Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống

10:03 CH @ Thứ Tư - 28 Tháng Mười Hai, 2011

Khi ta du hành quanh thế giới, dù là ở Ấn Độ hay Hoa kỳ, ở Âu Châu hay Úc Châu, ta đều nhận thấy có sự cực kỳ giống nhau của bản chất con người. Điều này đặc biệt đúng tại các trường Đại học và Trung học. Chúng ta thành ra, như thể qua một cái khuôn, một mẫu người mà điều chú tâm chính yếu là tìm kiếm sự bảo đảm an toàn, cốt để trở nên một con người quan trọng nào đó, hoặc để có được một thời gian vui chơi thỏa thích với ít suy nghĩ suy tư chừng nào hay chừng ấy.

Nền giáo dục theo tập quán đã làm cho việc suy tưởng độc lập chế độ khó khăn. Sự giống nhau đưa đến tầm thường. Khác biệt với đoàn nhóm hoặc chống lại hoàn cảnh chung quanh không phải dễ dàng gì và thường hay có nhiều hiểm nguy bao lâu mà chúng ta còn tôn sùng thành công. Sự thôi thúc để được thành công là việc chạy theo điều tưởng thưởng có thể nó ở trong vật chất hoặc trong cái gọi là lĩnh vực tinh thần, sự tìm kiếm điều bảo đảm an toàn bên trong hay bên ngoài, khát vọng cho sự an lạc - toàn thể tiến trình này đã che đậy cái tinh thần bất mãn bất bình, làm chấm dứt tính tự phát và làm nảy nở sợ hãi và sợ hãi làm bế tắc sự hiểu biết thông minh của cuộc sống. Với tuổi tác gia tăng, tâm trí và tâm hồn bắt đầu khô cằn.

Trong việc tìm kiếm điều an lạc, chúng ta thường hay tìm một góc xó lặng lẽ trong cuộc sống nơi ít có sự tranh chấp, và lúc bấy giờ chúng ta sợ bước ra ngoài nơi ẩn dật ấy. Điều sợ hãi cuộc sống này, sợ hãi tranh đấu và kinh nghiệm mới mẻ này đã hủy diệt cái tinh thần mạo hiểm của chúng ta: hết thảy sự dạy dỗ và giáo dục của chúng ta đã làm cho chúng ta sợ mình khác biệt với người lân cận của chúng ta, sợ việc suy nghĩ trái lại với cái khuôn mẫu đã được thiết lập của xã hội, kính trọng một cách lầm lạc quyền lực và cổ tục.

May mắn thay, còn có một số ít người nhiệt thành, họ sẵn sàng quan sát những vấn đề con người của chúng ta mà không có thiên kiến của phe tả hoặc cánh hữu nhưng trong tối đại đa số chúng ta, không còn có cái tinh thần bất bình, tinh thần phản kháng thực sự. Khi chúng ta đầu hàng một cách không thể lý giải được với hoàn cảnh chung quanh, thì bất cứ tinh thần phản kháng nào mà có thể là chúng ta có được đã lắng dần xuống, và khả năng của chúng ta chẳng bao lâu đi đến chỗ chấm dứt.

Phản kháng có hai loại: có loại phản kháng bạo động chỉ thuần bằng sức phản ứng, không hiểu biết, chống lại cái trật tự hiện tồn và có một loại phản kháng tâm lý sâu xa của trí năng. Có nhiều người phản kháng chống lại những quy tắc chánh truyền để chỉ lại rơi vào những quy tắc chính truyền mới, tạo thêm những ảo tưởng và chứa chấp sự tự khoan dung. Những gì thường xảy ra luôn là chúng ta ra khỏi một nhóm này hay hướng về những lý tưởng và gia nhập một nhóm khác, theo những lý tưởng khác, như vậy tạo ra một khuôn mẫu tư tưởng mới mà chúng ta lại sẽ phản kháng nữa. Sức phản kháng chỉ làm nẩy nở sự chống đối tương phản, và sự cải cách này cần sự cải cách khác nữa.

Nhưng có một sự phản kháng thông minh mà nó không phải là sự chống đối, và nó đến với sự tự hiểu biết qua việc nhận ra cảm giác và tư tưởng của mình. Chỉ khi nào chúng ta đương đầu với cái kinh nghiệm như nó xảy đến và không lẩn tránh điều quấy rối của nó thì khi ấy chúng ta mới đánh thức trí thông minh tột bậc và sự đánh thức trí thông minh tột bậc ấy là trực giác, nó là sự dẫn đạo thực sự duy nhất trong cuộc sống.

