Chi tiêu cho giáo dục: Những con số "giật mình"!
Chi tiêu cho giáo dục ở Việt Nam trong khoảng thời gian năm 2000-2005 rất lớn so với mức thu nhập của người dân và thu nhập của cả nước. Một vài con số sau đây thể hiện điều đó:
Chi tiêu cho giáo dục ở VN năm 2005 chiếm 8,3% GDP, vượt cả Mỹ chỉ có 7,2%.
Trong chi tiêu trên, dân các nước phát triển cao chi trả 20%, còn ở Việt Nam dân chi trả tới 40%. Phần còn lại là nhà nước chi trả.
Tuy nhiên, do việc quản lý tổ chức giáo dục bất hợp lý, trường phải thu thêm, trò phải học thêm nên so với lương chính thức năm 2004 của giáo viên tính bình quân chỉ có 14 triệu đồng, thu nhập thật gồm lương chính thức và phụ thu bình quân một giáo viên có thể đạt ít nhất là 31 triệu đồng, tức là hơn gấp đôi lương chính thức.
Tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục cao như thế, nhưng môt điều đáng lo lắng mà ít người để ý là số học sinh tiểu học, cơ sở của bất cứ một nền giáo dục nào, hình như đang bỏ học hoặc không đi học. Theo số liệu của Bộ GD-ĐT, số HS tiểu học đang giảm, từ 9,7 triệu (năm 2000) xuống 7,8 triệu (năm 2004) trong khi dân số vẫn tăng. Tình hình này khó hiểu. Phải chăng dân nghèo không đủ sức gửi con đến trường hay là do một lý do nào khác? Bộ GD - ĐT cần có một câu trả lời về vấn đề này.
Những kết luận trên dựa vào số liệu chính thức của Bộ GD - ĐT, của Tổng cục Thống kê và số liệu tính theo phương pháp gián tiếp của tác giả.
Những kết quả đáng lưu ý
* Chi phí cho giáo dục ở Việt Nam vượt xa các nước phát triển cao!
Có thể thấy, chi phí cho giáo dục ở Việt Nam rất lớn (bảng 1). Tỷ lệ chi phí cho giáo dục trên GDP là 8,3% vượt xa các nước phát triển cao thuộc khối OECD kể cả Mỹ, Pháp, Nhật và Hàn Quốc(bảng 1 và 2). Có người cho rằng cần phải so sánh dựa trên chi phí tính bằng tiền đô la Mỹ, và như thế chi phí cho một HS ở Việt Nam rất thấp. Nhưng điều này không hợp lý vì các nước có trình độ phát triển khác nhau. Chỉ có so sánh dựa vào khả năng chi phí của nền kinh tế mới có giá trị phân tích: đó chính là tỷ lệ chi phí trên GDP.
Kết quả này cũng cho ta so sánh mức trách nhiệm chi phí cho giáo dục: từ ngân sách nhà nước và từ đóng góp của nhân dân (bảng 2). Người dân hiện nay ở Việt Nam chi trả 40% chi phí giáo dục, trong khi ở các nước phát triển cao trung bình dân chúng chỉ chi trả 20%, phần còn lại là từ ngân sách nhà nước.
Bảng 1. Tỷ lệ chi phí cho giáo dục ở Việt Nam 2000-2005
2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | |
Tổng chi cho giáo dục (tỷ) | 23,219 | 25,882 | 34,088 | 37,552 | 54,223 | 68,968 |
Tỷ lệ chi/GDP (%) | 5.3 | 5.4 | 7.8 | 6.1 | 7.6 | 8.3 |
Tỷ lệ ngân sách cho giáo dục /GDP | 3.2 | 3.2 | 4.7 | 3.7 | 4.6 | 5.0 |
Bảng 2.Số liệu so sánh chi tiêu cho giáo dục ở Việt Nam và các nước
Việt Nam | Mỹ | Pháp | Nhật | Hàn Quốc | OCDE | |
Chi tiêu cho giáo dục/GDP (%) | 8.3 | 7.2 | 6.1 | 4.7 | 7.1 | 6.1 |
Từ ngân sách | 5 | 5,3 | 5.7 | 3.5 | 4.2 | 4.9 |
Từ dân và các nguồn khác | 3,3 | 1,9 | 0.4 | 1.2 | 2.9 | 1.2 |
Tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục (%) | ||||||
Từ ngân sách | 60 | 74 | 93 | 74 | 59 | 80 |
Từ dân và các nguồn khác | 40 | 26 | 7 | 26 | 41 | 20 |
* Thu nhập của giáo viên: bị rơi vãi!
