Chất lượng giáo dục của Việt Nam "có vấn đề"?
Theo những gì mà tôi quan sát và tìm hiểu được thì câu trả lời là: người bảo có và cũng có người bảo không. Những người bảo chất lượng giáo dục VN có vấn đề ở đây là các đại biểu quốc hội, những vị đại biểu của nhân dân mà kỳ họp nào cũng lên tiếng phàn nàn về chất lượng giáo dục yếu kém của nước nhà. Ngoài ra, có rất nhiều các giáo sư, tiến sĩ mà đứng đầu là GS Hoàng Tụy đã đánh giá: “Chất lượng giáo dục hiện nay có rất nhiều vấn đề tồn tại”. Đặc biệt, dư luận quần chúng, ý kiến bạn đọc (đăng tải liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng) trong nhiều năm qua, đã cho thấy điều đó.
Còn những người nói “chất lượng giáo dục VN không có vấn đề gì” (phải hiểu là không có gì trầm trọng đến mức phải báo động) đầu tiên phải kể đến người đứng đầu ngành giáo dục: Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo cùng với bộ máy làm việc bên dưới, nói chung là những người hiện đang làm “nhà quản lý” của ngành giáo dục. Cuộc hội thảo góp ý Dự thảo báo cáo của Chính phủ, chuẩn bị trình Quốc hội về tình hình giáo dục của nước nhà đã được tổ chức ở khu vực miền Trung -Tây Nguyên với sự tham dự chủ yếu là các giám đốc Sở GD-ĐT, hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ, THCN và một số chuyên gia về giáo dục trong khu vực. Trong cuộc hội thảo này các đại biểu đã bảo rằng, chất lượng giáo dục hiện nay đâu có vấn đề gì trầm trọng đến nỗi các đại biểu quốc hội, các giáo sư, tiến sĩ phải lên tiếng phàn nàn, thậm chí gởi kiến nghị lên chính phủ (!?).
"Nền giáo dục VN đang đứng ở đâu trên bản đồ thế giới?"
PGS.TS Quách Đình Liên, Hiệu trưởng trường ĐH Thuỷ sản Nha Trang, không đồng tình với các đánh giá của GS Hoàng Tuỵ cùng tập thể các giáo sư, tiến sĩ trong kiến nghị gửi lên Thủ tướng Chính phủ về yêu cầu cấp thiết phải chấn hưng nền giáo dục Việt Nam; đặc biệt là với những nhận xét được cho là chưa thật khách quan của bản kiến nghị nêu trên đối với đội ngũ GS, PGS, TS... ở nước ta hiện nay.
Ông Liên cũng nhấn mạnh: Nhiều đánh giá của xã hội đối với ngành giáo dục trong thời gian qua nặng về sự khích bác hơn là góp ý xây dựng. Điều đó đã "gây hoang mang, bối rối cho đội ngũ những người làm công tác giáo dục và rõ ràng là không có lợi cho sự nghiệp phát triển giáo dục." - ông nói. Còn PGS TSKH Phan Quang Xưng, Giám đốc ĐH Đà Nẵng, bày tỏ: Không thể đánh giá nền dân trí của Việt Nam đang tự thụt lùi, lạc hậu so với khu vực và thế giới, do lẽ: "Sự phát triển nền giáo dục của một nước không thể tách rời khỏi tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nước đó. Với một nước mà nền kinh tế còn lạc hậu như Việt Nam thì việc đạt được tỷ lệ trẻ em đến trường, người dân biết chữ như trong thời gian qua là thành tựu rất lớn. Nếu so sánh giữa trình độ của nền kinh tế với tỷ lệ người dân biết chữ thì có thể nói trình độ dân trí của Việt Nam ở vào hàng... nhất thế giới!".
Như vậy nếu tin lời những nhà quản lý giáo dục thì phải kết luận rằng chất lượng giáo dục VN hiện nay đang tốt, có nhiều bước phát triển, không có vấn đề gì nghiêm trọng. Vì thế những đánh giá lâu nay của dư luận xã hội là sai lầm, mang tính khích bác không có lợi cho sự phát triển nền giáo dục nước nhà.
Thú thật là càng theo dõi báo chí tôi càng hoang mang không biết nền giáo dục VN đang đứng ở đâu trên bản đồ thế giới. Vì vậy, tôi đề nghị: chính phủ nên mời một tổ chức độc lập nào đó có thể nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan nhất, công bằng nhất chất lượng nền giáo dục VN hiện nay. Còn nếu như hiện nay thì dù cho các nhà quản lý nói tốt như thế nào thì tôi cũng chẳng tin là tốt được; bởi một lẽ rất đơn giản mà ai cũng hiểu: mèo thì bao giờ cũng khen… mèo dài đuôi. Không thể có một nền giáo dục tốt mà dư luận lại kêu ầm lên như thế. “Không có khói thì làm sao có lửa” (?!).
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuBa yếu tố làm nên thành công của doanh nhân
29/07/2005Nguyễn Trần Bạt