Có hay không có thị trường giáo dục?
“Chống thương mại hóa giáo dục”?
Ai đó đã có lần đưa vào văn bản chính thức một cụm từ gây nhiều tranh cãi. Đó là cụm từ “chống thương mại giáo dục”.
Theo cụm từ này thì thương mại hóa giáo dục vớinội hàm tiêu cực. Vậy mà chưa có một cuốn từ điển nào trên thế giới định nghĩa thương mại như thế cả. Các Mác từng định nghĩa “thương mại là sự trao đổi giữa các vật ngang giá”.
Khi có người định nghĩa “thường mại là mua rẻ đắt”, thì Các Mác đã phản ứng lại bằng dẫn chứng: không có một dân tộc nào giàu có lên bằng cách mua rẻ bán đắt lẫn nhau. Như vậy, gán cho thương mại cái nội hàm tiêu cực là không khoa học, không phù hợp với thực tế lịch sử.
Người ta cãi lại: trong thương mại, chẳng đầy rẫy những hành vi mua gian bán lận đó sao? Nếu gán những hành vi tiêu cực này cho thương mại thì chính trị sao? Văn hóa sao? Chẳng lẽ vì có tệ tham nhũng trong giới cầm quyền mà gán cho khái niệm chính trị cái nội hàm tham nhũng sao?
Cái sai thứ hai của cụm từ này là ở chỗ: hiểu giáo dục là một hàng hóa, một đối tượng của buôn bán. Có ai buônbán giáo dục như buôn bán hàng hóa đâu mà phải chống thương mại hóa giáo dục? Giáo dục không phải là một hàng hóa, mà là một dịch vụ - xét dưới góc độ kinh tế học.
Dịch vụ giống hàng hóa ở chỗ: cả hai đều là sản phẩm của laođộng - sản phẩm lao động của người này cung ứng cho người kia. Nhưng khác hàng hóa ở chỗ: hàng hóa thì được vật thể hóa, còn dịch vụ thì không. Quá trình cung ứng dịch vụ cũng đồng thời là quá trình tiêu thụ dịch vụ. Ta ngồi trên xe buýt đi từ điểm A đến điểm B, khi đến điểm B có nghĩa là dịch vụ vận tải đã được cung ứng, đồng thời cũng đã được tiêu thụ. Dịch vụ giáo dục cũng vậy, nó là một quá trình cung ứng sản phẩm lao động mà nội dung là chuyền giao kiến thức, kỹ năng, phương pháp tư duy, lý tưởng và đạo đức làm người - chuyển giao từ người dạy cho người học. Dịch vụ vận tải và dịch vụ giáo dục (có thể kể thêm nhiều dịch vụ giáo dục khác như: dịch vụ viễn thông, dịch vụ chuyển giao công nghệ, dịch vụ tư vấn, dịch vụ quét rác đường phố,…) rất khác nhau về nội dung (những nội dung này là thuộc “lao động cụ thể”, không thể so sánh với nhau được), nhưng giống nhau ở một điểm: đó là việc cung ứng sản phẩm lao động của người này cho người kia. Khi xét giáo dục như một dịch vụ, người ta đã trừu tượng hóa (không xét) nội dung của nó là gì, chỉ xét nó dưới ý nghĩa là một hành vi cung ứng sản phẩm lao động của người này cho người kia. Với phương pháp luận ấy mọi dịch vụ đều giống nhau, đều được đánh giá theo một tiêu chí thống nhất, bất kể nội dung của nó cao cả như giáo dục con người, siêu việt như chuyển giao công nghệ hay tầm thường như quét giác đường phố. Tiêu chí đánh giá thống nhất ấy là lao động của conngười nói chung - “lao động trừu tượng”, mà khi lượng hóa thì lao động phức tạp được tính là một bội số của lao động giản đơn.
