"Nhà vua chết rồi, Hoàng đế vạn tuế!"

02:35 CH @ Thứ Tư - 04 Tháng Mười Một, 2009

Vấn đề quan trọng bậc nhất không phải là tranh cãi xem ông GS Koblitz và bản Báo cáo Harvard cái nào đúng cái nào sai. Vấn đề quan trọng nhất là cái tai của người lắng nghe những lời phê phán. - Nhà nghiên cứu giáo dục Phạm Toàn

Để hỏng nền đại học, xin đừng tính chuyện đổi mới

Nếu không nhờ báo VietNamNet có nhã ý tung lên mạng một bài viết của giáo sư Neal Koblitz phản biện lại bản báo cáo được gọi là của Đại học Harvard về thực trạng giáo dục ĐH Việt Nam, thì có lẽ tôi đã quên nó mất rồi.

Quên nó đi, là vì đại học không thuộc lĩnh vực hoạt động của mình. Ấy thế rồi có tác phẩm của GS Koblitz, và tôi đã đọc kỹ bài viết tới ba lần. Đọc xong lần thứ ba thì tôi mỉm cười một mình vì chợt nhớ tới câu đùa của người Pháp "Nhà vua chết rồi, Hoàng đế vạn tuế". Sự thể như sau, năm 1422, khi vua nước Pháp Charles VI băng hà, và vua Charles VII lên kế vị, người dân Pháp truyền nhau tin tức đó, nhưng qua cách báo tin cho nhau, bao nhiêu thế kỷ sau ta vẫn không thể quên nụ cười mỉm của cái dân tộc rất thích tiếu lâm đó.

Để phân tích bài viết của GS Koblitz, thiết tưởng nên nhắc lại đôi chút về bản báo cáo vẫn được gọi tắt là "Báo cáo Harvard" về sự khủng hoảng của nền ĐH Việt Nam hiện thời.

Người Mỹ có "sứ mạng" gì mà phải "báo cáo" cho người Việt Nam biết chuyện xảy ra ở nước Việt Nam? Họ chẳng có nghĩa vụ gì hết. Báo cáo đó chỉ cung cấp tình hình cùng những phân tích về sự khủng hoảng của hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam cho phía Hoa Kỳ trong Ủy ban đặc nhiệm song phương về giáo dục ĐH (Higher Education Task Force). Một bên trong hai bên đó muốn bàn với bên kia điều gì, muốn "OK" hay khước từ những đề nghị vòi vĩnh của phía bên kia, thì phải nắm chắc tình hình bên ấy.

Họ đã "nắm bắt tình hình" những gì với nhau trước khi hai bên nhóm họp?

Nhìn tổng quát tình hình ĐH Việt Nam, bản báo cáo cho rằng "khó có thể phóng đại hơn nữa về mức độ trầm trọng của cuộc khủng hoảng ĐH Việt Nam đương thời". Và theo họ, thì "chúng tôi tin rằng, nếu không có những cải cách nhanh chóng và tận gốc dành cho giáo dục ĐH, Việt Nam sẽ thất bại trong mục tiêu đạt tới các tiềm năng to lớn của mình". Diễn nôm điều này là như sau: Hễ bạn để hỏng nền ĐH của mình, thì xin bạn đừng tính chuyện đổi mới nữa!

Đi vào chi tiết, bản báo cáo đó còn có gì nữa?

Có nhiều vấn đề. Có thể gộp chung các vấn đề lại để có một bản tóm tắt. Nhưng nghĩ rằng cách thức tốt hơn khi đọc một báo cáo là dùng sự cảm nhận đầy tinh thần trách nhiệm của mình mà vừa đọc vừa tự phán xét. Trên tinh thần đó, nghĩ rằng có thể nên dừng lại để cảm nhận về những "chuyện" sau đây.

Một là, hãy nhìn trước nhìn sau, trông Bắc trông Nam trông cả địa cầu (như Tố Hữu dặn), xem ta đang đứng ở vị trí nào trong cuộc hội nhập? Những bản thống kê đã cho thấy rõ vị trí đó, và hãy nhớ đến lời cảnh báo trong báo cáo: "Các trường ĐH Việt Nam tụt lại khá xa đằng sau ngay cả những láng giềng kém mở mang của mình."

