Xã hội hoá giáo dục
Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội. Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục Việt
II. Các quan điểm về xã hội hoá giáo dục
1. Trước hết, để thực hiện thành công xã hội hóa giáo dục, nói rộng hơn là cải cách giáo dục chúng ta cần phải nhận thức lại mục tiêu của cải cách giáo dục. Giáo dục có nhiệm vụ chuẩn bị lực lượng tương lai cho xã hội, do đó, cải cách giáo dục phải xác định mô hình xã hội tương lai và hướng tin mô hình đó. Cải cách giáo dục là cuộc cải cách thứ tư, ở đó hội tụ tất cả nội dung của ba cuộc cải cách rất quan trọng khác là cải cách kinh tế, cải cách chính trị và cải cách văn hóa. Mô hình xã hội tương lai là cơ sở định hướng giáo dục và đào tạo con người một cách toàn diện cả về kỹ năng và nhân cách, đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội đó. Đó chính là mục tiêu của cải cách giáo dục và mục tiêu của xã hội hóa giáo dục cũng không nằm ngoài định hướng đó. Xác định mô hình phát triển xã hội tương lai mà Việt
2. Tuy nhiên, cho đến nay, cải cách giáo dục vẫn chưa mang lại những kết quả như mong đợi. Chất lượng yếu kém của ngành giáo dục Việt
3. Một trong những nội dung quan trọng nhất của xã hội hóa giáo dục là trong sạch hóa hệ thông giáo dục. Phải khẳng định rằng, trong sạch hóa hệ thống giáo dục phải được tiến hành ngay từ bây giờ vì một tương lai trong sạch và phải bắt đầu từ người thầy. Chạy theo bằng cấp, mua điểm hay đạo đức tha hóa của một số giáo viên hiện nay là những vấn nạn của ngành giáo dục Việt
4. Xã hội hóa giáo dục có ý nghĩa là nhà nước phải tạo ra không gian xã hội, luật pháp và chính trị cho việc hình thành một khu vực giáo dục mà ở đấy ai cũng có quyền đóng góp vì sự nghiệp giáo dục, thực hiện sự cạnh tranh về chất lượng giáo dục, tức là giáo dục phải thuộc về xã hội. Xã hội hóa giáo dục, do đó, cần phải chỉ ra vai trò của xã hội trong sự nghiệp xã hội hóa giáo dục. Nói cách khác, xã hội phải tham gia vào việc hình thành chương trình giáo dục thông qua chương trình xã hội hóa giáo dục. Không thể có những nhà sư phạm đủ năng lực toàn diện để lãnh đạo công cuộc xã hội hóa giáo dục, hay cải cách giáo dục. Hiện nay, chúng ta mới chỉ có những nhà khoa học mang trong mình khát vọng vươn tới sự tiến bộ. Điều này rất đảng quý nhưng chưa đủ để tạo ra thành công của xã hội hóa giáo dục. Đã đến lúc chúng ta phải nhận ra rằng, không thể khoán gọn xã hội hóa giáo dục cho các nhà giáo hay hệ thống giáo dục và xã hội hóa giáo dục sẽ không thể thành công chừng nào chúng ta chưa chỉ ra cho xã hội thấy vai trò quan trọng của nó trong sự nghiệp vĩ đại này. Ở đây chúng tôi muốn nói đến một trong những nền tảng của xã hội hóa giáo dục là xã hội hóa nội dung giáo dục. Trong quan điểm của chúng tôi, xã hội hóa giáo đục không chỉ là đa dạng hóa hình thức và các nguồn đầu tư cho giáo dục đào tạo, mà quan trọng nhất là đa dạng hóa nội dung hay đa dạng hóa, hiện đại hóa chương trình giáo dục thích ứng với những đòi hỏi của xã hội. Vì vậy, các chuyên gia, các nhà khoa học và tầng lớp trí thức phải nghiên cứu những vấn đề của xã hội, phải coi xã hội như một kho tư liệu sống luôn luôn phát triển và biến các vấn đề của xã hội thành nội dung giảng dạy.
Hệ thống giáo dục đào tạo có chức năng cung ứng lao động cho xã hội, vì thế, nó cần phải hiểu rõ xã hội cần loại lao động nào và xây dựng những quy trình đào tạo phù hợp.Trong bối cảnh của Việt
Mỗi ngôi trường phục vụ một nhu cầu tìm hiểu tri thức khác nhau và sự đa dạng của chương trình giảng dạy chính là một trong những yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất.