Vày thì đâu là ý nghĩa của cuộc sống? Chúng ta đang sống và chiến đấu cho cái gì? Nếu chúng ta được giáo dục chỉ cốt để đạt đến sự phân biệt ly cách, để chiếm một nghề nghiệp tối hơn, để được kết quả hơn, để chi phối trên các kẻ khác rộng rãi hơn, thì lúc bấy giờ cuộc sống của chúng ta sẽ nông cạn và trống rỗng. Nếu chúng ta được giáo dục chỉ cốt để trở nên những nhà khoa học, những nhà học giả kết hợp với những cuốn sách hoặc những nhà chuyên môn chăm chú vào kiến thức rồi thì chúng ta sẽ góp phần vào sự hủy hoại và nỗi thống khổ của thế giới.

Mặc dù có một ý nghĩa cao cả và rộng rãi hơn cho cuộc sống, nền giáo dục của chúng ta có giá trị gì nếu chúng ta không bao giờ khám phá ra nó? Chúng ta có thể được giáo dục tột bậc, song nếu chúng ta không hợp nhất sâu xa tư tưởng với cảm giác thì cuộc sống của chúng ta không hoàn toàn, mâu thuẫn với nhau và bị xâu xé với nhiều nỗi sợ hãi và bao lâu giáo dục không bồi bổ một viễn ảnh hợp nhất về cuộc sống thì nền giáo dục ấy rất ít có ý nghĩa.

Trong nền văn minh hiện thời của chúng ta, chúng ta đã phân biệt đời sống thành ra nhiều khu vực thế nên giáo dục có rất ít ý nghĩa ngoại trừ trong việc học một nghề hay một kỹ thuật đặc biệt nào đó. Thay vì đánh thức trí thông minh toàn vẹn của cá thể, giáo dục khuyến khích y làm đúng theo khuôn mẫu và như vậy là làm trở ngại cho sự hiểu biết của mình y như một tiến trình hoàn toàn. Để cố gắng giải quyết nhiều vấn đề sinh tồn ở những bình diện theo thứ tự của chúng, đã chia biệt ra khi chúng nằm trong những phạm trù khác biệt nhau, biểu thị một sự hoàn toàn thiếu thốn sự hiểu biết của nó.

Cá nhân là sự lập thành của những thực thể khác nhau nhưng nhấn mạnh vào sự khác nhau ấy và khuyến khích phát triển một kiểu mẫu rõ ràng nào đó đưa đến nhiều rối rắm và mâu thuẫn. Giáo dục sẽ gây ra sự hợp nhất của những thực thể riêng lẻ này, bởi vì không có sự hợp nhất, cuộc sống trở nên một chuỗi những chấp tranh và phiền muộn. Có giá trị gì ở việc đào luyện những người như những luật sư nếu chúng ta cứ mãi tranh tụng nhau? Đâu là giá trị của kiến thức nếu chúng ta cứ tiếp tục trong sự lầm lạc của chúng ta? Những gì là tính cách trọng đại của kỹ thuật và khả năng thuộc về công nghiệp nếu chúng ta sử dụng nó để hủy hoại người khác? Đây là điểm yếu của cuộc sinh tồn của chúng ta nếu nó đưa đến bạo động và hoàn toàn khốn khổ? Mặc dù chúng ta có tiền hoặc có khả năng kiếm ra tiền, mặc dù chúng ta có những lạc thú và những tổ chức tôn giáo của chúng ta, chúng ta vẫn ở trong cuộc tranh chấp vô hạn.

Chúng ta cần phải phân biệt giữa con người và cá thể. Con người là sự ngẫu nhiên, vô cố, và bởi sự ngẫu nhiên vô cố ấy tôi định nói đến những trường hợp sinh đẻ, hoàn cảnh mà trong đó tình cờ chúng ta được nuôi nấng. với chủ nghĩa quốc gia, những mê tin dị đoan, những phân chia giai cấp và các thiên kiến của nỏ. Con người hay sự ngẫu nhiên vô cố chỉ là trong chốc lát, mặc dù cái chốc lát ngắn ngủi ấy có thể kéo dài suốt cả một dời, và khi hệ thống giáo dục hiện thời dựa trên con người ấy, dựa trên sự ngẫu nhiên chốc lát ấy nó đần đến sự suy đồi tư tưởng và khắc sâu vào những nỗi sợ hãi tự phòng vệ.

Tất cả chúng ta đều đã được huấn luyện bởi giáo dục và hoàn cảnh chung quanh để tìm kiếm lợi lộc và an toàn cho cả nhân, và chiến đấu cho bản thân chúng ta. Mặc dù chúng ta che đậy nó dưới nhưng thành ngữ thú vị, chúng ta đã được giáo dục nhiều nghề nghiệp trong một hệ thống nền tựa trên sự lợi dụng và hàm chứa nỗi sợ hãi. Một giáo huấn như vậy ắt không tránh khỏi đưa đến hỗn loạn và thống khổ cho chính chúng ta và cho thế giới, bởi vì nó tạo ra trong mỗi cá nhân những chướng ngại tâm lý chia cách và cô lập y với những người khác.

Giáo dục không chỉ là một vấn đề huấn luyện tâm trí. Huấn luyện đưa tới hiệu năng, nhưng nó không gây ra sự toàn vẹn. Một tâm trí chỉ được huấn luyện không thôi thì chỉ là sự kéo dài thêm ra cái quá khứ, và một tâm trí như vậy có thể chẳng bao giờ khám phá ra được điều mới mẻ nào cả. Đó là do đâu, tìm kiếm những gì là nền giáo dục thích đáng chúng ta sẽ phải dò xét toàn thể ý nghĩa cuộc sống.

Đối với hầu hết chúng ta, cái ý nghĩa cuộc sống như một toàn thể thì không phải là điều quan trọng trên hết và nền giáo dục của chúng ta chỉ nhấn mạnh vào những giá trị thứ yếu, chỉ làm cho chúng ta thành thạo một vải ngành của kiến thức mà thôi. Mặc dù kiến thức và hiệu năng cần thiết đấy, nhưng chỉ khăng khăng một mực nhấn mạnh vào chúng sẽ dẫn đến chấp tranh và hỗn loạn.

Một hiệu năng mà được phát sinh bởi tình yêu vượt quá siêu việt thì lớn lao hơn là cái hiệu năng của lòng tham vọng và không có tình yêu, mà tình yếu đem đến hiểu biết loàn bộ cuộc sống, thì bây giờ hiện năng sinh ra sự tàn nhẫn, vô tình. Điều này không phải là những gì hiện đang xảy ra tại khắp nơi trên thế giới sao? Nền giáo dục của chúng ta đã ăn khớp với việc kỹ nghệ hóa và chiến tranh, và mục đích chính của nó là phát triển hiệu năng và chúng ta đã bị túm lấy trong cuộc ganh đua của máy móc vô tình và sự hủy diệt lẫn nhau này. Nếu giáo dục dẫn đến chiến tranh, nếu nó dạy chúng ta tiêu diệt hoặc bị tiêu diệt, thì không phải nó đã hoàn toàn thất bại rồi sao?

Để phát sinh nền giáo dục thích đáng, hiển nhiên chúng ta phải hiểu biết ý nghĩa cuộc sống như một toàn thể, và do đấy, chúng ta càn phải suy tưởng, không phải một cách cứng ngắt giáo điều, nhưng là một cách trực tiếp và thực sự.

Một nhà tư tưởng cứng ngắt giáo điều là mộ[ người khinh suất vô tâm, bởi vì ông ta làm đúng theo một kiểu mẫu, ông ta lập lại những thành ngữ và tư tưởng trong lề lối cũ kỹ. Chúng ta không thể nào hiểu biết cuộc sinh tồn một cách trừu tượng hay thuộc về lý thuyết. Hiểu biết cuộc sống là hiểu biết chính chúng ta và đấy là cả hai bắt đầu và chấm dứt giáo dục.

Giáo dục không chỉ là sự tiếp thu kiến thức, gom góp lại những sự kiện có tương quan với nhau, giáo dục là để nhìn thấy ý nghĩa cuộc sống như một toàn thể. Nhưng cái toàn thể ấy không thể đạt đến qua từng phần - đấy là những gì mà các Chính phủ, các tổ chức tôn giáo và các Đảng chính trị đang cố gắng thi thố.

Sứ mạng của giáo dục là đào tạo những con người toàn vẹn và do đấy là những con người thông minh. Chúng ta có thể chiếm được những phẩm chất và có khả năng như máy mà không cần thanh minh. Thông minh không chỉ là sự hiểu biết, nó không phải nhờ ở những cuốn sách, cũng chẳng phải cốt ở những phản ứng tự vệ khôn khéo và những xác ngôn công kích. Người vô học cũng có thể thông minh hơn người có học. Chúng ta có những cuộc thi cử và những phẩm trật làm tiêu chuẩn cho trí thông minh và đã làm nảy nở những đầu óc xảo quyệt lẩn tránh những vấn đề sinh tử của con người. Thông minh là khả năng nhận thức được cái cốt yếu, cái tự tại (What is) và việc đánh thức khả năng này, trong bản thân mình và trong các kẻ khác, đấy là giáo dục.

Giáo dục sẽ giúp chúng ta khám phá ra những giá trị muôn đời, thế nên chúng ta không chỉ đeo bám vào những định thức hay lập lại những khẩu hiệu: giáo dục sẽ giúp chúng ta phá vỡ những hàng rào quốc gia và xã hội của chúng ta, thay vì nhấn mạnh vào chúng, bởi vì những hàng rào ấy làm phát sinh sự tương phản giữa người và người. Bất hạnh thay, hệ thống giáo dục hiện tại làm cho chúng ta quá khúm núm, máy móc và cực độ vô tâm, dù nó có đánh thức trí năng chúng ta đi nữa, một cách tinh thần nó lưu lại cho chúng ta sự bất toàn, vô hiệu và không có tinh thần sáng tạo.

Không có sự hiểu biết trọn vẹn cuộc sống, cá nhân và nhưng vấn đề tập thể của chúng ta sẽ chỉ gia tăng sâu đậm thêm mà thôi. Mục đích của giáo dục không chỉ đào tạo những học giả, những kỹ thuật gia và những kẻ săn việc, nhưng là những nam, nữ công dân toàn vẹn mà họ tự do vô hạn, bởi vì chỉ có giữa những con người như vậy mới có thể có một nền hoà bình vĩnh cửu.

Chính vì hiểu biết bản thân chúng ta mà sợ hãi đi đến chỗ chấm dứt. Nếu cá nhân đương đầu với cuộc sống từng phút giây một, nếu y đối diện với những phức tạp thiên hình vạn trạng của nó, những nỗi thống khổ và những đòi hỏi bất thần của nó, thì một cách vô hạn y hẳn có thể uốn nắn nó được và do đấy tự do với những lý thuyết và những kiểu mẫu đặc biệt nào.

Giáo dục sẽ không khuyến khích cá nhân làm đúng theo xã hội hoặc phủ nhận sự hòa điệu với nó, nhưng để giúp y khám phá ra những giá trị thực sự đến từ sự dò xét vô tư và tự giác. Khi không có sự tự hiểu biết, điều tự bày tỏ trở nên độc đoán khẳng quyết với tất cả những công kích và tham vọng chấp tranh của nó. Giáo dục sẽ đánh thức khả năng tự giác và không chỉ làm thỏa mãn sự phóng túng của sự tự bày tỏ mà thôi.

Đâu là việc học hành giỏi dang nếu trong quá trình của cuộc sống chúng ta hủy diệt chính chúng ta. Khi chúng ta đã có hàng loạt những cuộc chiến tranh, cuộc chiến tranh này tiếp theo sau cuộc chiến tranh tranh kia, hiển nhiên là có một cái gì sai lầm từ căn để ở cải cách thức chúng ta nuôi nấng dạy dỗ con em chúng ta. Tôi nghĩ rằng hầu hết chúng ta đều ý thức đến điều này, song chúng ta không biết làm thế nào tiếp xúc đối mặt với nó.

Các hệ thống dù là giáo dục hay chính trị, đã không được đổi thay một cách huyền diệu, chúng chỉ chuyển hóa khi nào có một sự thay đổi nền tảng trong chính chúng ta. Cá nhân là quan trọng trên hết, chứ không phải hệ thống và bao lâu cá nhân không hiểu biết toàn thể quá trình của mình, thì không có một hệ thống nào, dù là ở phe tả hay phe cánh hữu có thể mang đến trật tự và hòa bình cho thế giới.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị

    09/06/2018Nguyễn Trần BạtGiá trị của các hệ tư tưởng chỉ có tính chất tương đối, mang tính lịch sử. Tư tưởng và hệ tư tưởng không phải là những giá trị bất biến, càng không phải là những tín điều để tôn thờ, nó đang và sẽ bị thay thế bởi hệ giá trị, là một hệ thống các tiêu chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu...
  • Ý nghĩa cuộc sống

    16/04/2018Albert Einstein (Nguyễn Định và Alpha books dịch)Cuộc đời của mỗi con người trên trần thế chỉ là tạm thời,và người ta sống vì cái gì không ai có thể biết được, mặc dù thỉnh thoảng ta vẫn tự cho là mình có cả m thấy được ý nghĩa đó.
  • Albert Einstein và Giáo dục

    11/01/2016Nguyễn Ngọc ThuậnAnhxtanh đã phát biểu những tư tưởng của mình về một nền giáo dục căn bản cho xã hội hiện đại. Những tư tưởng đó được đăng rải rác ở nhiều nơi, chủ yếu vào những năm cuối đời và tập trung hơn cả là bài phát biểu của ông tại Albany, NewYork ngày 15/10/1936 nhân kỷ niệm 300 năm giáo dục Hoa Kỳ, rất đáng để chúng ta suy ngẫm và học tập...
  • Giáo dục, trí thức và nửa đường còn lại

    24/09/2012Ngô Tự Lập...việc xây dựng một đội ngũ trí thức, hay nói đúng hơn, việc biến đội ngũ nửa trí thức của chúng ta thành một đội ngũ trí thức thực thụ, đủ khả năng đảm đương vai trò đầu tàu của nó trong sự nghiệp phát triển của dân tộc, cũng chính là chặng đường còn lại của nền giáo dục dân tộc. Ðó là một nhiệm vụ cấp bách và to lớn, không chỉ đòi hỏi nhiều tiền của, thời gian và ý chí, mà còn cả những thay đổi triệt để trong quan niệm và phương pháp giáo dục.
  • L.N.Tonxtôi với câu hỏi: “Đời tôi là gì ?”

    26/11/2005Thanh ThảoMỗi nhà văn đích thực đều là mỗi nhà không tưởng ở những mức độ khác nhau. Tônxtôi là nhà văn vĩ đại, đồng thời là nhà không tưởng vĩ đại. Sự vĩ đại bắt đầu ở chỗ tất cả những tư tưởng những dằn vặt những đau đớn khắc khoải của ông đều bắt nguồn từ một câu hỏi nó bật ra tự thâm tâm ông khi đã trải đời và...
  • Tự do - Điểm khởi đầu của mọi sự phát triển

    30/09/2005Nguyễn Trần BạtKhi nói tự do là linh hồn của mọi cuộc cải cách chính là nói đến tinh thần xuyên suốt các cuộc cải cách. Cải cách kinh tế nhằm tạo ra tự do kinh tế. Tự do kinh tế đi trước để con người được nếm các thành quả sự phát triển. Chừng nào cảm nhận được vị ngọt, cảm nhận được các thành quả thu được từ tự do kinh tế, con người sẽ nhận thức được giá trị của tự do chính trị, tức là cải cách kinh tế giúp con người nhận ra lợi ích của tự do chính trị...
  • Trồng người thời đại mới

    12/07/2005Thạc sĩ Phạm Xuân PhụngGần đây hiện tượng sa sút phẩm chất đạo đức thông thường của một bộ phận học sinh với nhiều lứa tuổi đã bộc lộ, đặc biệt là phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam...
  • Cần nhắc lại mục tiêu của giáo dục

    09/07/2005Chân LuậnGiáo dục (GD) cần phải tạo ra những con người biết sống có nhân bản và làm việc có hiệu quả. Chân lý ấy tưởng chừng như xuyên suốt, nhưng mỗi thời, nó lại được vận dụng theo những định hướng khác nhau. Và phải chăng, chúng ta đang vận dụng lệch?
  • Cải cách giáo dục: Trước thách thức của thế kỷ XXI

    19/04/2005Phạm Khiêm Ích(Edgar Morin) Nhà trường phải giúp cho sinh viên thấm nhuần “một thứ văn hoá về tính phức hợp” (culture de la complexité), tức là nền văn hoá của thế giới ngày mai...
  • xem toàn bộ