Hai là: "ĐH Việt Nam không sản xuất được một lực lượng lao động có đủ trình độ đáp ứng cho nhu cầu kinh tế và xã hội Việt Nam". Bản báo cáo nêu ra một thí dụ về vụ tìm người làm của hãng Intel. Trong mấy chục năm qua, và cho đến tận hôm nay, hình như các doanh nghiệp Việt Nam vẫn mỏi cổ ngóng trông một lực lượng lao động đáp ứng đòi hỏi của họ. Điều này ai ai cũng thừa biết, không cần đến ĐH Harvard mới bắt đầu sáng ra.

Ba là, những nguyên nhân của tình hình mà theo bản báo cáo, ít nhất có ba nét sau đây đáng chú ý cho ta xem xét giải quyết: Sự thiếu quyền tự chủ của ĐH; sự quản lý theo thói quen quan liêu kéo dài; sự thiếu trình độ của tầng lớp giảng sư vốn chủ yếu xuất thân từ lò đào tạo Xô Viết.

Kết thúc bản báo cáo, gây hoảng hồn hơn cả là cái kết luận mang tính khuyến nghị quá ư đúng đắn của nó: "Cải tổ toàn bộ cung cách điều hành của chính quyền là chìa khóa để cải tiến nền giáo dục ĐH tại Việt Nam. Tuy nhiên, cải tổ các học viện giáo dục đào tạo ở bất cứ nơi đâu cũng là một tiến trình lâu dài. Đây là lý do tại sao chúng tôi tin rằng Việt Nam phải xây dựng một học viện đào tạo ĐH mới, mà ngay từ đầu đã có cơ chế điều hành tốt nằm trong DNA (mã di truyền- BT) của nó".

Điều rất thú vị, ấy là bạn đọc Việt Nam ở trong và ngoài nước hình như đều chấp nhận bản báo cáo Harvard, các thảo luận đều như thể cùng quy tụ vào những nguy cơ được nêu ra từ đó.

Có ở trong chăn (giáo dục) mới biết chăn có rận

Và điều cũng rất thú vị, ấy là người duy nhất lên tiếng phản đối bản báo cáo Harvard lại là một người nước ngoài - hơn thế nữa, một người Mỹ, hơn thế nữa, một người Mỹ có tiếng tăm.

Bài phân tích của GS Koblitz thì dài, tốt nhất là nên đọc từ đầu chí cuối, còn ở đây ta chỉ nên phân tích những vấn đề chính yếu.

Vấn đề thứ nhất, ta thấy một Koblitz gần gụi, thân thiện vô cùng với Việt Nam: Ông sang Việt Nam từ năm 1978 khi đất nước ta vẫn còn bị Mỹ cấm vận. Là người Mỹ am hiểu đất nước, ông lưu ý cảnh báo giúp ta rằng "Vào những năm sáu mươi, hàng triệu người Mỹ đã nhiệt tình ủng hộ cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Trong số đó không chỉ là bao gồm những người không có học thức mà đáng tiếc là còn có cả một số GS của Harvard và các trường ĐH khác, họ đã đến Washington để nắm giữ các chức vụ quan trọng trong nội các của Kennedy và Johnson."

Ông khuyên chúng ta chớ có tin vào các báo cáo loại đó, nhất hạng là khi tác giả lại từng là thủy quân lục chiến đánh nhau ở chiến trường Việt Nam. Dĩ nhiên, ông không rơi vào "chủ nghĩa lý lịch" thô thiển. Ông còn cung cấp cho chúng ta về quá trình học hành bậc ĐH và trên ĐH của các tác giả bản báo cáo Harvard tiếng tăm và tai tiếng kia! Hóa ra, họ không đáng tin vì chưa có học vị Ph.D., và theo Koblitz, học vị của họ còn "thua cả bậc candidate Liên Xô" - tức bậc Phó tiến sĩ (nay đều gọi là Tiến sĩ).

Về vấn đề thứ nhất, ông Koblitz nêu ra, tôi chỉ dám rụt rè hỏi lại như sau: Ngộ nhỡ những nội dung báo cáo của những cựu thủy quân lục chiến kia, của những con người ít học kia, mà lại gần với sự thật, mà những gì họ vạch ra lại đáng cho người Việt Nam chúng tôi suy nghĩ, thì có vì cái quá khứ của mấy người viết báo cáo đó mà gạt bản báo cáo đi không? Giữa chân lý và lý lịch, ta chọn cái gì? Hay là GS Koblitz chỉ cho phép các cựu binh Mỹ được phép kéo đàn và lau nước mắt bên các tượng đài?