Nó cũng là một trong những tiêu chí xác định giá trị của ngôi trường. Trường nào nắm bắt đòi hỏi của xã hội tốt, trường đó sẽ xây dựng một chương trình giảng dạy hợp lý, cung cấp cho học viên những kiến thức hữu dụng. Một chương trình giảng dạy hợp lý đương nhiên phải bao gồm cả các môn học trang bị cho học sinh, sinh viên nhận thức chính trị và bản lĩnh chính trị với một tỷ lệ, thời lượng, học kinh hợp lý. Phần còn lại làm nên yếu tố cạnh tranh của trường học là các kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội - các yếu tố cấu thành tư duy nhận thức toàn diện. Đó cũng là một trong số những cách thiết thực nhất để khắc phục tình trạng phân biệt đối xử giữa khu vực giáo dục nhà nước và khu vực giáo dục tư nhân.
5. Khái niệm phát triển con người ngày nay được hiểu là phát triển toàn diện cho mỗi con người và điều đó có nghĩa là họ phải nhận được sự giáo dục toàn diện trong một môi trường tốt.
Ở Việt Nam, không ít người quan niệm rằng ngôi trường chỉ là nơi dạy học sinh mà không biết rằng đất đai và các cơ sở vật chất khác của ngành giáo dục không chỉ là phương tiện hay công cụ giáo dục, mà còn là môi trường để tạo ra nhân cách con người, giúp cho họ hoàn thiện mọi mặt. Hiện nay, cơ sở vật chất cho giáo dục của chúng ta không được quan tâm đầu tư thích đáng. Sự quản lý thiếu tầm nhìn đối với sự nghiệp trồng người như vậy tạo ra những môi trường đào tạo kém chất lượng và không ổn định vì trên thực tế, nhiều trường học phải thuê địa điểm, phải thường xuyên chuyển địa điểm. Một thực tế là tỉnh nào của chúng ta cũng có 2, 3 khu công nghiệp tập trung nhưng không tỉnh nào có hoặc nghĩ đến việc xây dựng những khu giáo dục tập trung hay những đô thị giáo dục của các tỉnh. Trong khi đó, ở nhiều nước trên thế giới, các cơ sở công nghiệp chiếm ít đất hơn nhiều so với các cơ sở giáo dục và viện nghiên cứu. Đây là vấn đề đòi hỏi tầm nhìn, chiến lược lâu dài nhưng trước hết chúng ta không được phép chần chừ, do dự trong việc đầu tư thỏa đáng cho ngành giáo dục. Bộ Tài nguyên và Môi trường phải quy hoạch cho tất cả các địa phương những vùng đất với một chế độ ưu đãi để xây dựng cơ sở vật chất ban đầu cho ngành giáo dục, để tạo ra những môi trường giáo dục tốt trong đó có môi trường thiên nhiên, để hoàn thiện con người cả về kỹ năng và nhân cách chứ không chỉ đơn giản là để học.