Trong xã hội, không ai cung ứng sản phẩm lao động của mình không công cho người khác. Bởi một lẽ đơn giản: không ai có thể sống bằng không khi để lao động và cung ứng sản phẩm lao động của mình cho người khác. Khi cụ Nguyễn Bình Khiêm, Cụ Chu Văn An cáo quan về nhà mở trường dạy học thì các môn sinh của các cụ cũng phải gánh gạo đến nhà thầy để nuôi thầy. Hành vi đó ngày nay được gọi là “đóng học phí” kinh tế học thì gọi chung là dịch vụ phí. Dịch vụ phí giáo dục hay dịch vụ phí vận tải, dịch vụ phí viễn thông, dịch vụ phí chuyển giao công nghệ, dịch vụ phí tư vấn, dịch vụ phí quét rác đường phố… tuy rất khác nhau về nội dung của dịch vụ, cũng tức là rất khác nhau về tính cụ thể của lao động, nhưng xét về mặt “lao động trừu tượng” thì chỉ là một. Thứ phí đó phải bảo đảm bù đắp được toàn bộ chi phí lao động sống và lao động vật hóa cần thiết (xã hội cần thiết) để sản xuất ra dịch vụ. Đó là một quy luật kinh tế - quy luật giá trị mà Các Mác là người đã khám phá ra. Phí dịch vụ thường được gọi là giá dịch vụ, còn người cung ứng dịch vụ thì được gọi là người bán dịch vụ, người nhận dịch vụ thì được gọi là người mua dịch vụ. Đó là cách nói thông thường trong xã hội tiền tệ. Mua và bán ở đây, theo đúng quy luật kinh tế, chỉ là một sự trả công sòng phẳng, không ai ăn chặn củaai, không ai gian lận của ai, không ai kiếm lời bất chính của ai, cũng không có gì là xúc phạm đến nội dung cao quý hay siêu việt của dịch vụ.
Một số nhà giáo dường như “dị ứng” với quan hệ mua bán trong lĩnh vực. Một sự nghiệp cao cả như giáo dục con người thì không thể đem ra mua bán được, họ nghĩ như vậy. Ở đây quả là đã có một sự lẫn lộn. Cái được trả giá, được bán và được mua ở đây không phải là nôi dung của giáo dục, mà là một dịch vụ, bất kể dịch vụ đó mang nội dung gì.
Trong thái độ “dị ứng” này dường như còn có cả tàn tích của một quan điểm cổ lỗ về thương mại. Kể từ khi sản xuất hàng hóa xuất hiện cách đây 5-7 ngàn năm, thương mại đã đóng một vai trò cách mạng trong sự nghiệp phát triển của xã hội loài người. Nó đã lấn lướt quét sạch những gì là bảo thủ, trí tuệ, lạc hậu trong nền kinh tế và trong xã hội, đưa nhân loại từng bước tiên nên văn minh. Trong khi đó thì các vị hủ nho, đại diện cho một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bảo thủ, trì trệ lại nhìn nhận thương mại bằng một thái độ kỳ thị. Họ dùng từ “con buôn” một từ khinh bỉ để chỉ tất cả những ai là thương nhân, là doanh nhân. Họ gán cho thương mại cái nội hàm tiêu cực như mua gian bán lận, mua rẻ bán đắt để kiếm lời. Hãy cảnh giác với cái quan điểm hủ nho ấy ngay trong chúng ta!
Có hay không có thị trường dịch vụ giáo dục?
Những người “dị ứng” với quan hệ mua bán trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục cũng là những người “dị ứng” với khái niệm “thị trường” trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục. Trước tiên, cần tách bạch hai khái niệm “giáo dục” và dịch vụ giáo dục”. Không có thị trường giáo dục, nhưng thị trường giáo dục thì có. Chỉ dịch vụ (kể cả dịch vụ giáo dục) mới có giá trị giá cả, có cung, có cầu, do đó có thị trường. Còn giáo dục với nội hàm là giáo dục con người thì không thể xét về mặt giá trị- giá cả, không có giá trị- giá cả. Nó thuộc phạm trù “lao động cụ thể”, nghĩa là ngoài tầm xem xét của kinh tế học.
Thị trường là cái chợ. Theo nghĩa rộng thì ở đâu có bán có mua, có cung, có cầu thì ở đó có thị trường. Mọi hàng hóa,mọi dịch vụ đều có thi trường của nó. Dịch vụ của giáo dục cũng vậy.