Vấn đề thứ hai, đó là lập luận của Koblitz về việc phải hiểu rõ lịch sử Việt Nam thì hãy giơ tay phát biểu. Suốt mấy trang dài, tác giả Koblitz kể từ năm 1978 khi Việt Nam còn bị cấm vận ông đã tới thăm và kính phục giới trí thức Việt Nam; ông biết rành rọt lịch sử như được gửi ở những tấm bia trong Văn Miếu Quốc Tử Giám; ông hiểu rõ tội lỗi của người Pháp đối với nền ĐH Việt Nam; ông nhắc nhở các nhà viết báo cáo Harvard không nhớ kể ra tội ác diệt chủng của người Mỹ khi ném bom Việt Nam. Và bảng lảng trong bài viết của Koblitz là lòng luyến tiếc Liên Xô hùng mạnh một thời về mọi mặt (dĩ nhiên là hùng mạnh cả trong việc đào tạo chuyên gia cho Việt Nam).

Về việc này, tôi chỉ xin nói nhỏ như sau: GS Koblitz biết quá nhiều, duy chỉ có một điều ông chưa biết, đó là câu tục ngữ: "Có ở trong chăn mới biết chăn có rận".

Sao ông không nêu câu hỏi: Chuyên gia đào tạo từ Liên Xô giỏi vậy, sao họ không chịu phát huy tác dụng, để nền ĐH Việt Nam ốm yếu đến thế? Sao ông không hỏi để biết tâm tư người Việt Nam đương thời, để thấy họ cũng xì xụp vái lạy ở Văn Miếu, nhưng họ cũng đang mong muốn thế hệ trẻ của dân tộc họ thoát khỏi cảnh đi học chỉ để có mũ cao áo dài và tên tuổi không nằm ở thành tích trong công việc mà chỉ còn là hàng chữ li ti trên tấm bia đá nặng trịch.

Vấn đề thứ ba, GS Koblitz nói về những cái xấu của ĐH Mỹ, trong đó có hai điều rất hấp dẫn: Trình độ toán của sinh viên Mỹ quá dấm dớ (có dẫn chứng đầy đủ), và nhiều trường cao đẳng (và có thể ĐH) Mỹ có thể (và đã) qua Việt Nam chỉ cốt kiếm lợi nhuận chứ không mong họ có ích gì cho việc xây dựng nền ĐH nước này. Ông cũng cảnh báo mọi người về việc nước Mỹ thu hút chất xám của loài người, nên Mỹ mới giỏi và tiếp tục giỏi như ngày nay.

Về chuyện này, thiết nghĩ chỉ cần nhắc nhở GS khả kính về bài báo ông viết năm 1981 là đủ, bài Toán học với tư cách công cụ tuyên truyền (Mathematics as Propaganda), trong đó ông cảnh báo cách dùng sai lệch công cụ toán học vào khoa học xã hội. Thì ở đây ta thấy lặp lại chính điều ông cảnh báo: Chuyện sinh viên Mỹ học dốt toán chẳng ăn nhập gì với chuyện nền ĐH Việt Nam rệu rã hết!

Và nếu muốn lập luận theo phép tương đương, ta có thể vào trang web của Trường ĐH Washington và dùng ngay các ý kiến của sinh viên đánh giá GS Koblitz trong các tháng 9 và 10 năm 2009 này; ta sẽ thấy ở đó những kết quả trái ngược nhau chan chát!

Vấn đề quan trọng bậc nhất không phải là tranh cãi xem ông GS Koblitz và bản Báo cáo Harvard cái nào đúng cái nào sai. Vấn đề quan trọng nhất là cái tai của người lắng nghe những lời phê phán.

Chúng tôi ở trong chăn đã lâu, xin có một lời khuyên giản dị với GS như sau: Nước chúng tôi có quá nhiều người tốt bụng rồi, xin ông GS không cần giúp đỡ thêm về mặt này nữa.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • So sánh giáo dục Đại học Việt - Mỹ

    17/12/2017TS. Vũ Quang ViệtBài viết tóm tắt những khác biệt cơ bản giữa giáo dục đào tạo cấp cử nhân (BA) ở Mỹ và ở Việt Nam hiện nay. Những nét cơ bản này dựa vào so sánh chương trình học kinh tế ở VN và chương trình học khoa học cơ bản, xã hội hoặc nhân văn (trong đó có kinh tế, toán, vật lý, hoá học, văn chương, tâm lý học…)
  • Thấy gì từ một số mô hình giáo dục tiên tiến?

    11/10/2015Itamar Rabinovic - Thanh Trà (lược dịch từ American Interest)Trong khi người Mỹ coi những tranh cãi trong giáo dục như một mớ bòng bong, người nước khác lại thấy đó là biểu hiện của sức sống và sự lành mạnh. Như vậy, quan điểm của bạn phụ thuộc vào địa điểm mà cái nhìn của bạn.
  • Phẩm chất sinh viên

    13/05/2015TS Vũ Thanh Tư AnhMột con thuyền cứ mãi lênh đênh trên biển cả nếu nó không biết đâu là bến bờ cần đến. Cũng như vậy, một nền giáo dục sẽ không có định hướng hoặc đi chệch hướng nếu như những mục tiêu của nó không đúng đắn, rõ ràng, và nhất quán...
  • Cảm nhận về nền giáo dục đại học của Singapore

    17/09/2012ThS. Hoàng Thái HàChúng tôi thật sự ngạc nhiên với các bạn sinh viên của họ mới học năm thứ 2 thôi mà các bạn đã rành rọt quy chế về đào tạo khi họ trả lời thắc mắc của đoàn công tác, vì sao họ lại rành quy chế đào tạo? Tìm hiểu kỹ hơn chúng tôi được biết việc tổ chức công tác cố vấn học tập của NUS rất quy củ, ngoài các giáo sư cố vấn học tập chính, mỗi sinh viên năm cuối được làm cố vấn học tập cho một hoặc hai nhóm (khoảng 5-6 sinh viên) khóa sau…
  • Đại học: Tiền không mua được đẳng cấp

    11/11/2010Hồ Đắc TúcMột trong các giải pháp của “đề án đổi mới giáo dục đại học 2006-2020” của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo là cho phép thành lập nhiều trường đại học để “đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cao”. Nhưng đại học không phải là địa chỉ để “đào tạo nhân lực trong các lĩnh vực công nghệ và dịch vụ chất lượng cao”. Đó là một lối suy nghĩ dễ tính. Thành lập một trường, và rồi hệ thống đại học, phải xuất phát từ sự suy tư thâm hậu và sâu sắc về hiện trạng và tương lai của đất nước.
  • Tranh luận sau báo cáo của Harvard về giáo dục Việt Nam

    29/10/2009Neal Koblitz (Khoa Toán, Đại học Washington, Seattle, USAKhi Intel thông báo các yêu cầu của mình, sinh viên và các trường đại học đã có những đáp ứng có tính xây dựng. Chúng tôi còn cả một chặng đường, nhưng những tiến bộ gần đây là đáng kể.
  • Giáo dục thiếu người "phản biện"

    10/10/2009Hoàng Thái HàTôi vẫn nhớ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, học sinh chúng tôi thường được nghe các Thầy, Cô giáo, thậm chí cả báo đài thời đó nói về công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà. Thấm thoát đã hơn 20 năm, phải nói trường học ngày nay khang trang hơn xưa nhiều lắm...
  • Harvard bàn về khủng hoảng giáo dục đại học VN

    21/09/2009Đại AnTuần Việt Nam xin giới thiệu nội dung cơ bản của bản báo cáo trong khuôn khổ Asia Programs của Trường lãnh đạo Kennedy thuộc ĐH Harvard, do hai tác giả Thomas J. Vallely và Ben Wilkinson thực hiện với tựa đề: Giáo dục đại học - cao đẳng Việt Nam: Khủng hoảng và đối phó.
  • Đã phải lúc sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục 2005?

    04/09/2009GS. TSKH Nguyễn Ngọc TrânBa năm mười tháng có thể là đủ cho việc sửa đổi bổ sung Luật nhằm thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển nhanh và đúng hướng… Ngược lại, nó có thể còn quá ngắn để nói đến sửa đổi bổ sung luật nếu các công cụ để triển khai nó, các văn bản pháp quy dưới luật, còn chưa sẵn sàng.
  • Hoàng Tụy (1927 - 2019)

    27/06/2009Ông là một GS toán học nổi tiếng, Viện trưởng Viện toán, Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam. Ông đặc biệt quan tâm và có nhiều đóng góp để chấn hưng, cải cách và hiện đại hóa nền giáo dục nước nhà...
  • Giáo dục VN Loay hoay tìm cách phát minh lại... cái bánh xe

    23/06/2009Lê Ngọc Sơn (thực hiện)Thật bi hài, khi người ta bỏ ra hàng chục triệu USD để tổ chức hoa hậu, trong khi đó chưa ai dám bỏ ra 20 triệu USD để xây dựng một trường đại học tầm cấp quốc tế theo đúng nghĩa chuẩn của nó.
  • Cải thiện chất lượng giáo dục đại học bằng tư duy

    14/03/2009Phạm Trần LêViệc cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo đại học được nhắc đến thường xuyên trong công luận như một vấn đề bức thiết nhưng cho đến nay vẫn chưa có những giải pháp mang tính toàn diện và triệt để, vừa đạt được mục tiêu về cải thiện chất lượng dạy và học đồng thời giúp cho bài toán quyền lợi của các cá nhân liên quan được giải quyết hợp lý. Một giải pháp như vậy đòi hỏi được xem xét qua tư duy kinh tế với ba câu hỏi căn bản là: xã hội có nhu cầu gì ở giáo dục đại học; hiện trạng đào tạo đại học hiện cung ứng tới đâu; lộ trình nào để từng bước giúp cung và cầu gặp nhau.
  • Sinh viên muốn được đối xử như người lớn

    19/12/2008Thực hiện: Tuệ Lâm - Ảnh: Quỳnh HoaViệt Nam (VN) sẽ mở cửa giáo dục đại học (ĐH) theo cam kết khi gia nhập của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ đầu năm 2009. Trong cam kết này, dịch vụ giáo dục được đặt bên cạnh những dịch vụ khác như y tế, viễn thông, phân phối, vận chuyển... SVVN đã có cuộc trò chuyện với TS Phạm Duy Nghĩa (ĐH Quốc gia Hà Nội) trước thời điểm quan trọng này.
  • Cuộc đua số lượng: Sự bất ổn trong giáo dục Đại học Việt Nam

    05/09/2008Lê Hồng NhậtNền kinh tế Việt Nam đang trải qua những thử thách đầy gay go. Ai cũng nhận thức được rằng, nguyên nhân cơ bản là do trình độ quản lý yếu kém và sự thiếu thốn nghiêm trọng nguồn nhân lực có trình độ ở mọi tế bào của nền kinh tế. So sánh với các nước trong khu vực, một điều rõ ràng là chúng ta đã không có sự chuẩn bị về vốn người cho sự phát triển. Trách nhiệm đó, một phần rất lớn là thuộc về giáo dục đại học. Đặc biệt là sự xuống cấp về chuẩn mực đào tạo...
  • Công bằng xã hội trong giáo dục Đại học

    27/06/2007PVViệt Nam đã vào WTO. Điều này có nghĩa, nguồn nhân lực của Việt Nam và từ đó là nền Giáo dục Đại học cũng như nguồn cung cấp tài chính cho nền giáo dục, nay cũng phải được đặt trên cùng một mặt bằng so sánh với các nước khác trong khu vực và trên thế giới...
  • Lối thoát nào cho giáo dục Đại học Việt Nam?

    04/06/2007GS,TS Trần Đình Sử“Trước thực trạng xuống cấp của giáo dục Đại học nước nhà, đã có ý định thả nổi hệ thống Đại học hiện có. Đâu là lối thoát cho giáo dục Đại học Việt Nam. Có niềm tin, biết tháo gỡ các vướng mắc, bổ khuyết các thiếu sót, nhất định chất lượng Đại học sẽ lên”.
  • Giáo dục đại học và cơ chế thị trường

    22/03/2007Giáo sư Phạm PhụCụm từ "Giáo dục đại học và cơ chế thị trường" đang được tranh luận sôi nổi trên mọi diễn đàn về GD trong hơn một năm qua. "GDĐH có là một loại hàng hóa công?", "Trường học không phải là chợ", "Có hay không có thị trường GD?"... Thanh Niên xin được giới thiệu với bạn đọc bài viết của GS Phạm Phụ - Trường ĐH Bách khoa TP.HCM về vấn đề khá nóng bỏng và cũng khá nhạy cảm này.
  • Vài góp ý về chất lượng giáo dục Đại học

    01/01/1900Nguyễn Văn TuấnQua theo dõi loạt bài thảo luận và góp ý về giáo dục đại học ở Việt Nam trên các báo trong nước và qua trao đổi với một số đồng nghiệp trong và ngoài nước tôi nhận thấy một trong những vấn đề lớn nhất về giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay là vấn đề chất lượng: chất lượng đội ngũ giảng dạy, chất lượng đào tạo và chất lượng Sinh viên.
  • Lược sử giáo dục đại học và những vấn đề của trường đại học đương đại

    05/10/2006Ngô Tự LậpKhác biệt lớn nhất giữa trường ĐHHĐ với trường đại học thời trung cổ là ĐHHĐ có một tư tưởng chủ đạo, tạo thành nền tảng cho mọi hoạt động của nó, bao gồm mục đích, triết lý, phương pháp, cũng như quan hệ giữa các khoa và quan hệ của trường với nhà nước. Tư tưởng chủ đạo ấy, với Kant, là lý tính...
  • Vị cá nhân trong giáo dục Đại học

    28/09/2006Bùi Trọng LiễuMột xã hội muốn phát triển thì những tàn dư của cách tổ chức có "tính chất vị cá nhân" phải được huỷ bỏ và thay thế bằng cách tổ chức hợp lý hơn, công bằng hơn, lợi ích cho xã hội hơn. Trong nền giáo dục Đại học của nước ta "vị cá nhân ở điểm nào lợi ích cho cả xã hội" ở chỗ nào?
  • Giáo dục đào tạo: Mấy chục năm điều trần

    11/09/2006Từ mấy chục năm, trong thời còn chiến tranh hay sau ngày hòa bình thống nhất, trước hay sau thời đổi mới, dưới dạng thư điều trần gửi các cấp lãnh đạo hoặc những năm gần đây qua các bài báo, tôi không ngừng kiến nghị về sự cần thiết tổ chức và quản lý giáo dục đào tạo sao cho phù hợp với tình hình tiến triển của đất nước,...
  • Những yêu cầu đổi mới cơ bản giáo dục nước ta

    07/08/2006GS. TS. Phạm Tất DongKhái niệm học tập suốt đời cần phải được hiểu khác trước thì nó mới có tác dụng như một chiếc chìa khóa để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những năm đầu của thế kỷ 21 như tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển xã hội bền vững, xóa nghèo toàn diện: nghèo về tri thức, nghèo về nhân văn và nghèo về thu nhập. Như vậy, sự hiểu biết của chúng ta về học tập suốt đời là phải từ bỏ quan niệm và thái độ truyền thống về phân biệt giữa giáo dục ban đầu và giáo dục liên tục....
  • Dân ta cần Đại học đạt chuẩn thế giới

    15/07/2006Hữu NguyênChất lượng giáo dục đại học hiện đang là một trong những nguy cơ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Nhiều phụ huynh lo xa và có điều kiện đã tìm mọi cách cho con mình đi du học nước ngoài...
  • 7 kiến nghị cấp bách về phát triển giáo dục Đại học

    21/06/2006GS Hoàng TụyTrước đây ta xây dựng Đại học theo mô hình Liên xô cũ, nay nềnĐại học đó không còn thích hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước, song những biện pháp sửa đổi chắp vá thời gian qua đã phá vỡ tính hệ thống của nó, rốt cuộc tạo ra cảnh tượng lộn xộn, không còn chuẩn mực, không theo quy củ, tuỳ tiện, và kém hiệu quả. Muốn thoát ra khỏi tình trạng này, cần có thời gian và một lộ trình hiện đại hoá thích hợp.
  • Giải pháp nào cho giáo dục đại học?

    01/04/2006Giáo sư Hoàng TụyCuộc cách mạng công nghệ và xu thế kinh tế tri thức từ vài thập kỷ lại đây càng nêu cao vai trò của giáo dục đại học, không chỉ đối với các nước tiền tiến mà cả đối với các nước khác(2). Cho nên tuy hiện nay dư luận xã hội đang quan tâm nhiều nhất về chất lượng giáo dục phổ thông, tôi vẫn nghĩ giáo dục đại học mới là cái đáng lo hơn cả.
  • Vì sao sinh viên trường Đại học thường… học đại?

    21/03/2006Mai Thùy Trang, Đỗ Hồng Cường, Phạm Thị Kim Phương, Trần Thị Tuyết Minh (Khoa kinh tế, ĐH Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh)Nhiều nhà quản lý nhân sự đã phàn nàn rằng, sinh viên tốt nghiệp Đại học của ta, nhiều em quá kém, ra làm việc mà "ngơ ngác như con nai vàng". Mọi sự đều có lý do của nó...
  • Khủng hoảng giáo dục, đáng mừng hơn lo!

    30/10/2005Nhà văn Ngô Tự LậpKhủng hoảng giáo dục ở nước ta là không thể phủ nhận, và đó là điều đáng lo của toàn xã hội, nhưng theo tôi sự khủng hoảng này là một dấu hiệu tích cực...
  • Giáo dục đại học Việt Nam: Một vài con số

    21/10/2005LTS. Nhà báo Lê Hạnh, trên Lao Động số ra ngày 23.06.2004, đã ghi nhận từ hội thảo quốc tế " Đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế ", tổ chức trong hai ngày 22 – 23.6.2004 tại Hà Nội, một vài thông tin so sánh đại học Việt Nam và thế giới. Chúng tôi xin trích đăng dưới đây một số đoạn của bài báo – dù biết rằng các so sánh thường khó tránh khỏi phần khập khiễng !
  • Giáo dục đại học: Khơi dậy và nuôi dưỡng tính ham học

    12/07/2005Nguyễn Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney, AustraliaGần đây, nhân dịp được tham dự vài buổi giảng tại một trường đại học trong nước (theo lời mời của vài đồng nghiệp), tôi chợt nhớ đến kinh nghiệm của chính mình trong thời còn theo học đại học hơn 30 năm trước đây. Thời đó, mối quan hệ giữa người giáo sư và sinh viên chủ yếu là “thầy giảng trò chép”. Ở các trường đại học Tây phương từ hơn 50 năm trước giới nghiên cứu giáo dục đã chứng minh rằng một phương pháp giảng dạy như thế không đem lại hiệu quả cao cho người học, vì nó mang tính thụ động quá. Ngày nay, qua trao đổi với một số đồng nghiệp trong nước và trực tiếp tham dự nghe giảng, tôi cảm thấy mối quan hệ thụ động như thế vẫn còn tồn tại. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thay đổi cách giảng dạy để đem lại hiệu quả tốt cho sinh viên và cả người dạy.
  • Giáo dục đại học: phải cải cách triệt để!

    12/07/2005Nguyễn PhanHội thảo “Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đại học”, do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Báo Giáo dục & Thời đại tổ chức ngày 5-11-2004, đã thu hút gần 50 tham luận của các đại biểu.
  • Đừng lãng phí trong đào tạo

    02/07/2005PGS. TS Nguyễn Thiện TốngHệ thống giáo dục đại học nước ta hiện nay vẫn tiếp tục tổ chức theo những trường chuyên ngành với những phân ngành rất hẹp.
  • 3 ý kiến của một sinh viên về Giáo dục đại học

    02/07/2005Trần Phạm Lê Phan, Sinh viên năm 2 chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp, ĐH Bách khoa TP.HCMNhững điều GS Hoàng Tụy viết về việc cải cách giáo dục ĐH vẫn còn ở tầm cao so với nhận thức của một sinh viên năm hai như tôi. Nhưng nhân một “cuộc cách mạng” của ngành giáo dục, tôi – với tư cách là một sinh viên – xin có vài ý kiến.
  • 2006 - Bắt đầu lộ trình đổi mới giáo dục đại học...

    30/06/2005Thanh HàĐây chính là một cơ hội lớn cho giáo dục - đại học (GDĐH) Việt Nam. Tất nhiên nó sẽ đi kèm những thách thức cũng rất lớn”. Bà Trần Thị Hà - vụ trưởng Vụ Đại học & sau đại học  - mở đầu cuộc trao đổi với TTCN.
  • Một số đề nghị về tăng chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam

    09/07/2005Từ lâu nhiều người đã thấy chất lượng giáo dục ở VN xuống cấp nghiêm trọng. Để giải quyết triệt để vấn đề nầy, chúng ta cần có một cuộc đổi mới toàn diện, và cũng cần thời giờ và nhiều ngân sách hơn....
  • Những khoảng cách giữa giáo dục VN và thế giới

    09/07/2005Thanh Hà ghiTT - Thông qua việc so sánh các xu thế của giáo dục đại học (GDĐH) trên thế giới với thực trạng GDĐH VN, GS Phạm Phụ đưa ra những nhận dạng có tính chất “chẩn đoán” về các khoảng cách (thua kém hơn) của GDĐH VN so với thế giới.
  • Giáo dục đại học: Cần một hệ tư duy quản lý khác?

    04/01/2004Chất lượng đào tạo (ở đây tôi chỉ xin trình bày ý kiến của mình trong giới hạn lĩnh vực đào tạo đại học) liên quan đến nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất, chương trình cùng phương pháp giảng dạy và bao trùm trên hết là chất lượng quản lý. Các yếu tố khác đã được đề cập nhiều. Ở đây, chúng tôi chỉ xin nhấn mạnh đến yếu tố bao trùm. Nhưng vì sao quản lý là yếu tố bao trùm?
  • Vinh quang đại học hay áp lực tù đày: Những khác biệt từ quan niệm

    20/08/2003Có một sự khác biệt rất lớn trong giáo dục phổ thông giữa Việt Nam và các nước phương Tây. Vì nhiều lý do, mục tiêu tối hậu của đại đa số các gia đình ở Việt Nam là làm sao để con em có thể vào được đại học. Chính vì thế, áp lực "đậu đại học" năm này qua năm khác cứ liên tục đè nặng lên vai những cô cậu học trò trẻ tuổi.
  • Cần đẩy mạnh cải cách giáo dục đại học

    23/07/2003Trong cải cách giáo dục (CCGD), có lẽ do quan niệm phải cải cách tuần tự từ lớp 1 trở đi đến lớp 12 nên trong những năm qua ta đã chú trọng quá nhiều đến bậc PT, còn việc CCGD đại học (ĐH) cho đến hiện nay vẫn chưa được chú trọng ngang bằng...
  • Minh triết đại học đến từ đâu?

    28/05/2003Đã từ lâu, bất cứ ai quan tâm đến nền giáo dục đại học đều nhận thấy rằng lối giảng dạy như hiện nay không thể nào kích thích được năng lực tư duy độc lập, phát triển óc phê phán, biết hoài nghi khoa học, biết và dám không phục tùng ngụy lý, biết và dám phê phán cái lạc hậu, cái sai lầm nơi người học Tức là lối giảng dạy đó không thể mang lại sự "minh triết” cần phải có của một nền giáo dục đại học "chính danh". Tại sao lại như thế vậy, cái gốc của tình trạng này hệ tại ở đâu?
  • Dự án giáo dục Đại học có nguy cơ phá sản

    25/04/2003"Cực kỳ thất vọng", "rủi ro cao, hiệu quả thấp", "vượt ngưỡng an toàn" và "có thể phải huỷ toàn bộ dự án, kế hoạch chưa thực hiện", đó là những lời đánh giá của các chuyên gia Ngân hàng thế giới (WB) sau chuyến giám sát thực tế dự án giáo dục ĐH vào đầu tháng 4 vừa qua.
  • Từ học để biết đến học để biết làm

    14/02/2003Nền giáo dục đại học của Việt Nam muốn có hiệu quả thì phải có chương trình đào tạo có chất lượng ngày một cao, nhưng chất lượng này do ai đặt ra? Chúng ta thường quên là sản phẩm mà đại học đào tạo - nghĩa là số sinh viên theo học cấp đại học - không phải là để cho đại học sử dụng mà là để cho xã hội nói chung sử dụng. Thế mà đại học không hề để ý đến phản ứng của xã hội đối với sản phẩm mà mình đào tạo...
  • xem toàn bộ