6. Tiền lương giáo viên cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi và được cải cách không ít lần nhưng cho đến nay nó vẫn tiếp tục là căn nguyên của nhiều căn bệnh trong ngành giáo dục. Để xã hội hóa giáo dục thành công, chúng tôi cho rằng Đảng và Nhà nước cũng như xã hội phải khẩn trương đưa ra các biện pháp cải cách triệt để tiền lương của giáo viên nhằm khôi phục giá trị của chức danh nhà giáo. "Thầy giáo" là một chức danh thiêng liêng và nếu so sánh chỉ có thể so sánh với chức danh “thầy thuốc" vì cả hai đều gắn liền với con người. Nếu thầy thuốc là người gắn liền với sinh mạng vật chất của con người thì thầy giáo là người gắn liền với sinh mạng tinh thần của con người. Thầy giáo còn là những người có vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra tương lai của đất nước. Do đó, chúng ta không được phép chần chừ, do dự hay nhân danh bất kỳ lý do nào để trì hoãn tiến trình cải cách tiền lương của các nhà giáo. Chúng ta phải nâng cao đời sống vật chất của các nhà giáo để họ không phải đối mặt với mặt trái của kinh tế thị trường, nghĩa là không tạo cơ hội cho các mặt trái trong con người trỗi dậy làm hoen ố nhân phẩm, đạo đức nghề nghiệp của các nhà giáo. Các thành phần khác trong xã hội có nghĩa vụ ủng hộ chủ trương, quyết sách này của xã hội. Mặc dù lao động nào cũng vinh quang và cần phải được trả tiền lương tương xứng với những cống hiến, nhưng lao động của nhà giáo phải là đối tượng ưu đãi nhất bởi những cống hiến của họ liên hệ một cách trực tiếp tới từng bước phát triển hay giật lùi của xã hội. Giá trị người thầy là giá trị cao quý phải được đảm bảo và chính giá trị' người thầy sẽ tạo ra những giá trị giáo dục mà con em chúng ta nhận được. Chừng nào làm được như vậy thì hệ thống giáo dục của chúng ta mới tìm lại được địa vị cao quý trong xã hội, các nhà giáo sẽ được xã hội tôn vinh thực sự và tương lai con em chúng ta, tương lai Việt
7. Liên quan đến tiền lương giáo viên là vấn đề kiểm soát nguồn tài chính giáo dục. Chúng ta huy động sự đóng góp của xã hội cho giáo dục nhưng hiệu quả của những nguồn tài chính này lại không được đảm bảo, xã hội không nhận được những sản phẩm mà nó cần. Đáng buồn hơn, chúng ta hoàn toàn không kiểm soát được chất lượng các nguồn tiền tham gia vào giáo dục. Giáo dục trở thành nơi rửa tiền của những đồng tiền phi pháp, những đồng tiền "bẩn". Cũng nằm trong nội dung trong sạch hóa ở trên, trong sạch hóa tài chính giáo dục phải bắt đầu ngay từ bước huy động vốn. Giáo dục là hoạt động thiêng liêng, đào tạo con người là hoạt động thiêng liêng nên không thể huy động vốn một cách bừa bãi được. Do đó, Bộ Tài chính cần phải nghiên cứu về các quy luật hình thành các nguồn tài chính cho giáo dục trên cơ sở ngăn chặn và loại bỏ những nguồn tài chính không trong sạch thâm nhập vào ngành giáo dục, bởi chúng ta không thể tạo ra những con người tôi từ những đồng tiền "bẩn". Và nên chăng cần có một Ngân hàng Tín dụng cho Giáo dục, là nơi thanh lọc tất cả các nguồn đầu tư vào giáo dục? Bộ Tài chính không chỉ có nghĩa vụ phân phối các nguồn tài chính cho việc giáo dục mà còn phải tiêu chuẩn hóa và kiểm soát chất lượng của những đồng tiền tham gia đầu tư cho giáo dục.
Những đồng tiền "bẩn" không được phép thâm nhập vào ngành giáo dục dưới mọi hình thức và mọi mức độ, tức là không thể để cho các lực lượng có tiền thao túng việc xây dựng lực lượng cho sự phát triển tương lai được. Bộ Tài chính cần phải làm việc này một cách triệt để bới sự có mặt của những đồng tiền "bẩn" hay những chủ sở hữu "bẩn" trong sự nghiệp xã hội hóa giáo dục sẽ tiếp tục làm trì trệ nền giáo dục Việt
8. Một vấn đề quan trọng khác cần xem xét là vấn đề tự trị giáo dục, điều này đồng nghĩa với việc trả lại quyền tự quyết cho các trường học. Trên thế giới từ lâu người ta đã bàn đến chính sách này và hiện nay, hiệu quả của nó được chứng minh ở nhiều nước phát triển với những hệ thống giáo dục đào tạo tiên tiến vượt xa chúng ta hàng trăm năm. Tính tự trị của hệ thông giáo dục là đòi hỏi tất yếu của đời sông xã hội. Tính tự trị trong hệ thông giáo dục tốt càng làm cho nền chính trị quốc gia vững mạnh. Mục đích của chính sách tự trị giáo dục là làm cho chính trị không gây ảnh hưởng đến mức bóp méo tính tự nhiên xã hội của đời sống giáo dục. Giáo dục là một quá trình ổn định và độc lập, do đó, không được gắn giáo dục với các hệ thống hành chính. Đây là một vấn đề lớn mà phạm vi bài viết này không thể phân tích hết. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến tính tự trị trong giáo dục đại học. Giáo dục không chỉ nhằm đào tạo, trang bị kiến thức cho học viên mà quan trọng hơn là phải trang bị cho họ phương pháp học và nghiên cứu độc lập, và môi trường đại học là nơi phát triển năng lực tư duy và sáng tạo tốt nhất cho con người. Ở nhiều nước phát triển, tính tự trị trong giáo dục đại học tạo ra sự cạnh tranh giữa các trường đại học và tạo ra những sản phẩm nghiên cứu khoa học có giá trị. Và chính xã hội là người thẩm tra, đánh giá những sản phẩm đó. Về khía cạnh quản lý, các trường này chịu sự quản lý của thanh tra giáo dục chứ không phải Sở Giáo dục - Đào tạo như ở Việt
Do đó, cần phải trả lại tính tự trị cho giáo dục, trước hết là giáo dục đại học và xây dựng pháp luật cho nền tự trị giáo dục. Được biết, ngay cả châu Âu hiện nay cũng đang tiến hành một cuộc cách mạng giáo dục với một trong những nhiệm vụ chủ yếu là củng cố chế độ tự trị cho các trường đại học.