Dựa vào chi phí cho giáo dục ở Việt Nam như trên và dựa vào tỷ lệ 62,3% chi phí thường xuyên cho giáo dục là để trả lương (theo tỷ lệ hiện nay ở Việt Nam), ta có thể thấy là thu nhập của giáo viên, tính một cách bình quân có thể lên tới 31 triệu đồng một năm vào năm 2004, gấp hơn 2 lần lương nhận chính thức. Với ngân sách tăng cho giáo dục vào năm 2005, thu nhập có thể lên tới 38,5 triệu đồng nếu như hệ thống giáo dục được tổ chức và điều hành qui củ và hợp lý.
Vấn đề thực tế là giáo viên không nhận được thu nhập như thế, mặc dù thu nhập nhận được cao hơn lương chính thức, vậy thì phần này rơi vãi nơi đâu? Điều này cho thấy việc phân tích thường xuyên chi phí giáo dục là đòi hỏi cấp bách để nâng cao hiệu quả của hệ thống giáo dục.
Bảng 3. Thu nhập và lương giáo viên:
2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | |
Tổng chi thường xuyên cho giáo dục (tỷ) | 21,367 | 23,522 | 31,080 | 34,352 | 49,323 | 62,735 |
Chi lương (tỷ) | 13,312 | 14,654 | 19,363 | 21,401 | 30,728 | 39,084 |
Giáo viên | 836,127 | 869,038 | 905,295 | 943,725 | 979,548 | 1,014,638 |
Thu nhập của giáo viên (triệu) | 15.92 | 16.86 | 21.39 | 22.68 | 31.37 | 38.52 |
Lương chính thức (triệu, NG Thống kê) | 7.38 | 8.70 | 9.40 | 12.19 | 13.97 |
* Có cần chạy đua không tưởng về số lượng SV ĐH?
Một điểm nữa cần thấy là hệ thống giáo dục Việt Nam đang nằm ở mức kỳ vọng cao, mọi nỗ lực đều nhằm xây dựng thêm ĐH, tạo ra nhiều SV mà không để ý đầy đủ đến trường dạy nghề, trung học và CĐ chuyên nghiệp.
Hiện nay số SV trên số dân là 1.6%. Tỷ lệ này so với Thái Lan ở mức 2% không phải là nhỏ. Nhưng đề án tăng tỷ lệ này lên 2,0 trong 5 năm tới (2010) và 4,5% trong 15 năm tới (2020) liệu có đúng hướng không?
Tỷ lệ trung bình ở các nước pháp triển cao OECD dựa vào nguồn số liệu về giáo dục của OECD (Education at a Glance 2005) là 4,3% (có nước cao như Hàn Quốc là 6,7%, Mỹ 5,7%, nhưng có nước thấp như Tây Đức 2,6%, Mexico 2,1%).
Một vấn đề khác cần được nhận thức là HS Việt Nam đi học là nhằm lên ĐH kiếm bằng cấp thay vì học nghề để đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tế. Do đó mà ở cấp trung học, số HS các trường chuyên nghiệp ở Việt Nam hiện nay chỉ chiếm 14% tổng số HS trung học. Tại các nước phát triển cao OECD, tỷ lệ HS ở các trường chuyên nghiệp lên tới 45%. Phải chăng đã đến lúc cần xét lại chính sách giáo dục một cách rốt ráo thay vì chỉ nhằm chay đua bắt kịp các nước tiên tiến một cách không tưởng về số lượng SV ĐH?
***
Những kết luận trên dựa vào số liệu chính thức của Bộ GD - ĐT, của Tổng cục Thống kê và số liệu tính theo phương pháp gián tiếp của tác giả.
Người đọc có thể đặt dấu hỏi về số liệu tính gián tiếp, nhưng đây là chuyện thông thường trong nghiên cứu, nhất là khi thiếu thốn số liệu chính thức. Phương pháp thống kê ít ra là minh bạch, khách quan, và như thế đáng tin cậy hơn là các loại suy chủ quan. Hy vọng là dù có thiếu sót, phân tích chi tiêu này cho phép các nhà làm chính sách có được một cái nhìn ban đầu về chi tiêu giáo dục. Cũng hy vọng là Bộ GD-ĐT, Tổng cục Thống kê thu thập thêm số liệu và minh bạch hoá chí phí về giáo dục để làm cơ sở cho việc hình thành và theo dõi tác động cũng như hiệu quả của chính sách.