Đầu những năm 60, khi chúng ta bắt tay vao công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã tiếp nhận quan điểm phổ biến của các nước xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ là: Nhà nước, với tính cách là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, phải có trách nhiệm chăm lo cho dân tất cả, từ cái ăn cái mặc đến việc học hành, chăm sóc ýtế, … Từ đó đã hình thành vai trò độc quyền của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, mọi hình thức tư nhân trong giáo dục đều bị xóa bỏ.
Mới chỉ qua 30 năm, thực tiễn đã chứng tỏ rằng, ý tưởng ấy tuy tốt đẹp nhưng không có tính khả thi. Nhìn rộng ra thế giới, ta thấy ngay những nước giàu có nhất như Mỹ, Nhật cũng không đủ ngân sách để chăm lo hết thẩy chogiáo dục. Một bộ phận khá lớn của hệ thống giáo dục ở các nước ấy phải trao cho tư nhân đảm nhiệm. Ở nước ta, việc trao cho tư nhân đảm nhiệm một bộ phận dịch vụ giáo dục được gọi là “xã hội hóa giáo dục”.
Ngay trong những năm Nhà nước giữ độc quyền về dịch vụ giáo dục thì thị trường dịch vụ giáo dục vẫn tồn tại. Con em nhân dân vẫn có quyền lựa chọn trường này hay trường kia, mặc dù trường nào cũng là trường công lập, trường nào cũng được bao cấp một phần học phí. Điều này chứng tỏ rằng, ở đâu có cung và có cầu thì ở đó có thị trường. Tuy nhiên, quy mô của thị trường lúc ấy còn hạn hẹp vì thị trường lúc ấy vẫn chỉ là thị trường độc quyền của các trường công lập.
Từ khi Nhà nước thực hiện chính sách xã hội hóa giao dục thì thị trường dịch vụ giáo dục được mở rộng hơn, vì ngoài các trường công lập, còn có các trường ngoài công lập, tham gia cung ứng dịch vụ giáo dục. Cơ hội lựa chọn của “khách hàng”, nhờ đó, được mở rông hơn. Tuy nhiên, nguồn cung về dịch vụ giáo dục cho đến lúc này vẫn còn rất hạn hẹp so với cầu, do đó thị trường dịch vụ giáo dục vẫn chỉ là “thị trường của người bán” chứ chưa trở thành “thị trường của người mua”.
Có người cho rằng, giáo dục nói chính xác là dịch vụ giáo dục không mang tính thị trường, bởi lẽ không phải cứ có tiền thì vào được đại học. Phải qua thi tuyển và phê duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo mới vào được trường đại học. Trong khi cơ chế thị trường, không thiếu gì thủ tục hành chính như vậy. Chẳng hạn, muốn mua một máy tính điện tử cỡ lớn của hãng IBM, phải có giấy phép của Chính phủ Mỹ. Những thủ tục hành chính ấy không làm thay đổi tính thị trường của việc mua bán. Việc thi tuyển và phê duyệt của Bộ giáo dục và Đào tạo cũng không làm thay đổi quyền tự do lựa chọn của “khách hàng” đối với dịch vụ giáo dục của trường này hay trường kia.
Có người lại cho rằng: “xây dựng nền kinh tế thị trường nhưng không thể biến nhà trường thành thị trường. Trường là trường chứ không thể là chợ”. Trong cách lập luận này, có một sự lẫn lộn kỳ lạ về mặt lôgic. Khi người ta nói đến thị trường dịch vụ giáo dục là nói đến phí dịch vụ giáo dục. Điều đó sao lại dẫn đến kết luận biến trường thành chợ? Khi ta bước lên xe buýt, ta phải trả tiền vé vì đó là phí dịch vụ vận tải, là quy tắccủa thị trường dịch vụ vận tải. Đâu phải vì thế mà ta có quyền biến cái khoang xe buýt thành cái chợ?
Dịch vụ giáo dục - kinh doanh hay không kinh doanh?
Kinh doanh là bỏ ra một số tiền (vốn đầu tư) để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ, cuối cùng thu về một số tiền lớn hơn, khoản chênh lệch gọi là lãi. Nếu khoản lãi đó chỉ bằng hoặc thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm thì chẳng ai dại gì mà bỏ tiền vào sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Thà gửi tiền vào quỹ tiết kiệm - chắc dạ hơn.
Khi nhà nước trích tiền từ ngân sách ra để chi cho giáo dục, tiền ấy không phải là kinh doanh. Nhưng khi nhà nước khuyến khích tư nhân bỏ tiền vào giáo dục thì tiền ấy đương nhiên phải là tiền kinh doanh. Nó phải thu được một lãi suất ít nhất cũng phải bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm
Kinh doanh dịch vụ giáo dục có gì là trái với đạo lý cao cả của sự nghiệp trồng người không? Nếu ngân sách Nhà nước đủ sức báo đảm cho mọi con em nhân dân đều được học không mất tiền và học lên bậc học cao bao nhiêu cũng được thì điều đó đương nhiên là phủ hợp nhất với đạo lý cao cả của sự nghiệp trồng người. Đó chính là lý tưởng cộng sản chủ nghĩa mà mọi người chúng ta hằng mơ ước. Tuy nhiên, thực tế nguồn lực tài chính của Nhà nước là chưa cho phép làm được đến mức như vậy. Trong tình hình ấy thì có giải pháp nào?
Có hai phương án để lựa chọn.
Hoặc là giữ nguyên độc quyền Nhà nước về giáo dục với hệ quả là: Quy mô của giáo dục hạn hẹp, số con em nhân dân được học lên bậc cao bị hạn chế.
Hoặc là san sẻ bớt “gánh lặng” cho tư nhân, khuyến khích tư nhân bỏ công sức và tiền của để phát triển giáo dục, chấp nhận kinh doanh đối với dịch vụ giáo dục. Hệ quả là: Hệ thống giáo dục quốc dân được mở rộng hơn, số con em nhân dân được học và học lên bậc cao tănghơn.
Giữa hai phương án thì phương án nào là phù hợp hơn với đạo lý cao cả của sự nghiệp trồng người? Hiển nhiên là phương án thứ hai.
Người ta “dị ứng” với khái niệm kinh doanh vì nghĩ rằng kinh doanh là kiểm lời vô tội vạ, mà lại là kiếm lờitrên lưng con trẻ. Thiên kiến sai lầm ấy xuất phát từ chỗ không hiểu quy luật của hoạt động kinh tế. Trong kinh tế thị trường, mọi hàng hóa và dịch vụ đều phải bán theo giá trị xã hội tức thời gian lao động xã hội tất yếu. Đó là quy luật chi phối mọi sản xuất hàng hóa và dịchvụ. Cùng một dịch vụ như nhau, nếu anh A bán cao hơn giá trị xã hội thì người mua sẽ từ bỏ anh ta ma đến với anh B, anh C. Chính sự cạnh tranh giữa người mua với người bán và giữa người bán với nhau đã tạo nên mặt hàng giá cả, buộc giá cả không được tách rời giá trị.
Trong tình hình mặt bằng học phí rất thấp của nước ta, kiếm được một lãi suất cao hơn chút đỉnh so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm đã là khó, nói gì đến kiếm lời vô tội vạ!
Nếu giá cả bằng giá trị xã hội thì nhà kinh doanh kiếm lời ở đâu? Kiếm lời bằng cách hạ thấp giá trị cá biệt của mình xuống dưới mức giá trị xã hội, cũng tức là bằng cách hạ chi phí của mình thấp hơn những người khác, đi đôi với nâng chất lượng hàng hóa và dịch vụ của mình cao hơn những người khác.
Như vậy, quy luật của thị trường không cho phép nhà kinh doanh kiếm lời vô tội vạ. Hơn thế nữa, có còn buộc nhà kinh doanh phải liên tục hạ thấp chi phí và nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ. Người hưởng lợi đầu tiên đương nhiên là nhà kinh doanh, nhưng cuối cùng thì chính trị xã hội mới là người được hưởng lợi lớn nhất.
Nếu phương thưc kinh doanh được áp dụng trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục thì những trường dạy tồi, kể cả những trường công lập được nhà nước bao cấp một phần học phí, sẽ mất dần “khách hàng”, cuối cùng sẽ bị loại khỏi thị trường. Điều đó chỉ có lợi cho sự nghiệp trồng người, có lợi cho sự phồn vinh của đất nước.
Trong các cơ quan nhà nước quản lý giáo dục hiện vẫn lưu hành một quan điểm cho rằng, nếu mở rộng quy mô đào tạo thì sẽ khiến cho chất lượng đào tạo giảm xuống. Các cơ quan này đã thông qua việc giao chỉ tiêu tuyển sinh (mà chỉ tiêu năm sau thường là không cao hơn năm trước) để khống chế quy mô đào tạo đại học giống như khống chế tỷ lệ sinh đẻ. Việc thành lập các trường đại học tư thục sẽ vấp phải những điều kiện rất khó thực hiện do quy chế trường đại học tư thục đặt ra (điều 10 và 11)
Giao chỉ tiêu tuyển sinh, hay khống chế chỉ tiêu tuyển sinh đối với các trường đại học công lập thì có thể hiểu được, vì nguồn trợ cấp từ ngân sách Nhà nước không phải là vô hạn. Nhưng trường đại học ngoài công lập thì đâu có phụ thuộc vào nguồn trợ cấp từ ngân sách Nhà nước? Nó chỉ phụ thuộc vào khả năng chi trả của nhân dân, mà khả năng chi trả của nhân dân thì ai cũng biết, đang là một sực ép rất lớn đối với quy mô đào tạo. Còn chất lượng đào tạo? chẳng ai có căn cứ nào chứng minh rằng quy mô đào tạo mà mở rộng thì chất lượng đào tạo sẽ giảm. Trong tình hình nguồn cung còn rất hạn hẹp so với cầu như hiện nay thì người học chẳng có bao nhiêu quyền lựa chọn, trường dạy tồi cũng vẫn không thiếu người học. Phải mở rộng nguồn cung ra thì mới có được sự thanh lọc, sự đào thải, sự đua tranh làm cho chất lượng giáo dục tăng lên.
Phải đặt giáo dục trước sứ mệnh lịch sử của nó
Thị trường hóc dịch vụ giáo dục không phải là một mục đích tự thân. Nó chỉ là một phương tiện hay phương thức để phát triển giáo dục. Nhưng phương tiện, phương thức cũng có vai trò rất quyết định đến việc thực hiện mục tiêu. Phải đặt giáo dục trong bối cảnh lịch sử của nó,trước sứ mệnh lịch sử của nó mới thấy hết tầm quan trọng của phương tiện, phương thức.
Nước ta đang còn là một nước kém phát triển, đang vươn lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trình độ dân trí còn thấp so với nhiều nước trong khu vực. Nếu tính số sinh viên trên một vạn dân thì Việt
Tiếp tục ỷ lại vào ngân sách Nhà nước ư? Ngân sách Nhà nước đã dành gần 20% cho giáo dục rồi. Dù có cố gắng hơn nữa thì nó cũng không đủ sức đáp ứng mọi nhu cầu của nhân dân về giáo dục.
Vậy chỉ còn một giải pháp: khuyến khích tư nhân đầu tư công sức và tiền của để phát triển giáo dục, tạo điều kiện rất thuận lợi cho tư nhân thành lập nhiều trường tư thục, làm cho thị trường dịch vụ giáo dục sôi động hẳn lên. Đó chính là giải pháp chiến lược để phát triển giáo dục trong một vài thập kỷ trước mắt. Chỉ bằng giải pháp đó, giáo dục mới đủ sực hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vấn đề lúc này không phải là ở chỗ muốn hay không muốn thị trường hóa dịch vụ giáo dục, muốn hay không muốn cho phép kinh doanh dịch vụ giáo dục. Càng không phải là ở chỗ kế hoạch hóa quy mô phát triển giáo dục thoe tốc độ con rùa, lấy cớ là để đảm bảo chất lượng. Chỉ có rũ sạch tư duy cũ, bảo thủ, trì trện trong quản lý giáo dục mới mở đường cho giáo dục phát triển kịp với xứ mệnh lịch sử của nó.
20 năm chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường đã làm cho nền kinh tế trở nên sống động như thế nào, ai nấy đều rõ. Bây giờ,chuyển dịch vụ giáo dục sang cơ chế thị trường cũng sẽ làm cho nền kinh tế giáo dục trở nên sống động như thế ấy. Điều này lẽ đó là quy luật kinh tế khách quan.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Con người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900