9. Một nội dung quan trọng nữa cần phải nghiên cứu trong chương trình xã hội hóa giáo dục là xã hội hóa giáo dục phải hàm chứa nội đung xây dựng chủ nghĩa yêu nước Việt
tình cảm chính trị hạn chế và ham muốn thăng tiên bằng con đường ấy có thể phá nó tâm hồn người Việt
10. Điểm cuối cùng cũng là điểm quan trọng nhất, vì giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân cần sự lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược nên chúng tôi cho rằng, cần thiết phải xác lập đại diện chính trị cho sự nghiệp xã hội hóa giáo dục, để xã hội hiểu được toàn bộ quá trình xã hội hóa giáo dục nằm dưới sự chỉ đạo của ai. Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo hay ngành giáo dục Việt
Một nền giáo dục duy trì sự tiến bộ của nó cho nhiều thời đại chính trị, hay nhiều thời đại khoa học khi và chỉ khi một hệ thống pháp luật độc lập tương đối và ổn định trước những biến động của xã hội. Trong sự nghiệp vĩ đại này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo đóng vai trò Tổng Thư ký Chương trình Xã hội hóa giáo dục, chịu trách nhiệm thúc đẩy thực hiện các chủ trương, biện pháp đã được thông nhất. Tóm lại, các nhà lãnh đạo của chúng ta phải trực tiếp chỉ đạo quá trình đó trên cơ sở những nghiên cứu khoa học. Chúng tôi tin rằng, việc xác lập đại diện chính tả cho hoạt động xã hội hóa giáo dục thể hiện nhận thức đúng đắn, toàn diện của Đảng và Nhà nước về vai trò của sự nghiệp xã hội hóa giáo dục cũng như sự tôn trọng của Đảng và Nhà nước đối với xã hội và chỉ khi đó chúng ta mới huy động được sự đóng góp tự nguyện và tối đa của xã hội cho sự nghiệp cao cả này.
III. Kết luận
Chúng tôi cho rằng, xã hội hóa giáo dục không chỉ đơn thuần là một cuộc đại cải cách hệ thống giáo dục - đào tạo Việt Nam mà về bản chất, nó là một trong những nội dung quan trọng nhất trong chiến lược hoạch định tương lai đất nước. Vì thế, xã hội hóa giáo dục là nhiệm vụ chung của toàn xã hội chứ không thuộc về riêng bất kỳ một bộ, ngành hay cơ quan nào. Đó là một sự nghiệp thiêng liêng, cốt tử bởi xã hội hóa giáo dục sẽ tạo ra đội ngũ trí thức – những người tạo nên dòng phát triển chính lưu của xã hội, thẩm định tính hợp lý của dòng chính lưu ấy và cải cách nó từng ngày, từng giờ nhằm thích ứng với những thay đổi của thế giới.
Chúng tôi tin rằng, các nhà hoạch định chính sách của chúng ta sẽ thành công trong sứ mệnh này không chỉ bằng lòng dũng cảm và sự sáng suốt mà còn bằng cả tâm huyết và sự nhiệt thành đến với tương lai.
Nội dung khác
7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt