thứ chơi, dạy trẻ học và làm bằng cách chơi là một phương thức giáo dục phù hợp với tâm thức của trẻ, vừa làm cho trẻ thấy hứng thú, vừa mang lại kết quả mong muốn.

Thứ ba, đây là lứa tuổi tiếp thu những bài học đầu tiên trong việc hình thành trí thức và nhân cách, vì vậy những gì có được mang tính chất nền tảng, sẽ ảnh hưởng lâu dài trong những chặng đường học tập và sức học tiếp mà cái chính là cuộc sống ở lứa tuổi ấy đòi hỏi. Đồng thời làm hay học đối với trẻ cũng chỉ là một thứ chơi, dạy trẻ học và làm bằng cách chơi là một phương thức giáo dục phù hợp với tâm thức của trẻ, vừa làm cho trẻ thấy hứng thú, vừa mang lại kết quả mong muốn sống tiếp sau của trẻ. Kinh nghiệm cho thấy ở tiểu học mà học sinh viết chữ xấu thì lên các lớp trên sẽ không thể viết đẹp được. Nhiều đức tính như cẩn thận, lễ phép nếu được dạy dỗ nghiêm túc từ nhỏ sẽ trớ thành những tính cách của trẻ cả khi đã bước vào đời.

Vì vậy đối với giáo dục tiểu học cái chuẩn rất quan trọng. Chuẩn ở đây không phải là những giáo điều mà là những chuẩn mực tiêu biểu cho sự hoàn thiện, tính nghiêm túc, thể hiện cả trong các trí thức được dạy trong những yêu cầu về nhân cách đồi với học sinh, thậm chí cả trong hành vi của thầy cô giáo, trong nếp sống, lối sinh hoạt của nhà trường.

Kiến thức hay năng lực tư duy?

Nhiều người có cảm giác là hiện nay ngay ở tiểu học việc dạy cũng thiên về cung cấp tri thức. Có những điều hình như chúng ta đang làm ngược. Chẳng hạn ở môn tiếng Việt, cái chính là dạy các em kỹ năng viết câu cho đúng, biết cách diễn đạt thì chúng ta lại dạy những kiến thức về tiếng Việt, dạy cách cảm nghĩ. Ở lứa tuổi cảm nghĩ của trẻ em rất phong phú, hấp dẫn, cái chính là các em không biết diễn tả nó thôi.

Trong khi đó ở môn toán thay vì phát triển ở trẻ em một tư duy toán, chúng ta lại quá thiên về dạy các kỹ năng làm tính là cái mà trẻ em có thể học rất nhanh và ngày nay có thể sử dụng máy tính để thực hiện dễ dàng. Cũng tương tự như vậy, đối với những lớp nhỏ của bậc tiểu học, việc học nhạc, hoạ thực ra là học hát, học vẽ là chính chứ chưa phải học cảm học nghĩ, lại càng không phải là học nhạc lý, hoạ lý. Bởi vì ở tuổi này, việc "giáo dục” các giác quan có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hình thành năng lực thẩm mỹ ở giai đoạn tiếp sau.

Xét theo quan điểm nay hiện nay ở tiểu học còn một môn nữa cũng rất cần nhưng chưa được dạy là múa. Tăng cường các môn giáo dục thẩm mỹ và thể chất ở tiểu học theo chúng tôi là một yêu cầu của đổi mới chương trình. Nguyên lý giáo dục toàn diện được thực hiện đầy đủ nhất chính là ở bậc tiểu học. Không ở đâu bằng ở đây các hoạt động nhận thức, sự hình thành nhân cách và hoạt động thẩm mỹ, vui chơi lại gắn bó chặt chẽ với nhau trong một tổng thể thống nhất như vậy. Không hiểu điều này là không hiểu một đặc điểm hết sức cơ bản của giáo dục tiểu học.

Những lớp học ở tiểu học không thể giống như những lớp học ờ phổ thông trung học. Sự nghiêm túc có trật tự theo kiểu truyền thống có khi hại hơn là lợi. Chỉ có trong hoạt động trẻ em mới bộc lộ hết năng lực sống và tính cách của mình. Năng lực và tính cách ấy được hình thành phát triển trong hoạt động và cũng được rèn luyện, uốn nắn trong quá trình này nhờ sự phát triển và chỉ bảo của giáo viên. Những hoạt động như vậy không chỉ trông chờ vào sáng kiến và nhiệt tình của thầy cô giáo mà phải được thiết kế và đảm bảo ngay từ trong chương trình giáo dục.

Yếu tố quyết định

Giáo dục trẻ em, trước hết là trẻ em ở tiểu học là giúp hình thành một con người. Con người đi từ thơ ấu đến lúc bước vào đời. Cũng tương tự như nhân loại đi từ con người nguyên thủy đến con người văn minh.

Cuối cùng những yêu cầu trên đây sẽ không thể thực hiện được nếu không có người thầy, người thầy đóng vai trò quyết định. Ở các nước, việc đào tạo giáo viên tiểu học rất được chú trọng. Các trường Đại học Sư phạm quốc gia chủ yếu là đào tạo giáo viên tiểu học. Giáo viên THCS và PTTH có thể do khoa giáo dục ở các Đại học khác đào tạo. Giáo viên tiểu học cũng phải học 4 năm và dĩ nhiên họ cũng được hưởng một chế độ lương không thua kém giáo viên ở các bậc học khác. Ở nước ta hiện nay, giải quyết vấn đề người thầy là một bài toán khó. Nhưng khó không có nghĩa là không có lời giải. Lời giải cho bài toán giáo dục nói chung và giáo viên nói riêng, nói cho công bằng, phụ thuộc trước hết và cơ bản vào những yếu tố có tính chất vĩ mô, sau đó là sự hiểu biết và quyết tâm thực sự của những người có trách nhiệm của ngành và cuối cùng mới là của chính những người đang đứng lớp.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ung bướu cần cắt bỏ

    03/11/2005Nhà giáo Trần Hữu TrùSinh thời, NGND Nguyễn Lân đã phát biểu: "Cấm tiệt cái việc dạy thêm". Ông phản đối, lên án kịch liệt tình trạng in ấn xuất bản quá nhiều sách "ăn theo" SGK đưa vào nhà trường nhất là sách toán, văn, tiếng Việt ở bậc tiểu học...
  • Học vẹt

    28/10/2005TS. Lê Ngọc TràTrong trường hợp không thích học mà lại phải làm bài, phải thi thì các em sẽ dễ chọn cách học vẹt, học thuộc mặt dù không biết nó là gì, hễ thầy giáo khen hay thì cũng khen hay, thầy chê cứ xem là dở. Tình trạng này nếu kéo dài, lâu dần sẽ làm mòn khả năng suy nghĩ độc lập của học sinh. Rồi từ nhà trường các em sẽ bước ra xã hội... Từ lối học biến thành lối nghĩ, lối làm. Nếu không kịp sửa chữa lối học vẹt trong nhà trường sẽ có nguy cơ biến thành căn bệnh trong xã hội...
  • “Ông cụ non” là có tội?

    04/11/2005Hoàng Hương“Một HS lớp 10 như em mà lý luận vậy sao? Em nên học lại ngôn ngữ trong sáng học trò, đừng nhiễm tư tưởng “dạy đời” của các giáo sư, tiến sĩ nữa”. Cậu học trò trường chuyên đã bị một cú sốc mạnh mẽ khi bài tập làm văn của mình chỉ được 4,5 điểm cùng với lời phê như thế...
  • Nhồi vịt

    13/10/2005Nguyễn Quang ThânCác bà buôn vịt, trước khi đưa chúng ra chợ bán, thường mua bánh đúc ngô về cắt thành miếng rồi nhồi đẫy diều mấy con vật tội nghiệp. Việc học hành của con em hiện nay làm tôi liên tưởng tới thuật "nhồi vịt" không mấy lương thiện đó của các bà buôn...
  • "Chúng em yêu văn, nhưng chúng em chán học văn"

    06/07/2005Chu Thuỳ AnhHọc sinh bây giờ không phải đã hết thích học văn. Nhưng môn văn bây giờ, có thể cần đem ra phường đổi tên lại thành môn chính tả. Học sinh lớp 12 còn tập chép chính tả, khác chăng là chính tả lớp 12 chữ có thể xấu hơn chính tả lớp 1 mà thôi!
  • Học như vẹt!

    02/07/2005Lê Vương Kiều TrangVới cái nhìn của một người trong cuộc đang trực tiếp giảng dạy môn lịch sử ở nhà trường phổ thông, tôi cho rằng học sinh bây giờ không nhớ, không hiểu sử và không thích học môn lịch sử là kết quả tất yếu của cách dạy - học - thi cử hiện nay.
  • Chương trình sách giáo khoa còn quá nặng

    13/01/2004Việt Anh"Các tác giả viết sách nên cân nhắc khối lượng chương trình mà học sinh có thể tiếp thu trong mỗi tiết học. Nhìn tổng thể, chương trình hiện nay vẫn còn quá sức các em", Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển phát biểu chiều qua, tại buổi gặp mặt các tác giả viết sách giáo khoa khối THCS...
  • Để giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh chóng và hiệu quả

    11/01/2004Theo lộ trình, năm 2005, khoảng 50% số trường THPT và THCS được kết nối internet. Việc kết nối internet trong nhà trường là cần thiết để giúp học sinh tiếp thu các kiến thức nhanh chóng và hiệu quả...
  • Bắt đầu từ người thầy

    30/11/2003NGUYỄN THỊ OANHNhắc đến vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, người ta thường nhắc đến trang thiết bị hiện đại như phòng thí nghiệm, phương tiện nghe nhìn, học cụ... và thường lại quên điều chính yếu nhất. Đó là sự đổi mới trong tư duy và cách dạy của người thầy cùng sự chủ động hưởng ứng của người học. Từ ngàn xưa Lão Tử đã nói: “Cái gì ta nghe ta quên, cái gì ta thấy ta nhớ, cái gì ta làm ta biết”. Phải tự mình làm mới biết...
  • Giáo dục

    30/11/2003Vấn đề đáng “báo động đỏ” trước hết của xã hội hiện nay (chứ không chỉ đối với ngành giáo dục) là phải bằng mọi biện pháp chống lại sự giả dối, gian trá, đề cao tính trung thực như là tiêu chuẩn đầu tiên để xem xét một con người. Riêng với ngành giáo dục, dù đau đến mấy cũng phải chữa, để các thế hệ con em chúng ta thật sự nên người. Cuộc “đại phẫu” đau đớn này chỉ có thể được thực hiện nếu các cấp lãnh đạo và toàn xã hội ủng hộ...
  • Giáo dục của chúng ta đang đi sau các nước hàng chục năm

    22/11/2003Nguyễn Thế LongTrong quá trình cải cách giáo dục (CCGD) hơn hai mươi năm qua, hãy cùng nhìn lại xem các trường đại học (ĐH) đã có những chuyển biến đổi mới gì trong nội dung và phương pháp giảng dạy, học tập?
  • Tôn vinh thầy cô bằng... tiền bạc?