Nắm vững chi phí của nền kinh tế cho giáo dục: Rối rắm
Hệ thống giáo dục ở Việt Nam tổ chức khá phức tạp, dẫn đến sự rối rắm trong việc nắm vững chi phí của nền kinh tế cho giáo dục.
Hệ thống giáo dục ở Việt Nam gồm:
(a) Hoạt động của Bộ GD-ĐT và các trường trực thuộc Bộ do Bộ dựa vào ngân sách nhà nước cấp cho Bộ; Bộ cấp lại cho trường hoặc địa phương phụ thuộc. Tuy nhiên, Bộ lại cho phép trường thu thêm học phí, nhận thêm SV (tại chức và các loại không được tuyển theo đường cạnh tranh chính thức).
(b) Ngoài học phí thu thêm là các dịch vụ do trường làm thêm hoặc trường nhận được từ doanh nghiệp. Ngoài ra, các trường, kể cả Bộ, cũng đều nhận viện trợ từ nước ngoài. Các nguồn này nằm ngoài ngân sách nhà nước. Năm 2000, nguồn ngoài ngân sách bằng 41% nguồn từ ngân sách..
(c) Các trường độc lập với Bộ GD-ĐT, hoặc thuộc các Bộ khác và địa phương có ngân sách do Bộ khác hoặc địa phương cấp. Đây là các chi phí mà Bộ GD-ĐT không nắm được.
(d) Các trường tư thục mà Bộ GD-ĐT quản, Bộ cũng không biết rõ chi phí.
(e) Các chi phí cho việc học thêm tất nhiên Bộ GD-ĐT cũng không nắm được.
Để có thống kê toàn diện, ngoài thống kê do Bộ GD-ĐT thu thập, Tổng cục Thống kê cũng phải điều tra thu thập những phần mà Bộ không thể cung cấp.
Phương pháp tính tổng chi tiêu cho giáo dục
Ngân sách Bộ GD-ĐT cho phép biết chi phí ở phần (a).
Chi phí ngoài ngân sách ở phần (b) dựa vào các tỷ lệ cơ bản mà Bộ xuất bản năm 2000 và thống kê chi tiết do Tổng cục thống kê thu thập cho năm 2000. Tỷ lệ này được áp dụng cho những năm sau đó, mặc dù tác giả biết rằng tỷ lệ này là thấp so với thực tế hiện nay. Một phương pháp khác mà nhiều người dùng để ước tính chi phí thêm là dựa vào học phí thu thêm từ HSSV được báo chí nói tới. Những con số này lớn hơn con số đưa ra trong bài này nhưng có thể không chính xác, do đó tác giả quyết định chọn cách làm bảo thủ là dùng các tỷ lệ điều tra của Tổng cục Thống kê trong năm 2000.
Phần (b) không tính tới 2 tỷ US chi làm sách giáo khoa trong thời kỳ 2002-2007 (theo GS Nguyễn Xuân Hãn trong bài “Còn có thể giảm học phí!”, Tiền Phong online 29/9/2005).
Chi phí ở phần (c), (d) và (e) là dựa vào tỷ lệ điều tra về giá trị sản lượng dịch vụ giáo dục do Tổng cục Thống kê (TCTK) tính cho năm 2000 trong bảng Cân đối Liên ngành của Việt Nam Năm 2000, NXB Thống kê, Hà Nội 2003.
Theo nguyên tắc, chi phí cho giáo dục là tổng của giá trị sản phẩm giáo dục tính theo TCTK và chi phí đầu tư cho giáo dục. Tuy nhiên vì thiếu số liệu, cách tính của bài này là không tính thẳng mà dựa vào hệ số tính từ số liệu năm 2000 của TCTK.
Theo bảng cân đối liên ngành trên, giá trị sản phẩm giáo dục (tức là chi phí cho hàng hoá và dịch vụ, thu nhập, khấu hao nhưng không kể đầu tư) theo nguyên tắc của tài khoản quốc gia trong năm 2000 là 21.367 tỷ, trong khi đó các nguồn số liệu (a), (b) chỉ có 19.928 tỷ. Như vậy, mức chi sẽ cao hơn 7% nữa.
Tỷ lệ thêm này có thể thấp hơn thực tế vì phần này không tính trực tiếp ngân sách dành riêng cho 2 ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM, chỉ bắt đầu từ năm 2002.
Chi phí cho dịch vụ giáo dục như vậy, về nguyên tắc, sẽ bằng giá trị sản lượng giáo dục cộng thêm tích lũy.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan Đăng