    20/11/2003Nguyễn Anh DânGần đây, cứ đến tháng 11, nhiều cửa hàng lại tung ra những món quà độc đáo. Có những món quà mà người thu nhập thấp không bao giờ dám mua vì giá của chúng bằng cả tháng lương. Vậy thì ai là người mua những món ấy? Chắc chắn là những phụ huynh hoặc học sinh giàu có. Họ mua để tặng thầy cô giáo nhân Ngày nhà giáo VN 20-11.
  • Học sinh cấp I đọc truyện dành cho tuổi 15

    18/11/2003Thủy TiênChị Dân ngay lập tức phong tỏa ngăn kéo đựng hàng chục cuốn Nữ hoàng Ai Cập của con gái. Nhưng vài ngày sau, một tập truyện khác lại xuất hiện trong cặp sách. Hỏi ra mới biết, ở tiểu học, bạn nào cũng có vài cuốn nên mẹ cấm thì con mượn của bạn khác.
  • Trẻ em nói về học tập: ''Chúng con mệt lắm rồi!''

    04/11/2003Vừa qua, tại diễn đàn dành cho trẻ em do Ủy ban Dân số-Gia đình-Trẻ em quận 4 tổ chức, các em đã lên tiếng về những bức xúc của mình xung quanh vấn đề học tập. Xin hãy lắng nghe và suy nghĩ.
  • Cặp học sinh nặng nhất 4,5 kg

    30/10/2003Chiều nay (30/10), tổ "đi cân đột xuất" của Vụ Tiểu học, Bộ GD - ĐT đã hoàn tất công việc "cân cặp" trong hai ngày 29 và 30/10 tại một số trường Tiểu học ở Hà Nội . Ông Trần Quốc Thái, quyền Vụ trưởng Vụ Tiểu học, Bộ GD - ĐT cho biết, việc này nằm trong hoạt động kiểm tra toàn bộ chương trình học của học sinh tiểu học để đánh giá mức độ "nặng, nhẹ" trong việc học tập của các em...
  • Càng cải cách... càng tệ hại

    11/09/2003Hồ Ngọc ĐạiCuộc “đổi mới giáo dục” đang triển khai thực chất là một cuộc cách mạng “lén” đã không hề đem lại bất cứ cái mới nào về ý tưởng và công nghệ mà càng tệ hại hơn...
  • Giáo dục - Lực bất tòng tâm?

    23/08/2003Võ Sư PhạmNhiều điều xã hội kêu ca về chuyện học thường được nghe thanh minh tại lực bất tòng tâm. Rồi ai cũng hiểu ta thừa tâm, chỉ thiếu lực. Lực là tiền, là cơ sở vật chất để thực hiện cái tâm. Còn cái tâm là gì?
  • Đừng chạy đua theo trường điểm

    07/08/2003Sau khi đọc bài báo "Chạy đua vào trường điểm", tôi rất cảm ơn quý báo đã đưa vấn đề này đến công luận để cảnh tỉnh các bậc phụ huynh tránh được việc mất tiền vô ích...
  • Chạy đua" vào trường "điểm"

    07/08/2003Khánh VũVì những lý do khác nhau, nhiều bậc phụ huynh không cho con theo học tại những trường thuộc phạm vi cư trú. Họ cố chạy chọt, lo lót cho con vào những trường có "tiếng", để rồi hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 8, những cuộc "chạy đua" cho con vào các trường "điểm" lại diễn ra âm thầm nhưng quyết liệt...
  • 19 cái tát vì điểm 6

    19/04/2003Lưu Quang19.4.2003 - Một bé trai học lớp 3 ở HN vừa phải chịu hình phạt nhận 10 cái tát. Đến cái tát thứ mười thì trượt khỏi má, vì vậy hình phạt được cô giáo chủ nhiệm thực hiện lại từ đầu, tổng cộng là 19 cái tát...
  • Gọi đúng tên thực trạng giáo dục

    10/02/2003Tương LaiTôi muốn đề nghị gọi đúng tên thực trạng của nền giáo dục nước nhà khi những băn khoăn, lo lắng về một mùa thi, một mùa tuyển sinh vừa kết thúc, một năm học mới sắp khai giảng, tạo nên một mối bất an trong tâm lý xã hội.
  • xem toàn bộ